Xin chào Quý ACE Nhà Đầu Tư.
Hôm nay, Em sẽ phân tích cho mọi người về cổ phiếu CTD: Với rất nhiều kỳ vọng về đầu tư công trong năm 2025 nhưng với giá hiện tại thì mọi người có nên tham gia hay sẽ chờ nhịp điều chỉnh sắp tới.
Hãy cùng phân tích trong bài viết ngày hôm nay nhé.
I. Cơ cấu cổ đông của CTD
Nhóm ngành : Xây dựng
Vốn điều lệ: 1,036,332,610,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 103,633,261 cp
KL CP đang lưu hành: 99,930,014 cp
Là công ty có cơ cấu sở hữu khá phức tạp.
II. Kết quả kinh doanh 2024
doanh thu thuần: 6.886 tỷ ( +22%)
LNST của CĐ CTy Mẹ: 106 tỷ ( +54%)
TSSL gộp biên: +3%
EBITDA: 3%
TSSL/DTT: 2%
Phải thu ngắn hạn: 12.024 tỷ
Phải trả người bán ngắn hạn: 6.161 tỷ
Thặng dư vốn cổ phần: 2.880 tỷ
Tỷ số nợ/ TTS: 62%
Tỷ số nợ vay/TTS: 7%
III: Câu chuyện của CTD
- Sự thành công trong tái cấu trúc chuyển hướng sang tập trung xây dựng công nghiệp (mảng có vốn FDI):
- Một yếu tố quan trọng trong xu hướng này là đại dự án Lego (KCN VSIP III, tỉnh Bình Dương), dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2025. Dự án này, với doanh thu ghi nhận mới đạt 50% giá trị hợp đồng, đóng vai trò quan trọng là động lực tăng trưởng và đóng góp vào doanh thu thuần của mảng xây dựng công nghiệp. Ngoài ra, còn có thêm các dự án như Pandora (150 triệu USD); Suntory Pepsico (300 triệu USD).
- CTD ưu tiên xử lý các khoản nợ xấu tiềm tàng.
- Trong mảng xây dựng dân dụng. CTD trúng nhiều gói thầu như: dự án Sun Urban City của Sun Group (vốn đầu tư 35k tỷ đồng) đã khởi công vào 04/2024; dự án The Sola Park Imperia Smart City giai đoạn 2,…
- Mảng xây dựng: CTD trúng thầu dự án đường Thùy Vân trị giá 520 tỷ đồng.
- Lượng backlog chuyển tiếp sang nửa cuối năm tài chính 2025 tiếp tục xu hướng tăng, ước tính đạt 25k tỷ đồng. Đây là mức cao nhất trong nhiều năm và cao hơn 40% so với giá trị trung bình năm năm tài chính 2024. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phục hồi của mảng xây dựng dân dụng. Lượng backlog ký mới cho Q2/NTC25 dự kiến đạt khoảng từ 6.800 đến 7.000 tỷ đồng. (Lưu ý: Năm tài chính 2025 của CTD tính từ: 01/07/2024-30/06/2025). Tức là 2 quý đầu năm 2025 sẽ là năm CTD được book lợi nhuận tốt.
- Khoản phải thu chiếm hơn 12.000 tỷ, nỗi lo nợ xấu tăng lên hơn 2.200 tỷ
- Cũng giống như các đơn vị lớn trong ngành xây dựng khác, công nợ vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối của Coteccons.
- Theo ghi nhận trên BCTC hợp nhất niên độ 2023-2024 của Coteccons, tổng tài sản đơn vị có 22.869 tỷ đồng thì lượng tài sản phải thu chiếm tới 12.023,6 tỷ đồng. Lượng phải thu này tương đương tới 52% tài sản của đơn vị với phần lớn là tiền phải thu từ phía khách hàng.
- Trong hoạt động thu hồi nợ từ các đối tác, nợ xấu ghi nhận trên BCTC cũng có xu hướng tăng cao chưa từng có. giá trị nợ xấu đã tăng lên 2.243 tỷ đồng. Dự phòng cho khoản nợ xấu này ghi nhận trên BCTC là 1.355 tỷ đồng.
- Nợ xấu cùng công nợ khách hàng trong khoản phải thu của Coteccons đều phình to. Đi cùng đó là hoạt động tăng cường vay nợ trong niên độ tài chính vừa qua.
- Cụ thể, Coteccons có tới 14.278 tỷ đồng là nợ phải trả, chiếm 69% tổng nguồn vốn doanh nghiệp. Trong đó phần nợ vay ngắn hạn chiếm 1.519 tỷ đồng, tăng thêm 822 tỷ đồng so với đầu kỳ. Quy mô nợ vay dài hạn ngược lại giảm từ 498 tỷ đồng xuống còn 21 tỷ đồng.
