CTR update VCSC

Khuyến nghị khả quan dành cho cổ phiếu CTR

CTCK Bản Việt (VCSC)

Chúng tôi công bố báo cáo lần đầu với khuyến nghị khả quan dành cho Tổng công ty cổ phần Công trình Viettel (CTR). CTR là nhà thầu xây dựng và vận hành hạ tầng viễn thông hàng đầu Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh về chi phí trong khi thừa hưởng lợi thế kinh doanh của công ty mẹ – tập đoàn viễn thông số một Việt Nam - Viettel.

Chúng tôi tin rằng CTR sẽ tận dụng tốt đà tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động ngày càng tăng của Việt Nam, đặc biệt với sự tham gia vào mảng cho thuê hạ tầng (towerco) hấp dẫn.

Mảng Towerco – lĩnh vực mà CTR xây trạm phát sóng và cho các nhà khai thác mạng di động (MNOs) thuê - có doanh thu ổn định và biên lợi nhuận cao (biên EBITDA ước tính khoảng 74%+), tiềm năng để tập trung thị trường cao nhờ vòng lặp tích cực giữa lợi thế quy mô và chi phí thấp, và tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng nhờ xu hướng thuê ngoài và chia sẻ hạ tầng giữa các MNOs.

Chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép bình quân (CAGR) EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) đạt 36% giai đoạn 2020-2023 - dẫn đầu bởi mảng towerco với CAGR 143% CAGR - khi chúng tôi dự báo CTR sẽ mở rộng số trạm tự sở hữu của mình từ 1.500 cuối 2020 lên 6.000 vào năm cuối 2023. Chúng tôi dự báo đóng góp EBITDA của mảng towerco sẽ tăng từ 9% vào năm 2020 lên 52% vào năm 2023.

Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng EV/EBITDA mục tiêu 16 lần cho mảng towerco - dựa trên mức trung bình 5 năm của các công ty towerco tương tự tại các thị trường mới nổi châu Á - và 7- 9 lần cho các mảng khác.

Các yếu tố hỗ trợ tăng giá cổ phiếu chính: Hiện thực hóa kế hoạch Tập đoàn Viettel (“Viettel”) chuyển giao 10,000 trong số 40,000 trạm viễn thông hiện có sang CTR trong giai đoạn 2021-2025; triển khai 5G nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu small cell.

Rủi ro cho quan điểm tích cực của chúng tôi: tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động chậm; Viettel ưu tiên tự sở hữu trạm viễn thông thay vì thuê ngoài từ CTR; các MNOs không muốn chia sẻ trạm viễn thông.

Liên hệ zaalo 0986344056

2 Likes

quan tâm

1 Likes

Năm 2020 lãi 273 tỷ do hạch toán thêm 1 số mảng nữa, chia cho số lao động thì mỗi ông tạo ra lợi nhuận 27.3 tr 1 năm. Nhận lương 180 tr/năm tạo lợi nhuận 27.3 tr/ năm
CÔNG TY ĂN HẠI NHẤT TÔI TỪNG BIẾT. Lái họ gom hết hàng, hô hào xả vào đầu nhỏ lẻ.
Sau khi Viettel thoái vốn hòm hòm giống VTP, lợi nhuận sẽ đi ngang k tăng trưởng.
Việc ứng tương lai 26.5 năm cho công ty ăn hại là rất nguy hiểm. Thà mua lô đất cho chắc cú còn hơn, đất xã tôi x4 lần sau 1 năm rồi

Chuẩn bác. Dòng viettel cứ nắm giữ chặt. VTP: 15% tiền +25% CP VTK: 15% tiền +15% CP CTR: 10% tiền +30% CP

Thớt CTR kia đang vui thì bị đóng, buồn quá.

có gì hót mà bị đóng

Tranh luận quá đà bác ạ :)))

thôi đầu tư dài của mình ăn mình vào cãi nhau làm gì :smiley:

