CTI – Ngòi nổ sắp kích hoạt

CTI là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây lắp và sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn tại Đồng Nai. Các mảng hoạt động chính: thi công lắp đặt và xây dựng công trình, thành phẩm đá và dịch vụ mỏ đá, BOT, Bất động sản Khu công nghiệp và Dân dụng.

Kết quả KD 5 năm gần đây:

|602x288.4501961152735

Kết quả KD 5 quý gần đây:

|602x292.88423009877977

CP có P/E hiện tại = 10. Đây là P/E chưa phản ánh triển vọng của DN trong năm nay.

Các vấn đề đáng chú ý của CP này:
1. Case bán CP quỹ

Hiện tại thì CTI đang bán ra khoảng 8 triệu cổ phiếu quỹ, điều này có thể tạo ra áp lực cung lớn lên thị trường. Tuy nhiên điểm đáng chú ý là ban lãnh đạo đã chủ động mua vào khoảng 3 triệu cổ phiếu và khoảng 5 triệu cổ còn lại khả năng sẽ được một bên đối tác khác mua lại. Điều này sẽ gắn chặt thêm lợi ích của BLĐ + không làm tăng cung trôi nổi ngoài thị trường. Nhìn hành động giá trên đồ thị của CTI từ đầu năm đến giờ thì có vẻ lái vẫn đang đè để gom hàng + mua cp quỹ thì cũng cần giữ giá không tăng để mua được giá tốt. Do đó theo tôi giá cp sẽ còn phải lình xình đến khi bán xong cp quỹ, sau đó đến tầm cuối T6 đầu T7 tin tốt bơm ra thì cp sẽ phải tăng để đón đầu kỳ vọng lợi nhuận từ mảng đá. DN chia cổ tức bằng tiền khá nhiều, P/E hiện tại đang quanh mức 10 - chưa phản ánh bất kỳ kết quả đột biến nào của năm nay, nhất là khi các yếu tố thuận lợi về cả thị trường vật liệu xây dựng và nội tại doanh nghiệp đang dần hình thành rõ nét. Về đạo đức thì ban lãnh đạo CTI vẫn ổn, chưa từng có tiền lệ xấu nên tôi vẫn tin vào sự đồng hành của BLĐ với cổ đông.

2. Luận điểm đầu tư

Mỏ đá Thiện Tân 10 được phê duyệt khai thác

Trước năm 2020 thì mảng khai thác đá vẫn là cần câu cơm của CTI, góp doanh thu đều đặn mỗi năm khoảng 150 tỷ đồng. Tuy nhiên thì vào tháng 4/2020, CTI đã bán thành công Mỏ Tân Cang 8 cho Công ty TNHH Xây dựng Hùng Vương, với giá trị giao dịch khoảng 400 tỷ đồng. Việc mất đi nguồn thu từ mỏ Tân Cang 8 khiến doanh thu khai thác đá sụt giảm nghiêm trọng do chỉ còn mỏ Xuân Hòa. Năm 2024 thì doanh thu mảng đá đạt 32 tỷ đồng - giảm 22% so với 2023 và sản lượng đạt khoảng 160.000 m3 đá.

Doanh thu mỏ đá trước 2020

Doanh thu mỏ đá sụt giảm nghiêm trọng kể từ khi bán mỏ Tân Cang 8

Tháng 12/2024, mỏ Thiện Tân 10 được Đồng Nai phê duyệt chủ trương đầu tư và dự kiến bắt đầu khai thác từ Q3/2025 tức là khoảng đầu tháng 7 tới đây. Do đó trữ lượng và công suất khai thác đá của CTI sẽ được bổ sung đáng kể, đóng góp động lực tăng trưởng quan trọng cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Ước tính DT mỏ đá tăng thêm 80 tỷ mỗi năm.

Tôi đánh giá rất cao về tiềm năng tăng trưởng doanh thu mảng khai thác đá của CTI trong năm 2025, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu vật liệu xây dựng ở Đồng Nai đang tăng mạnh nhờ loạt dự án đầu tư công được đẩy nhanh tiến độ. Các công trình lớn như cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây - Tân Phú hay sân bay Long Thành đang tạo ra nhu cầu cực lớn về đá xây dựng. Theo ước tính, chỉ riêng trong năm 2025, tổng nhu cầu đá cho các dự án trên địa bàn có thể lên đến 10,2 triệu m³ - một con số cho thấy rõ dư địa tăng trưởng cho các doanh nghiệp còn khả năng khai thác trong khu vực.

Trong khi đó, nguồn cung tại chỗ lại đang bị thu hẹp đáng kể. Nhiều mỏ đá ở Đồng Nai đã cạn trữ lượng và buộc phải đóng cửa, dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu. Như dự án sân bay Long Thành thì theo thông tin từ Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), hiện nhiều gói thầu lớn đang thi công đồng loạt → kéo theo nhu cầu tiêu thụ đá ở mức rất cao. Trong khi thực tế nguồn đá đưa về công trường hiện mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% khối lượng cần thiết. Với bối cảnh như vậy, tôi cho rằng nếu CTI đưa mỏ Thiện Tân 10 vào khai thác đúng tiến độ thì hoàn toàn có thể tận dụng được lợi thế thị trường này để bật lên mạnh mẽ trong thời gian tới.

