Tùy gu mỗi người với nhóm thép. Đầu tư nếu chịu mạo hiểm sẽ gặt được quả to, NKG vs SMC rủi ro có nhưng chơi mà thắng thì ăn đậm
Target dự kiến của Hoà là bn vậy?
Topic đọc bctc thui, chứ k định giá :))), Định giá để topic khác bác ơi
Ok,thanks bạn
À nói về sản phẩm, ai cần topic về sản phẩm mấy doanh nghiệp này không ? Thép có nhiều loại, cái này chỉ là số liệu thôi nha, còn 1 bài chi tiết như thị trường, thị phần, nguồn bán ở đâu,… thì phải topic dài lớn nữa nên không biết có ai cần không ?
b cho vào đây đỡ phải đi tìm topic nhé
Topic này đang hơi khó cho Hòa vì số BCTC quý 2 nhiều dn sẽ đổi ngay trong quý 3 nhỉ. Đang phải định hình lại chứ phân tích dn như FRT quý 2 ngon xong kêu q3 ngon thì sai lầm lắm. Hòa đang suy nghĩ hướng những nhóm cp đáng để đọc. Có thể ta review nhóm Đạm nếu mn muốn theo dõi nhé
Cho em hỏi, giả sử DPM doanh thu t7.2021 là 1,2 tỷ, quý 3.2020 là 1,95 tỷ. Vậy em ước lượng thế nào ra đc doanh thu quý 3.2021 anh
sao doanh thu gì có 1 tỷ v bác
Doanh thu T7.2021 bác ah, bjo cần dự phóng dthu của quý 3.2021 í bác.
Mình gần đây có quan sát VNR. Góc nhìn của bác về báo cáo tài chính của doanh nghiệp này thế nào?
Khá lạ, Ad chưa có tg xem, để coi thử xem sao đã
Cám ơn bác nhé
Bác Hòa phân tích từng công ti cũng rất bổ ích cho anh em học tập mà. Lợi ích trước mắt là anh em đọc bài sẽ hiểu cần xử trí như nào với từng mã. Dài hơi hơn là anh em học bác cách tư duy toàn diện về công ti. Thank bác nhiều! Vote phiếu bác review từng công ti theo từng post riêng.
Cũng k hẳn là học mà nên dưới dạng chia sẻ thì ok. Diễn đàn mình nhiều người giỏi hơn Hòa, nên topic nếu mn cùng nhau bàn luận về cơ bản thì sẽ hay, cho cái nhiều đa dạng hơn là của riêng Hòa.
Từng công ty thì Hòa cũng đang cố, gặp bất lợi là phải WORK FROM HOME công việc giấy tờ vs các thứ nhiều không đếm được nên bị ngốn thời gian. Với số quý 3 ra chỉ vài doanh nghiệp thôi thấy lệch pha hẳn nên chưa dám phân tích tiếp vì có khi bảng cân đối của nhieuf doanh nghiệp sẽ loạn cả lên, cơ cấu các thứ thay đổi như gió, không thể lường trước.
Nhìn chung thì view TT chỉnh cũng có thể hiểu từ đây ra là hợp lý. Chính vì nhiều bên đang quan ngại, thị trường ở các mã tâm lý đều yếu cả, tiền vẫn k dám giải ngân và tiền mới cũng chưa chắc chạy vào. Chiếu khấu là điều cần thiết, nếu TT không còn đủ hấp dẫn trong mắt nhiều cá nhân trên thị trường hiện tại.
Nhóm phân bón có lập 1 topic r, Mn ai có đọc thì ghé qua lướt vài số liệu update mới nhất. Bài lớn Hòa gửi trong vài ngày tới.
Nhóm thép tăng mạnh nhất vẫn là NKG vs SMC nhỉ, đúng như view phân tích
Nhóm xi măng – Nhiều kỳ vọng hay quá xa định giá.
Tiếp tục series về đọc BCTC của chúng ta, nơi tìm hiểu những nhóm ngành hay cổ phiếu thú vị nhất mà đã hút dòng tiền.
Gần đây, một nhóm cổ phiếu nổi lên đó là nhóm về các lĩnh vực liên quan tới đầu tư công. Bản thân nhận thấy nhóm cổ phiếu này cũng cho thấy sức mạnh của mình, nhưng liệu nhóm cổ phiếu này có thực sự là hấp dẫn, chúng ta cùng xem nhé.
Về ngành xi măng chúng ta có những vấn đề như sau:
Xi măng mang tính cục bộ (tính cạnh tranh nguồn vùng miền), kèm theo là phụ thuộc vào xuất khẩu. Nếu như năm đó, doanh nghiệp xuất khẩu được cao thì các doanh nghiệp này sẽ khá ổn. Còn nếu trong chờ vào thị trường trong nước, thì với tính chất không phải sản phẩm khó sản xuất, cũng không có tính độc quyền vì rất nhiều doanh nghiệp có thể tham gia mảng này, thì chúng ta sẽ rất khó xác định đâu mới là lợi thế. Có thể các doanh nghiệp trên sàn sẽ hưởng lợi từ việc triển khai đầu tư công, chúng ta cần phải xem xét là hiện tại, doanh nghiệp ta đang đầu tư có đang được bao tiêu đầu ra từ dự án đó hay không.
