Thế này du lịch sớm vào són cmnr, hiện tại mỗi DAH làm ăn có lãi.
Thời gian nữa thành trang trại lợn luôn.
Tầm này cổ có kết quả kinh doanh tốt và đi lên như DAH là mua được giữ 3,6 tháng. Sau nhịp này thì dòng đầu cơ và cổ bất động sản tăng quá nóng sẽ không hút tiền nữa, giờ chỉ chốt và thoát hàng rồi bình tĩnh tìm lại cổ có kết quả kinh doanh quý 4 2021 và triển vọng 2022. Chứ giờ vào ôm kì vọng ảo hết rồi, Game hô hào sau khi đã x10 cũng đến ngày kết thúc. Cú sập vừa rồi vào cổ nóng cũng bay 20, 30% của f0 giờ chờ ngày thoát hàng cắt lỗ.
Đến khổ mấy thằng cờ bạc, rồi lao vào cổ hô hào. FLC, ROS, AMD, ART, KLF, HAI, HAR và cái nhóm Ponzi CEO, DIG, L14, CII. Cổ lên mẹ hơn 10 lần rồi giờ ngày đéo nào cao thủ cũng đi hô hào rồi cũng đến lúc sập thôi. Đa cấp nào chả đến lúc sập, mà hiện tại giá ảo vãi lol gì thì chả sập.
Có nhiều thằng vụ này cháy tài khoản rồi, hết đường trở lại thị trường.
Đề xuất coi du lịch là trọng tâm ưu tiên trong gói hồi phục kinh tế
Diễn đàn doanh nghiệp | 15 phút
Chia sẻĐăng lạiBình luận (1)
Theo đó, coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng trong gói phục hồi kinh tế.
Nhận định ngành Du lịch Việt Nam chưa bao giờ chịu thiệt hại nặng nề như cuộc khủng hoảng lần này do đại dịch Covid-19 gây ra, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch nhấn mạnh, cần triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP, Nghị quyết số 155/NQ-CP nhằm thúc đẩy các hoạt động du lịch nội địa và quốc tế gắn với an toàn dịch bệnh.
Doanh nghiệp du lịch xin thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành chiếm trên 35% tổng số doanh nghiệp đã được cấp phép.
Theo đó, ngoài việc tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc, xác định du lịch nội địa là nền tảng, cần từng bước thí điểm mở cửa thị trường quốc tế với lộ trình theo 3 giai đoạn.
Bên cạnh đó là, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong Du lịch.
Đa dạng sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành Du lịch.
Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch. Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, người lao động trong quá trình phục hồi và kích cầu du lịch. Hỗ trợ trong định hướng thị trường, định hướng sản phẩm cũng như hỗ trợ xúc tiến, quảng bá điểm đến.
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực theo cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu phục hồi du lịch, cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch.
Để đưa du lịch “hồi sinh”, ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng, Tổng Cục Du lịch cho biết, ngành du lịch kiến nghị, đề xuất Chính phủ để thực hiện các giải pháp phục hồi ngành du lịch gắn với Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội 2022 – 2023.
Cụ thể, thứ nhất, đề xuất Chính phủ chỉ đạo quyết liệt thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội năm 2022-2023 trong đó coi du lịch là lĩnh vực trọng tâm ưu tiên với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nắm bắt tốt các cơ hội, lấy lại đà tăng trưởng cho ngành Du lịch.
Thứ hai, doanh nghiệp ngành du lịch đề nghị Chính phủ tiếp tục hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hỗ trợ người lao động ngành du lịch.
Thứ ba, đề xuất Chính phủ chỉ đạo ban hành các cơ chế, chính sách mới, ưu tiên, theo hướng tạo thuận lợi cho ngành du lịch tiếp tục phát triển như: phát triển hạ tầng du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam (visa, xét duyệt nhân sự nhập cảnh tại chỗ, tăng thời gian miễn thị thực…), cho phép thành lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài; đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển các sản phẩm du lịch ban đêm, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, du lịch trải nghiệm cộng đồng hướng tới phát triển bền vững…
Năm 2021, tổng thu từ khách du lịch ước đạt khoảng 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2020.
