CTD - "60" chưa phải là hết

Trong khi VN-Index chỉ phục hồi 16%(thời điểm VN-Index đạt 1.250 điểm) kể từ vùng đáy tháng 11/2022 thì cổ phiếu CTD đã tăng tới hơn 200%. Đây cũng là một trong những cổ phiếu đi ngược thị trường ấn tượng nhất và nhận được nhiều sự quan tâm nhất của giới đầu tư trong thời gian qua.

Kết tuần từ 20-23/11 cổ phiếu CTD vẫn tăng hơn 7%, đóng cửa ở mức 62.500 đồng/cp, thời điểm cao nhất cổ phiếu này lên đến 66.500 đồng – cao nhất kể từ tháng 4/2022, khối lượng khớp lệnh gần 3,5 triệu đơn vị/phiên - mức thanh khoản cao nhất kể từ năm 2020.

Trong bối cảnh thị trường điều chỉnh từ tháng 9 tới nay, CTD là một trong số ít các mã “ngược dòng”, tăng 38%. Còn tính từ vùng đáy hồi tháng 11/2022, cổ phiếu của Coteccons đã tăng tới hơn 250%. So với các cổ phiếu cùng ngành khác như HBC, HUT, C4G, VCG, DPG, HTN… CTD cho hiệu suất đầu tư vượt trội hơn hẳn.

Mặc dù ngành xây dựng vẫn đang phải đối mặt nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của Coteccons trong quý 1 niên độ tài chính mới (từ ngày 1/7/2023 đến ngày 30/6/2024) lại khả quan hơn nhiều doanh nghiệp trong ngành. Đây có thể chính là một phần động lực giúp cho cổ phiếu này giữ được “phong độ”ổn định.

Cụ thể, Cty ghi nhận doanh thu thuần gần 4.124 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng, tương ứng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu đến từ hợp đồng xây dựng. Lợi nhuận sau thuế của Cty mẹ đạt gần 67 tỷ đồng, so với mức lỗ 3,5 tỷ đồng, tương ứng tăng 70 tỷ so với thời điểm cùng quý năm 2023. Như vậy, lợi nhuận sau thuế quý 1/2024 hiện đang cao nhất trong 10 kỳ kinh doanh gần nhất của CTD. Lợi nhuận tăng theo hướng cải thiện, trong khi chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tiếp tục giảm. Đây là những yếu tố tác động đến lợi nhuận tăng.


Báo cáo tài chính quý 1/2024, cho năm tài khóa 1/7/2023 - 30/9/2024 của CTD

Định giá và khuyến nghị

Một số định chế tài chính cho rằng, hoạt động kinh doanh của Xây dựng Coteccons đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và đang bắt đầu có tín hiệu phục hồi với khối lượng công việc còn tồn đọng (backlog) tăng lên.

Bằng cách sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền(DCF) và P/B, giá mục tiêu cho cổ phiếu CTD là 82.234 đồng/cổ phiếu cho năm 2024. NgotMienTay khuyến nghị MUA với cổ phiếu này với các luận điểm sau:

1. CTD là doanh nghiệp đầu ngành xây dựng dân dụng, công nghiệp với năng lực thi công đã được chứng minh qua nhiều công trình trọng điểm. Trong khi đó, định giá của CTD đang tương đối hấp dẫn với mức P/B forward = 0,7 lần, thấp hơn nhiều so với trung bình chung của ngành.

2. Giá nguyên vật liệu và giá nhân công dự báo ổn định, CTD đang tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động, giảm nhân sự và các chức vụ quản lý để tiết giảm chi phí hoạt động sẽ giúp CTD giảm chi phí giá vốn.

3. CTD tăng tỷ trọng dự án KCN, dự án FDI, dự án thấp tầng, hạ tầng trong backlog giúp biên lợi nhuận gộp cũng sẽ hồi phục trong các năm tiếp theo. Biên lợi nhuận gộp của các dự án KCN ước tính ở mức 8% - 11%, cao hơn so với các dự án thấp tầng (5% - 6%) và dự án cao tầng (7% - 9%). Biên lợi nhuận gộp trung bình của CTD trong quá khứ biến động trong khoảng 5%-9% (trừ những năm ảnh hưởng Covid-19). Do đó uớc tính biên gộp trong dài hạn của CTD khoảng 5% để đảm bảo năng lực và tính cạnh tranh.

