DAH Siêu Cổ Phiếu Đón Sóng Du Lịch Khách Sạn, BDS Nghỉ Dưỡng

Sớm mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế

25-01-2022 - 09:43|Kinh tế

[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kiến nghị Chính phủ cho phép khôi phục chính sách miễn thị thực đối với các thị trường du lịch quốc tế đã áp dụng trước năm 2020

Hội thảo “Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế” đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) chủ trì tổ chức ngày 24-1 dưới sự điều hành của Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Nguyễn Văn Hùng.

Mở ngay trong tháng 2?

Theo bộ trưởng Bộ VH-TT-DL, trong 2 tháng thí điểm đón khách quốc tế, ngành du lịch đã đón khoảng 8.000 lượt khách quốc tế có hộ chiếu vắc-xin. “Việc thí điểm đón khách quốc tế đạt hệ số an toàn rất cao, du khách đáp ứng được nhu cầu du lịch trong điều kiện an toàn với dịch. Qua đó tiếp tục khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn trong khu vực, quốc tế” - bộ trưởng khẳng định.

Để tận dụng cơ hội, tạo đà nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam trong điều kiện bình thường mới, Bộ VH-TT-DL đề xuất lộ trình từ nay đến 30-4 tiếp tục chương trình thí điểm đón khách quốc tế giai đoạn 2. Và từ ngày 1-5 sẽ mở cửa hoàn toàn hoạt động du lịch quốc tế, đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (inbound) và đưa khách đi du lịch nước ngoài (outbound) qua tất cả các cửa khẩu quốc tế trong bối cảnh bình thường mới.

Bộ VH-TT-DL cũng kiến nghị Chính phủ khôi phục các chính sách miễn thị thực nhập cảnh (visa) đã áp dụng đối với các thị trường khách du lịch quốc tế trước năm 2020 và xem xét bổ sung một số thị trường khách du lịch tiềm năng để nâng cao khả năng cạnh tranh điểm đến của Việt Nam đối với các quốc gia, điểm đến trong khu vực và quốc tế. Tăng cường đàm phán nhằm gia tăng số lượng các quốc gia và vùng lãnh thổ ng nhận giấy chứng nhận tiêm chủng - “hộ chiếu vắc-xin” của Việt Nam để phục vụ đưa khách đi du lịch nước ngoài trong điều kiện bình thường mới.

Sớm mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế - Ảnh 1.

Đoàn du khách quốc tế đến tham quan Hội An hôm 20-11-2021 Ảnh: TRẦN THƯỜNG

Phát biểu tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm mở cửa hoàn toàn du lịch quốc tế, không nhất thiết phải chờ đến ngày 1-5. Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), nói: “Thật vô lý khi chúng ta không mở cửa du lịch quốc tế hoàn toàn”. Ông Bình cho rằng không mở là đi ngược lại chính sách của Chính phủ, đó là thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả. “Nếu không mở bây giờ là chúng ta mất cơ hội ngàn năm” - ông Bình nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cũng đề xuất mở cửa vào ngày 1-4. Đồng thời, đề nghị các bộ, ngành đề xuất với Chính phủ bỏ quy định cách ly với khách du lịch quốc tế đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin hoặc có giấy xác nhận khỏi Covid-19 trong thời gian 6 tháng.

Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, đề nghị cần mở cửa ngay, từ ngày 1-2. “Tuyên bố mở cửa sẽ khiến các doanh nghiệp (DN) thúc đẩy xúc tiến tìm khách, xây dựng sản phẩm, gấp rút vào cuộc. Đặc biệt, các hãng hàng không phải vào cuộc nhanh nhất có thể” - ông Vũ Thế Bình nêu ý kiến.

Chuyên gia này cho rằng mở cửa nhưng có khách đến không mới là điều đáng phải bàn. “Mở cửa mà không có khách thì thật đáng sợ!”. Vì thế phải xúc tiến mạnh mẽ ở những thị trường tiềm năng thật sự, không chỉ xúc tiến quảng bá chung chung mà phải tiếp cận với những ng ty lữ hành, đối tác để đưa khách đến Việt Nam.

