DAH siêu cổ 2022

Hôm qua em cũng mua thêm. Sau nhịp này hồi là cơ hội thoát và chốt lời cổ phiếu nóng, dòng tiền sẽ tìm đến các mã có kết quả kinh doanh quý 4 tốt và triển vọng kinh doanh năm 2022.

1 Likes

Tuỳ bác nhé, vốn ít thì mua ít thôi. Hiện tại chắc rất nhiều người lỗ khi lao vào cổ bất động sản và đầu cơ tăng nóng. Sắp tới thì sẽ khác.

Chiều nay em nó có màu xanh cho bác mừng nhé. Chắc chắn luôn. Yên tâm

1 Likes

Dah mua gom dần ôm 3 tháng. Còn thằng nào bảo mua xong hô chiều tím với mai tím thì block nó vào. Trẻ trâu hô linh tinh

2 Likes

DAH đầu tư trung và dài hạn, còn mua xong mà tăng ngay thì chịu. Nhìn xa hơn chút và nhìn tiềm năng của nó. Nhiều bác thích ăn ngay thì chịu thua rồi.

1 Likes

Sáng mua 10.3 , 10.5 các bác ợ.

1 Likes

Nhà còn đàn heo “lái”

2 Likes

có màu xanh cho bác rồi nhé :heart_eyes:

có bác chủ pic đồng hành. ACE cứ yên tâm múc xúc húp

1 Likes

Khi nào ra bctc quý 4 là biết mã nào làm ăn tốt, mã nào đầu cơ bánh vẽ các kiểu. Mã nào lên cáo quá rồi thì cũng đến lúc chỉnh xuống như bank, chứng và thép khi lên cao quá rồi thì nhà đầu tư cũng không mặn mà.

2 Likes

Gom giá đẹp quá rồi bác. Tầm giá từ lúc pic này ra đời. Giờ này các hàng nóng và cổ bất động sản tăng nóng đã phân phối rồi. Tiền từ các dòng này sẽ nhìn nhận lại đi tìm những mã có kết quả kinh doanh tốt chứ không kì vọng ảo nữa.

Bác chủ pic có tầm và có tâm luôn tìm ra những con hàng chiến cho ACE là tốt quá rồi. THANKS bác nhiều @investor168

Về cơ bản DAH giờ đang tốt và đi lên từng quý từng tháng, còn bác nào đầu tư thì sẽ khác cần thời gian để thị trường định giá lại. Còn hiện tại thì dòng tiền đang đầu cơ vào mã nóng, xong nhịp này thì dòng tiền có ý định vào sẽ thôi ko vào dòng nóng nữa và một số dòng tiền cắt lỗ chốt lãi ở dòng cổ phiếu nóng sẽ nhìn nhận lại.

Qua đợt vừa rồi dòng cổ phiếu FLC, CII, QCG … cũng như lời cảnh tỉnh cho dòng cổ phiếu bất động sản hô hào và tăng quá nóng. Và khi mức giá quá cao thì người mới cũng sẽ không dám mua nữa.

1

@hoabinh2015 xuống được tàu ROS chưa cụ, mấy hôm trước hô anh em lao vào ROS lên 20. Thích ăn nhanh giờ thì vỡ lol. Mấy cái loại này có ai thèm mua đâu rồi nó cứ sàn liên tục làm khổ bao nhiêu cụ ở trên.

Hỏi thăm xem mấy cụ qua đu ROS, FLC, CEO, DIG, LDG, VHG … xem còn thở không đéo biết khi nào xuống được tàu. Mẹ con VHG vốn chủ sở hữu âm gần hết mẹ rồi, bánh vẽ chuyển sang làm bất động sản cả lũ lao vào. Đất trồng cây chuyển sang phải mất bao nhiêu tiền, để xây dựng phải vay bao nhiêu vốn làm xong có bán được không, trả lãi ngân hàng. Mà con VHG thì đéo ai cho vay mà làm thế mà nhiều thằng lao vào mua. ROS thì chắc về 5 đéo ai mua. Mấy con bất động sản kia thì cao vãi lol rồi.

1 Likes

Phó Tổng cục trưởng Du lịch: Gói hỗ trợ kinh tế “hồi sinh” ngành Du lịch lần thứ hai

Thu Hằng -

Trong lịch sử 61 năm, ngành Du lịch Việt Nam dù trải qua nhiều đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế nhưng chưa bao giờ thiệt hại nặng nề như do đại dịch Covid-19 gây ra. Do đó, gói hỗ trợ kinh tế chính là cứu thế và hồi sinh" ngành Du lịch lần thứ hai…

Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch. Ảnh - Xuân Khoa.

Tham luận tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 14/1, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) đã đưa ra nhiều hiến kế giải pháp cấp bách và kế hoạch hành động để khôi phục và phát triển ngành du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

DOANH THU TỪ KHÁCH DU LỊCH GIẢM MẠNH

Theo ông Phạm Văn Thủy, trong lịch sử 61 năm, ngành Du lịch Việt Nam đã trải qua nhiều đợt khủng hoảng do dịch bệnh, thiên tai, suy thoái kinh tế nhưng chưa bao giờ lại chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trong đó, về lượng khách, doanh thu du lịch, lượng khách quốc tế cả năm 2020 chỉ đạt 3,7 triệu lượt, giảm 80% so với năm 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng thu từ khách du lịch năm 2020 đạt 312.200 tỷ đồng, giảm 57,8% so với năm 2019. Năm 2021 ước tính phục vụ 40 triệu lượt khách du lịch nội địa, đón khoảng 3.500 lượt khách du lịch quốc tế, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.

