𝐂𝐨̛ 𝐂𝐡𝐞̂́ đ𝐚̂́𝐮 𝐆𝐢𝐚́ - 𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐤𝐲̀ 𝐠𝐢𝐮̛̃𝐚 𝐆𝐢𝐚́ & 𝐊𝐡𝐨̂́𝐢 𝐥𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐢̣ 𝐭𝐫𝐮̛𝐨̛̀𝐧𝐠 𝐭𝐚̀𝐢 𝐜𝐡𝐢́𝐧𝐡

Trong nền kinh tế ngày nay, từ những món hàng bình dân đến các tài sản phức tạp như cổ phiếu hay tiền điện tử, chúng ta đều gặp phải câu hỏi cơ bản: Làm cách nào mà người ta xác định được giá trị của một món hàng? Một ly cà phê có giá 30,000 đồng, một ổ bánh mì giá 15,000 đồng, nhưng nếu món hàng không phải là thứ mà chúng ta đã quen thuộc, liệu cách định giá của chúng có đơn giản như vậy không?

𝑪𝒐̛ 𝒄𝒉𝒆̂́ đ𝒂̂́𝒖 𝒈𝒊𝒂́ 𝒗𝒂̀ 𝑺𝒖̛̣ 𝒕𝒉𝒂𝒎 𝒈𝒊𝒂 𝒄𝒖̉𝒂 𝒄𝒐̂𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈

Trong nền kinh tế thị trường, giá của mọi món hàng chưa bao giờ phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất như giá trị nội tại của tài sản đó, mà được hình thành qua quá trình tương tác của người mua và người bán. Đặc biệt, cơ chế đấu giá đã trở thành phương thức phổ biến để xác định giá trị của một sản phẩm. Đây là quá trình mà giá của sản phẩm được nâng lên từng chút từng chút một, từ 𝒎𝒖̛́𝒄 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒎𝒂̀ 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒃𝒂́𝒏 𝒔𝒂̆̃𝒏 𝒔𝒂̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 đến 𝒎𝒖̛́𝒄 𝒄𝒂𝒐 𝒏𝒉𝒂̂́𝒕 𝒎𝒂̀ 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒎𝒖𝒂 𝒄𝒉𝒂̂́𝒑 𝒏𝒉𝒂̣̂𝒏 𝒕𝒓𝒂̉.

Xu hướng này không chỉ xảy ra với các loại hàng hóa như vật chất. Ngày nay, việc đấu giá còn áp dụng cho những thứ không có hình dạng cụ thể như cổ phiếu, tiền điện tử, hay thậm chí các tài sản số như NFT. Mỗi loại tài sản đều có những thị trường riêng với những mức giá không ngừng thay đổi, phụ thuộc vào mức độ tham gia đấu giá của các bên.

𝑻𝒉𝒂𝒏𝒉 𝑲𝒉𝒐𝒂̉𝒏: 𝒀𝒆̂́𝒖 𝒕𝒐̂́ 𝒄𝒐̂́𝒕 𝒍𝒐̃𝒊 𝒄𝒖̉𝒂 𝒎𝒐̣𝒊 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒅𝒊̣𝒄𝒉

Thanh khoản là yếu tố then chốt quyết định khả năng chuyển đổi một tài sản từ trạng thái này sang trạng thái khác. Nếu thanh khoản cao, ta có thể dễ dàng bán được tài sản và nhận về một mức giá hợp lý. Ngược lại, nếu thanh khoản thấp, việc giao dịch trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn đến việc trượt giá – tức là giá thực tế ta có thể bán thấp hơn nhiều so với giá kỳ vọng.

Hãy lấy ví dụ với thị trường chứng khoán. Các cổ phiếu của những công ty lớn trong VN30, thường có thanh khoản rất cao. Chúng ta có thể dễ dàng bán ra hoặc mua vào bất cứ lúc nào, với 𝒎𝒖̛́𝒄 𝒄𝒉𝒆̂𝒏𝒉 𝒍𝒆̣̂𝒄𝒉 𝒈𝒊𝒂́ 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒑𝒉𝒊𝒆̂𝒏 𝒓𝒂̂́𝒕 𝒕𝒉𝒂̂́𝒑. Nhưng nếu đầu tư vào cổ phiếu Penny, loại cổ phiếu ít người biết đến, thanh khoản của nó thường không đáng kể và mức chênh lệch giá sẽ vô cùng cao, đồng nghĩa với việc chúng ta có khả năng kiếm được lãi rất to hoặc lỗ rất lớn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, ta có thể gặp khó khăn khi muốn bán cổ phiếu đó và đôi khi phải trả một cái giá thấp hơn mong đợi để tìm được người sẵn sàng mua.

𝑲𝒉𝒐̂́𝒊 𝑳𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝑮𝒊𝒂𝒐 𝑫𝒊̣𝒄𝒉 𝒕𝒉𝒆̂̉ 𝒉𝒊𝒆̣̂𝒏 𝑺𝒖̛́𝒄 𝑴𝒂̣𝒏𝒉 𝑪𝒖̉𝒂 𝑻𝒉𝒊̣ 𝑻𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈

Thị trường có thanh khoản cao không chỉ là thị trường có nhiều người tham gia hơn, mà còn là thị trường có khối lượng giao dịch lớn hơn. Khi có nhiều người tham gia vào việc mua bán, giá sẽ ổn định hơn và sự biến động giá sẽ ít hơn. Đây chính là lý do tại sao các tài sản có lượng giao dịch lớn như BTC hay cổ phiếu của các công ty blue-chip có thể duy trì giá trị ổn định hơn so với các tài sản ít được giao dịch.

