1. Thông tin doanh nghiệp
Coteccons là một trong những đơn vị xây dựng hàng đầu tại Việt Nam, chuyên đảm nhận vai trò tổng thầu, thiết kế và thi công cho các dự án lớn trên cả nước. Thương hiệu Coteccons được xem là bảo chứng chất lượng cho những công trình mang đẳng cấp quốc tế.
Phương châm hoạt động của Coteccons là xây dựng hình ảnh dựa trên giá trị thực từ các công trình khách hàng. Công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, đảm bảo mỗi công trình đều đạt chất lượng cao nhất và tối ưu hóa chi phí.
2. Kết quả kinh doanh
Trong Quý 1-2024, Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (CCDV) đạt 4,123,955 triệu VNĐ, tăng 31.75% so với 3,129,647 triệu VNĐ của Quý 1-2023. Giá vốn hàng bán tăng 30.92%, từ 3,074,048 triệu VNĐ lên 4,023,751 triệu VNĐ. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV đạt 100,205 triệu VNĐ, tăng 80.19% so với 55,600 triệu VNĐ của cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận tài chính cũng tăng 30.87%, từ 52,725 triệu VNĐ lên 68,991 triệu VNĐ. Lợi nhuận khác tăng từ -754 triệu VNĐ lên 8 triệu VNĐ, cho thấy sự cải thiện đáng kể. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 86,200 triệu VNĐ, tăng 193.75% so với 29,351 triệu VNĐ của Quý 1-2023. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 66,636 triệu VNĐ, tăng 202.10% so với 22,061 triệu VNĐ của năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ đạt 66,630 triệu VNĐ, tăng 201.67% so với 22,091 triệu VNĐ của Quý 1-2023.
Những con số này cho thấy Coteccons đã có một Quý 1-2024 vô cùng thành công, với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở hầu hết các chỉ tiêu quan trọng. Điều này khẳng định năng lực quản lý và chiến lược kinh doanh hiệu quả của công ty.
3. Tiềm năng doanh nghiệp
Xây dựng hạ tầng công nghiệp: Cơ hội tiềm năng cho Coteccons.
Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng công nghiệp. Tính đến hết tháng 04/2024, vốn FDI thực hiện trong 4 tháng đầu năm đã đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất trong 5 năm qua. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với các sự kiện bất định như chiến tranh thương mại, hậu quả của COVID-19, xung đột địa chính trị và nguy cơ suy thoái kinh tế, Việt Nam vẫn duy trì được sự hấp dẫn này là một thành công lớn.
Trong giai đoạn 2020-2023, vốn FDI thực hiện đạt 85.3 tỷ USD, tăng 17.2% so với giai đoạn 2016-2019, cho thấy Việt Nam vẫn là điểm đến ưu tiên của dòng vốn FDI. Một số yếu tố quan trọng bao gồm:
-
Địa chính trị: Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, từ đó thúc đẩy chiến lược Trung Quốc +1, với Việt Nam là lựa chọn ưu tiên nhờ vị trí địa lý gần Trung Quốc, chi phí lao động hợp lý và hạ tầng cải thiện, đặc biệt là hạ tầng hàng không.
-
Đầu tư công nghệ cao: Các tập đoàn công nghệ và sản xuất điện tử lớn như Samsung và Apple đang mở rộng quy mô tại Việt Nam, với mục tiêu hình thành các hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ. Việt Nam cũng là vị trí trọng tâm trong chính sách hướng Nam của Hàn Quốc, với nhiều Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa doanh nghiệp hai nước được triển khai.
-
Chiến lược Trung Quốc +1: Khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu vào hàng hóa Trung Quốc, nhiều công ty, bao gồm cả các công ty Trung Quốc, đã đẩy mạnh chiến lược này. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đang gia tăng, từ các doanh nghiệp sản xuất truyền thống như dệt may, đồ gia dụng đến lĩnh vực điện tử trong năm 2024.