Ông Trịnh Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, cho hay thị trường nội địa đã có dấu hiệu khởi sắc, suốt 2 năm qua chưa bao giờ sân bay Tân Sơn Nhất tắc nghẽn như bây giờ. Về mở cửa đón khách quốc tế, đại diện Vietnam Airlines “khẩn thiết đề nghị bộ trưởng xin phép Thủ tướng mở cửa du lịch từ ngày 1-2” để các thị trường chuẩn bị vì khách quốc tế đi du lịch thường có kế hoạch trước nhiều tháng.

Giảm bớt phiền hà, mở thêm visa

Đề cập bài toán mở cửa, ông Trương Gia Bình đặt câu hỏi: “Mở như thế nào”? Bởi, nói như ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch, việc mở cửa đón khách quốc tế đang có một số bất cập. "Thứ nhất, cũng là vấn đề khó nhất, đó là quy định về đi lại. Có tỉnh yêu cầu xét nghiệm có tỉnh không, rồi yêu cầu cách ly hay không cách ly…

Thứ hai, hiện nay có nhiều điều kiện hạn chế khiến DN trong lĩnh vực du lịch khó khăn, cụ thể là DN muốn tham gia đón khách quốc tế phải được sự đồng ý từ địa phương và một số cơ quan ban ngành. Thứ ba, các quy định về phòng dịch hiện hành khiến khách rất ngại vào Việt Nam. Tại sao chúng ta không bỏ các quy định đó để tạo điều kiện cho khách du lịch có thể đến Việt Nam. Sao chúng ta không mở rộng miễn thị thực cho các thị trường trọng điểm?" - ông Kiên nêu vấn đề.

Ông Trương Gia Bình cho rằng cần mở cửa theo thông lệ quốc tế. “Khi du khách đến Việt Nam, những gì người Việt được làm thì khách du lịch cũng phải cho họ làm như vậy. Mình cũng đã tiêm đủ vắc-xin phòng Covid-19, du khách cũng vậy. Trước chúng ta mở visa cho nhiều nước, sao giờ không mở thêm? Chúng ta hãy làm việc đơn giản và cẩn trọng vì quyền lợi của người dân và đất nước” - ông Trương Gia Bình nói.

Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM Bùi Thị Ngọc Hiếu nêu rõ hướng dẫn điều kiện đón khách quốc tế đến Việt Nam phải có chứng nhận PCR âm tính trong 48 giờ là không phù hợp. Nhiều thị trường đến Việt Nam rất xa, thời gian quá cảnh, bay nhiều như các nước châu Mỹ, Canada… vì vậy, đề nghị tăng thời gian giấy chứng nhận xét nghiệm PCR là 72 giờ.

Chia sẻ những băn khoăn về miễn visa cho du khách, ông Trần Văn Dự, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập cảnh Bộ ng an, thông tin từ ngày 18-1, căn cứ thông báo của Chính phủ về tạo điều kiện cho chuyến bay thương mại quốc tế, tất cả visa còn hạn đều được bay vào Việt Nam, không còn gặp khó khăn gì.

Còn việc miễn thị thực đơn phương, ông Dự cho rằng DN du lịch có thể sẽ rơi vào tình trạng bị “tuột tay”, khó kiểm soát khách. “Nếu DN đưa khách đến thì còn quản lý được nhưng nếu khách vào tự do sẽ khó, vì thế cần phân tích kỹ để báo Chính phủ” - ông Trần Văn Dự nêu ý kiến.

Về những vướng mắc liên quan đến xét nghiệm Covid-19, bà Nguyễn Minh Hằng, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, cho hay sẽ phối hợp với Bộ Ngoại giao để có hướng dẫn ng nhận giữa các nước về chứng nhận tiêm chủng. “Chúng tôi xin ghi nhận thông tin và sẽ rà soát để cập nhật thường xuyên hướng dẫn phù hợp nhất với xu thế, từng bước một mở cửa” - bà Hằng nói.

Lãnh đạo muốn mở cửa sớm nhất có thể rồi.

Đề xuất mở cửa du lịch hoàn toàn, không cần thí điểm

08:42 | 25/01/2022[
Chia sẻ
](javascript::wink:

Hầu hết các chuyên gia, lãnh đạo du lịch địa phương đều kiến nghị bãi bỏ quy định cách ly, mở cửa hoàn toàn cho du lịch, mở cửa du lịch không cần thí điểm,…

Chiều 24/1, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị trực nhằm thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế, theo TTXVN.