Về lao động du lịch, từ năm 2020, các doanh nghiệp lần lượt phải cắt giảm nhân sự từ 70-80%. Sang năm 2021, số lượng lao động vẫn làm đủ thời gian chỉ chiếm 25% so với năm 2020, lao động nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 30%, lao động tạm nghỉ việc khoảng 35%, lao động lao động cầm chừng chiếm 10%.

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến 2,5 triệu lao động trong ngành Du lịch với 800.000 lao động trực tiếp, trong đó đối tượng bị mất việc, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là hướng dẫn viên du lịch, nhân viên làm việc tại cơ sở lưu trú du lịch, khu điểm du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, tàu du lịch, doanh nghiệp du lịch khác.

Đáng chú ý, doanh nghiệp du lịch xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép, chỉ còn khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trên toàn quốc, đặc biệt rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang đóng cửa hoặc dừng hoạt động.

Trong khi đó, lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch - lĩnh vực chiếm đến 46% trong cơ cấu doanh thu của ngành du lịch Việt Nam cũng đang phải đóng cửa khoảng 90% và hầu như không có khách trừ các cơ sở đón khách cách ly.

Triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19’’, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định thời gian tới tiếp tục ưu tiên, tập trung cho ng tác chuẩn bị từ sớm, từ xa các giải pháp chuyển trạng thái dần thích ứng với bối cảnh bình thường mới, sớm phục hồi ngành Du lịch bảo đảm thực hiện “mục tiêu kép’’ vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Gần đây nhất, gói kích thích kinh tế mới được ban hành theo ông Thủy chính là “gói cứu thế và hồi sinh ngành du lịch” lần thứ hai.

TỪNG BƯỚC THÍ ĐIỂM MỞ CỬA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

Tại Diễn đàn, Lãnh đạo Tổng cục Du lịch đã gợi mở nhiều giải pháp để phục hồi ngành Du lịch trong bối cảnh bình thường mới.

Trước hết là tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc, trong đó xác định phát triển du lịch với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của Ngành, thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, du lịch nội địa là nội lực, nền tảng căn bản để phát triển du lịch bền vững.

Hai là từng bước thí điểm mở cửa thị trường quốc tế. Về vấn đề này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam Lộ trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thí điểm mở cửa đón khách du lịch quốc tế đến Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh thông qua các chuyến bay thuê chuyến theo các chương trình du lịch trọn gói tại các khu vực, cơ sở dịch vụ du lịch được lựa chọn.

Theo đó, dự kiến mở rộng địa bàn đón khách, gồm: Thí điểm đón khách du lịch thông qua các chuyến bay thuê chuyến hoặc thương mại quốc tế thường lệ tại thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Định. Đối tượng đón được điều chỉnh gồm: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ng dân Việt Nam được tham gia vào chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế.

Thời gian khách đi tour trọn gói tối thiểu là 3 ngày kể từ ngày nhập cảnh (đối với khách du lịch đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19) và 7 ngày (đối với khách du lịch chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine Covid-19).

Theo thống kê, tính đến 15/1/2022, Chương trình đã đón được trên 7773 khách du lịch đến từ thị trường Hàn Quốc, Hoa Kỳ, CHLB Đức,LB Nga, Uzerbekistan, Kazthstan, Lào…

Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng chú trọng các nhóm giải pháp khác như tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng ng nghệ thông tin trong Du lịch; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch.

Ngoài ra là đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường. Trong đó, chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch mới, làm mới các sản phẩm du lịch hiện có phù hợp với nhu cầu đã thay đổi do tác động của Covid-19; phát triển các loại hình, hoạt động kinh tế đêm, góp phần tăng chi tiêu, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch.

“Các địa phương xác định đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch theo chủ đề, trên cơ sở thế mạnh, tiềm năng sẵn có, mang tính khác biệt, tạo thành mạng lưới các sản phẩm đa dạng, bổ trợ cho nhau”, ông Phạm Văn Thủy lưu ý.

Một nhóm giải pháp quan trọng nữa là hỗ trợ phát triển, cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò quan trọng cho sự phục hồi trong ngắn hạn; phục vụ phát triển du lịch bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn. “Cần có kế hoạch, đầu tư đánh giá lại nguồn nhân lực du lịch. Đầu tư đào tạo, đào tạo lại lao động nghề phục vụ hoạt động kinh doanh khách sạn, lữ hành, hướng dẫn viên, xúc tiến quảng bá du lịch”, ông Phạm Văn Thủy nhấn mạnh và cho biết, ngành Du lịch đã kiến nghị, đề xuất Chính phủ để thực hiện các giải pháp phục hồi ngành du lịch gắn với Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 – 2023.

Trong đó, có đề xuất quan trọng là cần coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nắm bắt tốt các cơ hội, lấy lại đà tăng trưởng cho ngành.

Từ đó, tiếp tục hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động ngành du lịch; có các cơ chế, chính sách mới, ưu tiên, theo hướng tạo thuận lợi cho ngành du lịch tiếp tục phát triển như: phát triển hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam (visa, xét duyệt nhân sự nhập cảnh tại chỗ, tăng thời gian miễn thị thực…).

3 Likes

Nói cho vuông luôn, kg múc DAH thời điểm này là có lỗi lắm các bác nhé

Nay bán được lứa lợn múc mạnh DAH luôn. Sau vài tháng làm 3, 5 lứa mới luôn