CII và CTI tựa tựa như nhau ngay cả về chữ luôn, chúc cho cổ đông hai bên đều ăn ngập mồm toác mỏ
Cuối năm tạm chỉnh nhẹ. Về dài cứ cạp đất cạp đá mà ăn. Kaka
Chỉnh thì múc
Topic nay vắng thế; các bác còn giữ hàng k nhỉ
Chúc các bác ngày mới luôn dc nhiêù hoa bằng lăng
toàn cđ dài hạn cất tủ thôi bác ơi
Kaka hàng lâu dài nên cứ để tủ
hàng dại hạn nên cũng không vội được bác nhỉ
Sự vụ Tân Hoàng Minh mua lô đất 10,000m2 ở Thủ Thiêm với giá 24,500 tỷ đồng (hơn 2,45 tỷ đồng/m2) đã làm nhiều người giật mình, sốc và cho rằng ông chủ Tân Hoàng Minh bị khùng, mua giá đó làm gì để có lời. Thế nhưng, nếu nhìn tổng thể chung họ đâu có khùng, chính người nghĩ họ khùng có khi lại đang khùng.
Lô đất vàng Thủ Thiêm được ông chủ Tập đoàn Tân Hoàng Minh mua với giá 24.500 tỷ đồng
Nhiều tờ báo phân tích “Với giá đó cộng với khu đó quy hoạch chỉ được xây dựng cao tối đa 25 tầng, trong đó khối đế cao 4 tầng và 2 tầng hầm. Tổng diện tích sàn xây dựng là 90.000m2, trong đó diện tích sàn hữu dụng khoảng 72.000m2. Diện tích sàn dành cho nhà ở là 68.400m2 và cho thương mại là 3.600m2. Ngoài ra còn có 20.120m2 diện tích tầng hầm. Theo tính toán, nếu cộng tất cả các chi phí, bao gồm đất đai, xây dựng, kinh doanh và tiếp thị, lãi vay… thì giá thành phân bổ cho mỗi mét vuông sàn xây dựng có thể lên đến 450-500 triệu đồng”.
Đó là tư duy kinh doanh bình thường với những phép cộng, trừ, nhân, chia đơn giản kiểu mua thấp, bán cao. Làm kinh doanh nếu chỉ tính toán đơn giản như vậy thì đủ ăn hoặc hơn nữa thì sung túc chứ không thể trở thành những tỷ phú hàng đầu như ông chủ THM. Muốn gia nhập nhóm những tỷ phú hàng đầu, bạn phải biết nhân X lần tài sản của mình lên như họ.
Hãy thử suy nghĩ một vài kịch bản sau xem nó có hợp lý không nhé.
Thứ nhất, Giả sử bên cạnh lô đất vừa đấu giá Tân Hoàng Minh (THM) còn có 3 lô đất tương tự mới mua cách đây một vài năm với giá 300 tỷ đồng. Giờ đây THM có thể rao bán với giá “Rẻ hơn 30% so với giá thị trường”, tức là khoảng 17,000 tỷ/ lô để lấy tiền thanh toán cho lô vừa trúng thầu thì họ vẫn còn dư ra hơn 25,000 tỷ để xây tòa nhà khủng trên lô đất vừa mua mà không phải vay thêm dù chỉ một đồng. Như vậy lợi nhuận đến từ 3 lô đất mua trước đây chứ không phải đến từ lô vừa đấu giá, lô vừa đấu giá chẳng qua là đồ trang sức xa xỉ để tôn thêm vể sang trọng lấp lánh của THM.
Thứ 2, Trong trường hợp THM có rất nhiều tiền, không cần bán 3 lô mua trước đó để lo cho lô vừa đấu giá thì giờ cộng 1 lô vừa trúng thầu và 3 lô có sẵn thì tổng cộng mới chỉ 25,400 tỷ, chia ra giá vốn trung bình mới chỉ 653tr/m2. Nhưng mặc định tất cả 4 lô đất bây giờ đây đều được nâng lên vị thế của đất siêu kim cương có giá 2,45 tỷ/m2 để cùng bán với giá 450-500tr/m2 như các phân tích ở trên.
Thứ 3, Với “cú chơi trội” vừa rồi cổ phiếu của THM tím lịm suốt những ngày dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Với lượng cổ phiếu đang giao dịch trên sàn con số 24,500 tỷ e rằng nó chỉ như là bữa điểm tâm của giới nhà nghèo chứ chưa được so sánh với bữa điểm tâm của giới siêu giàu mà họ đang hướng tới.
Ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tân Hoàng Minh, người vừa chi 2,4 tỷ để mua 1m2 đất vàng Thủ Thiêm
Thứ 4, Những ngày qua từ báo lớn cho tới báo nhỏ, từ báo làng cho tới báo trung ương, từ Saigon cho tới Hà Nội, Hongkong, Thượng Hải, New York… đều xôn xao nói, viết về THM. Thương hiệu của THM giờ không chỉ còn làng nhàng địa phương mà đã vươn ra toàn cầu. Giờ đây những thứ được gắn THM vào đều hóa kim cương, giống như tỷ phú Richard Branson mang cái tên Virgin của mình đi gắn khắp nơi.
Thứ 5, Khi dựng lên tòa cao ốc sừng sững ở đó những thương hiệu đồ xa xỉ nhất thế giới sẽ đổ xô về đó để mở shop vì chưa vào đó thì chưa khẳng định được đẳng cấp của mình. Đồng thời giới siêu giàu cũng sẽ đổ xô về đó mua hàng vì chưa cầm cái bill vài tỷ ở đó thì chưa xứng với vị thế của một “Dân chơi thứ thiệt”.
Thứ 6, không ai biết những doanh nghiệp tham gia sàn đấu giá là ai, họ có mối liên kết gì đằng sau. Có thể tất cả họ mỗi người đều đã thủ cho mình vài lô ở đó, cuộc đấu giá chẳng qua là một màn kịch để thiết lập mặt bằng giá mới. Rất có thể trước đó họ đã ngầm định giá sàn ở đó. Phần chênh lệch giữa giá sàn với cái giá trúng thầu đó chia đều ra cùng chịu. Xong cuộc chơi ai cũng thắng, chẳng có ai thiệt cả, kể cả vấn đề ngân sách. Cuộc chơi mà ai cũng vui, tại sao lại không chơi?
Cuối cùng, để tăng thêm “nồng độ điên”, tôi kể luôn câu chuyện của mình.
Copy từ thầy A7 - nhà đầu tư 1970
Ace có link trao đổi về CII tại đây Telegram: Contact @cophieuNBB