Cuộc cách mạng xanh - NLTT & Quy Hoạch Điện 8: ASM, TV2, GEG, PC1, REE, PVS, ASM, BCG…

Cõn nhiều tiêu chí khác nữa bác ơi

1 Likes

Vâng bác. Theo bác nhịp này VND chỉnh về bao nhiêu. E cũng thích dòng điện đợt tới, vào múc dần

VND là dạng cp đánh hàng kho nên rất khó đoán nhưng VND thuộc đội mạnh trong dòng ck bác nhỉ

1 Likes

À e viết nhầm đó, Ý e là VNI. Còn VND hay dòng chứng là hàng trung lập theo thị trường. Nên khi nào VNI hồi múc cũng khá yên tâm.

2 Likes

Bác nào thích đợi thì cứ đợi, tuỳ vào cách đầu tư mỗi người.
Có nhiều bác chỉ mua khi cổ phiếu up với chiến lượt t+ là mua cao bán cao ! Hihi

Tham khảo các bác

Các anh xứ sở của dầu mỏ cũng đang chạy đua NLTT nè các bác!
Why the Gulf’s oil powers are betting on clean energy
Aramco, ADNOC and others are placing multibillion-dollar wagers on the energy transition

Tham khảo các bác

Vậy là đang trong giai đoạn cuối để duyệt quy hoạch điện 8.
Không duyệt sớm thì VN lại chậm chân trong cuộc đua NLTT và có thể ảnh hưởng tiêu cưc đến xuất khẩu VN sau này .

Theo mình, đầu tư ngành điện mà cứ châm châm vào QH điện VIII thôi thì chưa đủ. Kinh tế Việt Nam vẫn nằm trong giai đoạn khó khăn, tình hình sản xuất bị cắt giảm ở nhiều nơi, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng năng lượng. Mình đặt cao vấn đề tiêu thụ điện và giá thu mua điện của EVN đối với doanh nghiệp điện hơn

1 Likes

Bà Mariam Al-Shamma, chuyên gia của S&P Global, cho rằng các nước Vùng Vịnh hiểu rõ rằng những khách hàng tại thế giới phát triển sẽ từ bỏ nhiên liệu hóa thạch. Những chính sách như thuế carbon qua biên giới, vừa được EU thông qua hôm 18/12, là một hồi chuông cảnh báo.

Bác cứ nghiên cứu và sẽ hiểu vì sao quy hoạch điện 8 quan trọng sống còn đến phát triển nền kinh tế VN .

EVN: than lỗ đậm và cho biết nguyên nhân là do biến động giá nguyên liệu (than,dầu, khí) thế giới làm cho chi phí mua điện của EVN tăng cao. Lập luận: với tình hình hiện tại giá nguyên liệu có phần đã hạ nhiệt nhiều → giá mua điện từ EVN sẽ thấp hơn hoặc cao nhất là bằng Công ty điện với mức nền cao 2022: sẽ khó đột biến hơn 2022 vì giá mua điện chũng lại: NT2, POW

1 Likes

Các cty điện la cp phòng thủ , giá điện sẽ tăng nhưng DT va LN của các cty điện sẽ không tạo đột biến vì tính chất ngành nghề.

Mình đề cập ở đây là những DN phát triển điện xanh

Điện xanh là xu hướng thời đại không thể khác được và các bác nhà mình chắc chắn hiểu rỏ hơn ai hết.

Từ năm 2023 trở đi các em sẽ cực thịnh
Mình khuyến nghị khi mọi việc đang khởi động thì thấy toàn bị chê!

sau này khi các em vào sóng thần thì các bác lại lại đua …hihi

1 Likes

Lãnh đạo phương Tây chúc mừng Việt Nam nhận được gói tài chính khí hậu 15,5 tỉ USD

15/12/2022 11:14 GMT+7

TTO - Thỏa thuận Hợp tác chuyển đổi năng lượng công bằng sẽ giúp Việt Nam huy động 15,5 tỉ USD cho gói tài chính khí hậu trong vòng 3 đến 5 năm tới để giảm phụ thuộc vào than đá.

Tham khảo về xu hướng xanh trên thế giới nhé các bác

Porsche begins production of ‘e-fuel’ that could provide gas alternative amid EV push

PUBLISHED TUE, DEC 20 20221:52 PM ESTUPDATED AN HOUR AGO

thumbnail

Michael Wayland@MIKEWAYLAND

SHAREShare Article via FacebookShare Article via TwitterShare Article via LinkedInShare Article via Email

KEY POINTS

  • Porsche said Tuesday that a pilot plant in Chile started production of the alternative fuel, as it aims to produce millions of gallons by mid-decade.
  • Officials say e-fuels can act like gasoline, allowing vehicle owners a more environmentally friendly way to drive.
  • Porsche officials celebrated the beginning of e-fuel production with the filling of a Porsche 911 with the first synthetic fuel produced at the site.