Nhằm hạn chế xuất khẩu tài nguyên không tái tạo, Bộ Tài chính mới đây đã đề nghị tăng thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng clinker từ 5% lên mức 10%.
Đề nghị này được Bộ Tài chính đưa ra tại Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 57/2020/NĐ-CP và Nghị định 122/2016/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi…
Bởi theo Bộ này, việc đẩy mạnh xuất khẩu xi măng và clinker có thể giúp ngành xi măng tận dụng được năng lực sản xuất trong nước và nguồn dư thừa, nhưng đây không phải giải pháp lâu dài và bền vững vì quá trình sản xuất 2 mặt hàng trên chủ yếu dựa vào việc khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo.
Việc tăng xuất khẩu clinker còn làm cạn kiệt tài nguyên trong nước, gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường trong quá trình khai thác. Mặt khác, sản xuất xi măng và clinker tại Việt Nam đang sử dụng điện với giá thấp.
Tình trạng hiện tại: xuất khẩu hiện là 22% / tổng trữ lượng sx, xi măng là ngành bị nhà nước giới hạn không được vượt quá 35% dành cho xuất khẩu. ngành xi măng còn ghi nhận mức tăng xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay. Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2021, ngành xi măng đã xuất khẩu hơn 24 triệu tấn sản phẩm xi măng và clinker với trị giá đạt 945 triệu USD, tăng lần lượt 24% và 29% so với cùng kỳ năm trước. Và trong giai đoạn tháng 8 cũng tiếp tục tăng.
=>>> Kết luận: Để tạo nên kỳ vọng mua nhóm này, chúng ta phải có những yếu tố sau:
Doanh nghiệp có lợi thế gì ở đầu vào và đầu ra hay không
Kim ngạch xuất khẩu có đảm bảo cho doanh nghiệp xuất khẩu tốt hay không, giá cả và đơn hàng sẽ được chốt như thế nào.
Có xây nhà máy không ? Xây nhà máy có vận hành tốt hay không (bán được sản phẩm hay không) =>> Điều này nếu có và thực hiện tốt sẽ tăng trưởng đột biến trong giai đoạn sau đó.
Nguồn lực doanh nghiệp như thế nào ?
Các vấn đề liên quan tới vấn đề tiêu dùng trong nước khi covid xảy ra và dấu hỏi về sự hồi phục.
Năng lực của 1 doanh nghiệp nhà nước. Hòa có thiên hướng chọn các nhóm cổ phiếu tư nhân hơn, song rất tiếc thì 2 option dưới đây, không có option nào tách ra khỏi doanh nghiệp nhà nước.
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp đầu tiên: BCC
Nhìn vào KQKD của doanh nghiệp, chúng ta thấy vài điểm:
-
Nợ quá nhiều so với vốn chủ. Và Nợ so với tài sản cũng áp đảo =>> mất cân bằng cơ cấu tài chính liên tục 8 quý, và điều này dẫn đến vốn lưu động ròng của doanh nghiệp sẽ âm. Trong năm kinh doanh kém hiệu quả sẽ dẫn tới nhóm này sụt giảm KQKD rất lớn.
-
EPS không phải cao nếu so với mặt bằng doanh nghiệp sản xuất.
-
Biên lợi nhuận gộp tăng trong quý gần nhất, Nhưng tỷ lệ lãi thuần lại khá thất thường.
-
Doanh nghiệp hầu như không tăng vốn =>> điều này sẽ dẫn đến nghi vấn là doanh nghiệp không có dự án triển khai. Và điều này sẽ loại yếu tố “NHÀ MÁY MỚI” vì không có hoạt huy động. Minh chứng là tổng tài sản gần như đi ngang.
Tồn kho tăng không quá đáng kể, có thể thấy doanh nghiệp không có sự tích trữ hàng hóa tồn kho cao cho 1 giai đoạn mà gần như đi ngang.
Tài sản cố định gần như đi ngang, đây cũng là khoản mục lớn nhất của BCC.
Như vậy với 2 khoản mục lớn nhất và chiếm tỷ trọng cao của BCC không có biến động hay triển khai gì lạ, chúng ta không thấy sự khác biệt quá nhiều của BCC sắp tới.
Nợ không có xu hướng giảm quá nhiều.
Dòng tiền kinh doanh âm. Các dòng tiền khác không có sự khác biệt.