Với kinh nghiệm và năng lực thi công đã được kiểm chứng, cùng với việc không có đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực phía Nam Việt Nam, Coteccons được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong mảng xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Các lợi thế cạnh tranh chính của Coteccons trong lĩnh vực này bao gồm:
-
Xây dựng các dự án xanh: Coteccons là đơn vị đi đầu trong xây dựng các dự án xanh, đóng góp tới 23% số lượng dự án được cấp chứng nhận LEED và LOTUS tại Việt Nam. Chiến lược phát triển xanh, bền vững của các tập đoàn toàn cầu đòi hỏi các nhà máy phải tuân theo tiêu chuẩn xanh, và Coteccons có kinh nghiệm xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO tại Việt Nam, cùng với nhiều công trình công nghiệp tiêu chuẩn LEED khác như Nhà máy Apache (Tiền Giang), Nhà xưởng BW Industry Yên Phong CN14.1 (Bắc Ninh), Nhà máy Suntory Pepsico (Long An), và Nhà máy Pandora (Bình Dương).
-
Kinh nghiệm xây dựng đa dạng: Coteccons có kinh nghiệm xây dựng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất xe điện (Vinfast), sản xuất giày dép (Apache), sản xuất thực phẩm (Heineken, Suntory Pepsico), sản xuất thép (Khu liên hợp Hòa Phát Dung Quất), và sản xuất sản phẩm điện tử (Foxconn). Điều này giúp Coteccons hiểu rõ nhu cầu của từng tệp khách hàng trong quá trình thi công.
Cơ hội rộng mở dành cho Coteccons
Chiến lược “Repeat Sales” là một trong ba trụ cột chiến lược mà Coteccons đang hướng tới. Chiến lược này đòi hỏi các nhà thầu xây dựng phải duy trì chất lượng thi công và đáp ứng được năng lực thi công trong suốt thời gian thực hiện dự án, từ đó xây dựng được sự tin tưởng của các chủ đầu tư và tạo tiền đề cho việc thực hiện các dự án tiếp theo với các chủ đầu tư này trong tương lai. Ba trụ cột chiến lược kinh doanh của Coteccons bao gồm:
(i) Repeat sales, (ii) Tìm cơ hội từ các đại dự án, và (iii) Phát triển hoạt động kinh doanh mới như xây dựng hạ tầng giao thông hoặc tham gia lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Chiến lược “Repeat Sales” không chỉ mang lại lợi ích từ việc có được khách hàng thân thiết và nguồn dự án thường xuyên, mà còn là một phương pháp quản trị rủi ro hiệu quả khi cả chủ đầu tư và chủ thầu đều hiểu rõ năng lực của nhau, bao gồm năng lực thi công, sức khỏe tài chính, khả năng chi trả, v.v. Coteccons đã thực hiện rất thành công chiến lược kinh doanh này trong giai đoạn 2022-2023, khi hàng loạt các dự án trúng thầu mới đến từ các chủ đầu tư trong giai đoạn trước đó.
Tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh ngành xây dựng tại Việt Nam so với quý trước đó
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cảu các doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam. (Đơn vị: % - Thể hiện tỷ lệ % các doanh nghiệp phản ánh về các tiêu chí ảnh hưởng kinh doanh được khảo sát)
Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng được điều tra từ 6,405 doanh nghiệp ngành xây dựng của 63 tỉnh thành tại Việt Nam, hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng trong quý 1/2024 được các doanh nghiệp đánh giá là khó khăn hơn quý IV/2023. Cụ thể, 16.3% doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn so với quý trước, 41.5% doanh nghiệp nhận định hoạt động giữ ổn định và 42.2% doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn.
Trong giai đoạn quý 1/2023 – quý 1/2024, ngành xây dựng nói chung đang bị ảnh hưởng từ các yếu tố sau:
- Thiếu hụt hợp đồng mới: Ảnh hưởng đến khả năng duy trì dòng tiền hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng.
- Nợ tồn đọng: Không được thanh quyết toán đúng hạn.
