CTD - Hào quang ông Vua xây dựng
CTD là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam, công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công, xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng. Năng lực thi công của của CTD được khẳng định khi bắt tay với các chủ đầu tư trong và ngoài nước như Vinhomes, Vinfast, Lego, etc.
Luận điểm đầu tư:
CTD tạo đà bứt tốc kể từ khi CTD cơ cấu bộ máy nhân sự đặc biệt là vị trí BLĐ. Sau khi thực hiện các cải tổ mạnh mẽ trong bộ máy quản lý và đưa ra những chiến lược kinh doanh mới, phù hợp với xu hướng toàn cầu, CTD đang dần khôi phục vị thế dẫn đầu trong ngành xây dựng.
CTD có động lực tăng trưởng lớn đến từ:
-
Biên lợi nhuận gộp và sức khỏe tài chính không ngừng cải thiện đặc biệt là kể từ sau giai đoạn tái cơ cấu. Trích lập dự phòng giảm.
-
Chiến lược kinh doanh bắt kịp xu hướng chung thế giới, khai thác tốt tiềm năng của sự dịch chuyển FDI. Số lượng dự án chưa triển khai lớn (có sự gia tăng gần đây)
Về mô hình kinh doanh của CTD:
Mô hình kinh doanh của Coteccons tập trung vào Mảng cốt lõi là mảng xây dựng, chuyên thi công các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, thương mại, khách sạn và các công trình công nghiệp khác.
Bên cạnh xây dựng, Coteccons còn mạnh về hệ thống cơ điện lạnh, cung cấp các giải pháp toàn diện cho các công trình kết hợp bán hàng chuyển nhượng BĐS.
1. Năng lực tài chính CTD:
- CTD là thuộc top và có bức tranh tại chính cực kỳ lành mạnh, ít nợ vay (giai đoạn trước còn không có vay nợ).
- Phản ánh qua lượng vốn DN có sẵn thông qua giá trị tiền mặt ròng và tỷ lệ nợ vay/VCSH của CTD.
- CTD áp dụng thành công chiến lược “BAO THANH TOÁN” và “REPEAT SALES”
CTD đang áp dụng BAO THANH TOÁN với các dự án thuộc VINHOMES. Nghĩa là ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán cho CTD, phía VINHOMES sẽ thanh toán tiền và các chi phí cho ngân hàng. Đây là bước đi rất khôn khéo của CTD, có thể quản lý tốt rủi ro và mối quan hệ thân thiết với những khách hàng chất lượng.
Chiến thuật này kết hợp với việc nâng cao hiệu quả phòng đấu thầu và thực thi chiến thuật “ bán hàng lặp lại” ( repeat sales) đã mang lại lợi nhuận bứt phá 60% doanh thu năm 2022 Và đưa CTD về vị trí số 1 ngành xây dựng VN. Bằng chứng là CTD đã trúng thầu nhiều dự án từ các khách hàng cũ. Các hợp đồng mới được ký của CTD có giá trị lên đến 10.3 nghìn tỷ đồng.
Chiến thuật này vẫn phát huy tối đa hiệu quả vào năm 2023 và khi mang lại lợi nhuận backlog cho năm 2024- 2025 đạt trên 20.000 tỷ đồng
Chiến lược Bao thanh toán còn giúp cho tình hình tài chính của CTD duy trì khá an toàn khi tỷ lệ nợ trên vốn chủ thấp và số ngày chuyển đổi sang tiền mặt đang tốt hơn trung bình ngành .
*** CTD cũng đang tích cực Quản lý dự phòng và nợ xấu với Mục tiêu năm 2025 là không tăng trích lập dự phòng và giảm nợ xấu, với khả năng thu hồi 100 tỷ đồng từ các khoản nợ đã trích lập trước đó, đảm bảo quản lý tài chính chặt chẽ trong tương lai.**
*** Sức khỏe tài chính không ngừng cải thiện nhờ kết quả kinh doanh và biên lợi nhuận gộp cải thiện.**
Về kết quả hoạt động kinh doanh:
Ngày sau khi Cơ cấu bộ máy thành công CTD đã có những bước nhảy vọt về Doanh thu và biên lợi nhuận gộp trong năm 2022-2023.
Sang đến năm 2024, Báo cáo Q3/24 (Q1/NĐTC 2024-2025) của CTD ghi nhận doanh thu đạt 4.759 tỷ đồng, tăng trưởng doanh thu 15,4% yoy nhờ lượng backlog đang được liên tục duy trì ở mức cao.
Đây là quý thứ 3 CTD ghi nhận tăng trưởng dương tuy nhiên mức tăng trưởng đã chậm lại khi doanh thu đã giảm 28% QoQ. Tuy nhiên do mức tăng của giá vốn hàng bán chậm hơn mức tăng của doanh thu, nên lợi nhuận gộp của CTD đạt 205 tỷ đồng – tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Biên lãi gộp vì thế đạt 4,3%. Đây là quý thứ 2 biên lãi của CTD đạt mốc trên 4% kể từ 2022 trở lại đây.
Sau giai đoạn cơ cấu tình hình tài chính của CTD cũng cải thiện hơn biên lợi nhuận gộp tăng và chi phí trích lập dự phòng giảm, thậm trí là quý vừa rồi CTD đã quyết định Không trích lập dự phòng. Do CTD đã trích lập dự phòng đầy đủ cho ba bên nợ lớn nhất, phần còn lại bao gồm các dự án BĐS nhà ở và BĐS nghỉ dưỡng nhỏ hơn trong giai đoạn 2020-2022.