Tại hội nghị, hầu hết các chuyên gia, lãnh đạo du lịch địa phương đều kiến nghị bãi bỏ quy định cách ly, mở cửa hoàn toàn cho du lịch, mở cửa du lịch không cần thí điểm,… Song một thực thế phải thừa nhận, để có thể sớm mở cửa du lịch thế giới là rất nhiều khó khăn mà các bộ, ngành, địa phương trên cả nước phải đối diện và tháo gỡ.

Mở cửa du lịch không ảnh hưởng tới dịch bệnh trong nước, đề xuất mở hoàn toàn, không thí điểm - Ảnh 1.

Hội thảo “Thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế” diễn ra chiều 24/1, tại Hà Nội. (Ảnh: TTXVN).

Quy định chặt chẽ khó hút khách du lịch

Phát biểu tại hội nghị Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Nguyễn Trùng Khánh cho rằng quy định như thị thực gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc kết nối lại, thu hút du khách từ các thị trường trọng điểm trước đây vốn đã được Chính phủ đồng ý miễn thị thực.

Ngoài ra, quy định về hạn chế di chuyển trong 7 ngày khi đã tham gia các chương trình du lịch trọn gói gây khó khăn trong việc thu hút khách nghỉ dài ngày, nhất là các thị trường các nước Đông Âu.

Bởi thực tế du khách mong muốn được tự do di chuyển, chọn dịch vụ do cộng đồng dân cư địa phương cung cấp, ngay sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính khi nhập cảnh.

“Chương trình thí điểm chưa quy định được đón khách du lịch quốc tế đến bằng đường bộ và đường biển, trong khi lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam thông qua hai hình thức này rất tiềm năng, đó cũng là một trong những hạn chế để có thể thu hút và gia tăng thêm lượng khách du lịch quốc tế đến,” ông Khánh nói.

Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB), ông Trần Trọng Kiên chia sẻ việc thống nhất quy định từ trung ương, thành phố tới địa phương các quy định xét nghiệm, tiêm vắc xin, thời gian, quy trình cách ly… là vấn đề khó nhất nếu muốn phát triển du lịch nội địa và quốc tế thời điểm này.

Ông Kiên cho rằng các quy định dành cho doanh nghiệp du lịch đang quá khắt khe nên cần được bãi bỏ. Ngoài ra, do điều kiện khó khăn trong vấn đề xin thị thực, hạn chế di chuyển trong 7 ngày… mà năm qua, ngành du lịch chỉ đón được 8.500 du lịch - con số quá khiêm tốn so với trước kia.

“Tôi đề xuất không nên cách ly, các điều kiện phức tạp cũng nên được lược bỏ, không cần bảo hiểm. Giờ là thời điểm tốt nhất để mở cửa du lịch, do đó chúng ta nên mở cửa lại càng sớm càng tốt; người dân được thoải mái bay các chuyến bay thương mại mà không cần phải đáp ứng nhiều quy định.

Cuối cùng, các quy định cho doanh nghiệp cũng cần mở rộng hơn, chỉ cần doanh nghiệp có giấy phép du lịch, lữ hành. Điều này mang lại “hơi thở sống” cho ngành du lịch Việt sớm phục hồi,” ông Kiên nhấn mạnh.

Mở cửa du lịch không ảnh hưởng tới tình hình dịch trong nước

Đại diện cho các nhà nghiên cứu, cộng đồng doanh nghiệp về lộ trình mở cửa du lịch quốc tế, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV), ông Trương Gia Bình chia sẻ thời gian qua, Ban IV đã dành nhiều cuộc nói chuyện, chia sẻ để tìm cách tháo gỡ, giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch.

Mở cửa du lịch không ảnh hưởng tới dịch bệnh trong nước, đề xuất mở hoàn toàn, không thí điểm - Ảnh 2.

Những vị khách quốc tế đầu tiên trở lại Phú Quốc thời gian qua. (Ảnh: TTXVN).

“Thật vô lý nếu chúng ta không mở du lịch hoàn toàn,” ông Bình nói. Ông cũng cho rằng việc mở hay không mở cửa đón khách du lịch quốc tế thì tình hình dịch trong nước vẫn thế. Bản chất vấn đề dịch là tiêm vắc xin và các biện pháp giãn cách cần thiết.

