CTD triển vọng

Chúng tôi dự phóng doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2023 của CTCP Xây dựng Coteccons (CTD – sàn HOSE) hồi phục lên mức lần lượt 17.700 tỷ đồng (tăng 22% so với năm trước) và 191 tỷ đồng (tăng trưởng 824%). Kết quả dựa trên dự phóng nguồn backlog hồi phục lên mức 17.000 tỷ đồng và giá trị hợp đồng ký mới ước đạt 19.000 tỷ đồng trong năm 2023.

Mức trích lập khoản phải thu dự báo giảm xuống 172 tỷ trong năm 2023 và 113 tỷ đồng trong 2024. Khoản phải thu của 16 dự án tồn đọng từ thời Ban lãnh đạo cũ dự kiến được trích lập 98% vào cuối 2023. Khoản phải thu của dự án Nam Hội An có rủi ro thấp do chủ đầu tư vẫn đang thanh toán đầy đủ theo tiến độ 2-3 lần/tháng. Dòng tiền của chủ đầu tư đang tương đối tốt khi du lịch tại Đà Nẵng đang hồi phục mạnh giúp tăng nguồn thu của Casino, khách sạn.

Biên lợi nhuận của CTD dự báo hồi phục lên 3% trong năm 2023 và 3,5% trong năm 2024. Chúng tôi kỳ vọng với giá nguyên vật liệu và giá nhân công dự báo ổn định, CTD đang tiếp tục quản lý chặt chẽ hoạt động, giảm nhân sự và các chức vụ quản lý để tiết giảm chi phí hoạt động sẽ giúp CTD giảm chi phí giá vốn. CTD tăng tỷ trọng dự án khu công nghiệp, hạ tầng trong backlog giúp biên lợi nhuận gộp cải thiện.

CTD sau quá trình tái cơ cấu đã đạt được thành quả nhất định. Nguồn việc đã hồi phục trở lại với backlog hơn 17.000 tỷ đồng nhờ chính sách “Repeat Sales” hiệu quả và chiến lược đa dạng hóa các dự án tham gia đấu thầu. CTD duy trì được vị thế là chủ thầu có quy mô doanh thu lớn nhất và có tài chính lành mạnh, tỷ trọng vay nợ thấp.

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền giá mục tiêu cho cổ phiếu CTD là 66.234 đồng/cổ phiếu. Do giá giao dịch hiện tại của CTD đang cao hơn giá đóng cửa ngày 09/8/2023 là 0,4%, BVSC khuyến nghị NEUTRAL đối với cổ phiếu CTD.

rong năm 2024, BSC dự báo CTCP Xây dựng Coteccons (CTD – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 17.027 tỷ đồng (tăng 152% so với năm trước, tăng 17% so với năm 2022), lợi nhuận sau thuế - cổ đông thiểu số đạt 236 tỷ đồng (tăng 354% so với năm trước, tăng 1.024% so với năm 2022), tương đương EPS fwd = 2.383 đồng/CP, P/E fwd = 26x, P/B fwd = 0.7x. Dự báo trên dựa vào các giả định sau: Doanh thu xây lắp đạt 17.000 tỷ đồng (tăng 153% so với năm trước, tăng 17% so với năm 2022); Biên lợi nhuận gộp đạt 2,8%, tăng 0,5 điểm % nhờ tăng tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp trong cơ cấu backlog; Biên lợi nhuận ròng đạt 1,4%, tăng 0,6 điểm %, nhờ giảm trích lập dự phòng khoản phải thu xuống còn 104 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2024-2026, BSC kỳ vọng lợi nhuận ròng của CTD sẽ tăng trưởng mạnh mẽ với CAGR 107%, từ mức nền thấp trong giai đoạn 2020-2023, nhờ các yếu tố sau: thứ nhất là CTD sở hữu lượng backlog có giá trị lớn, đạt 20.000 tỷ đồng tính đến hết FY2023 trong bối cảnh thị trường xây dựng dân dụng đang gặp nhiều khó khăn. Thứ hai là biên lợi nhuận gộp dự báo cải thiện lên mức 2,7% vào FY2024 (tăng 0,5 điểm % so với năm trước) và 3,0% vào FY2025 (tăng 0,3 điểm % so với năm trước) nhờ gia tăng tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp trong cơ cấu backlog. Thứ ba là giảm trích lập dự phòng khoản phải thu xuống còn lần lượt 94 tỷ đồng và 77 tỷ đồng trong 2024 và 2025. Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTD với giá trị hợp lý cho 2024 là 78.700 đồng/CP (Upside 26% so với giá đóng cửa ngày 13/11/2023), dựa trên hai phương pháp định giá P/B và FCFF với tỷ trọng 50%-50%. Đối với phương pháp P/B, chúng tôi sử dụng P/B mục tiêu = 0.9x. Đối với phương pháp FCFF, chúng tôi sử dụng tỷ lệ chiết khấu WACC = 14% và tỷ lệ tăng trưởng dài hạn = 2%.

1 Likes

Trong giai đoạn 2025-2027, bên cạnh sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu được củng cố bởi khối lượng backlog duy trì tại mức cao, biên lợi nhuận của CTCP Xây dựng Coteccons - CTD (HOSE) kỳ vọng sẽ được nới rộng nhờ gia tăng tỷ trọng mảng xây dựng công nghiệp và giảm áp lực trích lập dự phòng. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTD với mức định giá hợp lý là 76.017 đồng/CP. Luận điểm đầu tư: Thứ nhất, trong giai đoạn 2025 – 2026, VCBS đánh giá nguồn việc và kết quả kinh doanh mảng xây dựng dân dụng của CTD sẽ ghi nhận sự phục hồi tích cực nhờ (1) nguồn cung nhà ở sẽ tiếp tục duy trì xu hướng tăng, (2) Chính phủ đã có những động thái rõ ràng và tương đối quyết liệt trong việc đẩy nhanh quá trình phê duyệt pháp lý các dự án. Thứ hai, vị thế vững vàng trong mảng xây dựng công nghiệp là động lực đem lại khối lượng backlog ở mức cao (khoảng 25.000 – 30.000 tỷ đồng) cho CTD trong giai đoạn 2025-2027 nhờ: (1) Tiềm năng thu hút FDI tại Việt Nam còn lớn, (2) CTD sở hữu kinh nghiệm quan trọng và uy tín tốt sau khi thi công thành công các dự án lớn, đòi hỏi khắc khe về kĩ thuật và tiến độ xây dựng, (3) Việc tiên phong áp dụng mô hình quản trị theo các tiêu chí ESG giúp gia tăng khả năng trúng thầu. Thứ ba, VCBS kỳ vọng biên lợi nhuận của CTD sẽ tiếp tục được cải thiện trong giai đoạn 2025-2027 nhờ gia tăng tỷ trọng đóng góp từ các gói thầu xây dựng công nghiệp và giảm áp lực trích lập chi phí dự phòng phải thu.

1 Likes