=>> Đánh giá: BCC gần như không có sự thay đổi quá nhiều trong bảng balance sheets. Điều này dẫn tới vấn đề là không có kỳ vọng dài hạn gì ở doanh nghiệp này tính tới thời điểm hiện tại mà phụ thuộc hoàn toàn vấn đề bán hàng tốt được hay không. Yếu tố này là yếu tố không đánh giá được hiện tại. Có thể mọi người đang nhìn vào base quý 3 năm ngoái cố số thấp nhất năm và kỳ vọng với quý bán hàng vừa qua tương đối tốt, nếu duy trì được khả năng bán hàng này thì BCC sẽ có mức upside. Tuy nhiên phải lưu ý case BCC là tính chất thất thường nên không có sự đảm bảo và như đã nói việc kỳ vọng TĂNG GIÁ phụ thuộc vào vấn đề bán hàng, cung mua bán hàng hóa với không 1 sự tích lũy cho thấy chúng ta đang bị thiếu hụt cơ sở vì bản thân doanh nghiệp không cho thấy mình có hướng đột biến trong cách hay thị trường bán hàng sắp tới, nếu có thì mảng tồn kho sẽ có thay đổi. Tuy nhiên đây là doanh nghiệp có yếu tố xuất khẩu và cơ bản vẫn là doanh nghiệp tăng trưởng trong quý vừa r nên kỳ vọng xuất hiện tạo giá tăng. Nhưng tham gia cẩn thận trong việc mua cổ phiếu này ở vùng vượt đỉnh. Cần check thật kỹ giá bán đầu ra và giá nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp trước khi ra quyết định mua cổ phiếu BCC.
Doanh nghiệp thứ 2: HT1
Đánh giá KQKD: tương tự như BCC, có sự thất thường nhất định. EPS quý 2 vừa rồi khá độ biến, doanh nghiệp không hề tăng vốn trong 8 quý vừa qua và tổng tài sản gần như đi ngang.
EPS ở mức thấp, ROA va ROE kém. Nợ nhiều và tài sản chiến tỷ trọng tương đối cao ở mảng tài sản dài hạn dẫn tới vốn lưu động.
Như vậy, bản thân HT1 gần như cũng như BCC: không có case nhà máy mới và phụ thuộc vào tiến độ bán hàng của doanh nghiệp.
- Tồn kho gần như đi ngang. Không có sự tích trữ hàng cho giai đoạn tới.
Tài sản cổ định đi ngang không có triển khai gì thêm.
ở Hà Tiên 1 có vài dự án, khá hơn ở BCC. Tuy nhiên có cũng như không có, cả 3 dự án đều đứng yên chẳng giải quyết được trong rất lâu giai đoạn vừa qua.
HT1 được 1 điểm là có bán hàng thu tiền được nên dòng tiền kinh doanh dương. Lợi nhuận từ HĐKDC cũng tương đối cao nên khi trừ các mục khác tiền lại dương.
=>> Đánh giá: HT1 chung case với BCC, phải dựa vào năng lực bán hàng của doanh nghiệp giai đoạn sắp tới và phải take care rất rất kỹ yếu tố chi phí đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp ở giai đoạn sắp tới.
KÉT LUẬN NGÀNH: Thực sự có một chút thất vọng vì Hòa kì vọng tồn kho các doanh nghiệp này nên cao hơn. Nhưng như đã phân tích ở ngành, không thể kì vọng Tồn kho lớn được vì tính chất ngành này tại VN dù ta đang có lợi thế tương đối lớn trong giai đoạn xuất khẩu gần đây. Và đây cũng là nhóm ngành ít ra sẽ không chết ngay trong đợt giãn cách vì vẫn có nguồn đầu ra để kinh doanh so với mặt bằng chung. Tuy nhiên việc không có sự rõ ràng trong yếu tố lợi thế, mà chỉ dựa vào giá hàng hóa trên thế giới + các vấn đề khác liên quan tới số xuất khẩu thì khá mờ.
TOO TOUGH-Dành cho các NĐT nhanh và tìm điểm mua hay, không phù hợp với các NĐT kỳ vọng 1 câu chuyện cơ bản đủ hấp dẫn. Nên cân nhắc mình ở vị thế nào nhé.
Cảm ơn bác về bài việc, rất hữu ích và chất lượng. Trong bài viết mình thầy bạn có phấn tích về CII và trong đó CII có boot lợi nhuận của các dự án thuộc công ty con là NBB. Mình mong bạn phân tích sâu hơn về chỗ này, có thể soi BCTC của NBB được không ạ.
Như Hòa có ghi ở cmt, Hòa k đánh giá được hết CII trong giai đoạn sắp tới. Nên giờ đọc bctc cũng chỉ ở chừng mực. Đồng ý với bác Hòa có tính làm về NBB như nhìn tình trạng CII phức tạp hơn những gì mình nghĩ, nên Hòa chưa đào tiếp vì nếu đào quá sâu xong số quý 3 CII đổi nhiều thì phân tích không đúng trọng tâm