- Không chỉ tăng cường vay nợ, quy mô dòng tiền chạy qua các khoản nợ vay của Coteccons cũng có chiều hướng gia tăng. Công ty vay thêm tới 3.978 tỷ đồng trong niên độ vừa qua trong khi cùng kỳ chỉ vay 1.607 tỷ đồng. Tiền trả nợ gốc vay trong kỳ theo đó cũng tăng từ 1.728 tỷ đồng lên 3.921 tỷ đồng.
- Công nợ từ các khoản phải thu đã khiến Coteccons dù ghi nhận lãi lớn 309 tỷ đồng nhưng dòng tiền mặt từ hoạt động kinh doanh trong kỳ chỉ mang về vỏn vẹn 24 tỷ đồng.
- Các dự án lớn.
Toàn cảnh dự án VSIP III và nhà máy LEGO tỷ USD đang xây dựng tại Bình Dương
- dự án quy mô một tỷ USD của Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) trên diện tích 44 ha, dự kiến xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên, được cung cấp năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo tại khu công nghiệp. Dự án này hiện nay đang được xây dựng.
Đây là nhà máy thứ 6 trên toàn thế giới, thứ hai tại châu Á và là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên trên thế giới của LEGO.
Đây là dự án với số vốn đầu tư lớn nhất do một doanh nghiệp Đan Mạch thực hiện tại Việt Nam; dự kiến sẽ tạo ra 4.000 việc làm khi đi vào hoạt động năm 2024.
Dự kiến, nhà máy này sẽ chạy bằng năng lượng mặt trời. Dự án sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024, góp phần tạo ra 4.000 việc làm trong vòng 15 năm tới.
Lượng backlog lên tới 25.000 tỷ đồng - Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2024 vừa diễn ra, ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT Xây dựng Coteccons cho biết lượng backlog đã ký của công ty đạt khoảng 30.000 tỷ đồng; trong đó, khoảng 25.000 tỷ đồng được chuyển tiếp sang năm 2025. Đồng thời, giá trị các hợp đồng mà công ty đang tham gia đấu thầu là hơn 16.800 tỷ đồng. Lượng công việc này sẽ đảm bảo kết quả kinh doanh của Xây dựng Coteccons trong thời gian tới.
- Chủ tịch Xây dựng Coteccons cũng tiết lộ, ước tính doanh thu của công ty trong quý 1 năm tài chính 2025 (tương đương quý 3/2024) ước đạt 4.708 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm trước.
- Xét về cơ cấu doanh thu, mặc dù hoạt động xây dựng dự án nhà vẫn đóng vai trò chủ lực, chiếm 53% tổng doanh thu của Xây dựng Coteccons trong năm 2024. Mảng xây dựng công nghiệp đã vươn lên mạnh mẽ, chiếm 40% tổng doanh thu với đối tác là các doanh nghiệp FDI lớn như Lego, Pandora, PepsiCo… Phần doanh thu còn lại của công ty đến từ các dự án nghỉ dưỡng.
- Đáng chú ý, các doanh nghiệp vốn FDI hiện chiếm 50% doanh thu của Xây dựng Coteccons. Các đối tác trong nước của công ty cũng đang tập trung vào các tập đoàn lớn như Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group,… Qua đó, giúp Xây dựng Coteccons có tiềm năng tiếp tục trúng các hợp đồng lớn và quan trọng hơn an toàn về mặt công nợ phải thu trong tương lai.
- Về tình hình trích lập dự phòng, tính đến cuối năm tài chính 2024, Xây dựng Coteccons đã trích lập được khoảng 60% tổng các khoản phải thu khó đòi. Chủ tịch Xây dựng Coteccons cho biết áp lực trích lập dự phòng trong năm 2025 sẽ giảm mạnh so với 3 năm trước và có thể công ty sẽ ghi nhận những khoản thu nhập từ thu hồi nợ xấu.
- Trong năm tài chính 2025, Xây dựng Coteccons đặt mục tiêu doanh thu tăng gần 19% lên 25.000 tỷ đồng và lãi ròng dự kiến tăng 39%, đạt 430 tỷ đồng. Đây được xem là bước chạy đà trước khi công ty tăng tốc trong chu kỳ phát triển mới
Kết Luận:
CTD hứa hẹn sẽ bùng nổ trong năm 2025 nhưng xét thêm về mặt đồ thị kỹ thuật thì thời điểm hiện tại chưa nên mua mới. Cần tích lũy lại hoặc xảy ra điều chỉnh ngắn hạn thì mới nên tham gia mới.
LH Za.lo: để biết thêm chi tiết về deal CTD này nhé.