- Yêu cầu về năng lực thi công cao: Ngày càng cao hơn.
- Giá nguyên vật liệu tăng: Tình trạng giá nguyên vật liệu tăng cao gây khó khăn.
Tính từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 02/2024, Coteccons đã giành được hàng loạt các gói thầu lớn có giá trị tổng cộng trên 18 nghìn tỷ VNĐ. Trong đó, giai đoạn 1H2023, Coteccons đã trúng được 3.3 nghìn tỷ VNĐ và trong 8 tháng đầu năm 2024, CTD tiếp tục ghi nhận trúng thầu hàng loạt các dự án mới với tổng giá trị lên đến 15,000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh toàn thị trường đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, việc liên tục giành được các hợp đồng lớn đã chứng minh được năng lực thi công và sự tín nhiệm của thị trường dành cho Coteccons. Điều này sẽ giúp Coteccons đảm bảo được khối lượng công việc thi công và duy trì kết quả kinh doanh tích cực trong giai đoạn 2024-2025.
Các giả định về triển vọng kinh doanh ngắn hạn
Doanh thu: Trong 3 quý đầu niên độ năm 2024, theo Coteccons, tổng giá trị kí mới dự kiến đạt khoảng 19,000 tỷ đồng, giúp tổng giá trị backlog còn lại của Coteccons hiện nay rơi vào khoảng 24,000 tỷ đồng. Nếu tính trung bình từ giai đoạn 10 năm gần đây (2014 – 2024), giá trị kí mới trung bình của Coteccons rơi vào khoảng 20,000 tỷ đồng mỗi năm. Trong bối cảnh dòng vốn FDI công nghệ cao tiếp tục đổ vào Việt Nam (kỳ vọng tăng trưởng 5% YoY), kinh nghiệm và năng lực thi công đã được chứng minh, và sự gia tăng của các dự án xanh, chúng tôi kỳ vọng Coteccons sẽ tiếp tục duy trì khả năng kí mới hàng năm vào khoảng 20,000 tỷ đồng trong giai đoạn 2025-2027.
Biên lợi nhuận gộp và vòng quay vốn lưu động: Vì tỉ trọng đóng góp của hoạt động công nghiệp (có biên lợi nhuận tốt hơn) có xu hướng gia tăng trong tương lai, chúng tôi kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của Coteccons sẽ tiếp tục cải thiện từ mức 3.39% trong 3Q2024 đến mức 3.47% cho năm 2024 và tiến dần về mức 3.77% vào năm 2027. Với tỉ trọng đóng góp của hoạt động công nghiệp tăng, Coteccons cũng sẽ tiếp tục cải thiện số ngày phải thu và hàng tồn kho, vì các doanh nghiệp FDI thường có tình hình tài chính tốt hơn các doanh nghiệp bất động sản trong nước. Theo báo cáo 3Q24, Coteccons đã ghi nhận việc cải thiện mạnh số ngày phải thu từ mức ~ 280-290
4. Định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu của CTD, TOPFIN kết hợp sử dụng 2 phương pháp định giá là P/B với giá trị trung bình thị trường ~1.8, giá trị sổ sách CTD hiện tại 85,252 đồng. Và định giá PE với PE trung bình thị trường chung đang quanh 16.2.
Định giá hợp lý của cổ phiếu CTD là 98,670 đồng/cổ phiếu cao hơn khoảng 32% so với giá 74.700 đồng/ cổ phiếu hiện tại. Cổ phiếu thích hợp chiến lược mua đầu tư, đặc biệt khi xuất hiện tín hiệu mua vào của dòng tiền lớn trên Bảng dòng tiền tự động.
Định giá P/B của CTD trong 10 năm qua (2014 - 2024)
Nhóm Hỗ Trợ Nhà đầu Tư TCBS Miễn Phí - Miễn Phí Khóa Học Đầu Tư Chứng Khoán VN- Robot chứng khoán Cơ Sở báo gom hàng NĐT Lớn- Robot Phái Sinh báo lệnh