CTI - Chờ ngày cất cánh

Đồng Nai hiện là một tỉnh tập trung rất nhiều các dự án đầu tư công quy mô lớn với các công trình trọng điểm như các tuyến cao tốc, sân bay Long Thành,… CTI từ lâu đã xây dựng cho mình một vị thế nhất định trong ngành xây dựng tại khu vực này. Ngoài ra, như FIDT đã đề cập trong báo cáo đầu tư công thì với những doanh nghiệp xây dựng hạ tầng thường có những điểm yếu là biên gộp mỏng dễ ảnh hưởng bởi biến động giá nguyên vật liệu, đòn bẩy tài chính cao và nên lựa chọn những doanh nghiệp có các hoạt động kinh doanh khác hỗ trợ như: BOT, bất động sản… để đầu tư. FIDT đánh giá CTI là một doanh nghiệp hội tụ đủ những yếu tố này và xứng đáng là một cơ hội đầu tư trong dài hạn.

Turnaround hậu Covid

Kết quả kinh doanh trong năm 2021 ghi nhận: sụt giảm nặng nề, do dịch bệnh Covid bùng phát tại miền Nam đã ảnh hưởng tới lưu lượng xe thông qua các trạm BOT của CTI, tiến độ các dự án xây dựng cũng bị gián đoạn nghiêm trọng. Đây là 2 mảng chiếm đến 80% doanh thu của doanh nghiệp, năm nay ghi nhận sẽ phục hồi mạnh mẽ.

Mảng BOT sẽ là động lực chính

Sau năm 2021 đầy ảm đạm do diễn biến dịch bệnh Covid 19, lượng xe lưu thông qua các trạm thu phí bị giảm mạnh. Tuy nhiên, hiện nay dịch bệnh không còn là rào cản, hoạt động thu phí có khả năng khởi sắc trở lại.

Ngoài các BOT hiện có từ trước thì hai dự án BOT319 và BOT đường chuyên dùng vận chuyển VLXD đã chính thức thông xe và thu phí từ cuối năm 2021. Đây sẽ là động lực tăng trưởng của mảng này từ 2022. Tính đến hiện tại, CTI hiện đang vận hành 1 BOT QL91 T1 tại TP.Cần Thơ và 3 BOT tại tỉnh Đồng Nai bao gồm BOT QL1, BOT 319, BOT đường chuyên dùng vận chuyển VLXD.

Ngoài ra việc chính phủ triển khai thu phí không dừng (ETC) trong giữa năm 2022 cũng sẽ giúp hạn chế thất thoát doanh thu phí.

FIDT cho rằng các dự án thu phí BOT sẽ mang về dòng tiền đều đặn cho Công ty ít nhất 500 tỷ VND/năm.

Ngoài ra, BOT 91 T2 được xây dựng với TMĐT là 500 tỷ, nhưng sau khi bị dân phản đối đã dừng thu phí từ Q2/2019. Hiện UBND tỉnh đã trình phương án bồi thường lên thủ tướng chính phủ. Sau khi được thủ tướng chính phủ chấp thuận, thì dự án sẽ được nhà nước mua lại với giá 500 tỷ. Việc này sẽ tác động rất tích cực về mặt dòng tiền. Số tiền này khá lớn so với quy mô tài sản hiện nay và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển các dự án BĐS KCN và KĐT của công ty.

Chuỗi giá trị từ VLXD đến thi công sẽ tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hiện tại.

Mảng xây dựng hạ tầng của CTI được hỗ trợ bởi chuỗi giá trị bao gồm khai thác và chế biến đá các loại, bê tông, cống khiến biên gộp của mảng kinh doanh này vượt trội hơn các đối thủ. Hiện nay, CTI với vị thế đã xây dựng tại khu vực tỉnh Đồng Nai thì doanh nghiệp đã nhận được nhiều gói thầu như: tuyến đường thoát nước mưa số 2 Nhơn Trạch, hệ thống thoát nước của sân bay Long Thành…

FIDT kỳ vọng với kinh nghiệm và năng lực thi công đã được chứng minh, cộng thêm những lợi thế cạnh tranh vượt trội thì CTI sẽ sớm nhận thêm nhiều dự án hạ tầng trong giai đoạn 2021-25.

