Cung cầu Gạo trên Thế Giới

Các nước sản xuất và tiêu thụ gạo ra sao?
Ấn Độ - nước vừa cấm xuất khẩu gạo - có diện tích lúa và bán được nhiều nhất nhưng đứng đầu về sản lượng lại là Trung Quốc.

Gạo là một trong những loại ngũ cốc được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau ngô và lúa mì. Trong niên vụ 2022-2023, tổng sản lượng gạo xay xát trên toàn thế giới lên tới gần 512,5 triệu tấn. Sản lượng gạo xay xát nhìn chung vẫn tăng hàng năm, đạt mức đỉnh khoảng 515 triệu tấn vào niên vụ 2021-2022, cao hơn 15% so với niên vụ 2008-2009.

Gạo nhìn chung có đặc trưng giống nhau nhưng thực tế có hơn 40.000 loại, được phân loại dựa trên một số đặc điểm như kích thước, hàm lượng tinh bột và quá trình xay xát. Tiêu thụ gạo toàn cầu đã tăng lên và đạt mức cao nhất gần 520 triệu tấn vào năm 2021-2022.

Gạo là thành phẩm đã xay xát từ hạt lúa của cây lúa nước. Vào năm 2021, Trung Quốc sản xuất khoảng 213 triệu tấn lúa, là nước sản xuất lúa đứng đầu thế giới, dù không có diện tích gieo trồng lớn nhất. Thay vào đó, nước có diện tích trồng lúa lớn nhất cùng năm là Ấn Độ với 45 triệu ha, so với 30,8 triệu ha của Trung Quốc. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm khoảng 50% tổng sản lượng gạo thế giới.

Gạo có mặt ở nhiều nền văn hóa và ẩm thực khác nhau, nhưng Trung Quốc là nước dẫn đầu về lượng tiêu thụ, tiếp theo là Ấn Độ và Bangladesh. Khoảng 65% dân số Trung Quốc tiêu thụ gạo như một thói quen hàng ngày trong chế độ ăn tiêu chuẩn. Trong khi đó, gạo là lương thực chính ở Ấn Độ, với hơn một nửa dân số tiêu thụ gạo.

Tuy nhiên, tính trên bình quân đầu người, Trung Quốc và Ấn Độ không phải là nước ăn cơm nhiều nhất. Ví dụ, mỗi người Trung Quốc trung bình chỉ ăn 107,6 kg gạo hàng năm, còn người Ấn thậm chí ăn ít hơn. Trong khi đó, tiêu thụ gạo trên đầu người cao nhất thế giới lần lượt là: Lào, Campuchia, Bangladesh, Việt Nam và Guyana.

Vì nhu cầu tiêu thụ nội địa cao, xuất khẩu gạo của Trung Quốc tương đối ít, vào khoảng 2,2 triệu tấn niên vụ 2022-2023, đứng thứ 6 thế giới về khối lượng. Trong khi đó, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% khối lượng toàn cầu. Vào năm 2022, họ đã bán gần 22 triệu tấn gạo đến hơn 140 quốc gia.

Khoảng một nửa số lô hàng đó là gạo phổ thông giá rẻ đến những nước thu nhập thấp như Bangladesh, Nepal và một phần của châu Phi cận Sahara. Phần còn lại là loại gạo thơm cao cấp Basmati với đặc trưng hạt dài, mỏng và trong. Trên thực tế, Ấn Độ có khoảng 6.000 loại gạo khác nhau.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu gạo vào Trung Quốc năm nay dự kiến lên tới khoảng 4,6 triệu tấn, khiến nước này trở thành quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu gạo. Philippines nhập khoảng 3,9 triệu tấn gạo trong cùng năm. Việt Nam là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng cũng đứng trong top 10 về nhập khẩu.

Giá gạo nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008, một đợt cấm xuất khẩu gạo với sự tham gia đồng loạt của Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam từng khiến giá gạo toàn cầu tăng 52%, theo Ngân hàng Thế giới.

Năm 2022, giá gạo thế giới cao hơn một phần ba so với giai đoạn trước đại dịch, từ năm 2015 đến năm 2019, do lượng hàng tồn kho giảm mạnh trong thời kỳ đại dịch. Hơn nữa, giống như các nông sản chính khác trên thế giới, giá gạo cũng tăng sau khi xung đột Ukraine nổ ra tháng 2/2022, do nó đóng vai trò thay thế cho các mặt hàng chủ lực như lúa mì và ngô.

Nửa đầu năm 2023, giá gạo thế giới vẫn duy trì mức cao, với Chỉ số giá gạo của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO Rice Price Index) các tháng đều trên 120 điểm, so với tháng cao nhất của 2022 chỉ 119 điểm.

