CRE cổ phiếu bđs tiềm năng chu kì nới lỏng tiền tệ

CRE âm thầm đặt cọc nhiều dự án

Trong bối cảnh doanh nghiệp bất động sản gặp nhiều khó khăn, khối tài sản phình to của CTCP Bất động sản Thế Kỷ (HOSE: CRE) hé lộ doanh nghiệp tham gia hợp tác đầu tư nhiều dự án trong tương lai.

Kết thúc năm 2022 trong bối cảnh thị trường bất động sản đối diện vô vàn khó khăn, khối tài sản của CRE phình to ra hơn 1.3 ngàn tỷ đồng, tăng hơn 20%. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng đến 116%, lên 4,270 tỷ đồng; chiếm hơn 65% là phải thu ngắn hạn khác, tương ứng gần 2,800 tỷ đồng, tăng 160% so với đầu năm.

Đến cuối tháng 03/2023, các khoản phải thu ngắn hạn không thay đổi đáng kể, ngoài phải thu ngắn hạn khác tăng thêm hơn 200 tỷ đồng, lên hơn 3 ngàn tỷ đồng. Đầu tư tài chính ngắn hạn tiếp tục giảm thêm 50% so với đầu năm, xuống gần 142 tỷ đồng.

Chuẩn bị “bàn đạp”?

Đi sâu vào các khoản phải thu ngắn hạn của CRE hé lộ nhiều dự án mà Công ty hợp tác trong năm qua với vai trò là nhà đầu tư sơ cấp, nhà môi giới dự án.

Đầu tiên là phần trả trước của CRE cho Hợp tác xã Thành Công, gần 131 tỷ đồng. Theo BCTC hợp nhất kiểm toán 2022, đây là số tiền CRE mua 237 căn hộ tại tòa nhà Hợp tác xã Thành Công (dự án Trinity Tower) số 145 đường hồ Mễ Trĩ, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. Đến cuối năm 2022, hai bên đã giao dịch thành công 149 căn, còn lại 88 căn.

Với các khoản phải thu ngắn hạn khác gần 2,800 tỷ đồng, trong đó, bên liên quan có CTCP Hồng Lam Xuân Thành, 500 tỷ đồng, là khoản đặt cọc mua bán sản phẩm bất động sản thuộc dự án Hoa Tiên Paradise tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh theo hợp đồng ngày 10/01/2022.

CTCP Tư vấn Thiết kế và Đầu tư Xây dựng Đại Nam Sơn, 52.6 tỷ đồng, là khoản đặt cọc của CRE với mục đích cam kết chuyển nhượng quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà của 14 lô đất thuộc dự án khu nhà ở An Bình - Cần Thơ theo thỏa thuận đặt mua ngày 16/09/2020.

CTCP Paradise Đại Lài, 55 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Đại Thắng, 15 tỷ đồng là khoản đặt cọc của CRE nhằm chuyển nhượng khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lài do hai Công ty này làm chủ đầu tư. Ký kết chuyển nhượng dự kiến vào tháng 06/2023.

Ngoài ra, CRE còn hợp tác góp vốn với CTCP Tập đoàn Đông Đô 30 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh doanh dự án The Muse Sông Hàn - Đà Nẵng do Đông Đô làm chủ đầu tư với 780 căn hộ chung cư để ở. Dự án đang thi công phần móng, triển khai bán hàng nhưng chưa ghi nhận doanh thu. CRE hưởng doanh thu cơ bản tính từ phần vượt quá 41.5 đến 46.5 triệu đồng/m2 sàn, phần vượt trên 46.5 triệu đồng/m2 được chia đều cho hai bên.

Hợp tác góp vốn kinh doanh giữa CTCP Bất động sản Galaxy Land (Công ty con của CRE), CTCP Dịch vụ và Đầu tư Trustlink và CRE tại thời điểm cuối năm 2022 hơn 1,000 tỷ đồng. Với mục đích phân phối và bao tiêu một số sản phẩm bất động sản thuộc khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ do CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị Hoàng Mai làm chủ đầu tư; Trustlink góp vốn 30%, còn lại là CRE và Galaxy Land 70% theo hợp đồng số 08042021 giá trị hơn 1,357 tỷ đồng và số 30122020 gần 1,480 tỷ đồng. Dự án đã hoàn thành 77 lô và đã phân chia lợi nhuận. Chủ đầu tư đã hoàn thiện hạ tầng và kế hoạch mở bán trong quý 1/2023.

