Đang hóng ở bên kia thấy người lạ từng quen gõ cửa em chạy về nhà liền.
Anh nói em là nữ hoàng thị phi hả ?
Anh thích cái cách chơi chữ “người lạ từng quen” của Bơ nai hay của ai đó. Thâm thúy!
Hả? Showbis có một cô như vậy. Anh thấy ổn mà.
Em ko thích nickname đó . Em có cố ý tạo scandan đâu . Toàn tai bay vạ gió.
Agreed. Recalled already.
Nhân tiện anh có thích em tạo scandan đẩy pic cho anh ko ? Trong showbiz nó là một thủ thuật hay dùng đó.
Thôi cho anh xin được nói câu tạ lỗi.
Đời riêng anh đây đã một lần bước rồi…
Anh không muốn pic mình đông và nhiều thành phần quá. Dưới 100 đồng chí và vài người khác chí là được.
Dưới 100 đồng chí cụ thể là có 15 người đang đọc topic này.
Thôi cô ơi. Xong hót quá lại có ô chú đội vương miện màu đen vào đóng topic. Là em mồ côi.
Bà cũng hóng kinh nhỉ…đốt hương muỗi cũng lên
E chào các bác, e zìa nấu cơm đây
Tất cả e cho vào một nồi luôn. A tưởng tượng nó ra món gì
Lẩu thập cẩm phải không?
Cám nhợn ạ…
15/04/2023 16:26 (GMT+7)
Phó Thủ tướng họp ‘thúc’ tiến độ giải ngân đầu tư công 9 tỉnh phía Bắc
Tiến độ giải ngân đầu tư công chung của cả nước còn thấp. Ảnh minh họa
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương không chậm trễ trong phân bổ vốn được giao; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, trong xử lý những khó khăn, vướng mắc vì cùng một mặt bằng pháp lý, vẫn có những địa phương có tiến độ giải ngân cao.
Sáng 15/4, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến về giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 với lãnh đạo 9 tỉnh: Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tình hình khu vực và quốc tế rất khó khăn, vì thế vốn đầu tư công càng trở nên quan trọng đối với quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân chung của cả nước cũng như của 9 địa phương còn thấp nên áp lực giải ngân những tháng còn lại rất lớn.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao tổng kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2023 cho 9 địa phương nói trên là gần 49.000 tỷ đồng, trong đó vốn Trung ương là hơn 32.000 tỷ đồng, còn lại là vốn cân đối ngân sách địa phương.
Trong tổng số vốn ngân sách Trung ương, còn hơn 7.952 tỷ đồng chưa được các địa phương phân bổ, chiếm 24,8% tổng số vốn được giao.
Về giải ngân, đến hết quý 1/2023, tiến độ giải ngân của 9 địa phương mới đạt 7,23% kế hoạch, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 10,35%. Trong đó, Lai Châu có tỷ lệ giải ngân cao nhất với 10,25%, cao hơn bình quân chung của 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ (9,72%). Bắc Kạn có tỷ lệ giải ngân vốn ODA đạt 41,16%, trong khi các tỉnh còn lại chưa giải ngân nguồn vốn này.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị. Ảnh: VGP
Kiến nghị hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh có diện tích lớn
Về việc chậm giải ngân, lãnh đạo của các địa phương cho biết nguyên nhân phổ biến ở 9 địa phương là do phải mất nhiều thời gian để hoàn thành thủ tục đầu tư, giải phóng mặt bằng, xác định nguồn vật liệu san lấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa sang mục đích khác…
Các địa phương kiến nghị cấp có thẩm quyền tiếp tục đơn giản hóa thủ tục chuẩn bị đầu tư; tách giải phóng mặt bằng ra thành dự án riêng; sớm bố trí vốn cho các dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư; phân cấp cho các địa phương trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa; tăng chỉ tiêu đất làm đường giao thông.
Có 4/9 địa phương kiến nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn còn lại của năm 2022 sang năm 2023.
Tỉnh Lai Châu kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh có diện tích lớn, còn khó khăn để lập bản đồ địa chính, tạo điều kiện cho việc tính toán khối lượng đầu tư các dự án sát hơn với thực tiễn.
Các địa phương cũng kiến nghị đẩy nhanh việc sửa đổi các quy định hiện hành đồng thời sớm ban hành các văn bản hướng dẫn để có đủ căn cứ triển khai các chương trình, dự án đầu tư công.
Tại cuộc họp, lãnh đạo, đại diện các bộ, ngành Trung ương đã trực tiếp giải đáp những vướng mắc của địa phương, đồng thời cập nhật tiến độ sửa đổi, bổ sung, cũng như thời gian dự kiến ban hành các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn liên quan.
Bộ Tư pháp gợi ý việc sửa đồng bộ các quy định của luật trong thời điểm này rất khó khăn vì khi sửa cần thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng trong khi còn nhiều dự án luật khác đang chờ được thảo luận, thông qua. Tuy nhiên, các khó khăn, vướng mắc không thể không tháo gỡ, do đó Bộ Tư pháp kiến nghị có thể sửa theo hướng một luật sửa nhiều luật hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành nghị quyết thí điểm.
Trong bối cảnh tốc độ giải ngân vốn của địa phương cao hơn so với vốn Trung ương, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải quyết liệt hơn, khẩn trương hơn trong tháo gỡ nút thắt về thể chế, trong đó có việc cho ý kiến phối hợp. Trong thời gian nhất định, bộ, ngành nào không có ý kiến coi như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm.
Phó Thủ tướng yêu cầu địa phương không chậm trễ trong phân bổ vốn được giao; tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, trong xử lý những khó khăn, vướng mắc vì cùng một mặt bằng pháp lý, vẫn có những địa phương có tiến độ giải ngân cao; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp tìm “lối ra” cho những khó khăn vướng mắc ở cơ sở.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ bố trí thời gian để họp riêng về chuyên đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa ngay trong tuần tới vì đây là một trong những vướng mắc chủ yếu của các địa phương có tỷ lệ rừng cao.
Liên quan đến các vướng mắc trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Phó Thủ tướng cho biết các bộ, ngành đang nỗ lực phấn đấu trình Nghị định sửa đổi Nghị định 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 trong tháng 5, sau khi hoàn tất việc xin chủ trương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về 3 nội dung chưa có trong quy định của luật. Các văn bản hướng dẫn còn lại sẽ được ban hành trong tháng 4 này.
Làm đường, xây cầu, mở sân bay
Hối hả toàn dân suốt đêm ngày
Tận dụng thời cơ ta lớn mạnh
Kề vai gánh vác non sông này
Vẫn tin ĐTC cùng ad