Thứ tư, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, quyền hạn tiếp tục triển khai công tác phối hợp mở cửa thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Thứ năm, đề nghị Chính phủ chỉ đạo UBND các địa phương hỗ trợ tiếp nhận, giám sát y tế đối với du khách có nhu cầu ở lại thăm thân tại địa phương theo đăng ký. Có phương án xử lý sự cố khi phát sinh F1, F0 liên quan đến hoạt động du lịch, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm phí, lệ phí tham quan tại các di tích, điểm tham quan, bảo tàng, điểm du lịch do địa phương quản lý, góp phần giảm giá thành, tăng hấp dẫn các gói kích cầu du lịch. Công khai các chính sách kích cầu, thông tin, điều kiện đón khách du lịch đến địa phương để doanh nghiệp chủ động tổ chức các chương trình du lịch.
Thứ sáu, đề xuất Chính phủ chỉ đạo các hãng hàng không, doanh nghiệp vận tải du lịch phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, điểm đến xây dựng các chương trình du lịch trọn gói, có chất lượng, ưu đãi nhằm kích cầu du lịch nội địa; thực hiện và tuyên truyền công tác đảm bảo an toàn cho hành khách.
Trang Chủ Kinh tế Kinh tế - Đầu tư
Hàng không, du lịch bất ngờ tăng tốc 15/01/2022 08:15
Khác với cách đây 2 tuần khi vé máy bay siêu rẻ và đặt lúc nào cũng có, hiện tại từ TP.HCM ra Hà Nội ngày 15.1 trở đi, nhiều giờ bay còn hết vé chặng phổ thông, chỉ còn hạng thương gia. Ngay cả chặng phổ thông giá vé cũng ở mức cao, từ 3 - 3,58 triệu đồng/chiều.
Nhu cầu bay nội địa cận tết bất ngờ tăng tốc (ảnh sân bay Phú Quốc). Ngọc Thắng Cục Hàng không VN cho biết tính từ 29.12.2021 - 10.1.2022, các hãng hàng không trong nước đã khai thác 4.480 chuyến bay với 547.000 khách, hệ số sử dụng ghế trung bình 64%. Đáng chú ý, nhu cầu hành khách bay từ TP.HCM đi Hà Nội hoặc các tỉnh Tây nguyên, miền Trung và miền Bắc tăng mạnh trở lại với hệ số sử dụng ghế đạt trên 70%. Các hãng cũng đã khai thác hết số lượng chuyến bay được phân bổ, như đường bay TP.HCM - Hà Nội tổng tần suất 25 chuyến khứ hồi/ngày, hệ số ghế 73%; đường bay từ TP.HCM đi/đến Đắk Lắk tổng tần suất 9 chuyến bay khứ hồi/ngày, hệ số ghế đạt 85%; các đường bay từ TP.HCM đi/đến Lâm Đồng, Hải Phòng, Huế, Gia Lai, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Nam, Quảng Bình và Nghệ An khai thác với tổng tần suất 9 chuyến bay khứ hồi/ngày, hệ số ghế đạt trên 70%, trong khi tháng 12.2021 chỉ đạt khoảng 50 - 60%. Theo Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng, nhu cầu đi lại của người dân trên các đường bay từ TP.HCM đi/đến các tỉnh Tây nguyên, miền Trung, miền Bắc có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Theo báo cáo từ hệ thống đặt giữ chỗ của các hãng hàng không, tỷ lệ khách đặt giữ chỗ trên các đường bay này cũng tăng cao. Tỷ lệ hành khách đặt giữ chỗ đều trên 50%, có những thời điểm lên đến trên 90%. Dù vậy, các đường bay trục và chiều từ Hà Nội đi các địa phương khác tỷ lệ đặt giữ chỗ còn thấp. Để đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của người dân với các đường bay từ TP.HCM đi/đến các địa phương, Cục Hàng không đã đề xuất Bộ GTVT cho phép tăng tải cung ứng trên nhiều chặng bay giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán.
