TỔNG QUAN NGÀNH THÉP
Quan điểm cá nhân:
-
Năm 2023 ngành thép vẫn sẽ kém khả quan. Doanh thu các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam tiếp tục giảm vì sản lượng tiêu thụ và giá bán thép giảm.
-
Xét về lợi nhuận,kì vọng có sự phục hồi do base lợi nhuận thấp năm 2022 và kỳ vọng giá nguyên liệu đầu vào giảm mạnh
-
Tuy nhiên đáy doanh thu và lợi nhuận của ngành thép có lẽ đã qua trong Q3-4/2022. Đó cũng là lí do khối ngoại đẩy mạnh mua ròng nhóm này. Đây là thời điểm cực kì thích hợp cho ai muốn đầu tư dài hạn tích sản nhóm thép cho đến khi thị trường BĐS hanh thông trở lại và bắt đầu một chu kì mới.
Bên dưới sẽ tổng hợp tất cả thông tin về ngành Thép cho ai cần hiểu rõ.
1. Thị trường thế giới:
- Trải qua thời kì đồ đá, đồ đồng đến đồ sắt, chúng ta đang ở thời kì đồ thép. Ngành thép có sự chuyển dịch từ các quốc gia đã phát triển (Bắc Mỹ, châu Âu) sang các đang phát triển là Trung Quốc, Ấn Độ và hiện nay là các quốc gia Đông Nam Á.
Quốc gia nào đang thống trị ngành Thép?
-
Trong khi Nga và Mỹ đang đi xuống, Trung Quốc và Ấn Độ đang liên tục gia tăng sản lượng củng cố vị thế.
-
Hiện Trung Quốc là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới, chiếm gần 50% sản lượng sản xuất toàn thế giới.
→ Vị thế tương lai các nước có thay đổi?
-
Trung Quốc có thể thu hẹp sản lượng do tình trạng dư thừa và hoàn thành mục tiêu trung hòa khí CO2 trong năm 2060.
-
Tổng thống Mỹ đang xem xét dự luật đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nếu được thông qua, Chính quyền sẽ rót vốn vào ngành thép nội địa đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho các dự án trong tương lai.
2. Ngành thép Việt Nam:
- Chuỗi giá trị ngành Thép: nguyên liệu chính đầu vào gồm có quặng sắt và than cốc và thép phế liệu. Nguồn cung nội địa các nguyên liệu tương đối hạn chế và phụ thuộc nhiều vào nguồn nhập khẩu vì nguồn cung trong nước:
-(1) quy mô khai thác quặng sắt nhỏ
(2) chất lượng than không đáp ứng cho ngành luyện kim
(3) ngành thép non trẻ nên lượng thép phế liệu không nhiều
-
Nghịch lý ngành thép Việt Nam: Nhu cầu sản phẩm từ thép dài trong nước dư thừa so với nhu cầu nội địa, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm từ thép dẹt để phục vụ cho sản xuất ống thép và tôn mạ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
-
Mảng sản xuất thép dẹt còn yếu do số lò luyện phôi BOF công nghê cao trong nước chỉ chiếm khoảng 12,5% tổng số lò luyện phôi toàn ngành, sản xuất thép HRC trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 67% tổng nhu cầu từ hai nhà máy thép Dung Quất và Formosa do đó vẫn từ nguồn nhập khẩu là chính.
-
Mối liên hệ giữa ngành thép và ngành xây dựng: Khoảng 60% đầu ra ngành thép Việt Nam là thép dài và dùng cho các ngành công nghiệp nặng, xây dựng trong nước. Do đó, tăng trưởng ngành xây dựng Việt Nam là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với biến động sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngành thép.
- Chu kì ngành thép Việt Nam: khoảng 6 năm/chu kì. Kể từ năm 2015 đến nay, ngành thép Việt Nam đã trải qua 3 chu kỳ. Chu kỳ 1 từ năm 2005 đến 2011. Chu kỳ hai từ năm 2011 đến năm 2017. Ngành đang trong chu kỳ ba bắt đầu từ năm 2017, hiện đã qua đỉnh tăng trưởng và bước vào giai đoạn suy thoái từ cuối năm 2022.