CRE còn góp 800 tỷ đồng vốn kinh doanh với CTCP Đầu tư Thành Đạt VN để đầu tư xây dựng khu dân cư Khe Cát, tỉnh Quảng Ninh. Dự án đang trong giai đoạn thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật. Thời gian hợp tác không muộn hơn quý 2/2023. CRE được hưởng phần lợi nhuận bằng “Tổng lợi nhuận dự án sau thuế x (Tiền góp vốn/Tổng vốn đầu tư dự án)” hoặc CRE có thể lựa chọn ký kết hợp đồng mua bán chuyển nhượng với Thành Đạt.

Ngoài ra, CRE có các khoản phải thu dài hạn hơn 2,127 tỷ đồng. Trong đó, CRE hợp tác kinh doanh với công ty con là CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ (Cen Invest) và Công ty Trustlink hơn 123 tỷ đồng với mục đích phát triển, kinh doanh và khai thác dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở và hoàn trả vốn dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính, trụ sở UBND và đường trục trung tâm xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh do CTCP Thủy sản Khu vực 1 làm chủ đầu tư, tổng vốn đầu tư gần 738 tỷ đồng. Tỷ lệ góp vốn của Trustlink là 30%, CRE 60%, Cen Invest 10%. Dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và chưa có doanh thu.

Đặt cọc môi giới nhiều dự án

CRE còn ký quỹ, ký cược hơn 929 tỷ đồng cho khoản đặt cọc môi giới của nhiều dự án.

Cụ thể, khoản đặt cọc 50 tỷ đồng với CTCP TID, nhằm chuyển nhượng dự án Tiến Bộ Plaza do TID làm chủ đầu tư.

Khoản cọc gần 325 tỷ đồng với Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh để CRE chuyển nhượng dự án khu du lịch và giải trí quốc tế Tuần Châu, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Khoản cọc gần 440 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Nhật Hằng để CRE chuyển nhượng các sản phẩm tại khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải tại xã Ngọc Thanh, TP. Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tiền đâu để CRE thực hiện tham vọng?

Theo quan sát, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong BCTC kiểm toán năm 2022 của CRE giảm mạnh hơn 80%, từ gần 1,463 tỷ đồng còn gần 284 tỷ đồng vào cuối năm.

Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn giảm đáng kể, từ 714 tỷ đồng còn 240 tỷ đồng. Đồng thời, CRE cũng tích cực bán các khoản đầu tư trái phiếu theo hợp đồng mua bán trái phiếu với Chứng khoán VNDIRECT, gồm trái phiếu CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) hơn 443 tỷ đồng, CTCP Sunbay Ninh Thuận 150 tỷ đồng, CTCP Năng lượng Bắc Hà gần 116 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam hơn 1 tỷ đồng. Qua đó, giá trị đầu tư trái phiếu giảm hơn 80%, còn 284 tỷ đồng. Như vậy, chỉ riêng hai khoản đầu tư ngắn hạn này, CRE giảm xấp xỉ 1.2 ngàn tỷ đồng.

Cuối năm 2022, nợ phải trả của CRE là hơn 2,002 tỷ đồng, giảm 29% so với đầu năm. Trong đó, phải trả người bán ngắn hạn gần 140 tỷ đồng, tăng 49%; vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 1,003 tỷ đồng, tăng 31%, chủ yếu do phát sinh thêm trái phiếu dài hạn đến hạn trả 450 tỷ đồng.

Đến cuối tháng 03/2023, nợ phải trả của CRE giảm 11% so với đầu năm, còn 1,791 tỷ đồng; hầu hết là nợ vay ngắn hạn, hơn 1,022 tỷ đồng, chiếm 57% và không thay đổi nhiều so với đầu năm.

Suy cho cùng, mua cổ phiếu là mua sự kỳ vọng vào tương lai chứ không mua cái sự đã rồi.

