Tổng Quan về VNR
Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VNR) tiền thân là Công ty Tái bảo hiểm quốc gia được thành lập năm 1995. Lĩnh vực hoạt động của Công ty là kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm đối với tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ và nhân thọ trên thị trường trong và ngoài nước.
Cổ đông và sở hữu
Hiện tại VNR có cổ đông chiến lược là Swiss Re (Doanh nghiệp tái bảo hiểm hàng đầu tại Thuỵ Sỹ).
Tái bảo hiểm là gì?
Là bảo hiểm lại cho công ty bảo hiểm (B2B2B hoặc B2B2C), cũng có tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm nhân thọ. Với bản chất B2B cộng với giá trị cover rất lớn, phi nhân thọ là phân khúc sản phẩm có nhu cầu tái bảo hiểm cao hơn so với nhân thọ.
Hiện Việt Nam chỉ có đúng 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm độc lập là Vinare và PVI Re. Doanh thu toàn ngành tái bảo hiểm đạt xấp xỉ 2.400 tỷ năm 2021, trong đó VNR chiếm 65% thị phần ngành.
Cơ cấu doanh thu
Có thể thấy mảng tái BH P&C, kỹ thuật, hỗn hợp và thân tàu, P&I mang tính B2B là các mảng chủ lực truyền thống của VNR. Dù vậy, mảng tai nạn con người – thường bán kèm với các gói bảo hiểm sức khoẻ tự nguyện hay bảo hiểm xe cơ giới, là mảng sinh lời cao nhất cho VNR khi mà cty chỉ chi bồi thường xấp xỉ vài chục tỷ trở xuống mỗi năm nhưng mang lại doanh thu phí 500-800 tỷ.
Kết quả kinh doanh
Về kết quả kinh doanh của VNR, qua các năm doanh nghiệp vẫn tăng trưởng đều về doanh thu lẫn lợi nhuận, chưa có năm nào bị lỗ nhờ 1 phần vào sự ổn định đáng tin cậy của hoạt động nhận tái thông minh.
Ngoài ra, tỷ lệ chi bồi thường thực tế của công ty cũng rất thấp so với trung bình ngành, chỉ 24-27%/doanh thu thuần BH
Đầu tư tài chính, ngoài danh mục đầu tư tiền gửi, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi ~3.500 tỷ, VNR còn một danh mục cổ phiếu “tài sản ẩn” cực lớn mà ít người nhìn ra nếu không nghiên cứu BCTC của cty. Bao gồm 3,05% cổ phiếu PTB (với giá vốn cực thấp); 25% cổ phần chiến lược tại Samsung Vina Insurance; 4,42% PTI; 8,42% ABI. Điểm đáng chú ý là tất cả các khoản này đều được VNR hoạch toán gía vốn.
Luận điểm đầu tư:
1. Lợi thế cạnh tranh bền vững
Nhờ thương hiệu 30 năm lịch sử, từ 1994 tới nay, đầu tư cổ phần hàng loạt công ty, được Swiss Re bảo vào hẳn 25% là nhờ công ty có thị phần lên đến 60%-70% thị trường tái bảo hiểm nội địa. VNR có mức tăng trưởng doanh thu và LNTT 9%-10% CARG qua nhiều năm bất chấp lạm phát.
2. không nợ vay
Là doanh nghiệp k nợ vay, có quyền pass lạm phát sang khách hàng nhờ việc tăng giá phí Premium nhận tái. Ngoài ra đặc thù ngành tái bảo hiểm không cần mở nhiều chi nhánh, Cty chỉ có đúng 1 trụ sở và vài VP đại diện, cực ít chi phí Capex.
=> Những điều kiện mà Buffet rất thích để đầu tư.
3. Cổ tức
Là doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt khá đều đặn 15% - 20%/năm. Lợi tức hàng năm đạt 6% với giá vốn 25k/cp.
4. Tài sản ẩn
Đây là mục mà nhiều nhà đầu tư thích thú khi đầu tư vào doanh nghiệp. VNR đang nắm giữ 1 danh mục đầu tư hoạch toán chỉ ở giá vốn cực rẻ.
TPB giá vốn 209 tỷ đồng (giá 4.338/cp); PTI giá vốn 38 tỷ (giá 10.800/cp); ABI gía vốn 32 tỷ (10.000/cp).
Theo ban lãnh đạo, hàng năm sẽ chủ động bán TPB vài triệu cổ để đảm bảo kế hoạch lợi nhuận. Riêng về PTI khả năng thoái vốn khá cao vì Vndirect và gia đình bà Phạm Minh Hương đang tranh chấp với bên Hàng Quốc DB Insurance muốn gi tăng sở hữu để chi phối >65% cty.
Định giá doanh nghiệp
Định giá lại các khoản mục đầu tư chủ yếu của VNR về giá trị thực trên thị trường.
Bookvalue VNR đạt 5.800 tỷ tương ứng 38,5k/cp. Với giá đóng cửa phiên ngày 31/8 đạt 26k thì P/B chỉ đạt 0,68 (quá thấp đối với 1 doanh nghiệp).
Rủi ro: Thanh khoản thấp, chưa được thị trường chú ý tới. Tuy vậy, đây cũng là cơ hội để gom cổ trước khi cổ bị đẩy đi quá xa.