CTCP Tập đoàn PAN (PAN)-Triển vọng đầy hứa hẹn

:white_check_mark: Doanh thu mảng thủy sản tăng vọt svck. Doanh thu thuần hợp nhất trong Q2/2024 đạt 3,4 nghìn tỷ VNĐ (+22% YoY). Trong 1H2024, doanh thu của PAN tăng trưởng 29% YoY, đạt 6,8 nghìn tỷ VNĐ, hoàn thành 46% kế hoạch cả năm. Mức tăng này chủ yếu được thúc đẩy bởi doanh thu mảng thủy sản tăng + 30% YoY, chiếm 44% tổng doanh thu 1H2024 của tập đoàn.

:white_check_mark: Mức tăng trưởng lợi nhuận thậm chí còn cao hơn nhờ biên lợi nhuận gộp (BLNG) tăng lên. LNTT trong Q2/2024 tăng lên mức 256 tỷ VNĐ (+37% YoY) và LNST của CĐCT mẹ đạt 85 tỷ VNĐ (+31% YoY). Nhờ vậy, LNST của CĐCT mẹ trong 1H2024 đạt 102 tỷ VNĐ (+61% YoY), hoàn thành 39% kế hoạch cả năm của công ty. BLNG trong 1H2024 tăng +1 điểm phần trăm svck, đạt 19% do giá bán trung bình tăng, nhưng BLĐ không cung cấp thêm chi tiết về xu hướng giá.

:white_check_mark: Cơn gió thuận theo mùa vụ trong 2H2024? PAN bày tỏ sự lạc quan về triển vọng H2024 và tin rằng công ty có thể vượt mức mục tiêu doanh thu cả năm đã đề ra. Bên cạnh yếu tố mùa vụ, PAN kỳ vọng sự phục hồi liên tục của các thị trường xuất khẩu sẽ thúc đẩy doanh thu mảng thủy sản (bao gồm vụ thu hoạch tôm Q3/2024) và mảng thực phẩm đóng gói. PAN có kế hoạch tận dụng vị thế thị trường của mình trong mùa vụ 2H2024 để thúc đẩy doanh thu bán các sản phẩm khử trùng và nông dược.

:white_check_mark: Mức định giá hiện tại của công ty có vẻ khá hấp dẫn. PAN hiện đang giao dịch với TTM P/E là 9,5x, thấp hơn nhiều so với mức trung vị ngành là 18,4x. Nhưng đối với công ty có cấu trúc là một Công ty mẹ (Holding Company) như PAN, định giá theo phương pháp SOTP (Sum-of-the-parts) sẽ là cách tiếp cận hợp lý hơn. TTM ROE của PAN là 8,8%, được thúc đẩy bởi biên lợi nhuận ròng đạt 5% (đi ngang svck 1H2024), trong khi tỷ lệ nợ ròng/VCSH là 140% trong Q2/2024. Giá cổ phiếu đã giảm -14,3% kể từ mức đỉnh vào giữa tháng 7.

:white_check_mark: Rủi ro: Chấm dứt hợp đồng với Syngenta, lãi suất và đòn bẩy tài chính tăng cũng như biến đổi khí hậu là những rủi ro chính.