Mua khi nó xấu xa bỉ ổi, để đến lúc nó bớt xấu xa thì nó đã tăng 50% - 100%

Và khi tốt lên thì nó đã kịp làm cú nước rút 300% ấy mà :slight_smile:

CRE phân phối dự án này cho NVL

https://vietstock.vn/2023/08/novaland-duoc-phep-ban-nha-tai-du-an-aqua-city-dong-nai-4222-1096321.htm

NVL mạnh mẽ ntn thì CRE sẽ như vậy

Đất vàng 175 Nguyễn Thái Học và ‘của để dành’ của Cen Land

Với tầm nhìn trung/dài hạn tích cực, một số doanh nghiệp môi giới đã thực hiện việc đặt cọc, ký quỹ tại một số dự án đất vàng để “giữ chỗ” và chờ đợi thị trường hồi phục.

Đây có thể coi là những “của để dành” đáng quý. Và, CTCP Bất động sản Thế Kỷ (Cen Land – HoSE: CRE) của doanh nhân Nguyễn Trung Vũ là một trường hợp tiêu biểu.

… thời điểm cuối kỳ BCTC năm 2022, khoản ký quỹ, đặt cọc ngắn/dài hạn của Cen Land lên đến gần 2.761 tỷ đồng, tăng hơn 79% so với số đầu kỳ và chiếm hơn 36,2% tổng tài sản công ty.

Một trong những “của để dành” đáng chú ý của Cen Land là khoản đặt cọc 50 tỷ đồng tại dự án Tiến Bộ Plaza, chủ đầu tư là CTCP TID.

Hợp đồng đặt cọc được ký vào ngày 30/1/2021. Cen Land cho biết tính đến hết năm 2022, dự án đang được triển khai xây dựng phần móng.

Dự án Tiến bộ plaza có quy mô 31.648m2, nằm ngay bên Quảng trường Ba Đình và các địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng tại Hà Nội như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Tây… lô đất số 175 Nguyễn Thái Học có thể coi là mảnh đất vàng cuối còn sót lại trong lòng Thủ đô.

Dự án có diện tích 31.648 m2, nằm tại khu đất “vàng” 175 Nguyễn Thái Học.!

Từ tháng 7/2016, Nhà In Tiến Bộ và CTCP TID đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án Tiến Bộ Plaza. TID chính là đối tác của In Tiến Bộ để thực hiện siêu dự án này.

Danh mục đầu tư thứ cấp của Cen Land được cho là còn có cả dự án đắc địa khác ở Hà Nội là Lilaha (Tây Hồ, TP. Hà Nội) – CTCP Lilaha làm chủ đầu tư. Hồi tháng 11/2018, HĐQT Cen Land đã có Nghị quyết thông qua việc nhận chuyển nhượng tối thiểu 50% vốn Lilaha.

Trong một báo cái phân tích , các chuyên gia CTCP Chứng khoán VNDirect ước tính dự án Tiến Bộ Plaza và Lilaha sẽ mang về tổng doanh thu khoảng 6.000 tỷ đồng.

Tuy vậy, BCTC năm 2022 của Cen Land không ghi nhận Lilaha là công ty con/liên kết

Không chỉ 2 dự án kể trên, Cen Land còn thực hiện ký quỹ, đặt cọc tại nhiều dự án đáng chú ý khác. Tại ngày 31/12/2022, BCTC Cen Land ghi nhận giảm mạnh đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu là trái phiếu, tiền gửi) từ 1.462 tỷ đồng (số đầu năm) xuống gần 284 tỷ đồng. Chiều ngược lại, công ty trong kỳ cũng chi khoảng gần 1.219 tỷ đồng (xấp xỉ số thu về từ giảm đầu tư tài chính ngắn hạn) để thực hiện đặt cọc, ký quỹ, ký cược mới (hoặc thêm) ở loạt dự án địa ốc.

Cen Land “giữ chỗ” tại các dự án nào?

