Topic của riêng Hòa để đọc và note trên diễn đàn như kho tham khảo của bản thân.
Kho riêng mà k có , ae vào ngắm chung
CII
- Doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ. LN HĐKDC tăng trưởng tăng trưởng 141,3% song năm nay chi phí trả thuế cao hơn so với năm ngoái dẫn tới CII có LNST sụt giảm so với cùng kì 29%. Với việc quý 2 năm ngoái thuế trả thấp là một phần nguyên nhân dẫn tới sự chênh lệch thuế trả trong quý 2 này.
- Dòng tiền kinh doanh âm, dòng tiền đầu tư cũng âm, dòng tài chính dương do doanh nghiệp có xu hướng vay nợ cao nên tiền từ tài trợ thường có xu hướng nhận vào.
Phải thu
Khoản phải thu từ chuyển nhượng vốn giảm từ khu vực dự án Thủ Thiêm.
Tồn kho doanh nghiệp quý này tăng 1000 tỷ, nằm ở BĐS dở dang
Tiến triển hàng tồn kho tăng cho thấy 1 khoản tiềm năng ở lợi nhuận ở 2 dự án chấm trên hình.
Các thông tin liên quan: Dự án The Riverin Thủ Thiêm - quy mô: 3.53 ha
Vào quý 3/2018, UBND TP.HCM đã ban hành văn bản chấp thuận cho CII triển khai dự án Khu nhà ở chung cư tại lô 3-15 và 3-16 (tên thương mại: The Riverin) thuộc Khu chức năng số 3 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2 theo hợp đồng BT
The River Thủ Thiêm nằm trên tổng diện tích đất 15.378 m2. Trong đó diện tích xây dựng là 9.126 m2. Tổng diện tích sàn căn hộ khoảng 90.000 m2, tổng diện tích sàn thương mại 4.500 m2, tổng diện tích bán hàng 60.807 m2.
Được biết, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Một thành viên Khu Bắc Thủ Thiêm (thuộc công ty con của CII). Tên cũ của dự án The Riverin trước đó là: Thủ Thiêm River Park và Marina Bay Thủ Thiêm.
Khuôn viên xây dựng dự án căn hộ Thủ Thiêm River Park quận 2 rộng khoảng 3,5ha, trong đó lô 3 – 15 rộng 15.376m2, cao từ 10 – 15 tầng và lô 3 – 16 rộng 19.881m2, cao 10 – 20 tầng, dự kiến cung ứng khoảng 1.140 căn hộ ra thị trường, gồm các căn Luxury apartment, biệt thự trên không (Pool villas), căn hộ sân vườn (Penthouse/Duplex) và nhà phố thương mại (Shophouse). Dự án hợp tác giữa CII và HongKong Land được khởi công xây dựng từ đầu tháng 4/2018 và dự kiến hoàn thành vào tháng 12/2021.
Hoàn thiện: 2021
Đơn giá bán căn hộ thấp nhất là $3600/m2, cao nhất là $7400/m2 và giá bán trung bình của căn hộ là: 4800 usd/m2. Giá chưa bao gồm VAT và chưa bao gồm 2% chi phí bảo trì căn hộ (web). Theo thông tin trên thị trường, giá bán mỗi căn hộ The River Thủ Thiêm có giá dao động từ 6.000 - 7.000 USD/m2. Dự kiến hoàn thành và bàn giao căn hộ hoàn thiện đến cư dân vào tháng 12 năm 2021.
- 1PN diện tích 57m2 giá 8,8 tỷ
- 2PN diện tích 84m2 giá 11,5 tỷ
- 3PN diện tích 125m2 giá 16 tỷ
- 4PN diện tích 185m2 giá 31 tỷ
Đây là mức giá bán của các căn hộ hạng sang cùng phân khúc ở khu đô thị Thủ Thiêm như: The Metropole Thủ Thiêm, Empire City hay Sunshine Venicia.
• Đăng ký giữa chỗ căn hộ: 200 triệu đồng.
• Đặt cọc: vào ngày mở bán chính thức dự án
• Đợt 1: Thanh toán ~ 10% tổng giá trị căn hộ
• Đợt 2: Thanh toán ~5%
• Đợt 3: Thanh toán ~5%
• Đợt 4: Thanh toán ~5%
• Đợt 5: Thanh toán ~5%
Tài sản vô hình tăng từ 3151 lên 6302 tỷ
Nằm ở mục xây dựng cơ bản hoàn thành, tăng hơn 3000 tỷ được ghi nhận vào tài sản. Như vậy CII đã hoàn thành các dự án để đổi lấy quyền thu phí từ các dự án này hơn 3000 tỷ
Mỗi ngày 1 doanh nghiệp
cho xem ké nhé Hòa
oki không spam là được bác nhé
Bác Hoà ơi! Bác phân tích bctc của RDP nha Bác.