Ngoài ra, CTI sở hữu 3 mỏ đá tại Đồng Nai với tổng trữ lượng còn lại 52 triệu m3 đá, tuy nhiên các sản phẩm đá chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng của CTI, góp phần tiết giảm chi phí nguyên vật liệu. Hiện nay chỉ mỏ Xuân Hòa đang được tiến hành khai thác và mới chỉ đạt 25% công suất thiết kế. Việc mỏ Thiện Tân 10 bị đình chỉ khai thác khiến doanh thu mảng đá giảm đáng kể từ thời điểm đó mặc dù biên gộp vẫn duy trì ở mức cao.

Nhu cầu đầu tư công tại Đồng Nai hiện nay là rất lớn khi đây là một trong những tỉnh có các công trình trọng điểm như các tuyến cao tốc, sân bay Long Thành,… thì :

  • Việc lắp đặt thêm 2 máy xay đá 350 tấn/giờ cho mỏ Xuân Hoà sẽ giúp tăng công suất của mỏ lên đáng kể, mỏ đã nâng được một phần công suất trong 2021 và ghi nhận sản lượng 188,000 m3 (hơn 65% so với 2021).
  • Mỏ Thiện Tân 10 dự kiến sớm hoạt động trở lại trong quý 4/2022 sau khi công ty hoàn thành các thủ tục pháp lý.

sẽ là động lực tăng trưởng cho mảng kinh doanh này.

FIDT dự phóng doanh thu mảng đá có thể tăng trưởng với CAGR trong giai đoạn 2022-2025 đạt trên 25% trong bối cảnh thiên thời địa lợi như hiện tại.

Câu chuyện dài hạn đến từ đất

Về chiến lược dài hạn, với quỹ đất lớn đã tích luỹ được tại khu vực Đồng Nai và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, CTI hướng đến việc trở thành một nhà phát triển Khu công nghiệp – Khu đô thị hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai. Công ty hiện đang trong quá trình lên kế hoạch và triển khai 3 dự án là: (1) CTI Center Diamond, (2) CCN Tân An, (3) KCN Phước Bình 2 và KCN Phước Bình 3.

  • CTI Diamond Center có quy mô 10.4 ha, trong đó diện tích thương phẩm 4.6 ha. Dự án CTI Diamond Center là ̣dự án đã có quy hoạch 1/500 đầy đủ và đã GPMB được 80%, dự kiến sẽ hoàn thành GPMB trong 2022 và bắt đầu khởi công vào 2023. FIDT đánh giá đây sẽ là dự án động lực chính giúp KQKD của CTI có sự tăng trưởng đột biến trong dài hạn.

  • Cụm công nghiệp Tân An (44.6 ha): dự án đã hoàn thành pháp lý và đang trong giai đoạn cuối cùng để đền bù GPMB (đã thực hiện được 10/44.64ha), hiện công ty và các hộ dân đã thống nhất phương án, mức giá đền bù GPMB và dự kiến sẽ hoàn tất công tác đền bù trong 2023. Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, những đối tác nước ngoài đã hỏi thuê và đề nghị ký biên bản ghi nhớ MOU tại cụm công nghiệp Tân An với giá thuê 170 USD/m2/kỳ hạn thuê.

  • KCN Phước Bình 2 & 3 với tổng diện tích 658 ha, tọa lạc tại Long Thành là động lực tăng trưởng dài hạn cho CTI. Hiện dự án đang trong giai đoạn chờ phê duyệt chủ trương đầu tư. Chúng tôi đánh giá cao dự án này do vị trí đắc địa khi nằm gần các đầu mối giao thông trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ như các tuyến cao tốc, sân bay Long Thành, cảng Cái Mép… Hiện nguồn đất KCN trị khu vực này khá khan hiếm, mức giá cho thuê luôn duy trì ở mức cao và không ngừng tăng trưởng.

Nhìn vào KQKD và tình hình tài chính

  • KQKD 6 tháng đầu năm có dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là biên gộp có xu hướng tăng mạnh khi tỷ trọng doanh thu đóng góp của mảng thu phí BOT tăng.