Tính tới cuối năm 2022, Cen Land đặt cọc mới 500 tỷ đồng tại CTCP Hồng Lam Xuân Thành về việc mua bán sản phẩm bất động sản thuộc dự án Hoa Tiên Paradise tại xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh theo hợp đồng nguyên tắc số 01 ngày 10/1/2022. Tổng diện tích 121,2ha, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

Hồng Lam Xuân Thành - thuộc Tập đoàn Vabis, là bên liên quan với Cen Land khi ông Vương Văn Tường là Thành viên HĐQT cả 2 công ty.

Ngoài ra, Cen Land còn có khoản ký quỹ 324,6 tỷ đồng với Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh của doanh nhân Đào Hồng Tuyển (con số này tăng 62,3% so với số đầu năm). Cen Land cho biết đây là số tiền đặt cọc thực hiện thỏa thuận số 2 ngày 28/12/2021 nhằm mục đích cam kết nhận chuyển nhượng bất động sản tại dự án Khu du lịch và Giải trí quốc tế Tuần Châu (TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh). Bất động sản của dự án gồm: Khu khách sạn và du lịch ven biển phía Đông Nam đảo Tuần Châu (khu B) và Khu cảng tàu Nam Tuần Châu (khu C).

Đáng chú ý, trong kỳ Cen Land có phát sinh mới khoản ký quỹ 439,6 tỷ đồng với CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Nhật Hằng. Đây là khoản đặt cọc về chuyển nhượng các sản phẩm tại dự án khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải tại xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Không những vậy, Cen Land còn đặt cọc 55 tỷ đồng ở CTCP Paradise Đại Lải và 15 tỷ đồng tại CTCP Tập đoàn Đại Thắng, theo Hợp đồng số 0306 ký ngày 3/6/2022 giữa Cen Land với CTCP Paradise Đại Lải và với CTCP Tập đoàn Đại Thắng, nhằm đảm bảo ký kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản thuộc dự án Khu biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải do Paradise Đại Lải và Tập đoàn Đại Thắng là chủ đầu tư. Thời gian ký kết các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản dự kiến vào tháng 6/2023….

Bên cạnh đặt cọc, ký quỹ, Cen Land trong năm 2022 cũng đẩy mạnh góp tiền vào một số hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác như CTCP Bất động sản Galaxy Land, CTCP Dịch vụ và Đầu tư Trustlink, CTCP Thành Đạt VN,…. Các hợp đồng này có thời hạn từ 12 – 36 tháng.

Như vậy có thể thấy, tổng giá trị hợp đồng hợp tác kinh doanh mà Cen Land đã góp tại ngày 31/12/2022 là 2.021,6 tỷ đồng, tăng 131,7% so với số đầu kỳ và chiếm đến 26,5% tổng tài sản công ty.

Rồi xong đời CRE.

Cội mũi khoan đã ám thì sao ngóc đầu lên nổi

1 Likes

Suy cho cùng, mua cổ phiếu là mua sự kỳ vọng vào tương lai chứ không mua cái sự đã rồi.

Mua khi nó xấu xa bỉ ổi, để đến lúc nó bớt xấu xa thì nó đã tăng 50% - 100%

Và khi tốt lên thì nó đã kịp làm cú nước rút 300% ấy mà :d

CRE đã thâu tóm dự án này

Suy cho cùng, mua cổ phiếu là mua sự kỳ vọng vào tương lai chứ không mua cái sự đã rồi.

Mua khi nó xấu xa bỉ ổi, để đến lúc nó bớt xấu xa thì nó đã tăng 50% - 100%

Và khi tốt lên thì nó đã kịp làm cú nước rút 300% ấy mà

QCG DXS lỗ 6 tháng đánh phũ vượt đỉnh

Còn lại CRE giá thấp hơn ???

DỰ án này cre có lãi cả ngàn tỷ không

cre. chân sóng thần trước giá gấp 2 DXG công ty khuyến nghị mua 55k bây giờ bị vượt mặt quá xa

khoai vs minh không có tiền hô mồm bị lái đè :angry:

khoai chán không hô rồi ăn cổ tức 10% phi như vix

trước giá 60k còn hô bây giờ chạy là sao

fts chứng khoán fpt trước gia bằng 1/2 CRE bây giờ gấp 5