Nhu cầu bay nội địa cận tết bất ngờ tăng tốc. Ngọc Thắng Tăng tần suất bay quốc tế Sau khi mở lại bay quốc tế thường lệ, thị trường hàng không cũng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong tuần đầu tiên (từ ngày 1 - 7.1) đã có 16 chuyến bay thương mại thường lệ từ Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Đài Bắc (Trung Quốc) với khoảng 1.000 khách về nước. Cục Hàng không cho biết có khoảng 140.000 người VN có nhu cầu về nước đón tết. Dự báo lượng khách về nước sẽ vượt 30.000 hành khách/tuần, bao gồm cả công dân VN, Việt kiều và người nước ngoài là khách ngoại giao, công vụ, chuyên gia, nhà đầu tư… Trong báo cáo mới nhất gửi Bộ GTVT, Cục Hàng không đang thúc đẩy đàm phán với nhà chức trách hàng không các nước về việc nối lại bay quốc tế thường lệ cũng như tăng tần suất các đường bay hiện tại dịp Tết Nguyên đán. Theo lãnh đạo Cục Hàng không, việc mở rộng các điểm đến bay quốc tế cũng như tăng tần suất là cần thiết, phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách, tạo điều kiện để hỗ trợ tất cả các hãng hàng không VN có cơ hội tham gia khai thác thị trường thường lệ quốc tế, khắc phục khó khăn để đứng vững và phát triển. Trước đó, cục này đã có văn bản gửi nhà chức trách hàng không Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đài Bắc (Trung Quốc) thông báo về việc tăng tần suất khai thác các chuyến bay thương mại chở khách thường lệ giữa hai bên lên thành 14 chuyến/tuần/chiều cho toàn bộ các hãng hàng không mỗi bên. Trong thông báo kế hoạch khai thác các chuyến bay quốc tế thường lệ chiều qua 14.1 gửi các hãng hàng không, Cục Hàng không cho biết đường bay Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Bắc, Singapore đã tăng lên 14 chuyến/tuần mỗi bên, chia cho 4 hãng khai thác là Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Pacific Airlines. Các đường bay Úc, Thái Lan, Campuchia, Lào sẽ khai thác 10 chuyến/tuần; riêng đường bay Trung Quốc và Mỹ sẽ khai thác 4 chuyến/tuần. Với các đường bay từ Pháp, Đức, Anh và Nga, sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ GTVT, Cục Hàng không sẽ thông báo kế hoạch tổ chức các chuyến bay với thị trường này. Trước đó, trong báo cáo gửi Bộ GTVT, Cục Hàng không cho biết trong các chuyến thăm của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội tại các nước mới đây, kiều bào đều phản ánh mong muốn được về nước ăn tết. Theo đánh giá, nhu cầu về VN từ khu vực châu Âu sẽ qua các cửa ngõ là Pháp (Paris), Đức (Frankfurt), Anh (London) và Nga (Moscow). Để đáp ứng nhu cầu cao từ thị trường châu Âu và Úc, cần mở rộng phạm vi, tần suất hoạt động các chuyến bay quốc tế thường lệ bao gồm thị trường châu Âu và Úc. Cụ thể, ngành hàng không sẽ làm việc với phía đối tác các nước nối lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với tần suất ban đầu là 10 chuyến/tuần/chiều mỗi bên. Ông Bùi Doãn Nề, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không (VABA), cho rằng khi mở bay thương mại quốc tế, cần chấm dứt bay combo hay còn gọi là các chuyến bay giải cứu. Hiện các chuyến bay combo hành khách phải trả chi phí quá cao, dễ phát sinh cơ chế “xin - cho”, tiêu cực. Ngành hàng không và du lịch nước ta đang bị mất cơ hội cạnh tranh so với hàng không, du lịch thế giới, ngay cả với hàng không Campuchia, do chậm khôi phục trở lại bay quốc tế thường lệ. Đặc biệt, những rào cản kỹ thuật từ phía một số bộ, ngành, địa phương, trong đó có yêu cầu cách ly khiến hành khách vẫn ngần ngại… Phó chủ tịch VABA cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương bãi bỏ ngay các quy định, các hãng rào kỹ thuật trái với Nghị quyết 128 của Chính phủ. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ cho phép đón khách quốc tế theo thông lệ chung của các nước với hành khách đã tiêm 2 mũi vắc xin, xét nghiệm âm tính sẽ không cần cách ly; không thu phí thị thực đối với khách từ các thị trường mà trước dịch Covid-19 đã ký kết về việc miễn thị thực cho khách nhập cảnh VN.