Được sử dụng để theo dõi biến động giá của các loại gạo quan trọng trên thị trường quốc tế, FAO tính toán chỉ số giá gạo bằng cách lấy trung bình giá của các loại gạo xuất khẩu quan trọng từ nhiều quốc gia rồi quy ra điểm số dựa trên mốc 100 điểm là giá gạo trung bình giai đoạn 2014-2016. Các loại gạo được đưa vào rổ tính chỉ số bao gồm gạo Jasmine (loại gạo thơm), gạo Basmati (loại gạo thông thường), gạo Indica (loại gạo thông thường), và một số loại khác.

Vào tháng 6, Chỉ số giá gạo đạt 126,2 điểm, giảm 1,2% so với tháng 5, nhưng vẫn cao hơn 13,9% so với cùng kỳ 2022. Nguyên nhân là do giá gạo giảm ở tất cả các phân khúc thị trường, do nhu cầu nhìn chung yếu hoặc chỉ giới hạn ở một số người mua, như trường hợp của gạo Indica. FAO vẫn chưa công bố chỉ số của tháng 7.

Không loại trừ khả năng gió đã đổi chiều, khi giá gạo leo thang do đợt cấm xuất khẩu gạo mới đang hình thành, với sự tham gia của Ấn Độ, UAE và Nga. Trong khi đó, Việt Nam chỉ kêu gọi các thương nhân đảm bảo có đủ nguồn cung. Nếu có thêm nhiều nhà xuất khẩu chủ lực làm theo Ấn Độ, tác động có thể đẩy giá thậm chí cao hơn so với năm 2008, theo Economist.

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Giá gạo tăng nhanh, giới buôn thận trọng nhập hàng vì sợ lỗ

Một tuần qua, giá gạo tại các chợ ở miền Tây tiếp tục tăng nhanh, mỗi ngày một giá khiến người bán lo lỗ khi nhập thêm nếu giá quay đầu giảm.

Bà Kim Em, bán gạo hơn 30 năm ở chợ TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, cho biết khoảng một tháng nay, giá gạo liên tục tăng nhanh. “Sáng tôi giao gạo sóc miên cho khách giá 16.000 đồng thì phải nhập vào giá 17.000 đồng một kg ngay sau đó. Mỗi ngày một giá”, bà nói.

Giá gạo biến động nhanh khiến những người buôn bán như bà Kim Em không vui vì “khó mua bán hơn so với bình thường”. Với những mối sỉ, bà không thể tăng giá bán đột ngột vì sợ mất mối lâu dài. Trong khi nguồn hàng nhập vào cũng gặp khó, vì bà bị đòi trả tiền liền, thậm chí bị đốc thúc khoản nợ cũ.

“Tôi chỉ nhập đủ bán trong vài ngày, không dám trữ số lượng lớn vì sợ giá giảm bán không kịp sẽ lỗ”, bà Kim Em cho biết.

Bà Kim Em, soạn gạo tại quầy bán trong chợ TP Cao Lãnh. Ảnh: Ngọc Tài

Bà Kim Em, soạn gạo tại quầy bán trong chợ TP Cao Lãnh. Ảnh: Ngọc Tài

Chung tâm trạng, bà Thái Thị Bình chủ sạp hàng gần đó nói lúc trước nhập 50 bao gạo một chuyến, hiện chỉ dám lấy 10 bao, đủ bán cầm chừng. Kinh nghiệm nhiều năm trong nghề bà Bình cho rằng đợt tăng giá lần này khá giống với năm 2008, chỉ khác là người dân không ùn ùn mua gạo tích trữ. Năm đó, thấy gạo tăng nhanh, bà nóng vội trữ hàng song lỗ nặng khi giá giảm mạnh.

“Không riêng tôi, hiện nay dân buôn gạo đều không dám trữ hàng. Mua tới đâu bán tới đó”, bà Bình chia sẻ.

Quan sát tại chợ TP Cao Lãnh, nhu cầu mua gạo của người dân không tăng mạnh. Mỗi người chỉ mua từ 10-20 kg một lần. Giá các loại gạo như 504 là 16.000 đồng một kg (gạo cũ), các loại gạo thơm dao động 16.000-17.000 đồng mỗi kg, gạo đặc sản, gạo sạch 18.000-20.000 đồng. Giá các loại này tăng trung bình 1.000-2.000 đồng một kg so với tuần trước. Giá bán sỉ cho các quán cơm, chủ hàng gạo thường thấp hơn 1.000 đồng mỗi kg so với giá lẻ.

Tại Cà Mau, giá gạo ở các chợ cũng tăng nhanh một tuần qua. Ông Sang, cửa hàng gạo ở chợ phường 4, TP Cà Mau cho biết các loại gạo tăng thêm 1.500-2.000 đồng một ký. Trước biến động giá nhanh, ông không trữ hàng quá nhiều. “Lúc trước, các đại lý báo giá lên xuống trước vài ngày, nay chỉ cách một ngày, thậm chí trong ngày thay đổi vài lần”, ông Sang nói.