Khối lượng giao dịch và thanh khoản có một mối quan hệ mật thiết. Khi một tài sản được giao dịch với khối lượng lớn, giá của nó có thể thay đổi ít hơn trong ngắn hạn, bởi vì có đủ người tham gia ở cả bên mua lẫn bên bán. Khi thị trường có sự tham gia của nhiều người, sự cân bằng giữa cung và cầu sẽ giúp duy trì giá trị của tài sản một cách ổn định.

𝑷𝒉𝒂̂𝒏 𝒌𝒚̀ 𝒈𝒊𝒖̛̃𝒂 𝒈𝒊𝒂́ 𝒗𝒂̀ 𝒌𝒉𝒐̂́𝒊 𝒍𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒅𝒊̣𝒄𝒉

Chẳng hạn, một quán nước nọ chỉ bán 100 ly cà phê một ngày với giá 20,000 đồng, nhưng có hơn 100 người muốn uống ly cà phê đó. Lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp, một số người sẽ rời quán vì không thể cạnh tranh nổi với những người khác (đứng ngoài thị trường), hoặc sẽ chấp nhận trả 1 cái giá cao hơn để được uống ly cà phê đó.

Ở trường hợp số hai, bởi vì có nhiều người sẵn sàng trả 25k để mua cà phê nên vùng đấu giá mới của ly cà phê này sẽ xoay quanh vùng giá 25k, và giá sẽ tiếp tục nâng dần lên như vậy cho đến khi 100 ly cà phê được bán hết. 𝑻𝒖𝒚 𝒏𝒉𝒊𝒆̂𝒏, 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒏𝒂̀𝒚 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒙𝒂̉𝒚 𝒓𝒂 𝒌𝒉𝒊 𝒄𝒐́ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒎𝒐𝒏𝒈 𝒎𝒖𝒐̂́𝒏 𝒔𝒐̛̉ 𝒉𝒖̛̃𝒖 𝒍𝒚 𝒄𝒂̀ 𝒑𝒉𝒆̂.

Ngược lại, nếu chẳng may có ít hơn 100 người mong muốn ly cà phê đó. Chủ quán sẽ phải hạ giá thấp dần xuống cho đến khi tiêu thụ hết 100 ly. Tất nhiên là trong thị trường tài chính thì những giao dịch không đơn giản đến như thế, tuy nhiên, ta cũng dễ dàng liên tưởng và rút ra được kết luận rằng: “𝑴𝒐̣̂𝒕 𝒙𝒖 𝒉𝒖̛𝒐̛́𝒏𝒈 𝒕𝒂̆𝒏𝒈 𝒃𝒆̂̀𝒏 𝒗𝒖̛̃𝒏𝒈 𝒏𝒆̂𝒏 đ𝒊 𝒌𝒆̀𝒎 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒌𝒉𝒐̂́𝒊 𝒍𝒖̛𝒐̛̣𝒏𝒈 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒅𝒊̣𝒄𝒉 𝒍𝒐̛́𝒏”.

Vậy, ngược lại, một xu hướng tăng lớn với khối lượng giao dịch vô cùng khiêm tốn thể hiện điều gì? Trong hầu hết các trường hợp, câu trả lời đúng chính là “sự thao túng giá”. Thị trường không thiếu những tổ chức; cá nhân có đủ tiềm lực tài chính và lợi thế về thông tin để điều khiển giá theo ý muốn nhằm thu được lợi ích. Ta gọi họ là CO (Composite Man); Smart Money; ở Việt Nam thì quen gọi là Lái; Cá Mập;… Để làm được điều này, thông thường họ sẽ phải gom cổ phiếu/ hàng hóa ở một mức giá thấp. Và chỉ quyết định đẩy giá lên cao khi con đường ít kháng cự nhất xuất hiện - là thời điểm mà hầu hết cổ phiếu/ hàng hóa đều đã nằm trong tay họ, và sau đó, chỉ cần một lượng cầu vừa đủ đã có thể khiến giá tăng rất cao.

𝑸𝒖𝒚́ 𝒏𝒈𝒂̀𝒊 𝒕𝒉𝒊̣ 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝒎𝒐̛́𝒊 𝒍𝒂̀ 𝒌𝒆̉ 𝒓𝒂 𝒒𝒖𝒚𝒆̂́𝒕 đ𝒊̣𝒏𝒉

Sau cùng, điều quan trọng nhất mà chúng ta cần nhận ra là giá trị của một tài sản không phải lúc nào cũng dựa trên giá trị nội tại của nó. Thị trường quyết định giá trị của tài sản thông qua mức độ thanh khoản, khối lượng giao dịch và sự tham gia của các bên trong quá trình mua bán. Nếu một tài sản trở thành tâm điểm của sự chú ý và có nhiều người tham gia, giá của nó sẽ tăng lên. Ngược lại, nếu không có đủ người mua hoặc bán, giá sẽ giảm đi.

Điều này giải thích vì sao đôi khi những tài sản tưởng chừng vô giá trị lại có thể đạt giá trị cao và ngược lại, những tài sản có giá trị thực lại có thể bị đánh giá thấp. Chính sự thay đổi trong nhu cầu và cung ứng trên thị trường mới là yếu tố quyết định giá trị thực sự của mọi tài sản.

1 Likes