ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHANH VỀ CSV
I. TỔNG QUAN
Vị thế doanh nghiệp: chiếm 10% thị phần hóa chất cả nước, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường miền nam.
Sản phẩm: Chủ lực là Xút (H2SO4) và gốc Clo (nên nói chung chỉ cần phân tích nhóm này), chiếm doanh thu và lợi nhuận khoảng 70%
Cơ cấu: Vẫn 65% là vinachem nắm giữ.
Công suất nhà máy: 4 nhà máy, nhưng chỉ cần tập trung vào công suất của xút, công suất xút là khoảng 40.000 tấn/năm.
Tài chính rất tốt, tiền mặt cao và nợ thấp, không có các khoản nợ phải thu khó đòi lớn. Cổ tức rất tốt, trung bình 2.500đ/CP/năm.
II. TRIỂN VỌNG
Nhu cầu: Ngành hóa chất Việt Nam cung không đủ cầu, trong đó chỉ cung cấp được 30-40%, còn lại đa phần phải nhập hóa chất từ Trung Quốc. Riêng mảng xút thì nhu cầu rất cao vì được sử dụng rộng rãi trong các ngành hóa chất được, giấy, sợi nhân tạo, tẩy giặt, dệt nhuộm, dầu khí, chế biến thực phẩm và công nghiệp nước (các ngành này trong năm 2021 có mức tăng trưởng tốt và tiếp tục kỳ vọng phục hồi mạnh trong 2022).
Địa bàn kinh doanh chính của CSV bị ảnh hưởng nặng bởi dịch bệnh từ tháng 5/2021 tới hết tháng 10/2021 nên KQKD 2021 của CSV ko có nhiều đột biến. Tuy nhiên, nền kinh tế khu vực phía Nam hoạt động full lại t ừ Q4/2021–> nhu cầu hoá chất cơ bản phục vụ cho sản xuất tăng mạnh trở lại trong 2022 so với 2021.
Công suất: Hiện tại 40.000 tấn, nhưng tiêu thụ thực chỉ 21.000 tấn, lý do chủ yếu là vì năm 2020 - 2021 bị dịch bệnh covid. Năm nay dự kiến tiêu thụ được 40.000-45.000 tấn, tức gấp đôi, và sẽ tiếp tục nâng công suất xút thêm 25% nữa, năm 2022 đi vào hoạt động.
Giá bán: Đang thấp hơn Trung Quốc, nên giá đang có lợi thế lớn so với các sản phẩm nhập khẩu. Giá bán đạt đỉnh năm 2017 - 2018, sau đó giảm mạnh và mới chỉ bắt đầu tăng trong quý I/2021 khi nguyên liệu đầu vào tăng cao, và nhu cầu tăng mạnh trở lại nhờ hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh, hiện tại vẫn đang trên đà tăng.
Giá bán đầu ra: Tiếp tục tăng mạnh và duy trì ở mức cao trong Q4/2021 và Q1/2022 này. http://www.sunsirs.com/uk/prodetail-368.html http://www.sunsirs.com/uk/prodetail-236.html http://www.sunsirs.com/uk/prodetail-708.html
Giá nguyên liệu đầu vào: Lưu huỳnh, photpho, muối công nghiệp tăng (muối công nghiệp nhập khẩu từ Ấn Độ, có hạn ngạch), tuy nhiên 50% của Xút là điện, giá điện năm nay bình ổn, đồng thời như nói phần đầu ra, giá đầu ra cũng tăng dần.
Câu chuyện bên ngoài: Vinachem sẽ thoái vốn CSV.
III. ĐỊNH GIÁ
Nội tại:
EPS 2021 của CSV đạt 4.720 đồng/CP, PE hiện tại đạt mức 11.8, nếu nhìn vào quá khứ tăng trưởng 2020-2021 thì mức này là hợp lý vì CSV không có sự đột biến. Tuy nhiên nhờ tăng công suất xút lên thêm 25% từ cuối năm 2021 + nhu cầu hồi phục trở lại khi nền kinh tế sản xuất trở lại bình thường + ngành đang tốt, nên mức PE này vẫn là khá là rẻ so với những triển vọng trong tương lai.
Định giá:
Dựa trên cơ sở giá đầu ra và đầu vào của CSV trong quý IV/2021 và giá đầu ra gần đây:
Xút và P4 cũng là sản phẩm kinh doanh chính của CSV, cộng thêm mới đi vào hoạt động thêm 1 bình điện phân giúp tăng công suất thêm 25% ( 10.000 tấn/năm ).
Nhu cầu sử dụng hoá chất cho các ngành công nghiệp khác sẽ tăng cao do phục hồi kinh doanh sản xuất sau giãn cách ( hiện tại nhóm sản phẩm này VN chủ yếu vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc) => được hưởng lợi từ giá bán tăng mạnh và công suất được tăng thêm.
Dự kiến lợi nhuận năm 2022 của CSV có thể đạt 400-450 tỷ, tương đương với mức tăng trưởng gấp 2 đến 2.2 lần so với 2021.
EPS 2022 có thể đạt mức 9.000 – 10.000 đồng/CP. Mức giá hợp lý cho CSV cho năm 2022 rơi vào khoảng 100-120 ngàn/CP.
VIEW PTKT 6-9 THÁNG TỚI CHO CSV
THANK YOU!