Chiều nay coi về HUT
quyền thu phí hoàn vốn là 17 năm 9 tháng, bác có bảng phân tích ROI thưc tế của dự án BOT này ko a
Khó nói trước, Q3 chưa ra, cái quý bị covid nhiều, phải coi mới biết được chứ giờ số liệu hiện hữu tính k hợp lý r bác
trước khi đầu tư đều có phân tích time hoàn vốn dự kiến, nhưng nghe chừng mảng BOT này khoai lắm, mong chờ BDS thôi , b phân tích xem tiềm năng mấy dự án sắp triển khai với a
BOT đương nhiên khoai, mấy cp này chỉ quan tâm đất nó trade dc khi làm cho NN dự án thôi. Cái đất mới là cái mn quan tâm
Học bác Hòa đọc bctc.
Cảm ơn anh. em tham khảo ké ạ
Cứ nắm giữ đã
Giờ này khuya bắt đầu viết vài cái nhỉ. Bận chuyện GĐ vs công chuyện công ty quá giờ bắt đầu triển khai lại tí
CII
Hôm trước đọc CII, Cơ bản doanh nghiệp này đọc viết nhiêu đó là không hợp lý, Hòa sure về điều đó. Viết nhiêu đó nhiều người cười chết. Doanh nghiệp này cơ bản có nhiều cái không thể đánh giá được khi đọc nên phải bỏ ngỏ ở đó. Nào là BOT đúng ra là chấm hỏi lớn, chưa kể doanh nghiệp này làm các vấn đề liên quan tới nhà nước nên phức tạp quá. Đọc không thể ghi hết trên đây, nên thôi mình skip qua vậy, phải cần nhiều hơn 2 tuần để xem CII.
Giờ làm tiếp bài này.
Hôm trước topic đọc BCTC lập ra vào khoản ngày 12/8, Hòa nợ mn 4 ngày làm việc tương ứng 4 doanh nghiệp. Giờ sẵn tiện có nhóm thép. Thấy hôm nay cũng tăng, mà gần đây giá thép cũng được support bởi vài tin mới nên bắt đầu xem thử nhé.
VÀI ĐIỂM LƯU Ý
Ok vài thứ trước khi đọc từng doanh nghiệp mà Hòa nghĩ mọi người nên biết:
- Chi phí nguyên vật liệu, thứ tạo nên nền tảng của các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh như 2020 hiện tại không còn. Tức nghĩa là chi phí nguyên vật liệu giá rẻ không còn hiện hữu, nếu doanh nghiệp không bán hàng với giá tốt + sản lượng cao thì kéo biên lợi nhuận giảm.
- Chính phủ có thể tác động tới vấn đề của nhóm này để phòng hộ cho các ngành nằm ở phần sau của cuối cung ứng (NVL -> Xây Dựng -> BĐS [nhiều mảng])
- Chơi tất tay, bán không được ăn tất nợ. Phần này là gần đây hiện hữu ở tất cả các cổ phiếu họ Thép. Vì giá đang được cao, nên các doanh nghiệp đang tất tay tăng tồn kho bằng nhiều nguồn trong bctc. Vì vậy, chúng ta sẽ có những canh bạc. Và canh bạc này không phải quý nào cũng có, nên có thể chúng ta sẽ thấy vài thứ.
Doanh nghiệp đầu tiên: HSG
Khởi đầu hơi lạ, nhưng Hòa thích HSG hơn, ai từng nắm giá HSG 7k giờ được 40k thì sẽ hiểu. Một doanh nghiệp xác chết hồi sinh mạnh mẽ và trở thành top pick trong 1 khoảng thời gian dài.
4 quý tăng trên 100% về LNR. EPS từ 1k hơn lên 2k trong 2 quý gần nhất. Nếu duy trì được đà kinh doanh, có thể EPS năm rơi vào tầm 7-8k/năm.
Khoản phải thu
Gần đây thì khoản phải thu duy trì cao, một chính sách bán chịu đang xảy ra và về mặt chung tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp (Vấn đề này tùy mọi người đánh giá, với Hòa thì Hòa sẽ downgrade về chất lượng Lợi nhuận HSG xuống tí vì dù sao thu tiền mặt vẫn thích hơn nhỉ, hay do Hòa đã quá cầu toàn).
Tồn kho
Kinh điển đây rồi, Hàng tồn kho tăng cực kì đột biến từ đầu năm 4k8 tỷ giờ đã gấp đôi, quanh 11k7 tỷ. Như vậy doanh nghiệp đang cho thấy có sự đầu cơ.
