Luận điểm đầu tư:
1/ BII tiền thân là công ty CP Bảo Thư Bidico thành lập từ năm 2012, hiện đang đầu tư vào 2 lĩnh vực: Bất động sản dân dụng và bất động sản công nghiệp. Kết thúc Quý III, BII có LNST tăng 1047,7% cho thấy các thương vụ thoái vốn, hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính, kinh doanh cho thuê BĐS công nhiệp phát triển mạnh.
2/ BII hiện đang nắm quyền khai thác khoáng sản cát tại Tân Phước và CCN Thắng Hải. Đây là khoản doanh thu mang lại lợi nhuận cho BII trong Quý 4 và năm 2022.
3/ Thiếu hụt Gạo sẽ diễn tra trầm trọng trong năm 2022, hàng tồn kho sẽ là món siêu lợi nhuận cho các cty xk cá Tra. Hiện lượng thành phẩm tồn kho tại BII đang ở mức cao nhất với giá trị hơn 100 tỷ đồng. Đây là món giá trị cao khi mà giá gạo hiện đang tăng cao.
4/ CHUỖI HỆ SINH THÁI KHÉP KÍN GÓP PHẦN NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH CỦA BII
Louis Holdings định hướng phát triển thành một tập đoàn đa ngành với 4 lĩnh vực cốt lõi: nông nghiệp, đầu tư - M&A, bất động sản, công nghiệp. Đây cũng là lý do tại sao chúng tôi đang sở hữu một số công ty niêm yết trên sàn như: CTCP Louis Land (BII - HNX), CTCP Louis Capital (TGG - HoSE), CTCP Xuất Nhập khẩu An Giang (AGM - HoSE), CTCP Cáp nhựa Vĩnh Khánh (VKC - HNX), CTCP Sametel (SMT - HNX)… và nhiều dự án khác
Với định hướng xây dựng và phát triển thành tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề với hệ sinh thái khép kín, việc nắm bắt này không những giúp chúng tôi gia tăng chuỗi giá trị cho hệ sinh thái mà còn tận dụng cơ hội thị trường trong các lĩnh vực chúng tôi đầu tư. BII là doanh nghiệp đang sở hữu và tham gia nhiều dự án bất động sản tiềm năng với tổng quỹ đất lên tới hơn 400 ha và được hưởng nhiều ưu đãi về đầu tư BĐS khu công nghiệp ở phía Nam… nhưng trong giai đoạn trước đó chưa tích lũy đủ năng lực để phát triển dự án. Hay TGG dù quá khứ kinh doanh không khả quan nhưng có quỹ đất lớn, hoàn toàn không có dư nợ vay và có khả năng khai thác tài sản trong tương lai.
Riêng Angimex là công ty có bề dày 45 năm hoạt động và đứng top đầu doanh nghiệp xuất khẩu gạo cả nước. Angimex đã từng mang danh xưng Vua Gạo xứ An Giang hay tượng đài ngành lương thực. Còn Sametel, cáp nhựa Vĩnh Khánh đều là những thương hiệu quen thuộc trong làng cáp điện và viễn thông, có giá trị kinh doanh cốt lõi bền vững chứ không phải là xác chết hay cái vỏ rỗng như một số nhà đầu tư vẫn hay đặt dấu hỏi.
5/ BII hiện đang đầu tư phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Bình Thuận
Phát triển công nghiệp được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Bình Thuận. Tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư, nhằm tạo sự bứt phá trong phát triển kinh tế tỉnh nhà. Tính đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận có 8 KCN với tổng diện tích trên 4.000 ha.
Với 8 KCN được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư, Bình Thuận hiện có lợi thế nhất định trong kêu gọi các dự án bởi khá thuận lợi về giao thông. Đặc biệt, khi Cảng nước sâu Kê Gà sớm được đầu tư hoàn thành với tổng công suất bốc dỡ khoảng 35 triệu tấn/năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu nhanh chóng. Bên cạnh đó, các KCN còn tạo thuận lợi trong việc quản lý và thu hút các dự án đầu tư một cách tập trung, theo đúng quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đô thị một cách đồng bộ trên địa bàn.
BII hiện đang xây dựng 3 Cụm Công nghiệp sẽ hình thành trong tương lai giúp BII ghi nhận nguồn lợi nhuận tương đối lớn.
6/ BII hiện đang có kế hoạch phát hành thêm CP cho cổ đông hiện hữu nhằm tăng vốn cho phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
.
7, HƯỞNG LỢI TỪ CHÍNH SÁCH CỦA TỈNH BÌNH THUẬN
Với vai trò là cơ quan đầu mối, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã hướng dẫn đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp đầu tư vào các KCN giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thông qua việc cải thiện quy trình thủ tục, ứng dụng công nghệ thông tin, giải quyết hồ sơ liên thông tại Trung tâm hành chính công của tỉnh. Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư về thuế, đất đai và các ưu đãi khác đối với doanh nghiệp trong các KCN đều được áp dụng đầy đủ theo quy định hiện hành.
Việc đầu tư các công trình ngoài hàng rào KCN được quan tâm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã bố trí hơn 128 tỷ để đầu tư các công trình như: Kênh cấp nước thô KCN Tuy Phong, kênh D8-13 KCN Sông Bình, Dự án đầu tư đường D1 và D2 nối với QL1A - KCN Hàm Kiệm… Những dự án này đã góp phần tạo điều kiện cho các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng, thu hút các dự án thứ cấp đầu tư vào các KCN.
Bên cạnh những mặt đạt được, việc phát triển các KCN của tỉnh vẫn còn một số khó khăn nhất định. Đa phần các dự án đầu tư vào KCN có quy mô nhỏ, chất lượng không cao, chưa có dự án FDI nào trên 100 triệu USD hoặc dự án trong nước trên 1.000 tỷ đồng; vẫn còn ít có dự án sử dụng công nghệ hiện đại và không có dự án đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao. Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực, kinh nghiệm của một số nhà đầu tư còn hạn chế; công tác chuẩn bị đầu tư gặp khó khăn kéo dài, nhất là việc đền bù giải tỏa; việc thu hút các nhà đầu tư thứ cấp vào KCN gặp khó khăn; ngoài ra việc thay đổi chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng, môi trường cũng phần nào ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch các KCN trên địa bàn tỉnh.
Để tháo gỡ khó khăn này, UBND tỉnh đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm hỗ trợ giới thiệu nhà đầu tư, chương trình kế hoạch xúc tiến chuyên đề thu hút đầu tư thứ cấp vào các KCN; đồng thời, UBND tỉnh đã và đang kiến nghị với các cơ quan Trung ương sớm hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển bền vững các KCN, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng, thông thoáng hơn.
- Xét về định giá nghành nghề:**
P/E ngành khoảng 15-16.
Biên độ lợi nhuận quý 4-2021 và năm 2022 dự báo tăng gấp 3-4 lần, P/E của BII hiện đang là 6.62, dư địa tăng giá tối thiểu nằm trong ngưỡng 2-3 lần. Đồng thời EPS được cải thiện gấp nhiều lần, thúc đẩy giá của BII sẽ tìm về vùng cân bằng hợp lí, tầm 30-40.000VND/1CP vào năm 2022 ( sớm hơn là quý 4/2021).
Kiểu này thì vượt mệnh nhanh thôi. Dòng tiền thông minh sẽ tập trung những mã có giá chai nước như BII nhưng lại có tiềm năng và lợi thế cực lớn, tài sản khủng.