TĂNG TRƯỞNG KINH DOANH ỔN ĐỊNH
❖ Tăng cường mở rộng quy mô sản xuất
Là một trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu lớn nhất Việt Nam, công ty sở hữu 15 nhà máy với 322 dây chuyền sản xuất. Các thành viên gia đình Chủ tịch HĐQT nắm khoảng 30% cổ phần, quỹ nước ngoài nắm 19%. Hàng năm, công ty sản xuất áo khoác và sản phẩm quần Chino chủ yếu xuất khẩu ra nước ngoài.
❖ Năng lực cạnh tranh cao
TNG liên tục mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường tuyển dụng để tăng khả năng cạnh tranh những đơn hàng lớn. Mặc dù trải qua năm 2023 đầy khó khăn cho ngành dệt may tuy nhiên công ty vẫn linh hoạt tìm các đơn hàng mới để duy trì được lực lượng nhân công có tay nghề.
Năm vừa TNG không đầu tư thêm chuyền may nào, trong năm 2024 TNG dự kiến đưa thêm 45 dây chuyền sản xuất vào hoạt động và tuyển dụng từ 2.000 đến 3.000 lao động để phục vụ nhu cầu tăng cao. Thể hiện quan điểm tích cực đối với thị trường từ ban lãnh đạo.
❖ Nhu cầu ấm lên, đơn hàng tăng mạnh
Nhìn chung năm 2024 sẽ tốt hơn khi nền kinh tế ở các thị trường xuất khẩu chính phục hồi với khả năng cao FED và ECB sẽ giảm lãi suất trong 2H2024. Hiện tại TNG đã ký 75% đơn hàng cho cả năm 2024 với đơn giá cải thiện 5%.
❖ Các yếu tố cần theo dõi
– Đơn hàng sản xuất
– Giá vải nguyên vật liệu
– Tuyển dụng lao động, lương trung bình
– Biến động lãi suất
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH
Năm 2023 ngành dệt may chịu tác động, lượng hàng hóa tồn kho toàn cầu thách thức rất lớn, làm cho nền công nghiệp dệt may chịu tác động mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2023 đạt 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% svck. Tổng cầu dệt may suy giảm khiến giá đặt hàng sản xuất có xu thế giảm mạnh, bình quân giảm hơn 30%, cá biệt có mặt hàng số lượng lớn giảm tới 50%. Các quốc gia tập trung cạnh tranh về giá để lấy được đơn hàng.
![|650x283](data:image/svg+xml,%3Csvg%20xmlns=‘http://www.w3.org/2000/svg’%20viewBox='0%200%20650%20283’%3E%3C/svg%3E)
Mô hình kinh doanh của TNG
![|650x550](data:image/svg+xml,%3Csvg%20xmlns=‘http://www.w3.org/2000/svg’%20viewBox='0%200%20650%20550’%3E%3C/svg%3E)
Đầu vào
- Chi phí nguyên liệu chiếm 55% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh. Trong đó, vải may chiếm khoảng 70% chi phí nguyên liệu, bông tấm chiếm khoảng 18%, các phụ liệu còn lại như cúc áo, chỉ may, đồ đóng gói chiếm khoảng 12%. Đa số vải TNG sử dụng là nhập khẩu theo chỉ định của khách hàng.
- Chi phí nhân công chiếm tỷ trọng ổn định khoảng 33% chi phí sản xuất của TNG. Tuy số lượng nhân công của TNG tăng nhanh nhưng chất lượng lao động vẫn được đảm bảo, năng suất mỗi công nhân tăng hằng năm.
1.2 Sản xuất
TNG liên tục mở rộng quy mô sản xuất để gia tăng sức cạnh tranh, đáp ứng được những đơn hàng có tính mùa vụ với yêu cầu thời gian hoàn thành ngắn. Bên cạnh đó, tăng cường đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại ngành may, nhờ đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
1.3 Đầu ra
Mảng may xuất khẩu (chiếm 99% doanh thu): Đây là mảng kinh doanh cốt lõi của TNG từ khi thành lập, các sản phẩm sản xuất chính là áo Jacket, quần Cargo, quần áo trẻ em…, đầu ra chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU.
TNG xuất khẩu chủ yếu sang 2 thị trường EU và Mỹ, năm 2023 giá trị xuất khẩu sang hai thị trường này chiếm tới 92% tổng doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp.
Tình hình kinh doanh của ngành may mặc phụ thuộc chủ yếu vào các đơn đặt hàng ngắn hạn của khách hàng. TNG liên tục tìm kiếm khách hàng mới cũng như có lợi thế các khách hàng lớn đã duy trì qua nhiều năm như ZARA, MANGO, GAP, C&A, CK, TCP, Columbia, Walmart, Mark & Spencer, Target, Decathlon, JCPenney, The Children Place. Trong đó Decathlon chiếm 40%, TCP chiếm 26.5%.
-
Mảng thời trang nội địa (chiếm 1% doanh thu): TNG tham gia vào mảng này từ năm 2016, với các sản phẩm thời trang mang thương hiệu TNG Fashion, sản phẩm là đồ công sở, quần áo casual, được thiết kế, sản xuất trực tiếp bởi TNG, và phân phối nội địa thông qua các đại lý và cửa hàng của doanh nghiệp. Doanh thu có ghi nhận sự cải thiện tuy nhiên vẫn còn cách xa thời điểm trước dịch do chưa cạnh tranh được ở thị trường nội địa.
-
Mảng bất động sản: Mở rộng sang lĩnh vực này từ năm 2019, tuy nhiên doanh thu từ mảng này đóng góp không đáng kể vào kết quả kinh doanh. Theo ban lãnh đạo, trong giai đoạn 2024-2025, TNG sẽ ưu tiên lĩnh vực may mặc cốt lõi và sẽ không tham gia vào dự án bất động sản mới nào trong ngắn hạn.