4. Nguồn backlog lớn đảm bảo công việc trong 2-3 năm tới: Backlog chuyển tiếp sang năm tài chính 2024 đạt hơn 20.000 tỷ đồng, ~1,37 lần doanh thu 2022. Cần lưu ý rằng, lượng backlog hiện tại của CTD sẽ sát với lượng công việc thực tế doanh nghiệp đang triển khai hơn do được tính theo giá trị hợp đồng ký kết(fast-track), thay vì cộng cả giá trị các MOU (biên bản ghi nhớ hợp tác) như trước đây. Qua đó tạo ra tăng trưởng doanh thu bền vững hơn, kèm theo chi phí và rủi ro thấp hơn trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh.

5. Danh mục khách hàng của CTD khá bền vững, bao gồm các nhà đầu tư có nền tảng tài chính vững mạnh và được nhiều người biết đến với uy tín cao như: Tập đoàn VinGroup, Tập đoàn Trung Thủy, Tập đoàn Doji, Tập đoàn Lego, Tập đoàn KN,…

6. CTD tiếp tục tăng trưởng trong tương lai khi doanh nghiệp này tập trung chiến lược đa dạng hóa các dự án nhận thầu. CTD sẵn sàng nhận thầu các dự án trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp, hạ tầng giao thông. CTD sẽ tập trung nhiều hơn vào các dự án quy mô lớn thay vì số lượng để đảm bảo chất lượng của chủ đầu tư giúp tránh rủi ro thu hồi công nợ.

7. Nhờ chính sách “Repeat Sales” hiệu quả và chiến lược đa dạng hóa các dự án tham gia đấu thầu. CTD duy trì được vị thế là chủ thầu có quy mô doanh thu lớn nhất và có tài chính lành mạnh, tỷ trọng vay nợ thấp.

8. Trích lập dự phòng khoảng phải thu giảm xuống từ 172 tỷ trong năm 2023; 113 tỷ đồng trong 2024; 97 tỷ trong năm 2025. Bảng cân đối kế toán của CTD đã được cải thiện và trở nên lành mạnh, minh bạch rõ ràng hơn sau khoản nợ của Tân Hoàng Minh – 484 tỷ, các khoản thanh toán từ khách hàng lớn – Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An giảm từ 975 tỷ đồng xuống 620 tỷ đồng, YoY, sau nhiều năm treo trên báo cáo.

9. CTD sở hữu tình hình tài chính khá lành mạnh. Tính đến cuối quý 1 niên độ tài chính 2023-2024, tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của công ty ở mức 14%, thấp nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết mảng xây lắp. Lượng tiền và đầu tư ngắn hạn đạt 4.079 tỷ đồng, chiếm 20% tổng tài sản, giúp CTD có khả năng cung cấp các hợp đồng xây dựng với các điều khoản hỗ trợ chủ đầu tư, cũng như không cần phải phụ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính để thực hiện dự án.


CTD sở hữu tình hình tài chính lành mạnh nhất trong số các doanh nghiệp niêm yết mảng xây lắp.

Lợi nhuận sẽ tăng trưởng mạnh giai đoạn 2024-2026?

Tính hết ngày 30/9, tổng tài sản của CTD đạt 20.551 tỷ đồng, giảm 4% so với số đầu tháng 7. Trong đó các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, ở mức 11.280 tỷ đồng, tương ứng 54%. Chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tài sản là lượng hàng tồn kho, đạt 2.928 tỷ đồng, tương ứng 14%. Tổng nợ phải trả của CTD ở mức 12.213 tỷ đồng với phần lớn là là nợ vay ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu đạt 8.388 tỷ đồng.