Nguyên vật liệu tăng cực kì đột biến, mà đặc biệt là NVL. Một dấu chấm hỏi rất lớn sẽ có mặt ở HSG ở việc bán hàng sắp tới nhé.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp không có gì đáng nói.
Cân đối qua lại với tài sản thì vốn tăng thêm. Trường hợp này là nợ vay ngắn hạn. 2 quý nợ tăng cực kì đột biến.
Từ balance sheets, nhìn qua Cash Flow
Dòng tiền sắp tới sẽ có biến nếu doanh nghiệp bán hàng không tốt. Dòng tiền sẽ rất dễ có nguy cơ âm với số liệu tiềm tàng giống hiện tại.
Doanh nghiệp tiếp theo: NKG
Một lần nữa, sở thích cá nhân thích nhưng cổ phiếu dạng này nên xem trước nha.
KQKD trước mắt là ấn tượng. EPS hiện tại tầm 4k6 trước chia, nếu so về base thì base NKG hấp dẫn hơn HSG. EPS năm 2020 thấp cực kì đáng kể, số hiện tại thật sự to hơn rất nhiều. Giá trước chia chắc sẽ tầm 6x.
tương tự Khoản phải thu to đột biến. Thay đổi chính sách bán hàng.
Tồn kho nở ra gấp đôi so với quý gần nhất. Như vậy, có khả năng doanh nghiệp đang đặt bet LN sẽ to gấp đôi hoặc hơn so với quý trước, 1 tham vọng không nhỏ.
Tài sản dài hạn cũng không có gì đáng nói.
Cân đối lại nợ cũng tăng gần gấp đôi so với đầu năm và 50% so với quý gần nhất.
Điểm trừ so với HSG là tiền âm từ hoạt động kinh doanh chính.
Về cơ bản thì bảng dòng tiền sẽ có biến động ở cả NKG vs HSG.
Doanh nghiệp thứ 3: HPG
KQKD thì có sụt giảm so với quý trước (doanh nghiệp sản xuất nên so thêm với quý trước nữa nhé, để xem số có sụt giảm hay không).
Biên gộp, Biên ròng ROA vs ROE đều ổn.
Khác biệt vs 2 DN ở trên, HPG tạo tiền mặt nhé. Bán và thu tiền mặt cực kì tốt, và tiền mặt tăng rất dồi dào. CASH IS KING.
Như các dn trong ngành, canh bạc xuất hiện ở base quý 3 quý 4 sắp tới nên việc bán hàng sẽ được đem ra theo dõi kỹ.
Về tài sản dài hạn
HPG có khối tài sản dài hạn lớn nhất ngành, nên việc chi phí cao là điều không tránh khỏi.
Điểm sáng của HPG so với NKG vs HSG là có đầu tư tiếp vào tài sản dài hạn.
Một list dù không đột biến như 2017 lúc xây nhưng cũng đáng theo dõi.
Nợ doanh nghiệp tăng nhưng với nền tảng vốn dồi dào, vay nợ HPG tăng không phải chịu áp lực mạnh mẽ như NKG vs HSG (so sánh chênh quá, lỗi Hòa). Nhưng dù sao chúng ta cũng biết rằng HPG cũng như doanh nghiệp khác là đang đặt canh bạc.
Khác biệt giữa CASH IS KING VÀ DEBT IS KING là tiền mặt dồi dào, nên cơ bản nếu bán không tốt sắp tới cũng k phải làm ảnh hưởng tới dòng tiền.
Doanh nghiệp thứ 4: SMC
Doanh nghiệp này hơi khác với 3 doanh nghiệp ở trên vì kinh doanh theo hướng thương mại chứ k thuần về sản xuất nên sẽ không có quá nhiều thứ về tài sản dài hạn.
EPS tăng mạnh nhất từ 3k4 lên 8k. Như vậy, chưa tới 1 năm là EPS đã vượt trội mạnh mẽ, liệu cả năm sẽ ra sao ?
Như các doanh nghiệp ở trên, SMC chọn canh bạc quý này.
Khác biệt là nợ không tăng quá đáng kể, nhưng nợ doanh nghiệp này trên VCSH là khá chênh lệch.
Và với canh bạc, tiền kinh doanh âm.
Tính ghi thêm TLH nhưng thấy doanh nghiệp này trước đây kinh doanh không ổn lắm, nên Hòa khá quan ngại. Giá tăng thì đúng thật nhưng với 1 canh bạc, Hòa sẽ không dùng bản thân cho 1 case bất thường từng có như TLH.
KẾT LUẬN.
An toàn nhất: HPG
Nếu thử độ chơi: NKG vs SMC theo Hòa là ưu tiên số 1.
ok, thú vị để coi