- Đánh giá KQKD Q1/2024
Chỉ tiêu đòn bẩy và khả năng thanh toán3. Chỉ tiêu đòn bẩy và khả năng thanh toán
- TNG là một trong những doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy cao nhất ngành (trung bình ngành 0.7 lần), trong năm 2023 đã giảm còn 1.8 lần so với 2.2 lần năm 2022. Chi phí lãi vay tăng nhanh khiến tỷ lệ EBIT/ Lãi vay suy giảm khá nghiêm trọng. Trong năm 2024, mặt bằng lãi suất thấp sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt áp lực lãi vay.
- Trong cơ cấu nợ thì 75% là nợ phải trả ngắn hạn vì doanh nghiệp đều đang tăng dần tỷ trọng phương thức gia công FOB, nhằm thu hút các đơn hàng lớn, giúp tăng quy mô doanh thu. Phương thức này đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên huy động nợ vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho nhập khẩu nguyên liệu.
III. DỰ PHÓNG 2024 VÀ TRIỂN VỌNG
Triển vọng ngành
Tín hiệu phục hồi cho ngành
- Theo số liệu SSI thống kê, quí I/ 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 7,75 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Xuất khẩu sang Mỹ hồi phục tốt nhờ chi tiêu hàng dệt may tăng và tồn kho giảm. Trong quí I, kim ngạch xuất khẩu đi Mỹ đạt 3,42 tỷ $, tăng 8,6% svck.
- Thị trường EU tăng nhẹ 3,2% trong quí đầu năm, khi phần lớn doanh nghiệp chưa tận dụng được ưu đãi từ EVFTA để tăng sức cạnh tranh – do hạn chế trong khả năng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ “từ vải trở đi” , với 70% vải may hiện nay của Việt Nam vẫn nhập khẩu từ Trung Quốc. Thị trường Nhật Bản và Trung Quốc xuất khẩu khởi sắc, lần lượt tăng 10,1% và 19,4%.
Kỳ vọng tích cực cho năm 2024
Dự báo về xuất khẩu dệt may năm 2024, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đưa ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 9,2% so với năm 2023 nhờ bối cảnh vĩ mô trở nên tích cực hơn.
Dưới áp lực lạm phát và môi trường lãi suất cao, chi tiêu của người dân vào những sản phẩm không thiết yếu như quần áo giảm thay vào đó là gia tăng tiếp kiệm. Trong năm 2024, thị trường dự đoán FED và ECB sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất vào 2H2023.
Tồn kho hàng hóa bán lẻ quần áo và phụ kiện tại Mỹ giảm nhẹ so với cùng kỳ. Tuy nhiên hiện vẫn đang ở vùng cao so với giai đoạn trước dịch nên chúng tôi không quá kỳ vọng các cửa hàng tăng tốc bổ sung hàng tồn kho trong thời gian tới.
Dự phóng Kết quả kinh doanh
Hiện tai, lượng đơn hàng của TNG đã được lấp kín tại các nhà máy cho hết nửa đầu năm 2024, nhờ nhiều đối tác lớn tại Mỹ như Columbia, The Children’s Place, Sportmaster, Costco… đã bán hết hàng tồn kho. Hơn nữa, hãng Decathlon đang tăng cường đặt hàng nhằm phục vụ Thế vận hội Olympic Mùa Hè diễn ra trong tháng 6/2024 tại Pháp.
Tuân thủ ESG là yêu cầu bắt bược đối với các nhà máy dệt may, trong quý 3/2023 TNG đã vượt qua các kỳ kiểm định chất lượng, năng lực và tiêu chí ESG của một số thương hiệu nổi tiếng, bao gồm Walmart, H&M và LIDL. Trong báo cáo thường niên 2023, TNG chọn đủ đề “Doanh nghiệp xanh, Tương lai xanh” thể hiện chiến lược phát triển bền vững của mình. TNG có hai nhà máy đạt tiêu chuẩn xanh là Nhà máy Võ Nhai và Nhà máy phụ trợ Sông Công. Ban lãnh đạo đánh giá chi phí tăng khoảng 5-15% để đầu tư cho sản xuất xanh.
Năm vừa qua TNG không đầu tư thêm chuyền may nào, trong năm 2024 TNG dự kiến đưa thêm 45 dây chuyền sản xuất vào hoạt động và tuyển dụng từ 2.000 đến 3.000 lao động. Theo kế hoạch kinh doanh 2024, mục tiêu doanh thu đạt 7.900 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 310 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 42% so với năm 2023.
IV. ĐỊNH GIÁ
Chúng tôi lựa chọn phương pháp định giá P/E so với các công ty may măc Việt Nam tương tự TNG để làm tham chiếu. Với tình hình kinh doanh ổn định và triễn vọng tích cực cho ngành dệt may, với LNST 2024 ước tính cùng mức P/E mục tiêu là 11.5 lần – tương ứng với giá mỗi cổ phiếu là 32.500 đồng.
- KHUYẾN NGHỊ
– TNG đã có quá trình rũ bỏ thành công và đã hình thành đáy MCDX đã cho tín hiệu dòng tiền vào BB đang mở rộng cho thấy xu hướng đi lên rất mạnh vùng hỗ trợ cứng của cổ phiếu là vùng 15 – 17 là vùng hỗ trợ tuyệt vời của cổ phiếu.
Khuyến nghị mua : 17.000 – 20.500 vnd/cp
tagert : 32.500 vnd /cp
6. Thông tin liên hệ :
Nội dung được phân tích bởi TVT – Capital : Mời cả nhà Làm khách hang của team để được team chăm sóc tài khoản và cập nhập bài phân tích và khuyến nghị sớm nhất .