Vinasun là thương hiệu taxi lâu đời có thị phần số 01 ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành Đông Nam Bộ. Tuy nhiên từ sau khi Uber xuất hiện và taxi công nghệ trở nên phổ biến, cái tên Vinasun dần đi vào quên lãng - đi cùng với đó là việc giá cổ phiếu sụt giảm mạnh từ mức đỉnh 29 xuống chỉ còn có 8.
Dịch bệnh Covid 19 bùng phát, Chính phủ thực hiện chính sách giãn cách xã hội, VNS rơi vào cảnh thua lỗ kéo dài trong suốt hai năm 2020 - 2021. Lợi nhuận sau thuế lần lượt là -207 tỷ và -273 tỷ đồng.
Tuy nhiên có vẻ như thời kì tăm tối đã qua đi, Quý 1/2022 VNS ghi nhận LNST là 12 tỷ đồng. Quý 2/2022 là 56 tỷ đồng - con số kỉ lục vượt qua cả giai đoạn trước Covid 19, trong đó LNST này chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh chính khả quan. BLNG là 35.3% và BNLR là 23%.
Nguyên nhân của kết quả thuận lợi này đến từ rất nhiều yếu tố:
- Nhu cầu đi lại của người dân tăng mạnh khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Dòng người trở lại TP HCM và Bình Dương, Đồng Nai… để làm ăn, sinh sống hậu Covid19.
- Vinasun có mối quan hệ gắn bó với các đối tác là Nhà ga, Sân bay, Bến xe, Nhà hàng, Khách sạn…
- Việc đặt xe taxi công nghệ ngày càng khó khăn khi mà tài xế tắt app, chuyển nghề do không thể bù lại chi phí xăng dầu quá cao
Câu chuyện của VNS hiện tại khá giống với VOS năm 2021 trước khi thực hiện hành trình tăng giá “bằng lần”:
- Cùng trải qua giai đoạn khoảng 8 - 10 Quý thua lỗ liên tiếp khi mà doanh nghiệp gặp khó khăn bởi yếu tố ngành nghề
- Cùng giao dịch dưới mức định giá P/B 1 lần. Bookvalue hiện tại của VNS là 19,773 trong khi giá cổ phiếu chỉ là 17,200
- KQKD các quý sau đó đều tăng mạnh nhờ vào việc hưởng lợi từ sự hồi phục của ngành - nhu cầu vận tải biển và nhu cầu đi lại của người dân.
Điểm trừ lớn nhất của VNS có lẽ là thanh khoản ở mức tương đối thấp, phù hợp với những Nhà đầu tư có size vốn vừa và nhỏ, xác định đầu tư từ 1 - 2 Quý tận dụng đà tăng KQKD của doanh nghiệp