Cuối năm, những đoàn tàu xuất khẩu khởi hành

, , , , , ,

Theo Hiệp hội Dệt may (VITAS), xuất khẩu dệt may Việt Nam có một số tín hiệu phục hồi trong tháng 7 khi giá trị xuất khẩu sợi và hàng may mặc tăng lần lượt 9,15% và 3,23% lên 392 triệu USD và 3,2 tỷ USD.

Tín hiệu đáng lưu ý nhất là giá đầu vào của ngành dường như đã chạm đáy. Theo thống kê, giá bông đã phục hồi từ mức đáy 80 USD/pound vào tháng 7. Điều này có thể cho thấy nhu cầu bông đầu vào của ngành dệt may nhiều khả năng sẽ tăng lên.

Tương tự, giá dầu thô và vận chuyển cũng đã tăng kể từ đầu quý III cho thấy sự cải thiện về nhu cầu chung trong nửa cuối năm.

Đơn hàng gia tăng vào cuối năm là những yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may. Điều này được thể hiện qua số liệu hàng tồn kho của các thương hiệu thời trang lớn đã giảm trong thời gian dài.

Tại thời điếm cuối quý 2, giá trị hàng tồn kho của các thương hiệu lớn như Nike, H&M, GAP và Inditex thấp hơn nhiều so với mức giữa năm 2022. Giới phân tích tin rằng các đơn đặt hàng may mặc sẽ tăng trong nửa cuối năm 2023, khi các thương hiệu bổ sung hàng dự trữ, đặc biệt là các kỳ nghỉ lễ.

Bọn xuất khẩu ngoài may mặc ra còn có XK đá như VCS, gỗ như PTB, kéo theo cảng biển, vận tải biển GMD HAH VSC PVT VOS