Trong năm 2024, CTD được dự báo ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.027 tỷ đồng (tăng 152% so với năm trước, tăng 17% so với năm 2022), lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số đạt 236 tỷ đồng (tăng 354% so với năm trước, tăng 1.024% so với năm 2022), tương đương EPS fwd = 2.383 đồng/CP, P/E fwd = 26x, P/B fwd = 0.7x.

Dự báo trên dựa vào các giả định sau: Doanh thu xây lắp đạt 17.027 tỷ đồng (tăng 152% so với năm trước, tăng 17% so với năm 2022); Biên lợi nhuận gộp đạt 2,8%, tăng 0,5 điểm % nhờ tăng tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp, FDI trong cơ cấu backlog. Biên lợi nhuận ròng đạt 1,4%, tăng 0,6%, nhờ giảm trích lập dự phòng khoản phải thu xuống, nhờ biên lợi nhuận cao hơn từ các chủ đầu tư lớn và công ty quản trị chi phí tốt.

Trong giai đoạn 2024-2026, kỳ vọng lợi nhuận ròng của CTD sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với CAGR 107%, từ mức nền thấp trong giai đoạn 2020-2023, nhờ các yếu tố sau: (1) là CTD sở hữu lượng backlog có giá trị lớn, đạt 20.000 tỷ đồng tính đến hết FY2023 trong bối cảnh thị trường xây dựng dân dụng đang gặp nhiều khó khăn.(2) là biên lợi nhuận gộp dự báo cải thiện lên mức 2,8% vào FY2024 (tăng 0,5 điểm % so với năm trước) và 3,0% vào FY2025 (tăng 0,3 điểm % so với năm trước) nhờ tiếp gia tăng tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp, FDI trong cơ cấu backlog.

CTD còn tích cực tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, như việc đẩy mạnh phát triển mảng xây dựng công nghiệp, xúc tiến đầu tư ra thị trường nước ngoài…

Mặt khác, CTD sở hữu tình hình tài chính khá lành mạnh, lượng khách hàng trung thành lâu năm, tài chính lành mạnh giúp CTD có khả năng cung cấp các hợp đồng xây dựng với các điều khoản hỗ trợ chủ đầu tư, cũng như không cần phải phụ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính để thực hiện dự án.


Biểu đồ giá CTD hết ngày 24/11/2023

Rủi ro đầu tư

1. Biến động giá nguyên vật liệu: Trong 2023, tuy giá thép đã giảm nhưng giá các loại nguyên vật liệu khác như xi măng vẫn đang ở mức cao.

2. Rủi ro pháp lý: Vào tháng 07/2023, CTD bị yêu cầu mở thủ tục phá sản bởi CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons do khoản nợ 322 tỷ đồng khi còn hoạt động cùng hệ sinh thái.

3. Rủi ro khoản phải thu đối với dự án Nam Hội An trị giá 620 tỷ đồng và khoản nợ 484 tỷ của THM.

4. Lợi nhuận giảm do đầu tư cổ phiếu: Danh mục đầu tư chứng khoán chỉ chiếm ~1,16% tổng tài sản nhưng ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận CTD do biên lợi nhuận ròng rất thấp (~0,14%). Để tương quan, dự phòng giảm giá ~10% danh mục đầu tư tương đương với LNST cả năm 2022 của CTD.

5. Do môi trường cạnh tranh của ngành xây dựng ngày càng cam go, việc thay đổi chủ sở hữu khiến cho CTD không có được lợi thế về mối quan hệ với một số chủ đầu tư, thị trường xây dựng công nghiệp tại Việt Nam còn khá eo hẹp…

Lời kết: khuyến nghị MUA cổ phiếu CTD quanh 55-60 với giá trị hợp lý cho 2024 là 82.234 đồng/cổ phiếu, upside 35-40%, dựa trên hai phương pháp định giá P/B và DCF với tỷ trọng 50%-50%.

Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, NgotMienTay chia sẻ đến ACE NĐT những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi nhận định trên là quan điểm cá nhân của NgotMienTay để ACE NĐT tham khảo, có thêm góc nhìn cho các quyết định mua/bán.

