Đà giảm chững lại, thị trường sẽ diễn biến thế nào?

, , , , , , , , ,

Sau hai phiên phân phối liên tiếp, VN-Index đã chậm lại đà giảm với mức giảm nhẹ -0.12% và thanh khoản thấp hơn. Dù vậy, các cổ phiếu vốn hóa lớn vẫn đang nâng đỡ thị trường vì nhìn chung số lượng mã giảm vẫn gấp 1.3 lần số mã tăng trên sàn HOSE. Điều quan trọng lúc này là VN-Index cần cho thấy điểm tựa từ EMA 21 ngày khi mùa báo cáo tài chính quý 3 đang lộ diện.

Chỉ số VN-Index đang tìm thấy hỗ trợ tại EMA 21 ngày, đồng thời cũng là hỗ trợ tại trendline nối 3 đáy gần nhất tạo ra từ đầu tháng 8. Với việc dòng tiền đang tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn ở VN30, khả năng thị trường sẽ tiếp tục đi ngang trong biên độ hẹp trong tuần này, khi nhà đầu tư tiêu hóa báo cáo tài chính quý 3.

Ngồi yên và chờ đợi sau khi đã giải ngân xong là điều mà nhà đầu tư có thể làm lúc này. Thị trường khó giảm sâu vì lực đỡ của cổ phiếu vốn hóa lớn, chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng lại chưa thể bứt phá.

Cần có một cú hích nào đó để dòng tiền trở lại. Báo cáo tài chính quý 3 được kỳ vọng là một biến số, nhưng những ngày đầu tiên chưa tạo ra sự chuyển biến đáng kể nào.

Năm nay không có uptrend mạnh, sóng mạnh là điều mà chúng ta đã dự báo từ đầu năm. Các DN có tốc độ tăng trưởng lớn là do nền thấp 2023, từ 2025 tăng trưởng sẽ chậm lại. Định giá sẽ không rẻ ở hầu hết các nhóm ngành. Nói chung thị trường vận động như vậy là bình thường và hợp lý. Nếu muốn uptrend mạnh (hay còn gọi là uptrend thần thánh) thì cần hội tụ đủ 2 yếu tố: định giá rẻtăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ.

Bên cạnh những yếu tố nói ở trên, lý do khiến dòng tiền mất hút trên TTCK là sự sốt nóng của TT Bất Động Sản. Nhiều anh chị em cho rằng giá tăng ảo thì ra khỏi bàn giấy đi khảo sát là sẽ rõ. Ngay cả không đi thực tế, thì khi giá tăng sẽ luôn có sự fomo, dân tình sẽ tập trung vào nó.

TT phản ánh đúng kỳ vọng, vẫn là giai đoạn tích luỹ kéo dài, sideway up nhẹ. Chiến lược tốt có lẽ nên nhìn dài ra, pick cổ phiếu căn cơ có đủ. Còn ngắn hạn giảm chán lại tăng, về biên dưới luôn có cầu đỡ lên lại, thị trường choppy thì cần kỹ năng tốt thì mới nên ra vào nhiều.

Quay trở lại với việc đánh giá cổ phiếu và nhóm ngành. Rõ ràng câu chuyện thị trường thời điểm này và cả quãng thời gian vừa rồi chủ đạo xoay quanh dòng “ngân hàng.

Nhóm Bank đang gặp áp lực cung tương đối lớn thời gian gần đây và cần thời gian để nhóm này nghỉ ngơi sau 1 nhịp tăng mạnh, hấp thụ nguồn cung lớn, đâu đó thêm 1-2 tuần nữa. Do vậy mà VN-Index cũng sẽ vận động tương tự, vẫn sẽ chủ đạo là trạng thái sideway.

Có thể lấy ví dụ điển hình cổ phiếu TCB giai đoạn đầu năm cũng là sóng Bank trong Q1 năm nay. Cổ phiếu TCB sau nhịp tăng mạnh lên đỉnh 52 tuần, đã có sự điều tiết nhằm hấp thụ nguồn cung lớn, tái tích lũy kiến tạo tầm 3-4 tuần trước khi bước vào nhịp tăng giá mới sau đó.

Thì form các cổ phiếu bank hiện tại cũng tương tự, sẽ cần thêm thời gian đâu đó 2-3 tuần nữa để các cổ phiếu có được trạng thái chặt chẽ và kiến tạo tốt nhất, đồng thời cũng sẽ trùng với thời điểm nhóm bank ra KQKD Q3 chính thức.