Tương tự, giá các loại gạo ở TP HCM tăng từng ngày. Trong đó, các loại gạo thơm được điều chỉnh tăng thêm 2.000 đồng so với tuần trước lên 18.000-25.000 đồng một kg. Với các loại gạo xốp, nở tăng từ 13.000 đồng lên 16.000 đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, đại lý gạo ở quận Bình Tân, mỗi ngày nhà máy sản xuất báo giá gạo tăng thêm 300-500 đồng một kg. Trong đó, loại gạo nở xốp thường được bán cho các khu công nghiệp, trường học tăng giá mạnh nhất.

Tại cửa hàng gạo trên đường Quang Trung (Gò Vấp) giá nhiều loại gạo cũng vừa được điều chỉnh 500-1.000 đồng một kg. Theo đó, gạo thơm hoa sữa lên 17.000 đồng một kg, nở xốp mềm cơm 20.000 đồng, sơ ri cũ 15.000 đồng một kg.

Gạo tăng giá đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chế biến sản phẩm từ mặt hàng này. Anh Phạm Thế Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Tinh Bột Xanh, trụ sở tại TP Sa Đéc, Đồng Tháp cho biết trung bình mỗi tháng nhà máy cần 45 tấn gạo để chế biến hủ tiếu, ống hút, con sò,… Theo anh, gạo 504 trước đây chỉ 10.000 đồng mỗi kg, nay lên 14.000-15.000 đồng một kg; gạo Hàm Châu cũng tăng giá thêm 4.000-5.000 đồng mỗi kg.

Theo chủ doanh nghiệp này, trung bình gạo tăng hơn 50% so với cách đây một tháng khiến các hợp đồng mà doanh nghiệp ký trước đó ba tháng đều trong tình trạng bù lỗ. “Trong lúc chờ thị trường bình ổn, nhà máy phải giảm một nửa công suất, đồng thời đàm phán kéo giãn thời gian giao hàng”, anh Hải cho biết.

Tương tự, chị Mỹ Ngọc chủ lò bún ở huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp cho biết các cơ sở làm bún đang gồng lỗ 500-1.000 đồng mỗi kg khi giá gạo tăng sốt nửa tháng qua. Đặc thù nghề làm bún chuộng sử dụng gạo cũ vì tỉ suất sinh lời cao hơn. Thông thường giá gạo càng tăng, nguồn cung gạo cũ càng ít.

Anh Hợp chủ một cơ sở sản xuất hủ tíu gạo ở TP Cà Mau cho biết, nguyên liệu chính anh làm ra sản phẩm là gạo Hàm Châu. Thông thường anh dùng khoảng 5 tấn gạo trong khoảng một tháng, tốn khoảng 60 triệu đồng. “Nay gạo lên 2.000 đồng một ký khiến chi phí đội lên khá nhiều”, anh nói và dự kiến tăng giá sản phẩm thời gian tới.

Tiến sĩ kinh tế Trần Hữu Hiệp, cho biết giá gạo tăng trong bối cảnh giá bán trong nước ngày càng tiệm cận với thế giới. Hiện nhu cầu gạo toàn cầu tăng, nguồn cung giảm do thời tiết cực đoan và các lệnh cấm xuất khẩu gạo gần đây của các quốc gia. Hiện giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao kỷ lục kể từ năm 2008, lên 660 USD mỗi tấn loại 5% tấm.

“An ninh lương thực ngoài việc đảm bảo cho người dân đủ lương thực với giá chấp nhận được, đồng thời phải tôn trọng quy luật cung cầu, kinh tế và công bằng xã hội, tức đảm bảo hài hoà lợi ích của các tác nhân trong ngành”, ông nói.

Cửa hàng gạo của ông Sang tại TP Cà Mau. Ảnh: An Minh

Cửa hàng gạo của ông Sang tại TP Cà Mau. Ảnh: An Minh

Ngày 6/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Chỉ thị 24 về đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo. Chỉ thị nhấn mạnh tận dụng thời cơ giá gạo lên cao để tăng xuất khẩu, nâng thu nhập người dân đồng thời đảm bảo an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống. “Xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, trục lợi bất chính, đẩy giá lúa gạo lên cao bất hợp lý, gây bất ổn thị trường trong nước”, Thủ tướng nêu quan điểm.

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng các bộ, địa phương rà soát quy hoạch, vùng trồng, đảm bảo mục tiêu sản xuất trên 43 triệu tấn lúa một năm. Bộ này cùng Bộ Công Thương, các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường gạo khu vực, thế giới; tình hình sản xuất, sản lượng lúa, gạo theo từng chủng loại, mùa vụ trong năm để cân đối nguồn lúa, gạo phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết dự kiến năm 2023, cả nước gieo trồng 7,1 triệu ha lúa, sản lượng đạt trên 43 triệu tấn (tương đương hơn 20 triệu tấn gạo). Đến đầu tháng 8, các địa phương đã thu hoạch hơn 24 triệu tấn lúa.

Từ nay đến cuối năm, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, sản lượng lúa thu hoạch sẽ đảm bảo nhu cầu trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Lượng lúa dành cho xuất khẩu khoảng trên 15 triệu tấn (tương đương 7-7,5 triệu tấn gạo).