Giá tour nội địa không giảm Giá vé máy bay giảm nhẹ so với mọi năm không đủ sức để kéo giá tour nội địa giảm. Theo khảo sát, ngoài những tour chặng ngắn trong ngày bằng đường bộ từ TP.HCM tới các tỉnh lân cận miền Tây có giá quanh mức 1 triệu đồng/khách, các tuyến đi xa bằng đường không giá tour tương đương mùa tết năm ngoái. Đơn cử, tour du xuân Quảng Ninh (4 ngày) của TST Tourist giá bao gồm cả vé máy bay là hơn 16,6 triệu đồng/khách; tour Hà Nội - Đại Lải - Ba Vì (4 ngày) khởi hành mùng 2 tết giá hơn 17,3 triệu đồng/khách… Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc truyền thông - marketing và công nghệ thông tin thuộc Công ty TST Tourist, thông tin vé máy bay năm nay dịp tết giảm mạnh, song chỉ vài chặng và một vài thời điểm, không phải tất cả đường bay đều có giá vé rẻ. Chưa kể, các khách sạn sau thời gian dài kiệt quệ, giờ đều phải kích hoạt cả hệ thống để phục vụ lượng khách chỉ bằng 5 - 10% bình thường nên phải duy trì mức giá đủ đảm bảo chi phí hoạt động. Hành khách có nhu cầu đi du lịch vào thời điểm này đều là những người đã tiêm đủ 2 - 3 mũi vắc xin, mức độ tâm lý ổn định cao, quan tâm hàng đầu là an toàn, chất lượng dịch vụ, sự mới mẻ của điểm đến, không phải đi du lịch vì giá rẻ. Vì thế, phía công ty lữ hành cũng phải tập trung rất nhiều vào chất lượng sản phẩm, làm mới sản phẩm. Hầu hết các khách sạn được sử dụng thiết kế tour tết đều là khách sạn 4 sao trở lên. Tương tự, bà Trần Thị Bảo Thu, Giám đốc tiếp thị - truyền thông Công ty lữ hành Fiditour, cho biết giá tour sẽ tùy tuyến, tùy thời điểm và hãng bay, song nhìn chung giá dịch vụ năm nay không quá thấp, không thể có giảm giá kiểu 50% hay tour siêu rẻ.
Dòng tiền thông minh luôn đi trước đón đầu .
Giờ vẫn còn nhiều bác xay mê hàng rác làm ăn lỗ liên miên và hàng nóng, vẫn chưa nhận ra DAH làm ăn có lãi đâu. Họ vẫn nghĩ mua này thì du lịch khách sạn lỗ, nhưng không biết rằng DAH có những lợi thế riêng biệt và làm ăn có lãi. Đến giờ là du lịch bị ảnh hưởng 2 năm, dịch cũng đang kiểm soát và mở cửa du lịch dần rồi, với tình hình hiện tại thì chắc cũng chỉ vài tháng nữa là dịch cũng sẽ hết thôi vaccin phủ hết rồi. Sắp tời hàng đầu cơ, cổ phiếu bất động sản tăng quá nóng vượt giá thị trực cả 5,10 năm rồi, tiền sẽ tìm đến sớm thôi bác. Cứ bỏ đó đi đừng nóng ruột.
DAH quý 4 lợi nhuận không hề nhỏ rồi, đang trong quá trình đi lên, giá hiện tại đang rẻ mua để đó thôi bác. Rồi tiền từ dòng đầu cơ, hàng nóng bất động sản sẽ chuyển sang dần. Dự là quý 1 năm 2022 lợi nhuận lại tăng khủng vì kế hoạch 2022 gấp 3 lần 2021. Hiện tại nhiều bác chưa quan tâm đến du lịch vẫn nghĩ du lịch khách sạn muà còn dịch đang lỗ, các bác ấy chỉ thấy cổ tăng x3 lần trở lên rồi và người khác hô hào phân tích bảo tiềm năng thì vào.
Mấy thằng còn đang mót mà không xuống được tàu, xuống được thì còn cái xác khô. Còn mấy thằng đang đi theo đa cấp chứng khoán A7 nát đầu rồi. Giỏi đeo gì mà ngày nào cũng đi hô, chúng nó mua giá 8,9 xong lên 100 rồi vẫn hô hào.
