CTG - Cầm đầu ngành ngân hàng

Cổ phiếu dẫn dắt nhóm ngành Ngân hàng với tiềm năng tăng trưởng mạnh nhờ vào:

  • Hoạt động kinh doanh cốt lõi cải thiện đáng kể từ năm 2025 bao gồm tăng trưởng tín dụng, chất lượng tài sản và chi phí dự phòng.
  • Mức định giá hấp dẫn với P/B dự phóng là 1,27x và ROE vượt 19% trong năm 2025.

1. Phân tích kĩ thuật
Phân tích đồ thị kĩ thuật

- Cp hình thành mẫu hình Cốc tay cầm tăng giá kinh điển trên thị trường. Thường cp sẽ bước vào đà tăng dài hạn khi hoàn thiện mẫu hình này, và tăng ít nhất 20-30% trong ngắn – trung hạn.

  • Hiện tại từ vùng giá break-out (36-37), CTG đã tăng được 12-15%. Dư địa tăng giá trong thời gian tới vẫn còn lớn. Các điểm mua pullback trở lại quanh MA10 tuần là cột mốc mua mới hợp lí cho NDT đứng ngoài giai đoạn vừa qua.

2.Triển vọng kinh doanh năm 2025:

  • Trong năm 2025, chúng tôi ước tính lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 40 nghìn tỷ đồng (+26% svck), nhờ dự phòng tín dụng giảm (-12,7% svck xuống 24 nghìn tỷ đồng) và thu nhập lãi thuần cải thiện (+15% svck). Thu nhập thuần ngoài lãi tăng 6,3% svck, do chúng tôi dự báo thu từ nợ xấu đã xử lý đạt 9 nghìn tỷ đồng trong năm 2025.

  • Tăng trưởng tín dụng dự kiến đạt 17,5% so với năm 2024, lên 2,03 triệu tỷ đồng, tập trung vào các dự án lớn và FDI trong khi ngân hàng vẫn tiếp tục hỗ trợ phân khúc bán lẻ và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chúng tôi kỳ vọng CTG sẽ duy trì mức lãi suất cho vay hợp lý để hỗ trợ nền kinh tế mặc dù lãi suất huy động được cho là sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2025. Do đó, NIM dự kiến giảm nhẹ xuống 2,84% (-4 điểm cơ bản svck).

  • Chất lượng tài sản tiếp tục được củng cố, với tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,15% và chi phí tín dụng duy trì khoảng 1,3%. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu được kỳ vọng sẽ cải thiện lên 189%. Chỉ số chi phí/thu nhập hoạt động (CIR) dự kiến tăng lên 30,7% trong năm 2025 (từ 27,5% trong năm 2024) do CTG tăng cường đầu tư vào số hóa.

Quan điểm ngắn hạn: Với mức nền thấp trong Q1/2024, chúng tôi dự báo LNTT sẽ tăng mạnh trong Q1/2025, được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng tiếp tục cải thiện.

3.Luận điểm đầu tư 2025

Với tổng nợ xấu đã xử lý tính từ năm 2019 đạt 86,1 nghìn tỷ đồng, chúng tôi cho rằng phần lớn các khoản nợ xấu và nợ tồn đọng ở chu kỳ trước đã được xử lý trong năm 2024.

=> Do đó, CTG có thể giảm chi phí tín dụng trong năm 2025 và tối ưu hóa cấu trúc cho danh mục cho vay trong trung và dài hạn. Với các yếu tố cơ bản cải thiện, chúng tôi ước tính ROE sẽ vượt mức 19% cho năm 2025 và duy trì ở mức cao cho những năm tới.

4 Likes


đã vào hàng giá 41

cầm tốt

CTG giá mục tiêu bao nhiêu ad

41-41.5 lên 47-48

CTG - Kì vọng tăng trưởng tín dụng cao trong 2025

CẬP NHẬT KQKD

4Q2024, LNTT đạt 12,245 tỷ VND, tăng 59.1% YoY

4Q2024, CTG có thu nhập lãi thuần đạt 16,312 tỷ VND (+4.7% QoQ, +11.9% YoY); TOI đạt 21,285 tỷ VND (-2.9% QoQ, +15.2% YoY). Chi phí trích lập dự phòng giảm mạnh 44.9% YoY khiến LNTT đạt 12,245 tỷ VND (+86.9% QoQ, +59.1% YoY). Lũy kế cả năm 2024, LNTT đạt 31,758 tỷ VND, tăng 27.1% YoY.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng ~ 17% với động lực từ khách hàng bán lẻ

CTG dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 đạt ~ 17% trong đó phân khúc bán lẻ và FDI là động lực tăng trưởng chính, lần lượt đạt 21% YoY và 25% YoY trong khi khối Khách hàng doanh nghiệp lớn và SME tăng khoảng 13-15%.

Nền lãi suất cho vay dự kiến vẫn duy trì ở mức thấp

Dưới vai trò thuộc nhóm các ngân hàng quốc doanh, CTG sẽ đi đầu trong việc duy trì mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp để hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo định hướng và chỉ đạo của Chính Phủ và NHNN.

Tỷ giá và thanh khoản sẽ tạo áp lực lên lãi suất huy động

Lãi suất huy động sẽ có rủi ro tăng trong năm 2025 đến từ: (1) Tăng trưởng tín dụng mức cao trong khi lãi suất huy động thấp làm giảm nhu cầu gửi tiền tiết kiệm, qua đó tạo áp lực thanh khoản lên hệ thống ngân hàng; (2) Rủi ro tỷ giá tiềm ẩn do chính sách của tổng thống Trump có thể dẫn tới đồng USD mạnh, tạo áp lực khiến Việt Nam phải tăng lãi suất huy động.

noted

1 Likes