Cuộc chiến thuế quan - Đây là điều Trump muốn

  1. Kể từ những năm 80s thế kỷ trước, ông Trump đã luôn nhắc về vấn đề thuế quan khi Mỹ liên tiếp thâm hụt cán cân thương mại.
    Dễ hiểu khi một quốc gia bị thâm hụt quá nặng, tức nợ công sẽ tăng lên. Điều này ông Trump không hề mong muốn. Điều này dẫn đến các lệnh áp thuế quan tạm thời công bố thời gian vừa qua từ Trump.
    => Kỷ nguyên đơn cực nơi Mỹ là quốc gia cầm cân nảy mực đã chấm dứt. Thế giới toàn cầu hóa đã không còn. Thay vào đó là kỷ nguyên của hai đại kình địch Trung Quốc – Mỹ, nơi mà hai quốc gia mạnh thị uy.
    Và điều mà ông Trump mong muốn cuối cùng là giúp nước Mỹ thực sự lớn mạnh trở lại và thuế quan chính là công cụ giúp ông giảm đi sự mất cân bằng thương mại.

  2. Mức thuế quan kỳ dị là công cụ khiến tăng nổi sợ cho nhiều quốc gia, đây rõ ràng là nước cờ cao tay mà Trump đưa ra nhằm dễ đàm phán hơn. Đó cũng là cách mà “tay chơi lớn” kiểm soát ván cờ. Lúc này nhiều quốc gia sẽ nhượng bộ và các deal tốt cho nước Mỹ sẽ dần dần đến với ông Trump trên bàn đàm phán.

  3. Trường hợp tốt chỉ diễn ra với điều kiện mà các thỏa thuận mà Mỹ mong muốn ở các quốc gia đều đạt được và lúc này mức áp thuế mà Mỹ mang đến sẽ rất nhẹ nhàng hoặc đôi khi là chưa có cuộc áp thuế nào xảy ra cả.
    => Thế giới tuyên bố Trump – Mỹ chiến thắng. Một chiến thắng mang tính lịch sử.

  4. Trường hợp xấu xảy ra khi đại kình địch Trung Quốc nhúng tay vào can thiệp khiến các thỏa thuận mà Mỹ mong muốn bị hạn chế hoặc không thành công. Lúc này tất yếu các lệnh thuế trừng phạt sẽ được áp đặt. => Thế giới đối mặt với suy thoái kính tế toàn cầu.
    Chúng ta cần lưu ý, thực ra Trump cũng chẳng sợ dù cho Kinh tế Mỹ có suy thoái đâu. Vì bản chất các nước có thặng dư thương mại sẽ là nước bị ảnh hưởng đầu tiên và nặng nề bởi yếu tố thuế quan. Còn Mỹ - quốc gia bị thâm hụt thương mai – tay chơi lớn sẽ là quốc gia ít chịu sự ảnh hưởng và cũng là nước chịu tác động cuối cùng. Và kẻ sống soát cuối luôn là kẻ chiến thắng vĩ đại. => Điều mà ông Trump mong muốn!

  5. Xây dựng kịch bản đầu tư:

  • Với trường hợp tốt xảy ra, Vnindex sẽ phân hóa ở giai đoạn đầu: các nhóm ngành không bị ảnh hưởng bởi thuế quan sẽ có sóng tăng tốt và dẫn dắt thị trường. Còn các nhóm ngành bị ảnh hưởng sẽ cần thêm thời gian tích lũy và chờ đợi các chính sách của nhà nước hỗ trợ dẫn lối.
    Dự kiến Vnindex giảm thấp nhất sẽ về đáy 1070-1100đ mà thôi. Xong sẽ tiếp tục xu hướng tăng theo câu chuyện nội lực trong nước!
  • Với trường hợp xấu xảy ra: lúc này tác động xấu là rất lớn. Kinh tế toàn cầu suy thoái thì Việt Nam đương nhiên khó thoát. Vnindex dự kiến sẽ có những nhịp điều chỉnh sâu về đáy dài hạn 850-900đ. Lúc này sẽ mở ra các điểm mua dài hạn lớn!
8 Likes

đến lúc 900đ thật thì chắc nđt cũng chả ai dám mua

1 Likes

bỏ chứng theo vàng thôi

1 Likes

Nếu Trump thắng và đẩy mạnh chính sách thuế, có khi ngành sản xuất nội địa Mỹ lại được hưởng lợi lớn

1 Likes

Cổ phiếu xuất khẩu như dệt may, gỗ, thủy sản liệu có còn cửa không nếu Mỹ đánh thuế hàng loạt

1 Likes

Trump thắng = chiến tranh thương mại, vậy có nên cơ cấu danh mục phòng thủ ngay từ bây giờ

1 Likes

Giờ vẫn chưa rõ Trump có thực sự quay lại Nhà Trắng không, mà TTCK đã phản ứng trước rồi nhỉ

1 Likes

Các đợt panic khủng hoảng lúc nào xảy ra, TTCK phản ánh sẽ đến lúc thái quá và việc giảm về các vùng thấp điểm không ngờ đến đôi khi lại diễn ra. Và chắc chắn những ai đầu tư chỉ nhìn vào tin tức phản ánh thì khó mà mua. Đó cũng là lý do mà 2 đợt panic gần nhất năm 2022 và 2020 thì nđt đều rất ít mua được ở nền đáy.
Quan trọng lúc này theo tôi là sự chuẩn bị kế hoạch đầu tư trung dài hạn để ứng phó với các kịch bản sắp tới diễn ra sẽ phù hợp hơn.
Cơn giông tố qua đi thì ánh sáng lại đến. Vượt qua cơn bĩ cực cùng với hành trang đã có sẵn thì sẽ giúp chúng ta có thành quả lớn trong tương lại.
Chúc chúng ta đầu tư thành công.

Tham khảo bài viết về vàng của tôi trước đây. Vàng có thực sự đáng đầu tư cho năm 2025? - #4 bởi vuongthinhvuong

Trước mắt thì chưa hẳn. Khi mà đa phần các công ty sx tại Mỹ đặt nhà máy của họ ở các quốc gia khác. Theo tôi, view 3- 6 tháng thì sẽ là thách thức rất nhiều đối với các cty này. Dài hạn theo cách Trump muốn thì còn chờ thêm về chính sách.

Theo tôi nên tạm gác nhóm này qua 1 bên. Nếu có cũng nên cơ cấu sang nhóm ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Nhóm bị ảnh hưởng sẽ cần có thời gian phản ánh xong tin tức, lưu ý ta vẫn đang trong quá trình thương lượng 90 ngày nên nhóm này cứ chờ thêm đã.

Tôi quan niệm là cổ phiếu nào tốt, ít bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực thì tôi cho là ok. Còn phòng thủ theo kiểu chọn đại 1 tiêu chí cơ bản để cho rằng cp đó phòng thủ thì chưa chắc!
Đoạn này nên cơ cấu sang nhóm ít bị ảnh hưởng bởi thuế quan!