ĐÃ TỪNG GỒNG GÁNH THỊ TRƯỜNG - CƠ HỘI CHO NÀO CHO NGÀNH CẢNG BIỂN
Kim ngạch XNK hàng hóa 7T2022 duy trì đà tăng khá. Trước diễn biến phức tạp từ xung đột địa chính trị, lạm phát & lo ngại nguy cơ suy thoái, xuất khẩu nhiều mặt hàng có dấu hiệu đi xuống trong tháng 7/2022 như phân bón, máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện, sắt thép. Tuy nhiên, tính lũy kế 7 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa vẫn ghi nhận đà tăng khá với 14,8% svck lên 431,94 tỷ USD (theo Tổng cục Hải quan)
Hoạt động xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới nhờ (i) việc triển khai các FTAs của Việt Nam được thực thi một cách đầy đủ cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản, (ii) kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch, và (iii) làn sóng chuyển dịch đầu tư để tái cơ cấu chuỗi cung ứng của các tập đoàn nước ngoài. Tính đến cuối T7, tổng số dự án (DA) FDI Công nghiệp chế biến, chế tạo còn hiệu lực là 15,752 DA (+2.1% svck) với tổng số vốn đầu tư đăng ký ước đạt 254.4 tỷ USD (+8.5% svck). Tỷ lệ vốn đăng ký/DA ước đạt 16.2 triệu USD, tiếp tục đà tăng so với mức 15.5 triệu USD cuối năm 2021.
Hoạt động sản xuất duy trì ổn định: Trong T7, chỉ số PMI và tăng trưởng IIP ghi nhận lần lượt ở mức 51.2 và (+11.2% svck). Lũy kế 7T2022, hai chỉ số này cũng ở mức tích cực khi PMI có tháng thứ 10 liên tiếp trên mức 50 từ T10/2021 và IIP giữ đà tăng trưởng dương từ T11/2021.
Vận tải thủy tăng trưởng tích cực: Trong 7T, KL vận tải đường biển và thủy nội địa ước đạt 59.5 triệu tấn (+23.3% svck) và 212.2 triệu tấn (+14.1% svck), tăng trưởng mạnh khi so sánh với tốc độ tăng trưởng trong năm 2021 (lần lượt +3.3% svck và -6.4% svck).
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 7T202 ước đạt ~435 triệu tấn(+2% svck), riêng khối lượng hàng container qua cảng tăng từ 14,88 triệu TEU trong 7T2021 lên 14,98 triệu TEU năm nay (theo Cục Hàng hải Việt Nam). Trong khi đó, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.206 nghìn tỷ đồng trong 7T2022 (+16% svck).
Triển vọng tăng trưởng kinh tế ở các TT XK chính của VN trong năm 2022 được cho là kém khả quan hơn. GDP các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc mặc dù vẫn tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng dương trong năm 2022 nhưng với mức dự phóng giảm mạnh so với đầu năm. Bên cạnh đó, triển vọng trong năm ngắn hạn ngàng Cảng biển bị ảnh hưởng từ (i) Chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed, (ii) Giá năng lượng tăng cao phần nhiều do ảnh hưởng từ căng thẳng giữa Nga và Phương Tây và (iii) TQ tiếp tục chinh cách giãn cách đối phó với dịch COVID. Triển vọng tăng trưởng GDP kém khả quan hơn sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ hang hóa ở các thị trường này, dẫn đến hoạt động XNK ở VN sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, dù hoạt động giao thương qua container có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi nhu cầu đốivới hàng hóa chậm lại trong bối cạnh lạm phát cao đi kèm với nỗi lo suy thoái, triển vọng đối với ngành cảng biển được dự báo khả quan trong dài hạn nhờ (i) nguồn cung container tăng mạnh trong 2023 & 2024, (ii) giãn cách xã hội được nới lỏng, và (iii) cải thiện trong xung đột địa chính trị trên thế giới,
Bài viết chỉ dựa theo quan điểm ý kiến cá nhân một cách khách quan, chúc quý anh/chị NĐT có một tuần đầu tư hiệu quả.