Tỷ suất lợi nhuận gộp CTD cũng được dự đoán tăng nhờ các thương vụ và khối lượng dự chưa triển khai đa dạng. Tính đến tháng 6/2024 (thời điểm kết thúc NĐTC 2023-2024 của CTD), tổng trị giá của các dự án chưa triển khai đạt 30 nghìn tỷ đồng và trong đó 50% là các dự án FDI, 45% là các dự án BĐS nhà ở và 5% còn lại là các dự án BĐS nghỉ dưỡng
Kế hoạch doanh thu cho niên độ tài chính 2024-2025 đặt mục tiêu 25.000 tỷ đồng, tăng 18,8% so với niên độ trước. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 430 tỷ đồng, tăng 38,7% so với năm trước.
2. Sự dịch chuyển cơ cấu hoạt động kinh doanh phù hợp với xu hướng chung thế giới.
Sau cơ cấu, BLĐ mới với những đường hướng kinh doanh mới, chuyển mình đón đầu làn sóng tăng trưởng phù hợp hơn với xu hướng chung của toàn thế giới, đặc biệt sự dịch chuyển cơ cấu hoạt động kinh doanh bắt nhịp kịp thời với sự dịch chuyển dòng vốn FDI mang lại nhiều tiêm năng to lớn cho CTD giúp CTD đang dần trở lại ngôi vương ngành xây dựng của mình.
Trước đây CTD được biết như công ty xây dựng dân dụng top đầu nhưng từ 2023, CTD chuyển sang mảng xây dựng công nghiệp khi mà mảng dân dụng đã khó khăn chung với ngành BĐS mà nguồn với FDI vẫn đang chảy mạnh vào Việt Nam.
- Tỷ lệ vốn FDI đăng ký vào Việt Nam giai đoạn 2021-2024 đang tăng đều. Thực tế đã chứng minh, lũy kế 11T24, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 30 tỷ đô, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Điểm đặc biệt là cơ cấu dòng vốn đang đi mạnh vào lĩnh vực Bất động sản – Xây dựng khi đạt mốc 5,8 tỷ đô, tăng 18% so với cả năm 2023, chiếm tới 21% tổng tỷ trọng đầu tư tư đầu năm tới nay.
- Tỷ lệ giải ngân vốn FDI tăng trưởng tốn với lũy kế 56%.
CTD đã ra chiến lược linh hoạt bằng cách chuyển dịch cơ cấu tập trung vào mảng Xây dựng công nghiệp, đưa mảng này trở thành “mũi nhọn” tăng trưởng chính của CTD khi mà đây cũng là mảng có biên lợi nhuận tốt nhất.
CTD là gương vàng trong các dự án xây dựng công nghiệp Năng lực đã được chứng minh khi CTD đã cho ra đời những công trình hạ tầng công nghiệp nổi bật như Sản xuất xe điện (Vinfast), Sản xuất giày dép (Apache), Sản xuất thực phẩm (Pepsico), Sản xuất thép (Dung Quất) … với “bản CV” chất lượng và đa dạng ngành nghề này thì hoàn toàn tự tin CTD có thể phục vụ nhiều tệp khách hàng và đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật khắt khe nhất.
CTD cũng trang bị cho mình “Vũ khí bí mật” là Chứng chỉ LEED (chứng nhận cho các công trình xây dựng xanh) giúp cho Coteccons giành được các hợp đồng FDI từ nước ngoài. Trong đó có LEGO Factory (chứng nhận LEED GOLD), Suntory Pepsico (chứng nhận LEED Platinum), Pandora Factory (chứng nhận LEED GOLD).
Đặc biệt, khi Tổng thống Donald Trump tái đắc cử vị trí lãnh đạo nước Mỹ, cùng với chính sách áp thuế mạnh tay lên Trung Quốc, khiến hàng loạt doanh nghiệp dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, Việt Nam trong quá khứ đã khéo léo tận dụng các hiệp định thương mại để đa dạng hóa giao thương, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam được lựa chọn là điểm đến sáng cho nguồn vốn FDI, điều này sẽ mang lại sự tích cực cho mảng xây dựng Công nghiệp của CTD.
*** CTD cũng hưởng lợi từ câu chuyện giải ngân đầu tư công**
Yếu tố quan khác trọng tác động đến nhóm doanh nghiệp đầu tư công hay xây dựng là câu chuyện giải ngân đầu tư công, nhìn qua tổng vốn giải ngân đầu tư công trong năm nay có thể chứng minh phần nào sự đi lùi khó rõ về nhóm cổ phiếu này.
Tuy nhiên năm 2025 với những hành động quyết liệt để giải quyết pháp lý cụ thể mạnh mẽ hơn khi luật đầu tư công sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 là những điểm nhấn để giá trị giải ngân tăng tốt trong năm tới.
Hơn nữa, năm 2025 là một năm đặc biệt khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của cả nước, hay cũng là năm cuối của nhiệm kỳ, đây được coi là năm mà những quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị cả nước sẽ được đẩy lên cao. Trong đó mục tiêu cụ thể là GDP tăng trưởng từ 6,5% - 7% và phấn đấu đạt 7,0%-7,5%. Vì vậy, việc giải ngân đầu tư công được ưu tiên thúc đẩy cao.