Các tiêu chí phân tích, đánh giá ngành thép:
- Giá nguyên liệu đầu vào: quặng sắt, than cốc
- Thị trường thép xây dựng (đại diện cho thép dài) và thép HRC (đại diện thép dẹt)
- Tăng trưởng ngành xây dựng.
3. Bối cảnh ngành thép năm 2022:
- Ngành xây dựng năm 2022 chững lại khiến ngành thép trầm lắng do chi phí VLXD cao, lãi suất cho vay tăng và thị trường BĐS ảm đạm.
- Nhu cầu thép suy giảm dẫn tới giá bán thép nhìn chung giảm trong năm 2022, các doanh nghiệp trong ngành giảm tăng trưởng doanh thu
- Giá các nguyên liệu đầu vào là quặng sắt, than cốc và thép phế tăng cao trong đầu năm 2022 và mới chỉ hạ nhiệt từ quý 2/2022 khiến doanh nghiệp buộc cắt giảm sản lượng để tồn tại trong quý 3/2022:
- HPG đã dừng 2 lò cao tại Dung Quất và 2 lò cao tại Hải Dương.
- CTCP Thép Pomina cũng dừng hoạt động sản xuất lò cao để chuyển sang tập trung vào lò điện.
4. Triển vọng năm 2023 của ngành:
a. Ngành xây dựng tiếp tục trầm lắng:
- Thị trường BĐS đang gặp thử thách về cả pháp lý và tín dụng (1) Luật Đất đai đang sửa đổi được ban hành và (2) thắt chặt tiền tệ từ giữa năm 2022 và kéo dài ít nhất tới quý 2/2023 (3) các doanh nghiệp BĐS áp lực trả nợ trái phiếu
- Tuy nhiên, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công sẽ bù đắp một phần cho sự sa sút của thị trường BĐS trong năm 2023. Lưu tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là một trở ngại.
- Các công ty chứng khoán dự kiến sản lượng tiêu thụ thép của Việt Nam trong năm 2023 ở mức 23,9 triệu tấn (-5,1% yoy), thấp hơn so với mức giảm 6,8% của năm 2022 từ kỳ vọng khả quan hơn khi nới lỏng chính sách thắt chặt tiền tệ từ Q2.2023 và Trung Quốc mở cửa hoàn toàn nền kinh tế giúp giá vật liệu xây dựng phục hồi
- Tình hình tiêu thụ đầu ra giảm và việc đóng lò của các doanh nghiệp sản xuất như Hòa Phát và Pomina trong hai quý cuối năm 2022 sẽ khiến sản lượng sản xuất thép cả năm 2023 tăng trưởng âm so với năm 2022.
b. Xu hướng giá nguyên liệu đầu vào hạ nhiệt:
- Giá quặng sắt và than cốc kì vọng hạ nhiệt trong năm. Theo Fitch Ratings, giá quặng sắt dự kiến ở mức 85 USD/tấn và 75 USD/tấn cho hai năm 2023 và 2024 trong bối cảnh nhu cầu thép toàn cầu ở mức thấp.
- Tuy nhiên, nguồn cung quặng sắt sẽ không dư thừa khi nguồn cung từ Nga, Ukraine nhu cầu từ Châu Âu và các nước dưới tác động lạm phát đều sụt giảm.
- Trong năm 2022, khủng hoảng năng lượng tại châu Âu khiến giá than cốc tăng mạnh Trong năm 2023, giá kỳ vọng giảm từ nhu cầu sụt giảm do ngành thép toàn cầu cắt giảm sản lượng và câu chuyện khủng hoảng năng lượng tại châu Âu dần được bình ổn.
Trao đổi thêm bên dưới, cần file tổng hợp ib @NhuThuy
Best regard.