Khuyến nghị khả quan CTR, giá mục tiêu 104.500 đồng/cổ phiếu Mới đây ngày 28/12, Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (UPCoM: CTR) thông báo Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã chấp thuận niêm yết cổ phiếu trên sàn HoSE, từ sàn UPCOM. Tuy nhiên, ngày niêm yết chính thức vẫn chưa được công bố. Công ty Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, đó sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu CTR. Cùng với đó, ban lãnh đạo CTR cũng điều chỉnh tăng ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 lên 472 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn khoảng 11% so với ước tính trước đó của SSI. Trước nữa, ngày 26/9, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ nghị định về đấu giá tần số 5G sẽ được Chính phủ phê duyệt vào quý IV/2021 và mạng 5G có thể được triển khai thương mại trong năm 2022. Cuối tháng 6/2021, Bộ cũng đã đề xuất ngắt dần mạng 2G và 3G bắt đầu từ năm 2022. Ngoài ra, kể từ khi Thông tư 43/2020/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 1/7/2021, các thiết bị di động nhập khẩu bắt buộc tối thiểu phải tích hợp công nghệ 4G. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2018-2020, thị phần thuê bao di động của Viettel đã tăng lên 52,5%, tương đương với mức cải thiện 2,5% so với năm 2018. Trong khi đó, trong giai đoạn 2017-2020, thị phần internet băng thông rộng của Viettel đã tăng từ 31,4% lên 39,6%. Vị trí dẫn đầu thị trường của Viettel có thể thúc đẩy các động lực tăng trưởng chính của CTR trong lĩnh vực xây dựng viễn thông, vận hành cơ sở hạ tầng viễn thông và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông. Biên lợi nhuận gộp của CTR ước tính cải thiện từ 7,9% trong năm 2021 lên 9,7% trong năm 2023 (và thậm chí còn cao hơn trong tương lai), phần lớn là nhờ tỷ trọng đóng góp cao hơn nhiều của mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông. Mảng này có thể đóng góp khoảng 35% dự báo lợi nhuận gộp năm 2023 của chúng tôi - so với mức 15% trong năm 2021. SSI cho rằng việc niêm yết trên sàn HoSE và lợi nhuận ở mức cao của CTR sẽ là động lực hỗ trợ giá cổ phiếu trong ngắn hạn, cùng đó là kế hoạch triển khai mạng 5G của Chính phủ. Hiện CTR giao dịch với hệ số EV/EBITDA năm 2022 và 2023 lần lượt là 12,5 lần và 8,7 lần so với mức bình quân ngành là 14,5 lần và 13,2 lần. Dựa trên phương pháp DCF, SSI nâng giá mục tiêu của CTR lên 104.500 đồng (cao hơn 19% so với giá hiện tại) và đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu.

Khuyến nghị nắm giữ đối với CTR Năm 2021, doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (HoSE: CTR) đạt 7.454 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 471 tỷ đồng, tăng 37%. Với kết quả này, CTR ước hoàn thành113% kế hoạch doanh thu và 136% kế hoạch lợi nhuận. Cơ cấu doanh thu của CTR chứng kiến đà tăng mạnh ở cả 3 mảng lớn. Trong đó xây lắp công trình tăng 21% cùng kỳ, dịch vụ khai thác và ứng cứu thông tin tăng 24%, bất động sản tăng 209%. Mảng hợp đồng thương mại và giải pháp tích hợp là mảng duy nhất có giảm thu giảm 13% cùng kỳ. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện từ 7,4% lên 8,4%, là mức cao nhất trong các năm qua. Gần đây, CTR vừa công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2022 khá tích cực, với doanh thu đạt 1.330 tỷ đồng (tăng 24% cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận trước thuế đạt 74 tỷ đồng (tăng 36%). Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam (Yuanta), CTR tiếp tục hưởng lợi từ xu hướng của ngành công nghệ - viễn thông, công nghệ hóa đang được thúc đẩy mạnh hơn trong bối cảnh Covid-19. Bên cạnh đó, kế hoạch triển khai 5G tại Việt Nam sẽ tạo ra nhu cầu lớn về hạ tầng viễn thông và là điều kiện tốt cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp. CTR cho biết, trong 2 tháng đầu năm, CTR đã hoàn thành phê duyệt, được tập đoàn mẹ thông qua dự án “Đầu tư xây dựng hạ tầng trạm BTS cho thuê năm 2022” với kế hoạch đầu tư 2.500 trạm, tổng mức đầu tư 731 tỷ đồng trước ngày 1/10/2022. Mục tiêu đến năm 2025, CTR sẽ đạt 10.000 trạm viễn thông từ tập đoàn mẹ Viettel. Đối với mảng xây lắp và giải pháp tích hợp, CTR đã ký thành công nhiều hợp đồng lớn với các đối tác như NVL, CP Việt Nam, VTC… trong 2 tháng đầu năm. Trong dài hạn, với lợi thế công ty mẹ là tập đoàn Viettel, dẫn đầu ngành viễn thông với 54% thị phần trong nước, CTR đặt mục tiêu chuyển dịch từ đơn vị xây lắp và vận hành khai thác viễn thông thành nhà đầu tư và cho thuê hạ tầng viễn thông số một Việt Nam vào năm 2025, kế hoạch tăng trưởng doanh thu giai đoạn 2020 - 2025 là hơn 50%/năm. Mới đây, CTR đã chuyển sàn niêm yết sang HoSE từ ngày 23/2. Theo Yuanta đánh giá, đó là yếu tố tích cực đối với giá cổ phiếu về những vấn đề như thanh khoản giao dịch và thủ tục cấp margin, cũng như việc có thể tham gia vào các quỹ ETF khi CTR có giá trị vốn hóa cao. Trên thị trường, ở mức giá đóng cửa hiện tại, CTR đang được giao dịch tại mức P/E 12 tháng trở về là 23,4 lần (tương ứng EPS là 4.043 đồng). Mức stock rating của CTR ở mức 77 điểm cho nên Yuanta duy trì đánh giá trung tính và các nhà đầu tư ngắn hạn chỉ nên xem xét nắm giữ với tỷ trọng thấp. Đồ thị giá của CTR đóng cửa tăng 2,7% và đồ thị giá xác lập mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch luôn duy trì trên mức trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá đang trong giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn có thể sẽ mở rộng về các mức cao hơn với mục tiêu ngắn hạn từ hệ thống xu hướng của Yuanta là 113.320 đồng/cổ phiếu. Ngoài ra, đồ thị giá đã vượt hoàn toàn mức kháng cự ngắn hạn 91.600 đồng/cổ phiếu cho nên mức này là mức hỗ trợ ngắn hạn. Vì thế, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ với tỷ trọng thấp dưới 5% và tăng dần tỷ trọng khi sức mạnh giá trên mức 80 điểm.

Khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 135.900 đồng/cổ phiếu Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, năm 2021, doanh thu của Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (HoSE: CTR) đạt 7.454 tỷ đồng, tăng 17% so với năm trước; lợi nhuận trước thuế đạt 471 tỷ đồng, tăng 37%. Với kết quả này, CTR ước hoàn thành113% kế hoạch doanh thu và 136% kế hoạch lợi nhuận. Cơ cấu doanh thu của CTR chứng kiến đà tăng mạnh ở cả 3 mảng lớn. Trong đó xây lắp công trình tăng 21% cùng kỳ, dịch vụ khai thác và ứng cứu thông tin tăng 24%, bất động sản tăng 209%. Mảng hợp đồng thương mại và giải pháp tích hợp là mảng duy nhất có giảm thu giảm 13% cùng kỳ. Lợi nhuận tăng trưởng mạnh nhờ biên lợi nhuận gộp tiếp tục cải thiện từ 7,4% lên 8,4%, là mức cao nhất trong các năm qua. Sang năm 2022, ban lãnh đạo CTR cho biết, trong 2 tháng đầu năm, công ty đã hoàn thành phê duyệt, được tập đoàn mẹ thông qua dự án “đầu tư xây dựng hạ tầng trạm BTS cho thuê năm 2022” với kế hoạch đầu tư 2.500 trạm, tổng mức đầu tư 731 tỷ đồng trước ngày 1/10/2022. Mục tiêu đến năm 2025, CTR sẽ đạt 10.000 trạm viễn thông từ tập đoàn mẹ Viettel. Đối với mảng xây lắp và giải pháp tích hợp, CTR đã ký thành công nhiều hợp đồng lớn với các đối tác như NVL, CP Việt Nam, VTC… trong 2 tháng đầu năm. CTR cũng vừa chia sẻ kết quả kinh doanh sơ bộ quý I/2022 với lợi nhuận trước thuế ước tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy triển vọng cả năm là khá thuận lợi. Bên cạnh đó, với kế hoạch phát triển 5G hiện nay, SSI tin rằng doanh thu mảng xây dựng dân dụng của CTR sẽ tăng 40% so với năm trước, trở thành một trong những động lực tăng trưởng của công ty cùng với mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông (dự báo tăng 142% so với cùng kỳ). Theo cuộc họp nhà các nhà đầu tư gần đây, ban lãnh đạo chia sẻ kế hoạch nội bộ về lợi nhuận trước thuế năm 2022 là 653 tỷ đồng, tăng 38% so với thực hiện năm 2021, cao hơn 10% so với ước tính của SSI. Dựa vào ước tính tăng trưởng EPS năm 2022/2023 là 25,9%/32,2%, CTR hiện giao dịch với hệ số P/E 2022/2023 lần lượt là 20 lần/15 lần. Trong khi đó, các công ty cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông toàn cầu hiện giao dịch với hệ số P/E 2022/2023 là 25,5 lần/22,6 lần nhưng với mức tăng trưởng EPS thấp hơn là 18,1%/10,2%. Do đó, SSI khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTR, giá mục tiêu 1 năm là 135.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tiềm năng tăng giá là 22,2%. Yếu tố hỗ trợ tăng đối với khuyến nghị, bao gồm giả định giá thép hạ nhiệt trong 6 tháng cuối năm 2022 và 2023, giúp biên lợi nhuận gộp mảng xây dựng có thể sẽ tốt hơn ước tính của SSI. Đồng thời, nếu lộ trình phát triển 5G có thể được thúc đẩy nhanh hơn dự kiến trong năm 2022 hoặc 2023, số lượng trạm BTS có thể cao hơn ước tính và cải thiện lợi nhuận. Lưu ý rằng, việc cải thiện biên lợi nhuận của công ty phần lớn phụ thuộc vào mảng cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông này.

Khuyến nghị mua CTR với giá mục tiêu 94.500 đồng/CP CTCK BIDV (BSC) Nhóm hoạt động kinh doanh thuộc ngành Viễn thông: Xây dựng Viễn thông suy giảm cho nhu cầu mới thấp, Vận hành khai thác và ứng cứu thông tin tăng trưởng từ thị trường nước ngoài, Hạ tầng cho thuê (TowerCo) tăng trưởng cao khi công ty tăng số lượng trạm và cải thiện tỷ lệ dùng chung. Nhóm hoạt động kinh doanh ngoài ngành Viễn thông: Xây dựng dân dụng kỳ vọng đi ngang khi giá vật liệu xây dựng neo cao, Giải pháp tích hợp chưa được hưởng lợi từ các dự án năng lượng. Năm 2022, Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR – UPCoM) đặt kế hoạch doanh thu năm 8.586 tỷ đồng (tăng 15% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 414 tỷ đồng (tăng 10%). BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận năm 2022 của CTR lần lượt ước đạt 8.578 tỷ đồng (tăng 15,2% so với năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 462 tỷ đồng (tăng 23,2%).EPS FW 2022 = 4.875 đồng. PE FW 2022 = 15,8 lần. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu CTR với giá mục tiêu 94.500 đồng/CP (tăng 16% so với mức giá ngày 27/05/2022) cho năm 2022 dựa trên hai phương pháp FCFE và PE với tỷ trọng 50%/50%.

Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel (HoSE: CTR) ghi nhận kết quả kinh doanh giai đoạn 7 tháng đầu năm khả quan với doanh thu đạt 5.040 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận trước thuế đạt 290 tỷ đồng, tăng 22%, chủ yếu nhờ mảng vận hành khai thác, xây dựng và towerco diễn biến tích cực, đặc biệt sau khi CTR ký kết hợp đồng khai thác các trạm cho thuê tại 4 tỉnh ở Myanmar. Tách riêng từng mảng hoạt động của CTR, dẫn đầu là xây dựng có kết quả kinh doanh ấn tượng nhất với doanh thu tăng trưởng gấp rưỡi lên 1.313 tỷ đồng. Công ty Chứng khoán Agribank (AGR) cho biết, doanh nghiệp đã ký 2.233 tỷ đồng doanh thu từ xây dựng mảng B2C và B2B, vượt mức kế hoạch đề ra. Dự kiến ở nửa cuối năm, CTR tiếp tục tăng trưởng 20% doanh thu nhờ các hợp đồng ký mới với các dự án dân dụng B2B, B2C tiêu biểu như dự án Novaworld 247 và Era Central. Trong khi đó, về dài hạn thì việc mở rộng 5G sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho CTR. Theo đó, mảng xây dựng viễn thông và hạ tầng cho thuê kỳ vọng hưởng lợi nhờ nhu cầu thuê hạ tầng viễn thông và sử dụng Internet tăng cao khi Chính phủ đẩy mạnh triển khai mạng 5G. Nửa đầu năm, tình hình triển khai 5G đang có các tín hiệu tích cực khi Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép cho các doanh nghiệp thử nghiệm 5G tại 40 tỉnh/thành phố, đồng thời dừng cấp sóng 2G từ cuối năm và khuyến khích mở rộng quy mô thử nghiệm. Nếu mạng 5G được triển khai vào cuối năm nay thì đây sẽ là động lực đóng góp giúp cải thiện kết quả kinh doanh của CTR trong dài hạn. Ngoài ra, dự kiến đến tháng 9 tới, cổ phiếu CTR sẽ được giao dịch ký quỹ trên sàn HoSE sau khi đủ điều kiện 6 tháng niêm yết. Điều này sẽ giúp nâng đỡ giá cổ phiếu khi dòng tiền và thanh khoản tham gia giao dịch được cải thiện. Nhìn chung theo AGR, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 20% CAGR trong hơn 10 năm qua về lợi nhuận sau thuế, CTR là một cổ phiếu phù hợp đầu tư trong trung và dài hạn. CTR đang có mức định giá hấp dẫn khi P/E dự phóng 2022 là 14,1 lần, thấp hơn trung bình 3 năm. Do đó, AGR khuyến nghị mua cổ phiếu CTR với giá mục tiêu là 90.000 đồng/cổ phiếu (triển vọng tăng giá 21,7% từ thị giá hiện tại) trong 1 năm tới. Tỷ lệ cắt lỗ là 10%.

Cổ phiếu CTR của Tổng CTCP Công trình Viettel hiện giao dịch ở mức P/E năm 2022 là 17,9 lần và năm 2023 là 14,9 lần, thấp hơn nhiều so với các công ty cùng ngành là 22 lần và 21 lần. Trong khi đó, tăng trưởng EPS năm 2022 và 2023 của CTR được dự báo là sẽ đạt lần lượt 22,6% và 20,2%, so với các công ty cùng ngành hiện ở mức 9% và 10%. Với kết quả kinh doanh quý 3/2022 khả quan so với cùng kỳ và so với quý trước, cùng với vòng quay tiền tốt hơn ước tính và số dư nợ ngắn hạn thấp hơn dự kiến, sẽ giúp CTR đạt lợi nhuận năm 2022 cao hơn lợi nhuận ước tính của chúng tôi, đồng thời mang lại những yếu tố hỗ trợ bất ngờ cho giá mục tiêu. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì dự báo hiện tại cho năm 2022 và năm 2023 do những lo ngại về suy thoái kinh tế. Giá mục tiêu 1 năm hiện tại của chúng tôi cho CTR là 71.200 đồng/cổ phiếu trên cơ sở áp dụng phương pháp định giá DCF, tiềm năng tăng giá là 17%, tương ứng với khuyến nghị khả quan. Với sự biến động của lãi suất, kết quả sau khi chúng tôi phân tích độ nhạy cho thấy rủi ro giảm giá cổ phiếu hiện tại có thể bị giới hạn ở mức khoảng 8%

Mảng vận hành khai thác duy trì đóng góp dòng tiền tích cực: Mặc dù tăng trưởng chậm lại, mảng vận hành khai thác dự báo vẫn duy trì mức tăng trưởng trên 10%/ năm trong ít nhất 2-3 năm tới và đóng góp 300 – 400 tỷ đồng dòng tiền mỗi năm cho Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR – UPCOM) . Dư địa tăng trưởng dồi dào từ lĩnh vực xây dựng, dịch vụ dân dụng nhờ: (1) Quy mô thị trường lớn; (2) Lợi thế từ độ phủ tới các địa phương; (3) Thị trường cung cấp dịch vụ xây lắp nhà ở riêng lẻ và sửa chữa, tích hợp thiết bị hộ gia đình chưa có nhiều sự tham gia của các doanh nghiệp chuyên nghiệp. 4G sẽ vẫn là động lực chủ đạo đối với mảng hạ tầng cho thuê:Hạ tầng 5G nhiều khả năng sẽ chưa thể đẩy mạnh triển khai trong giai đoạn 2023-2024. Động lực tăng trưởng chủ yếu sẽ vẫn đến từ nhu cầu mở rộng hạ tầng phát sóng 4G của Viettel. Áp lực gia tăng chi phí lãi vay trong giai đoạn 2023-2024cùng với sự gia tăng quy mô nợ vay tài chính và việc tham gia mạnh vào các lĩnh vực thâm hụt dòng tiền, qua đó tác động tiêu cực đến hiệu quả lợi nhuận. VCBS đánh giá CTR còn nhiều dư địa để duy trì mức tăng trưởng tích cực trong dài hạn. Tuy vậy, trong 1-2 năm tới tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp dự báo sẽ chịu áp lực nhất định từ chi phí lãi vay gia tăng, khó khăn của thị trường BĐS và việc phát triển hạ tầng 5G sẽ cần thêm thời gian để triển khai. VCBS dự phóng doanh thu năm 2023 của CTR đạt 11.040 tỷ đồng (tăng 17,8% so với năm trước), lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 508 tỷ đồng (tăng trưởng 14,3%),tương ứng với EPS là 4.440 đồng/cổ phiếu. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu CTR với mức định giá hợp lý là 54.254 đồng/cổ phiếu.

Khi các hợp đồng xây dựng lớn được ký kết trong năm 2022 bắt đầu ghi nhận doanh thu, chúng tôi cho rằng mảng xây dựng sẽ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2023 của Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR – sàn HOSE) (theo chúng tôi ước tính mức tăng trưởng doanh thu mảng này là 45% và đóng góp 31%). Chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ thấp hơn so với năm trước đó cho năm 2024 (tăng trưởng 13,4% so với mức tăng trưởng 17,2% trong năm 2023) do động lực tăng trưởng có thể sẽ đến từ mảng vận hành khai thác, giải pháp tích hợp và hạ tầng cho thuê. Mức tăng trưởng mảng xây dựng sẽ trở về mức bình thường. Hướng đến một cuộc đấu giá quyền sử dụng băng tần 2.500-2.600 MHz trong tháng 12/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu triển khai 5G trong năm 2024. Chúng tôi cho rằng việc tăng cường vùng phủ sóng 3G/4G sau khi tiếp tục ngắt sóng 2G và triển khai 5G sẽ cần nhiều trạm phát sóng (BTS) hơn, điều này sẽ mang lại lợi ích cho mảng hạ tầng cho thuê của CTR trong năm 2024. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu của CTR với giá mục tiêu 12 tháng theo phương pháp DCF là 102.400 đồng (tương đương tiềm năng tăng giá là 15,4%).