E-fuels are a type of synthetic methanol produced by a complex process using water, hydrogen and carbon dioxide. Companies say they enable the nearly CO2-neutral operation of gas-powered engines. Vehicles would still need to use oil to lubricate the engine.

IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35%
IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35%

Cổ phiếu GEG đã tăng gần 36% từ đáy nhưng vẫn thấp hơn 50% so với đỉnh đạt được vào đầu tháng 3 năm nay. Ước tính tại mức thị giá hiện tại, lô cổ phiếu IFC “sang tay” cho AVH có giá trị thị trường lên đến hơn 570 tỷ đồng.

International Finance Corporation (IFC) vừa thông báo đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ 44,2 triệu cổ phiếu GEG, tương ứng 13,74% vốn của CTCP Điện Gia Lai (mã GEG) trong phiên 7/12. Sau giao dịch, IFC không còn là cổ đông của GEG. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận ngoài sàn (qua Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam – VSD).

Bên nhận chuyển nhượng là AVH Pte. Ltd (Singapore) – một cổ đông lớn khác của Điện Gia Lai. Cùng ngày 7/12, tổ chức này còn nhận chuyển nhượng thêm hơn 1,9 triệu cổ phiếu từ bà Trần Tiểu Phụng. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của AVH tại Điện Gia Lai đã tăng lên 35,1% tương ứng nắm giữ xấp xỉ 113 triệu cổ phiếu.

IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35% - Ảnh 1.

Trước đó, vào giữa tháng 8/2022, Nikkei đã đưa tin Tập đoàn JERA Nhật Bản và JERA Asia sẽ đầu tư 15 tỷ Yen (khoảng 112 triệu USD) vào Điện Gia Lai với mục đích khai thác nhu cầu điện đang gia tăng ở Việt Nam và thúc đẩy các nỗ lực cắt giảm khí thải carbon. Theo đó, JERA Asia sẽ nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ IFC và Quỹ Đầu tư Năng lượng Tái tạo Armstrong Asset Management để sở hữu 35,1% cổ phần tại GEG.

Theo Nikkei Asia, thương vụ này diễn ra trong bối cảnh JERA đặt mục tiêu tăng sản lượng điện sản xuất từ các nguồn năng lượng tái sinh lên 5.000 MW vào năm 2025. Việc mua cổ phần của GEC sẽ giúp bổ sung thêm 190 MW điện tái sinh cho JERA, giúp nâng tổng công suất phát điện tái sinh của công ty này lên 1.900 MW.

Như vậy, thương vụ đầu tư của “gã khổng lồ” ngành điện Nhật Bản vào Điện Gia Lai có vẻ vẫn chưa được thực hiện. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng, AVH chỉ là bên trung gian gom cổ phần GEG trước khi “sang tay” lại cho JERA.

Thương vụ chuyển nhượng diễn ra trong bối cảnh cổ phiếu GEG vừa có nhịp hồi mạnh từ giữa tháng 11. GEG kết phiên 8/12 tại 12.950 đồng/cổ phiếu, tăng gần 36% từ đáy nhưng vẫn thấp hơn 50% so với đỉnh đạt được vào đầu tháng 3 năm nay. Ước tính tại mức thị giá hiện tại, lô cổ phiếu IFC sang tay cho AVH có giá trị thị trường lên đến hơn 570 tỷ đồng.

IFC “chia tay” Điện Gia Lai (GEG), một tổ chức nước ngoài nâng sở hữu lên trên 35% - Ảnh 2.

Trước đó, vào tháng 9, HĐQT GEG hoàn thành lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và công bố nghị quyết thực hiện các thủ tục về việc phát hành hơn 64 triệu cổ phiếu ưu đãi (tương ứng vốn điều lệ tăng lên 642 tỷ đồng) cho Ngân hàng DEUTSCHE INVESTITIONS - UND (DEG) sau hơn 1 năm thực hiện thẩm định và đàm phán. Khoản tiền thu được dùng bổ sung vốn lưu động, đầu tư phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo chiến lược đã đề ra.

Cổ phần ưu đãi cổ tức có thời hạn tối đa 6 năm, mức cổ tức được tính với công thức bằng 6% nhân với tỷ lệ điều chỉnh (tỷ lệ được quyết định bởi ĐHĐCĐ trước khi cổ tức ưu đãi được chi trả). Nhà đầu tư nắm giữ cổ phần ưu đãi được phép chuyển đổi thành cổ phần phổ thông tại bất kỳ thời điểm nào sau khi tròn 24 tháng cho đến trước thời điểm tròn 72 tháng kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Giá chuyển đổi sẽ không thấp hơn giá trị sổ sách của cổ phiếu GEG tại thời điểm chào bán cổ phần ưu đãi.