Theo vị chuyên gia này, việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế không làm tăng tỷ lệ tiêm vắc xin trong nước. Đơn cử như việc thí điểm đón gần 8.500 khách du lịch hai tháng qua, cũng cho thấy việc mở cửa du lịch quốc tế không ảnh hưởng đến tình hình dịch trong nước.

Ngoài ra, ông Trương Gia Bình cũng cho biết nếu không sớm mở cửa du lịch quốc tế thì đi ngược lại chính sách của Chính phủ - mong muốn nhanh chóng phục hồi nền kinh tế.

Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sinh kế của hơn 2,5 triệu lao động, tác động đến nhiều ngành kinh tế khác, khiến Việt Nam tự đánh mất cơ hội. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp đã vượt ngưỡng chịu đựng.

“Vậy chúng ta phải mở thế nào? Việt Nam hãy mở cửa theo thông lệ quốc tế, như nhiều nước trên thế giới. Hãy mở cửa vì quyền lợi của người dân vì tương lai của đất nước,” ông Trương Gia Bình khẳng định.

Cũng tại buổi hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Mạnh Quyền đề xuất mở cửa chính thức, hoàn toàn cho du lịch nội địa và quốc tế. Riêng Hà Nội đề xuất mở cửa từ ngày 1/4 để có thời gian chuẩn bị phục vụ cho kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 cũng như SEA Games.

Lãnh đạo ngành du lịch ở nhiều địa phương trên cả nước đều cho rằng theo Hướng dẫn điều kiện đón khách quốc tế đến Việt Nam phải có chứng nhận PCR âm tính trong 48h là không phù hợp.

Nguyên nhân là do nhiều thị trường đến Việt Nam rất xa, thời gian quá cảnh, bay nhiều. Ví dụ như các nước châu Mỹ, Canada… Vì vậy, các đại diện đề nghị tăng thời gian giấy chứng nhận PCR là 72h.

Tổng kết hội thảo, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ông Nguyễn Văn Hùng cho biết sẽ kiến nghị Thủ tướng nhanh chóng cho phép mở cửa lại thị trường quốc tế, ng bố rộng rãi thời điểm mở cửa cụ thể, giao các bộ ngành triển khai phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn, quản lý các vấn đề…

Hiện nay Việt Nam có nhiều điểm mạnh để mở cửa du lịch như đường bay quốc tế được nối trở lại, tỷ lệ tiêm vắc xin đứng thứ 6 toàn thế giới và dự kiến đến 30/3 sẽ tiêm đủ mũi thứ 3 cho toàn dân.

Các bác tham khảo thông tin, du lịch đáy của đáy rồi nên sẽ mở sớm tăng trưởng nghành du lịch sẽ mạnh mẽ trở lại.

Không để du lịch “đóng băng”, “xuống đáy”, cơ hội mở cửa toàn thị trường đã tới

Ngân Hà -

“Với tỷ lệ tiêm vaccine vào top 10 thế giới và đặc biệt là “chiến dịch mùa xuân tiêm chủng thần tốc”, cơ hội để mở cửa du lịch toàn thị trường đã tới”, ông Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch khẳng định….

Phát biểu tại Hội thảo thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế ngày 24/1, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết dịch Covid-19 bùng phát đã khiến ngành du lịch chịu tổn thất nặng nề, các doanh nghiệp bị “đóng băng” và “xuống đáy”.

Tuy nhiên, tia sáng của ngành đã xuất hiện khi Chương trình thí điểm tái khởi động du lịch từ tháng 11/2021 đến nay đạt được kết quả tích cực, với khoảng 9.000 lượt khách quốc tế tới Việt Nam trong gần 2 tháng qua.

“Đây là tín hiệu cũng như động lực để chúng ta quyết tâm phục hồi nền du lịch”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

BƯỚC ĐỆM VỮNG CHẮC

Chia sẻ về Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế, ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết cùng với việc điều chỉnh quan điểm chống dịch từ “không Covid-19 tiến tới an toàn”, ngành du lịch nhiều quốc gia đã có những bước đi để tạo bước đệm vững chắc cho sự phục hồi trở lại.

“Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Việt Nam cũng ban hành nhiều chính sách nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh”, đại diện Tổng cục Du lịch nói.

