**công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số fpt (mã: frt)** **siêu cổ ngành bán lẻ**

,

Giới thiệu

Công ty cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT (gọi tắt là FPT Retail), được thành lập từ năm 2012 tại Việt Nam, là công ty liên kết của Tập đoàn FPT, sở hữu 2 chuỗi bán lẻ là FPT Shop, F.Studio By FPT và 1 công ty con là Công ty Cổ phần Dược phẩm FPT Long Châu. Ngày 26/4/2018, cổ phiếu của FPT Retail chính thức niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu là FRT.

FPT Retail là một trong hai nhà bán lẻ CNTT-TT lớn nhất Việt Nam. Hiện nay FPT Retail hợp tác với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới trong cả 3 lĩnh vực: (i) Điện thoại di động như Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi, Nokia, (ii) Laptop, (iii) Máy tính bảng và (iv) phụ kiện và các dịch vụ khác

Chuỗi nhà thuốc Long Châu được FPT Retail đã và đang phát triển nhanh chóng, hiện đang có khoảng 1.500 cửa hàng trên toàn quốc với hơn 4% thị phần. FRT tiếp tục có kể hoạch mở thêm 400 cửa hàng trong năm 2024.

Về kế hoạch kinh doanh trong năm 2024:

Năm 2024, FPT Retail lên kế hoạch doanh thu tăng 17%, lên 37.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến 125 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu chuỗi FPTShop dự kiến đi ngang và doanh thu chuỗi Long Châu dự kiến tăng 2 con số.

Mặt tích cực khi đầu tư vào FRT

(FPT Long Châu)

Người ta trả giá cho FRT là đang trả cho kỳ vọng tương lại chứ kg phải cho hiện tại.

Tương lai của FRT là Long Châu, khi mà qui mô thị trường 100 triệu dân đang là 50.000 nhà thuốc cả nước trong khi đến cuối 2023 Long Châu với 2.600 nhà thuốc mới chỉ chiếm hơn 5% thị phần. Tiềm năng còn rất lớn.
Đặc thù kinh doanh nhà thuốc cũng gần như cửa hàng tạp hoá, kg cần quan tâm nhiều đến khoảng cách, thậm chí các nhà thuốc có thể mở ngay cạnh nhau và phương thức kinh doanh mới là yếu tố quyết định doanh số nên tương lại LC hoàn toàn có thể giành thêm thị phần từ các nhà thuốc truyền thống không đủ khả năng cạnh tranh về giá, nguồn gốc, khả năng tư vấn và công nghệ bán hàng.

Ngoài ra, thì mảng tiêm chủng còn nhiều tiềm năng : Theo đó, số vắc xin do Chương trình Tiêm chủng mở rộng cung cấp còn hạn chế. Hoạt động tiêm chủng được khuyến khích trên toàn thế giới nhằm gia tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin giúp bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên khỏi những căn bệnh nghiêm trọng. Tại Việt Nam, hoạt động tiêm chủng được triển khai với 2 nhóm gồm vắc xin bắt buộc và vắc xin tùy chọn. Nhóm vắc xin bắt buộc thường được cung cấp trước hết bởi Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) tại các cơ sở y tế công lập và miễn phí. Trong khi đó, các trung tâm tiêm chủng tư nhân có thể cung cấp dịch vụ tiêm có phí cho cả hai nhóm vắc xin. Mặc dù chúng tôi không tìm được số liệu thống kê chính thức về tổng số điểm tiêm chủng công và tư ở Việt Nam nhưng một vài số liệu từ một số tỉnh/thành như 677 điểm ở TP.HCM, 200 điểm ở Hà Nội, 179 điểm ở Bình Phước, 43 ở Gia Lai, v.v. cho thấy điểm tiêm chủng không hiếm,tuy nhiên, con số có thể khác biệt nhiều ở các tỉnh xa.

Sau khi hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cho trung tâm tiêm chủng Long Châu (với 10 trung tâm được mở trong năm 2023), FRT lên kế hoạch mở 100 trung tâm tiêm chủng trong năm 2024. Đến hết Q1/2024, công ty đã thực hiện được khoảng 50% mục tiêu này, do đó số trung tâm mở mới cả năm có khả năng sẽ cao hơn kế hoạch đề ra. Phần lớn khách hàng của trung tâm tiêm chủng Long Châu cho tới nay được giới thiệu từ chuỗi nhà thuốc Long Châu. Theo ban lãnh đạo công ty, hiện một trung tâm tiêm chủng có doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng/tháng. Investone dự phóng hoạt động kinh doanh này có thể đóng góp doanh thu 1.479 tỷ đồng trong 2024 và 3.393 tỷ đồng trong 2025, giả định có khoảng 120 và 100 trung tâm mở mới tương ứng cho năm 2024-2025.

Một số yếu tố tác động đến ngành bán lẻ trong thời gian tới.

Ngành tiêu dùng, bán lẻ hàng hoá được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2024 so với kết quả ảm đạm của năm 2023, dựa trên sự phục hồi kinh tế, niềm tin của người tiêu dùng và sức mua sẽ phục hồi vào năm 2024 đến từ tác động của cả chính sách tài chính và tiền tệ mở rộng được thực hiện trong giai đoạn 2023-2024 và lực đẩy từ sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ phía cầu của Chính phủ gồm giảm thuế VAT được duy trì, cải cách tiền lương toàn diện hơn trong năm 2024 sẽ giúp tiền lương khu vực công tăng cũng có thể thúc đẩy tiêu dùng tích cực hơn.

Mới đây nhất, Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng; các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất. Theo đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cho vay, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào quy trình cho vay để nỗ lực phấn đấu giảm 1 - 2%/năm lãi suất cho vay, nhất là cho các động lực tăng trưởng. Đây tiếp tục là cơ sở cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn giá rẻ hơn, giảm áp lực chi phí lãi vay, hơn nữa trong thời gian tới, giúp tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu đối với nhà đầu tư khi sự lành mạnh của bảng cân đối tiếp tục cải thiện.

Rủi ro

FRT nếu định giá theo P/S thì không thực tế, tuy nhiên đánh giá thì giá này đã quá đắt và chạy trước tương lai rất nhiều.

Ngoài ra, về dòng tiền FRT được vốn ngoại ủng hộ, cung CP càng ngày càng ít khi đa phần nhỏ lẻ không có hàng.

Về giá trị hợp lý

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ có tốc độ tăng trưởng cao như FRT thì ta không thể định giá bằng P/B hay P/E, thay vào đó sẽ phải định giá bằng P/S. Với doanh thu ước tính trong 2024 là khoảng 37.300 tỷ (theo kế hoạch kinh doanh của FRT trong năm 2024) thì định giá hợp lý cho cổ phiếu FRT sẽ rơi khoảng 180.000 đồng/cổ phiếu.