Rất mong nhận được ngày càng nhiều ý kiến đóng góp giá trị của ACE NĐT quan tâm qua số điện thoại 0934 115 956 hoặc ** 0362 762 967**

Quét mã QR Code mở tài khoản Chứng khoán tại SSI và đồng hành cùng NgotMienTay

27 Likes

Đã có ctd vùng 5x đang lãi 14% ad ơi. giảm nửa mua thêm bác ad, đổi chủ sức mạnh ctd vẫn còn nguyên

2 Likes

con này đồ thị như gmd và frt, đỉnh lịch sử giá hơn 200k

1 Likes

người khổng lồ tỉnh giấc :innocent: :innocent: :innocent:

1 Likes

Dt chà bá lửa lợi nhuận bé tẹo. Đặt trưng của dn xd

1 Likes

Tiền mặt hơn 4k tỷ trong đk kt hiện tại ai tiền mặt nhiều, kg nợ trái phiếu là vua rồi. Cơ cấu tiền/nợ của con này nhìn chung ổn. 4k tỷ với doanh nghiệp tầm trung như ctd thì đc rất nhiều việc

1 Likes

Giá cao quá a Ad. Con này ai thích trading cũng ok vì biên dao động rộng

1 Likes

Mua cp là mua kỳ vọng. Mua cao bán giá cao hơn, cổ phiếu này đỉnh nó ở 225k

1 Likes

CTD trong năm tài khoán tới chủ yếu tập trung và khách hàng lớn có chất lượng tài chính ổn định và mạnh thay vì tập trung vào số lượng như trước đây. Điều này sẽ giúp cho CTD không phải dùng quá nhiều đòn bẫy tài chính để thực hiện dự án dẫn đến nợ ngắn/dài hạn, các khoản phải thu khách hàng cũng giảm xuống. Đặt biệt các hợp đồng ký mới theo dạng Fast-Track

1 Likes

Con này tăng nhịp từ 30-60 hầu khiến nhiều nđt ngỡ ngàng. Vụ tụt thầu sân bay LT sàn 2 cây cũng chưa ai dám vào. nhưng vùng này nđt lao vào vì tích lũy khá ok, và có phiên break khá đẹp

:upside_down_face: giá cao thế lầy tiền đâu vào a ruột? 1 cổ này bằng 5 cổ nvl rồi

CTD về book value ko bác

p/b dưới 1 là quá đẹp rồi e. p.b của con này cao nhất là 2 lần. Về đến đây mình có nhà lầu xe hơi rồi e

Bài phân tích hay nhé

TIG nếu đánh giống thì sau chia sẽ vượt đỉnh

Khoảng nợ của THM kg quá khó đâu, ctd sẽ đòi đc hết thôi. có thể nhìn thấy được là trích lập dự phòng cho khoản nợ này đang giảm xuống, sang năm chỉ còn 94 tỷ thôi. Vấn đề lúc này là bên THM kg còn người có khả năng ra đàm phán các khoản nợ vì bị đi tù hết rồi. GĐ kế toán của CTD đã nói khoảng nợ này khó đòi nhưng bên CTD quyết tâm sẽ đòi đc. Sắp tới tiền mặt của CTD còn tăng lên, thời buổi này các cty xd bị chiếm dụng nợ cao, anh nào nhiều tiền là vua

giai đoạn 2007-2019 là thời hoàng kim của ngành xd. CTD lúc đó giá lên hơn 200k, sau bao lần chia trả lúc này vẫn còn hơn 150k. lúc hoàng kim con này p.b=2 lần, nhiều người giàu lên nhờ con này. bác Nguyễn Bá Dương cũng đi vào lịch sử khi lãnh đưa CTD thành 1 đế chế XD mới ở VN. Con này chỉ cần p.b=1.5 lần ai mua vùng giá này cũng lòi mồm, lúc đó vốn chủ sở hữu đã lên 15k tỷ rồi

ghê dị


Múc thôi chú Hòa ui @Huu_Hoa_Ba. CTD đã vượt qua trendline giảm giá 7 năm rồi

1 Likes

=))) áp lực quá dị, chơi tới chart tháng lun roàiiii