CTI - Mảnh ghép mảng đá còn thiếu của đầu tư công

Luận điểm đầu tư

1. Về mảng BOT
● Năm 2021 là năm ghi dấu sự thiệt hại nặng nề nhất của CTI bởi dịch covid 2019, lượng xe lưu thông qua các trạm thu phí bị giảm mạnh, tiến độ xây dựng gián đoạn dẫn tới việc doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề vì đây là mảng chủ chốt của CTI chiếm tới 80% tổng doanh thu hằng năm .Đặc biệt riêng ở mảng BOT và xây dựng hạ tầng này luôn đem lại dòng tiền ổn định qua các năm ( ~500 tỷ / năm ) . Sang năm 2022 doanh nghiệp đã lấy lại được đà tăng trưởng nhờ nhu cầu đi lại phục hồi và các BOT cũng bắt đầu thu phí lại ổn định cùng với việc chính phủ triển khai thu phí không dừng (ETC) trong giữa năm 2022 cũng giúp hạn chế thất thoát doanh thu phí. Doanh thu và lợi nhuận cả năm của CTI lần lượt đạt 893 tỷ và 92,45 tỷ đồng tăng trưởng 20,65% và 4.395,73% svck , một con số khá ấn tượng trong bối cảnh kinh tế còn gặp nhiều khó khăn trong nửa cuối năm 2022.
● CTI hiện đang vận hành 1 BOT QL91 T1 tại TP.Cần Thơ và 3 BOT tại tỉnh Đồng Nai bao gồm BOT QL1, BOT 319, BOT đường chuyên dùng vận chuyển VLXD. Hai dự án BOT 319 và BOT đường chuyên dùng vận chuyển VLXD đã chính thức thông xe và thu phí từ cuối năm 2021. CTI đang có 1 BOT đã dừng thu phí là Trạm thu phí BOT QL91 T2 (500 tỷ) , điều này làm ảnh hưởng ko nhỏ đến KQKD của CTI. Theo thông tin thì BOT này đang đợi được nhà nước thu mua lại với số tiền lên tới 500 tỷ đồng .
:white_check_mark:Việc này sẽ tác động rất tích cực về mặt dòng tiền. Số tiền này khá lớn so với quy mô tài sản hiện nay và sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển các dự án BĐS KCN và KĐT của công ty.