Do đó mà đối với nhóm bank, thì cả nhà không cần vội vàng làm gì, cầm hàng giá vốn tốt thì kiên nhẫn chờ đợi, cầm tiền nhiều thì thong dong nhặt hàng khi cổ phiếu nhúng xuống biên hỗ trợ dưới !
Sẽ cần đâu đó ít nhất 1-2 tuần nữa thì mới kỳ vong nhóm bank tạo sóng tiếp theo.

Thị trường năm nay là vậy, giai đoạn “bơm thuốc” nên biến động khó chịu. Cầm hàng thì mong mỏi kéo sớm, cầm tiền thì chờ chực sập nhanh. Sẽ chẳng đáp ứng phe nào cả, vẫn sẽ là trạng thái choppy, dạng sideway up nhẹ. Do đó mà nên giữ mình ở dạng cân bằng là hợp lý, cân bằng thế nào thì tùy vào vị thế mỗi người, để nếu khi thị trường giảm hay up đều “cử động được”.

Trạng thái cổ phiếu tiếp theo mà anh chị cũng cần quan tâm và lưu ý.
Đó là việc các cổ phiếu đã có sự breakout fail (bùng nổ lỗi, xịt).
Tiêu biểu là 2 cổ phiếu LPB và FPT thời gian gần đây.
Do đó, việc mua bùng nổ trong bối cảnh thị trường vận động choppy là rất nguy hiểm !

DGC giai đoạn đầu năm cũng vậy, sau khi breakout lỗi, cổ phiếu sau đó đã thủng giảm hỗ trợ tạo 1 nhịp rũ bỏ mạnh nữa, rũ sạch nguồn cung, sau đó mới quay trở lại vượt đỉnh.
Vì LPB và FPT nhịp này khả năng cũng sẽ tương tự !
Nên anh chị cần lưu ý nhé !

1 Likes

Sẽ có rất nhiều ndt mua ở những phiên breakout bùng nổ sẽ phải cắt lỗ, hay kẹt hàng không bán cũng phải đợi 1 thời gian tương đối lâu, đâu đó 3-4 thì cổ phiếu lại tăng trở lại.

Để khắc phục và tránh vấn đề này, thì hãy xem cách Thảo tư vấn cho anh chị em bảo toàn vị thế với cổ phiếu DCM khi nhận diện ra rủi ro.

Cổ phiếu DCM cũng có dạng tương tự như FPT và LPB khi đang tạo ra 1 nhịp rũ bỏ mạnh cuối cùng.

Thảo cũng đã nhận diện ra rủi ro sớm !

Và quyết định chặn lãi hạ DCM ra khỏi danh mục !

Sau đó cổ phiếu chỉnh thức chỉnh giảm thủng hỗ trợ cho tới phiên nay. Thảo đã vẽ cả hình đi nước bước của cổ phiếu, và cổ phiếu đã vận động đúng như dự báo. Tránh được việc từ lãi chuyển qua lỗ ngược khi cổ phiếu rũ bỏ.

Chính vì các điểm mua breakout bùng nổ hoạt động không hiệu quả trong bối cảnh thị trường vận động choppy nhiều tháng nay, nên Thảo vẫn luôn khuyên anh chị nên tìm kiếm các điểm mua bên trong nền giá để đảm bảo an toàn khi cp bùng nổ lỗi bị bán ngược trở lại nền. Một trong những điểm mua Thảo ưa thích và hay áp dụng là điểm mua pocket pivot.

FPT và LPB là 2 cổ phiếu cũng được Thảo khuyến nghị tới khách hàng nhưng với vị thế rất đẹp. Mua theo dạng điểm mua trong nền, thậm chí FPT nếu giữ tới nay vẫn còn đệm lãi nhỏ. Phiên bùng nổ ngay sau đó 2-3 phiên thì Khách hàng của Thảo chỉ ngồi ngắm theo dõi thôi, chứ không phải đua mua nữa !

Cá nhân Thảo làm nghề, sẽ tự biết nên đặt anh chị vào vị thế trạng thái nào là đẹp nhất, thuận lợi nhất phù hợp với từng bối cảnh !

Có những Deal như DCM LPB tuy chưa đạt mục tiêu về giá nhưng quan trọng là khách hàng không bị thua lỗ và bảo toàn được vốn với vị thế đẹp khi mua cổ phiếu.

Cà nhà thấy hay thì nhớ note lại và tym nhé :smiling_face_with_three_hearts: