Cuộc chuyện chữ nghĩa ngày chủ nhật: Thiền và quán.
( Viết vì … một reply đã hứa hẹn trong topic Quán chiếu 3)
Bạn đọc NaK tui, một hôm nêu câu hỏi về phương cách NaK sử dụng … khi liên tục viết bài dự báo TTCK. Bởi viết với bạn là khoản không dễ nhằn … Đây nói viết liền lạc một ngày giao dịch. Một quảng time ngắn hơn … thế : mở sáng, kết chiều. Viết cả khi TT chỉ có mười lăm phút ATO/ATC ; với hai Game chơi “VUI VẺ” và “Kính THẦY” có nhiều ý nghĩa lăm sắc lắm!
NaK tui p/m riêng : bạn đọc và tìm lại chiêu/cách thức NaK tui trong loạt bài viết gần nhất : “Quán chiếu” ( có bài 1 , bài 3) và “Hàng chính phủ” … Chỉ dẫn hay chia sẻ này đã nói rõ ràng : Có một cuộc chơi chữ nghĩa rất là OK.
Và bài viết chữ nghĩa này gắn với ngày chủ nhật.
1.Thiền quán.
1.1
Đây nói nơi chốn người ta thiền tập.
Wiki, NaK tui gọt/biên tập nhé:
- Cội Bồ-đề (tiếng Phạn: बोधि, tiếng Anh: Bodhi Tree) là danh hiệu trong Phật giáo tôn xưng cho một cây cổ thụ thuộc loài danh pháp khoa học Ficus religiosa(*) tại khu vực Bồ Đề Đạo tràng, nơi thái tử Tất Đạt Đa đã thiền tọa và chứng đắc giác ngộ, trở thành Đức Phật Thích-ca Mâu-ni.
Sau khi Phật nhập niết bàn ( tức mất, năm ông tròn 80 tuổi), cây Bồ-đề nguyên thủy vẫn còn sống đến thời của vua Asoka và nhà vua cũng đã nhân rộng cây quý này bằng cách chiết nhánh của nó và gửi đến những địa điểm khác trên cả nước.
Một trong số nhánh cây chiết tặng này đến xứ sở Sri Lanka. Người dân nơi đây đã gọi cây bồ-đề này là “Sri-Maha Bodhi”, nghĩa là *“Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường”. Sau này, người ta đã lấy/trồng lại bởi lòng người ghét ghen, bởi lịch sử thịnh suy của đất nước và cả môi trường … đã đốt, phá chết cây bồ đề Đức Phật, những năm lần.
Nghĩ vu vơ thì người tu tập chọn gốc bồ đề … mới thiền được thiền tốt thì ko thể đáp ứng được cho số đông hay người ko “ở” gần nơi cây sống …
Ảnh TTXVN : Ngày 22/7/2018, tại chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức lễ rước và trồng cây bồ đề, chiết từ cây Vĩ Đại Cát Tường sống trên 2,3 ngàn năm ( do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng).
1.2.
Đây nói đến việc ngồi thiền, bắt ấn và niệm chú theo sách sử nhà Phật.
Có hơn ba người, NaK tiếp cận để nắm bắt việc thiền tập của họ thì cả ba đều chia sẻ kiểu ngồi “kiết già”, định trí não rỗng …Sách “Đức Phật và Phật pháp” NaK đọc thấy Đức Phật thiền/dạy chúng sanh cách này. Kế, tiếp xúc với một anh bạn đi thể dục có qua trường Cao đẳng Phật học thì cũng là phương cách này. Hỏi sâu về hiệu quả thu được, hay mục tiêu thiền định nhắm có thể đạt như Phật thì … hết thảy nói chung về sức khỏe có cải thiện hơn mà không có khẳng định kết quả thu được sẽ như Phật tổ.
( sách, trang 30 đến 36 Phật thuật kể v/v THIỀN định bảy tuần liền sau đắc ĐẠO. Rằng ông qua bước thiền 1,2,3 đến độ 4 đạt mức NGỘ ( thấy) được hàng trăm ngàn tiền kiếp của mình - từ họ tên, xứ sở đến công việc của mỗi một kiếp sống / tự nhiên là của hàng trăm ngàn năm trước rồi … Nhờ đó, mà ông có sự thấu hiểu đến nỗi khổ tâm đời người; cách DIỆT khổ …v…v.).
Ảnh : trang sách vừa nói trên …
1.3 Thực thì nhiều người cũng gặp khó khi thiền đạt độ rỗng của trí não. Chưa nói điều kiện, môi trường thiền tập bây giờ … khó mà tránh được những xao lãng, phân tâm. Chính ngay phương cách nói trên của Phật, ông đề xuất người ngồi thiền ban đầu hãy chú ý vào hơi thở ra vào … để tiến đến làm rỗng hoàn toàn trí não.
Một vài clip kênh Youtube nổi tiếng Thích Pháp Hòa cũng có hướng dẫn cách thiền tập này.
Cá nhân NaK tui thử thiền tập … Có cảm nhận “đạt” được não rỗng nhưng thời gian này thường quá ngắn. Liền trong hơn ba tuần, vẫn ko khả quan hơn.
Mở rộng tìm kiếm thông tin về thiền trên KG mạng, ko bất ngờ lắm với những phương cách Thiền rất khác ( so Phật, nói trên). Trên hai ngàn năm, việc kế tục và phát triển của một bộ môn cũng là điều tự nhiên thôi. Ngay một số sư thầy đạo Phật, họ cũng nói đến thiền ngoài ngồi còn có nằm đứng và đi … Thiền của OSHO (* một GURU nổi tiếng người Ấn) được gọi là thiền động. Người thiền theo ông này có ba thì – 10 đến 20 phút - khi tu tập, thì thứ ba là “NHẢY” chống hai tay và hai chân trong tư thế khòm người.
Một vài tư thế của YOGA …
Một bất ngờ khi NaK tìm hiểu bộ môn Yoga. Ngay chữ này cũng đã hàm nghĩa của THIỀN. Và nó xác định có trước cả Phật. Vậy thì “ngoài Phật”, nói việc thiền khác với Phật thì đây rõ ràng là con số lớn hơn rồi, những người tham gia thiền tập. Họ ko quá “cứng ngắt” với yêu cầu RỖNG không não bộ mà CHỌN kết quả thu được có LỢI cho sức khỏe người luyện rèn bằng thiền.
Là nghĩ hay chọn một việc cho não tập trung vào. Tức có hạ thấp yêu cầu Thiền của Phật. Thiền này dễ thực hiện và không đòi hỏi một không gian quá riêng biệt nên người theo tập có niềm vui kết nối bạn bè; các phòng tập/học thiền nở rộ trên thị trường … giúp Thiền bùng nổ thành những phong trào, trường phái khác nhau.
Thiễn nghĩ “ngoài Phật”, hay nói không thiền như Phật thì nhân loại vẫn đạt được những thành tựu, tiến bộ và văn minh chứ. Hay nói không biết thiền, cả quán chiếu thì TÂY học vẫn có phân tích, tổng hợp đó thôi.
- Quán thiền .
Quán chiếu thiền tập. Hay nói việc hiểu biết thiền tập mới mẻ, không còn khó thực hiện như trước nữa.
2.1 Chia ba một ngày sống: não con người “CHẠY” marathon mười sáu tiếng ( ngủ nghỉ tám tiếng). Nên Thiền nhìn thì không khác một bộ môn thể dục cho não. Giúp não có nhiều hơn quảng 8 giờ ngủ nghỉ nói đó.
Đáng nói cái mới, khoản HAY là nó chèn/chen giữa những căng thẳng, bức bách lẫn cường độ bởi những lo toan, tính toán … của công việc, cảm xúc cơ thể lẫn ứng xử xã hội mỗi phút giờ mà bạn gặp phải. Ngó bảng, ngày “chơi” trên mạng như NaK tui thì thiền là định vị một ô cửa, ngó một con hàng … thay vì quay quắt với Reply F247, chat FB, Z.a.l.o hay đảo mắt quá nhiều trang WEB cày kiếm thông tin …
2.2 Thiền nằm, đầu mỗi ngày thành nếp quen. Có thể kết hợp việc xoa bóp các bộ phận cơ thể với ý nghĩ sâu cho não : “thấy” từng lóng xương trong người khi vặn vẹo hai bàn tay, lúc xoa hai vai đau nhức bởi ngồi máy tính nhiều quá. Hay tròng mắt khi massage mắt/mặt. Thiền những khi đi bộ thì kết hợp hơi thở và đếm bước chân. Thiền ngay khi đọc sách, nghe nhạc lướt web …
Ối giời ơi, phương cách nào thì cũng là việc của ta làm. Vì thế, chính ta phải là người chọn lựa thiền tập nào phù hợp cùng hiệu suất OK lẫn tốt thôi. …