Càng dịch càng tăng trưởng mạnh, không biết hết dịch rồi thì tăng trưởng ntn nữa các bác, chưa kể các chính sách vĩ mô sẽ hỗ trợ cũng như tái sinh ngành du lịch thêm 1 lần nữa. Đầu tư là mua cho kỳ vọng
Hết dịch thì còn mạnh nữa, chính phủ giờ đang tập trung tái sinh du lịch rồi. Du lịch quan trọng nhất mẹ rồi, không có du lịch thì làm sao lấy được tiền của tây, trong nước vặt của nhau thì làm sao khá lên được.
Có báo cáo quỹ 4 chưa các bác ơi ?
Các bác cứ mua gom DAH thôi, giữ trung hạn 3,6 tháng. Sau nhịp sập vừa rồi, cổ phiếu đầu cơ hàng nóng tăng quá ảo đã bị dội gáo nước lạnh. Tiền sẽ tìm đến cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, yếu tố cơ bản tốt giá chưa tăng hoặc đang bị định giá thấp. Hiện tại nhiều bác đang bị lỗ tới 30% tài khoản mà khả năng sẽ còn lỗ tiếp vì cổ phiếu đầu cơ, cổ tăng nóng khi sập thì mạnh như lúc lên.
Giờ này chúng nó đang khóc thét rồi, vụ này có rất rất nhiều thằng 10 năm nữa mới về bờ. Lao vào mấy con cờ bạc, mấy con hô hào ponzi vỡ lol.
Cổ đang đi lên giá thấp mua giữ thôi bác, du lịch đang trở lại dần dần. Dù sao thì DAH cho toàn chuyên gia Hàn nên có lãi trong mùa dịch gần như bị ảnh hưởng ít. Nếu du lịch trở lại thì sẽ lấp kín phòng và khai thác mạnh Núi Cốc Resort và mảng cho thuê văn phòng, mảng bất động sản.
Thêm một tỉnh đề xuất được đón khách du lịch quốc tế
Saigon Times | Khoảng 2 tiếng
Chia sẻĐăng lạiBình luận
Sau khi 7 tỉnh, thành phố gồm Quảng Nam, Quảng Ninh, Phú Quốc, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định và TPHCM được phép thí điểm đón khách quốc tế, tỉnh Bình Thuận cũng vừa đề xuất Chính phủ cho phép được đón du khách trở lại.
Khách quốc tế tại Bình Thuận hồi trước dịch Covid-19. Ảnh: Đào Loan
UBND tỉnh Bình Thuận đã có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đề nghị được bổ sung vào danh sách các địa phương thí điểm đón khách du lịch quốc tế nhằm từng bước phục hồi mảng du lịch quốc tế cũng như ngành du lịch tỉnh.
Theo đó, Bình Thuận mong muốn được đón khách quốc tế ngay trong tháng 1-2022. Trong giai đoạn đầu, tỉnh sẽ đón du khách quốc tế theo tour trọn gói, khép kín từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở TPHCM và sân bay quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đến tham quan, nghỉ dưỡng tại khu vực Hàm Tiến – Mũi Né thuộc thành phố Phan Thiết. Chính quyền tỉnh sẽ tạo hành lang an toàn từ sân bay đến các cơ sở lưu trú cùng các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và liên quan đến du lịch để phục vụ khách quốc tế.
Giai đoạn 2 dự kiến sẽ được bắt đầu từ tháng 3 tới, Bình Thuận tiếp tục mở rộng phạm vi đón khách, kết nối các điểm đến thông qua những chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ.
Sau thời gian theo dõi sức khỏe tại chỗ theo quy định, du khách có thể nghỉ dưỡng, đi tour tại tỉnh hoặc đến các địa phương được phép đón khách.
Mảng du lịch quốc tế sẽ được kết nối lại toàn bộ trong giai đoạn 3. Tuy nhiên, thời điểm bắt đầu giai đoạn này sẽ tùy thuộc vào tình hình kiểm soát dịch Covid-19 và kết quả đón khách của 2 giai đoạn đầu.
Sau nhiều tháng phải tạm dừng hoạt động vì bùng dịch, hiện phần lớn khách sạn, khu nghỉ dưỡng… tại Bình Thuận đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, lượng khách sử dụng dịch vụ còn ít.
Hiện nay, lượng khách chính của Bình Thuận là từ TPHCM đi vui chơi, nghỉ dưỡng vào dịp cuối tuần hoặc các ngày lễ. Trong dịp Tết Dương lịch 2022 vừa qua, Bình Thuận đón khoảng 13.500 lượt khách tham quan và lưu trú.