Cổ phiếu TCB - Có nên mua?

Sau 2 năm cơ cấu tài sản, Techcombank đã quay trở lại đường đua lợi nhuận ngân hàng khi kết quả kinh doanh quý 1 & 2 tăng trưởng mạnh. Thêm vào đó, tỷ lệ nợ xấu giảm và tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng mạnh ĐỨNG TOP ĐẦU NGÂN HÀNG ở Việt Nam. Những yếu tố này giúp cho tiềm lực tài chính của Techcombank vững vàng hơn trong 6 tháng cuối năm 2024 và cả năm 2025.

1. TỔNG QUAN CHẤT LƯỢNG TÀI SẢN

Tăng trưởng tín dụng tăng 14%, tốt hơn so với mặt bằng chung nhờ tệp khách hàng đặc biệt. Tổng tài sản tăng 7%. Vốn điều lệ tăng 95% vì TCB đã chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 vào ngày 20/6.

Lãi thuần tăng trưởng 51% cho thấy hoạt động cho vay duy trì lợi nhuận đều đặn và tốt hơn so với hệ thống ngân hàng, hiếm có NH tăng trưởng 2 quý liên tiếp trên 2 con số. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng thấp hơn lãi thuần vì ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng 1,000 tỷ đồng, các quý sau ngân hàng không cần phải trích lập và duy trì được tăng trưởng lợi nhuận.

2. TĂNG TRƯỞNG HUY ĐỘNG VỐN

Tiền gửi của khách hàng không đều, chủ yếu tăng mạnh vì yếu tố thời vụ. Q2/24 ngân hàng tăng cường huy động vốn để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung/dài hạn theo yêu cầu của NHNN.

3. TỶ LỆ NỢ XẤU (NPL) VÀ TỶ LỆ BAO PHỦ NỢ XẤU (LLR)

Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ 0.1%, thấp hơn tỷ lệ trung bình của hệ thống là 6.9%, thấp hơn ngân hàng ACB là 1.5% (ngân hàng ACB được mệnh danh “sạch” nhất Việt Nam). Nợ xấu đạt đỉnh 1.4% vào Q3/23 và bắt đầu suy giảm.

Vì TCB trích lập thêm 1,000 tỷ đồng cho nợ xấu nên Tỷ lệ bao phủ nợ xấu giảm nhẹ 5%, đạt 101% nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ trung bình ngành 87% và cao hơn ACB là 78%.

4. TỶ LỆ TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN (CASA) VÀ BIÊN LÃI THUẦN (NIM)

Tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) là tiền nằm trong tài khoản vãng lai như tiền ATM, chuyển khoản, nhận lương, nộp/rút,… hay tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dưới 1 tháng. Đặc điểm của CASA là lãi suất thấp chỉ từ 0.1%/năm - 0.4%/năm nên ngân hàng nào tỷ lệ CASA cao nghĩa là huy động được tiền giá rẻ.

Tỷ lệ CASA hồi phục trong H2/23, giảm nhẹ trong H1/2024, đạt 24.8% cao hơn so với hệ thống ngân hàng 15% và cao hơn ACB 15.1%.

Biên lãi thuần (NIM) là lãi chênh lệch giữa huy động vốn và cho vay. Ví dụ ngân hàng cho vay lãi 10%, huy động vốn lãi 5%, khoản chêch lệch 5% chính là NIM.

Mặc dù CASA giảm nhẹ nhưng NIM hồi phục tốt trong Q1 và Q2, đạt 4.38%, cao hơn ngàng ngân hàng và ACB, cho thấy tệp khách hàng đặc biệt của TCB phục hồi tốt hơn so với đối thủ.

5. DƯ NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Tỷ trọng BĐS trong danh mục chiếm 1/3 và duy trì trong 6 tháng đầu năm. Khác với các đối thủ cùng phân khúc, tỷ lệ nợ xấu của TCB không tăng nghĩa là khách hàng của TCB có uy tín cao và dòng tiền đều.

6. TỔNG KẾT

  • Tín dụng tăng trưởng đều, khả năng cao chạm 25% trong năm nay.
  • Huy động vốn tăng nhẹ để đảm bảo yêu cầu của NHNN
  • Tỷ lệ nợ xấu giảm, tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì tốt.
  • CASA giảm nhẹ và NIM cải thiện vì Techcombank có tệp KH đặc biệt, chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp.

=> Chất lượng tài sản TỐT HƠN so với quý trước, svck VÀ TỐT HƠN so hệ thống ngành ngân hàng.

7. VẬN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU

Tỷ lệ nợ xấu đạt đỉnh vào Q3/23 làm cho giá cổ phiếu suy giảm, khi tỷ lệ nợ xấu giảm → chất lượng tài sản tốt hơn giá CP tiếp tục tăng trưởng. Lợi nhuận Q1 tăng khiến giá CP tăng từ 14k → 24k (giá sau chia).

Q2 thị trường diễn ra 2 cú sập vào tháng 4 và tháng 6 nhưng giá CP TCB không giảm mà tích lũy đi ngang. Cổ đông mua TCB 3 tháng qua chắc chắn kê cao gối ngủ ngon trong khi cả làng đang run cầm cập. Nếu thị trường ổn định TCB vượt 24k.

8. ĐÃI CÁT TÌM VÀNG

3 cổ phiếu TCB, ACB và MBB bứt tốc so với các đối thủ ngân hàng (trừ LPB của bầu Thụy đang có mưu đồ đen tối). Đặc biệt, lợi nhuận tốt, CASA cao, NIM tăng làm cho TCB và MBB chia nhau ngai vàng. Ad chọn TCB vì MBB còn khoản nợ xấu với “công ty năng lượng tái tạo” và chưa rõ kết quả.


Liên hệ Thắng để được tư vấn giá mua và định giá chốt lời.

5 Likes

múc

Mỏ vàng đấy