  • Mảng đá trong quá khứ từng chiếm tỷ trọng đáng kể trong doanh thu nhưng kể từ năm 2019 khi mỏ Thiện Tân 10 bị đình chỉ khai thác đã khiến doanh thu mảng này giảm mạnh. FIDT kỳ vọng việc mỏ Thiện Tân 10 sớm hoạt động trở lại sẽ tác động tích cực đến KQKD của CTI.

  • Mảng xây lắp ghi nhận biên lợi nhuận khá cao (ngoại trừ thời điểm dịch) so với các doanh nghiệp hạ tầng khác vì có sự hỗ trợ chuỗi giá trị bao gồm khai thác và chế biến đá các loại, bê tông, cống giúp tiết giảm chi phí.

  • Có thể thấy tài sản cố định của công ty chiếm phần lớn trong tổng tài sản, cụ thể hơn là quyền thu phí tại các BOT.

  • Đặc thù các mảng kinh doanh của CTI khiến doanh nghiệp luôn duy trì tỷ lệ đòn bẩy tài chính ở mức cao. Điều này sẽ tạo áp lực về chi phí lãi vay khá lớn đối với công ty và thể hiện rõ ràng trong 2 năm đại dịch khi các hoạt động kinh doanh bị đình trệ thì lãi vay đã ăn mòn hết lợi nhuận khiến CTI ghi nhận lợi nhuận âm. Tuy nhiên, FIDT đánh giá mảng BOT - mảng đóng góp chính cho KQKD hiện đã hoạt động bình thường trở lại và sẽ đem lại dòng tiền đều, ít nhất trên 500 tỷ/năm sẽ làm giảm đáng kể áp lực tài chính.

  • Bên cạnh đó, việc lãi suất đang có xu hướng tăng có thể khiến gia tăng áp lực về chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp.

Khuyến nghị và Định giá

Khuyến nghị

FIDT kỳ vọng kết quả kinh doanh 2022 sẽ phục hồi mạnh mẽ từ nền thấp 2021. Dự phóng doanh thu 2022 đạt 950 tỷ và LNST đạt 119 tỷ.

Giá cổ phiếu hiện tại đang giảm về vùng thấp trong lịch sử khi P/B hiện tại đạt 0.73. Việc KQKD phục hồi sẽ tạo động lực mạnh mẽ về giá cho cổ phiếu. Chúng tôi đánh giá với những tiềm năng hiện có thì vùng giá hiện tại là phù hợp để tích luỹ cổ phiếu này.

Về định giá chi tiết, nhà đầu tư hãy tham khảo tại trang web của FIDT và khuyến nghị mua của chúng tôi đối với cổ phiếu CTI vào ngày 31/08.

8 Likes

Tham khảo thêm tại: portal.fidt.vn

1 Likes

dạo này mấy ông này siêng lên bài chi tiết v

phím hàng công khai vậy =))

1 Likes

xin bài định giá nha ad

đầu tư công mình đang nắm mã DGT, nên đổi hàng không ad

1 Likes

sắp phá sản rồi

2 Likes

Tài khoản bữa này CTI kéo kkk

2 Likes

Đánh nhịp tăng 2 chứ ông…
Ý tứ gì thì thớt đang nắm cti giá thấp… Và muốn úp bô

cti có margin ngon như đợt trước thì mới dễ tăng, đợt này bị neft quá

tôi nghĩ giá này gom dần ổn bác nhỉ :grin:

1 Likes

Ôi dồi, em hoa mắt, cứ tưởng là CII :grinning:

mua cii ngon hơn. Cti ăn theo sóng đtc đợt trước nên mới lên thôi.

CII vẽ nhiều quá, BLĐ không đáng tin, margin của CTI thi review cấp lại mấy hồi bác, năm nay có lãi rồi

1 Likes

DN này còn nhà nước không

còn rẻ để mua không

1 Likes

Múc thôi, đáy mọi thời đại

2 Likes

Nay múc test được không sốp ?

Hiên tại không dính gì nhà nước luôn nhé bác

Mua giá 14 năm 2020, 2 năm sau vẫn đang giá 14 :))