Lợi nhuận đi ngang trong Q2/23
- Theo tính toán của chúng tôi, tổng doanh thu Q2/23 của 24 doanh nghiệp thép đã được niêm yết giảm 27.7% n/n, 0.3% q/q, trong khi tổng LNST của công ty mẹ trong Q2/23 đi ngang so với Q1/23. Mặc dù biên LN gộp được cải thiện nhờ chi phí đầu vào thấp nhưng một nửa số doanh nghiệp niêm yết vẫn lỗ trong Q2/23. Chúng tôi cho rằng đây là một quý đầy thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất thép khi mà giá bán trung bình thấp hơn và lực cầu dự kiến sẽ yếu do mùa mưa. Giá đầu vào dự kiến tăng và biên LN cũng dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nhẹ trong Q3/23.Lợi nhuận hoạt động của công ty bị cản trở bởi áp lực trả lãi từ các khoản vay ngắn hạn, mục đích để phát triển quỹ đất KCN. Chi phí này lên tới 45 tỷ đồng trong 2Q23 (+25% n/n).
Nhu cầu trong nước và giá bán thép vẫn sẽ thấp trong Q3/23
- Tổng sản lượng tiêu thụ trong Q2/23 tương đồng với dự báo của chúng tôi (6.0 triệu tấn so với 6.1 tấn – dự báo của KIS). Chúng tôi cho rằng nhu cầu sẽ tiếp tục yếu trong Q3/23 do mùa mưa. Chúng tôi dự báo tổng sản lượng tiêu thụ trong Q3/23 sẽ là 5.8 triệu tấn +8% n/n, -9% q/q. Kênh xuất khẩu dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ cho tổng doanh số bán hàng trong Q3/23. Đối với giá đầu vào, chúng tôi kỳ vọng giá đầu vào (than cốc, quặng sắt, v.v.) sẽ tăng trong Q3/23 nhờ các chính sách hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc. Việc giá HRC tăng được cho là sẽ giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các công ty kể từ Q4/23
Trung lập cho triển vọng của 2023F
- Chúng tôi vẫn giữ khuyến nghị Trung lập đối với ngành thép Việt Nam do sản lượng bán ra không tăng trưởng đáng kể, điều này có thể tiếp tục cản trở doanh số bán hàng của thị trường trong năm 2023F. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và các vấn đề trong nước liên quan đến lĩnh vực trái phiếu và bất động sản có thể đe dọa hơn nữa đến KQKD của ngành. Theo góc nhìn của chúng tôi, lực cầu yếu vẫn sẽ là mối lo ngại của chúng tôi trong 2023F.
Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487