2. Về chuỗi giá trị VLXD : khai thác đá
● Song song với mảng BOT thì xây dựng hạ tầng của CTI cũng nắm vai trò
then chốt trong tỷ trọng doanh thu. Với vị thế đã xây dựng và tổng thầu tại khu vực tỉnh Đồng Nai thì doanh nghiệp đã nhận được nhiều gói thầu như: tuyến đường thoát nước mưa số 2 Nhơn Trạch, hệ thống thoát nước của sân
bay Long Thành…Cùng với chuỗi giá trị khép kín khai thác và chế biến đá các loại, bê tông, cống khiến biên gộp của mảng kinh doanh này vượt trội hơn các đối thủ.
● CTI sở hữu 3 mỏ đá tại Đồng Nai bao gồm: Thiện Tân 10,11 và Xuân Hòa, đều có trữ lượng còn lại lớn, khoảng 52 triệu m3 đá (gấp 5,8 lần KSB và 3,6 lần DHA) và thời gian khai thác dài, các sản phẩm đá chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng của CTI, góp phần tiết giảm chi phí nguyên vật liệu và chỉ mới khai thác 25% công suất thiết kế.
Đặc biệt riêng mỏ Thiện Tân 10 : là dự án đã được đầu tư với tổng số vốn khoảng 83 tỷ đồng, đây cũng được coi như mỏ vàng lộ thiên của CTI với công suất thiết kế lên tới 900 nghìn m3 . Dự án đã dừng khai thác vào năm 2019 và đến nay đang chờ được cấp chủ trương đầu tư lại , một khi mỏ Thiện Tân hoạt động trở lại sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về biên lợi nhuận gộp và đồng thời trở thành động lực tăng trưởng chính trong mảng này, nhất là trong bối cảnh hàng loạt các dự án lớn của chính phủ được chảy về Đồng Nai cùng với đó là chính sách hạn chế cấp mới mỏ đá , đặc biệt là siêu dự án sân bay Long Thành đang chuẩn bị được kích hoạt.
3. Về mảng KCN và KĐT
● Với quỹ đất lớn đã tích lũy được (700ha) tại khu vực Đồng Nai và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, CT đang định hướng đến việc trở thành một nhà phát triển Khu công nghiệp – Khu đô thị hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai. Công ty hiện đang trong quá trình lên kế hoạch và triển khai 3 dự án là:
(1) KDC Phước Tân , (2) CCN Tân An, (3) KCN Phước Bình 2 và KCN Phước Bình 3.
:white_check_mark:Cụm CN Tân An : quy mô 49ha , công tác kiểm kê mặ bằng đã đạt 99% .
Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, những đối tác nước ngoài đã hỏi thuê và đề
nghị ký biên bản ghi nhớ MOU tại cụm công nghiệp Tân An với giá thuê 170
USD/m2/kỳ hạn thuê.
:white_check_mark:KDC Phước Tân : quy mô 10,4ha với điểm nhấn dự án CTI Diamond Center ( CTI chiếm 83,7% vốn tham gia) là ̣dự án đã có quy hoạch 1/500 đầy đủ và bắt đầu khởi công vào 2023, với tổng mức đầu tư lên tới 2,477 tỷ đồng. Đây được đánh giá đây sẽ là dự án động lực chính giúp KQKD của CTI có sự tăng trưởng đột biến trong dài hạn.
:white_check_mark:KCN Phước Bình: quy mô lên tới 658 ha, tọa lạc tại Long Thành là động lực tăng trưởng dài hạn cho CTI. Hiện dự án đang trong giai đoạn chờ phê duyệt chủ trương đầu tư. Sở hữu vị trí đắc địa khi nằm gần các đầu mối giao thông trọng điểm của vùng Đông Nam Bộ như các tuyến cao tốc, sân bay Long Thành, cảng Cái Mép… Hiện nguồn đất KCN trị khu vực này khá khan hiếm, mức giá cho thuê luôn duy trì ở mức cao và không ngừng tăng trưởng.

Khuyến nghị và đánh giá

● Với những yếu tố kể trên thì CTI được đánh giá là một mã cổ phiếu đầy tiềm năng và đáng để đầu tư trong giai đoạn này , cùng với việc kì vọng kết quả kinh doanh sẽ phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay trong bối cảnh áp lực giải ngân đầu tư công đang là rất lớn .
● Về giá cổ phiếu hiện tại đang giảm về vùng thấp trong lịch sử khi P/B hiện tại đạt 0.6 trong khi BVPS đang là 24.000đ/cp . Đây là mức P/B khá thấp đối với 1 doanh nghiệp trong bối cảnh kết quả kinh doanh phục hồi mạnh mẽ trong năm vừa qua . Mở khuyến nghị MUA quanh vùng 16.5 -17.000đ/cp trước mức nền thấp , với giá mục tiêu 26 (upside ~ 52% )

CTI phân tích thì thấy ngon đấy, nhưng không nên mua vì lãnh đạo quá thối. Đó là lý do không có cổ đông lớn, không có cđ tổ chức, không ai thèm chơi.
Lãnh đạo từ CT đến GĐ đã bú bầu sữa suốt 15 -20 năm nay, có gì ngon cũng không đến lượt cổ đông ăn đâu
Khi nào thay CT, GĐ may cổ đông còn có tí

Quan trọng là thời điểm mua b ah :smile: cùng chờ xem tới đây CTI sẽ có gì nhé

Mình cũng kp mua CTI lần đầu , năm ngoái cũng mở pic về CTI đó !

1 Likes

Lãnh đạo có vấn đề bạn ạ, cđ nhỏ lẻ như mình khó lắm