Ctcp vàng bạc đá quý phú nhuận (mã: pnj)

CTCP VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN (MÃ: PNJ)

Sơ lược một chút về PNJ thì đây là cổ phiếu của CTCP vàng bạc đá quý Phú Nhuận

công ty này được thành lập vào năm 1988 với tên gọi ban đầu là Cửa hàng kinh doanh Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận. Năm 1992, PNJ đổi tên thành Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận. Năm 1994, công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội, đây được xem là mốc khởi nguồn cho chiến lược phát triển hệ thống của PNJ trên toàn quốc. Tháng 3/2009, cổ phiếu PNJ chính thức được niêm yết tại sàn giao dịch.

Ngoài kinh doanh vàng miếng, PNJ tập trung vào 5 mảng trang sức chính

(i) CAO: Chế tác nữ trang cao cấp nhắm tới nhóm KH là nữ doanh nhân thành đạt

(ii) Đá quý: nhãn hàng trang sức và phụ kiện thời trang nhắm tới phân khúc KH có thu nhập trung bình và cao

(iii) PNJ Gold: nhắm tới đối tượng KH nữ trên 30 tuổi

(iv) PNJ Silver: nhắm tới đối tượng KH các cô gái trẻ và giới văn phòng

(v) Yabling: đáp ứng nhu cầu trang sức và phụ kiện của thanh thiếu niên với mức giá thấp.

Tiềm năng tăng doanh thu/lợi nhuận PNJ các năm tới đến từ đâu:

Thứ 1: Sức mua hồi phục mạnh, dự kiến doanh thu trên cửa hàng tăng trưởng kép 10% mỗi năm

Thứ 2: Chiếm lĩnh thị phần, PNJ mở mới trung bình thêm 10% số lương cửa hàng mỗi năm, hiện nay thị phần vàng trang sức PNJ có 21%, không gian tăng trưởng còn rất rộng lớn

Thứ 3: Sự tăng dần lên của các tầng lớp trung lưu cộng xu hướng giới trẻ tăng cường mua trang sức chứ không tích trữ vàng như các cụ ngày xưa.

Thứ 4: FED giảm lãi xuất làm vàng xu hướng tăng cả năm nay, khi vàng tăng mạnh dân sẽ quay sang tích trữ nữ trang và bạc

Thứ 5: Khu nhà nước sửa đổi về nghị định quản lý vàng PNJ sẽ hưởng lợi lớn nhất do độ bao phủ rộng và uy tín thương hiệu.

PNJ có các yếu tố đáng để đầu tư như sau:

1. Độ khan hiếm của cổ phiếu, được các tổ chức mua gom, săn đón

2. Nghành nghề độc quyền, rào cản gia nhập nghành lớn, tiềm năng phát triển trong tương lai

3. Định giá đủ rẻ hấp dẫn

Tiêu chí 1: Doanh thu và lợi nhuận tăng đều đặn trong thời gian dài

Tiêu chí 2: Lợi thế cạnh tranh bền vững ( Rào chắn kinh tế mạnh)

Tiêu chí 3: Yếu tố tăng trưởng trong tương lai

Tiêu chí 4: Nợ vừa phải

Tiêu chí 5: Lợi nhuận trên tổng số vốn ( ROE) luôn ở mức cao (>15%)

Tiêu chí 6: Không đòi hỏi đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng để duy trì hoạt động hiện tại

Tiêu chí 7: Ban lãnh đạo có tâm có tài

Tiêu chí 8: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Tuy nhiên trong quá trình đầu tư có thể xảy ra một số rủi ro như sau:

  1. Giá vàng biến động lớn ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty.

  2. Chính phủ quản lý thị trường vàng thông qua Nghị định 24/2012/NĐ-CP, tạo chênh lệch giá vàng Việt Nam và thế giới.

  3. Ảnh hưởng từ biến động kinh tế vĩ mô gây khó khăn cho doanh thu bán lẻ trang sức.

ACE NĐT có thể tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại link dưới đây