Mảng xây dựng được thúc đẩy mạnh

Trong năm 2024 thì mảng xây dựng hạ tầng của CTI bứt phá mạnh, doanh thu đạt khoảng 500 tỷ đồng - tăng tới 155% so với năm trước. Động lực tăng trưởng đến từ việc CTI tham gia thi công nhiều gói thầu hạ tầng lớn, trong đó nổi bật là tuyến cao tốc Hậu Giang - Cà Mau. Hiện tại, CTI vẫn đang tiếp tục triển khai một số gói thầu đáng chú ý như dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, với giá trị hợp đồng khoảng 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2025. Bên cạnh đó là dự án hạ tầng khu dân cư Dầu Giây cho CTCP Kim Oanh, cũng có giá trị tương tự.

Ngoài mảng thi công thì các sản phẩm cống do CTI sản xuất dự kiến đóng góp khoảng 140 tỷ đồng doanh thu trong năm 2025. Mảng này không chỉ có biên lợi nhuận ổn mà còn mang lại dòng tiền khá đều và tích cực - một điểm cộng đáng chú ý trong cơ cấu hoạt động của công ty.

Cải thiện dòng tiền từ mảng BOT

Hiện tại CTI đang quản lý 4 trạm BOT gồm: QL 1A, QL 91, QL319trạm Đường chuyên dụng, mang đến nguồn thu ổn định qua các năm cho CTI. Theo tôi thì mảng thu phí sẽ có sự cải thiện rõ rệt trong năm 2025 nhờ một số yếu tố hỗ trợ tích cực sau:

Thứ nhất, lưu lượng xe qua các trạm vẫn đang duy trì đà tăng trưởng tự nhiên cùng với sự phục hồi và phát triển của các hoạt động kinh tế, giao thương, đi lại. Riêng trạm BOT QL 319 đang ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội hơn so với phần còn lại, nhờ vị trí chiến lược kết nối trực tiếp với KCN Amata (quy mô lên tới 500ha) cùng các khu công nghiệp lớn khác tại Đồng Nai.

Thứ hai, trạm BOT 319 đã được phê duyệt điều chỉnh tăng giá vé 18% kể từ năm 2024 – đây là yếu tố sẽ giúp biên lợi nhuận mảng thu phí cải thiện đáng kể, khi chi phí vận hành không tăng tương ứng với mức điều chỉnh giá.

Ngoài ra, CTI có thể ghi nhận dòng tiền đột biến liên quan đến dự án BOT QL91 (Cần Thơ). Dự án nằm trong danh sách 8 dự án được Bộ GT-VT trình Quốc hội mua lại theo Luật PPP sửa đổi. Trong trường hợp được thông qua, CTI có thể được nhận 1.832 tỷ đồng bù đắp từ ngân sách, được sử dụng chủ yếu để thanh toán nợ vay ngân hàng và giảm bớt áp lực chi phí tài chính trong các năm tới. Đồng thời, CTI cũng có thể ghi nhận một khoản lợi nhuận bất thường (ước tính khoảng 250 - 400 tỷ đồng) từ hoàn nhập các khoản dự phòng cho dự án BOT QL91 trước đó.

Doanh thu các trạm BOT đang vận hành

Động lực dài hạn từ các dự án bất động sản

Trong giai đoạn 2025–2026, CTI sẽ bắt đầu tăng tốc ở mảng bất động sản - một mảnh ghép quan trọng trong chiến lược dài hạn, đặc biệt khi hạ tầng khu vực như sân bay Long Thành và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đang dần thành hình. Các dự án mà CTI đang nắm giữ đều nằm ở những vị trí khá chiến lược, có tiềm năng thương mại hóa cao.

Cụ thể, dự án Khu dân cư Phước Tân (quy mô gần 11ha tại Biên Hòa) đã hoàn tất giải phóng mặt bằng với tổng vốn đầu tư khoảng 520 tỷ đồng. Vị trí dự án rất thuận lợi khi nằm ngay mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp và tuyến D1 – trục kết nối từ Quốc lộ 51 đến Tân Cảng Long Bình. Với vị trí này, dự án được kỳ vọng sẽ mang về khoảng 600 tỷ đồng dòng tiền trong giai đoạn 2026–2028, khi bắt đầu được đưa ra thị trường.

Ngoài ra, cụm công nghiệp Tân An – giai đoạn 1 (quy mô 49ha) cũng đang được CTI triển khai song song. Hiện công ty đã giải phóng mặt bằng được 20ha và dự kiến sẽ hoàn tất toàn bộ vào cuối năm 2025, với chi phí khoảng 190 tỷ đồng cho GPMB và 70 tỷ đồng cho đầu tư hạ tầng. Trong bối cảnh các KCN tại Đồng Nai đang có tốc độ lấp đầy khá nhanh, đây sẽ là nguồn cung rất tiềm năng.

Mảng bất động sản dù không phải là phần lõi trong cơ cấu doanh thu hiện tại nhưng đang được CTI chuẩn bị khá kỹ lưỡng để tạo lực đẩy cho trung và dài hạn. Nếu triển khai đúng tiến độ, các dự án này sẽ giúp công ty đa dạng hóa nguồn thu và từng bước nâng tầm giá trị doanh nghiệp.

1 Likes

Phải tăng chưa ae??

Chúc mừng AE CTI nhé

1 Likes

Hôm nay đám VLXD đua nhau trần

Bình ổn giá NVL thôi

CTI ổn quá AE