Cụ thể, cuối năm 2021, được sự đồng ý của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, ngành du lịch Việt Nam đã khởi động Chương trình thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Trong đó, giai đoạn 1, từ ngày 2/11/2021, đã ban hành hướng dẫn thí điểm đón khách du lịch quốc tế theo chương trình trọn gói.

Tiếp sau giai đoạn 1, từ tháng 1/2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện chương trình để khách tham gia du lịch trọn gói kết hợp du lịch tại một số địa phương khác. “Sau khi du khách hoàn thành du lịch trọn gói 7 ngày thì có thể hòa nhập cộng đồng, du lịch tại những địa điểm bổ sung”, ông Nguyễn Trùng Khánh nói thêm.

Giai đoạn 3 sẽ căn cứ vào tình hình dịch bệnh, xem xét “mở cửa” hoàn toàn cho khách du lịch.

Theo đó, để thực hiện thành ng 3 giai đoạn của Chương trình thí điểm, ông Nguyễn Trùng Khánh cho biết Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang bổ sung hướng dẫn thay thế, phù hợp với quy định mới về phòng chống dịch Covid-19. Cùng với đó, Bộ kết hợp với các ban, ngành… thành lập đoàn hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp sẵn sàng hoạt động trở lại.

VẪN CÒN NHỮNG ĐIỂM NGHẼN CẦN KHẮC PHỤC

Mặc dù đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên, theo đại diện Tổng cục Du lịch, Chương trình thí điểm cũng gặp một số khó khăn như chính sách nhập cảnh vẫn còn phức tạp khiến giảm sức thu hút; quy định khách du lịch chỉ được tiếp xúc với cộng động sau 7 ngày du lịch trọn gói khiến du khách gặp khó khăn; chưa đón khách du lịch bằng đường bộ và đường biển. Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành có thể tổ chức du lịch ra nước ngoài còn gặp khó khăn vì hộ chiếu vaccine của Việt chưa được ng nhận ở nhiều nước.

Hội thảo thống nhất lộ trình, giải pháp mở cửa hoạt động du lịch quốc tế ngày 24/1.

“Từ ngày 1/5, Việt Nam có thể mở cửa hoàn toàn đón khách du lịch quốc tế. Thời gian này, các Bộ, ngành có thể điều chỉnh việc thích ứng an toàn khi du lịch; còn doanh nghiệp có thể triển khai các chương trình đón khách du lịch thời kỳ cao điểm”, ông Nguyễn Trùng Khánh đề xuất tại hội nghị.

Là một trong những địa phương đầu tiên mở cửa du lịch, Giám đốc Sở du lịch Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho rằng việc mở cửa là phù hợp với tình hình thực tế. Tuy vậy, để quá trình mở cửa du lịch thuận lợi hơn, ông Thái đề nghị cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an ninh an toàn, các bộ ngành cần cho phép các địa phương chủ động lựa chọn đơn vị lữ hành đón khách để thuận tiện cho ng tác quản lý. “Thời gian tới, cần có chỉ đạo thống nhất về nhập cảnh du lịch, Bộ Y tế nên ban hành biểu mẫu khi mở cửa đón khách quốc tế”, vị này chia sẻ thêm.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM lại cho rằng với tỷ lệ hơn 80% người dân TP.HCM đã được tiêm vaccine Covid-19 cùng kinh nghiệm chống dịch trong năm 2021, TP.HCM kiến nghị Chính phủ điều chỉnh quy định du khách có kết quả test PCR 72 giờ trước khi xuất cảnh. Sở cũng kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với các ban bộ ngành liên quan để miễn thị thực cho khách quốc tế.

Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân (Ban IV) thẳng thắn bày tỏ “thật vô lý nếu chúng ta không mở du lịch hoàn toàn”.

Trưởng ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tư nhân cho rằng, việc mở hay không mở cửa đón khách du lịch quốc tế thì tình hình dịch trong nước vẫn thế. Bản chất vấn đề dịch là tiêm vaccine và các biện pháp giãn cách cần thiết. Việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế cũng không làm tăng tỷ lệ tiêm vaccine trong nước. Đơn cử như việc thí điểm đón 9.000 khách du lịch 2 tháng qua, cũng cho thấy, việc mở cửa du lịch quốc tế cũng không ảnh hưởng gì đến tình hình dịch trong nước.

Ngoài ra, ông Trương Gia Bình cũng cho biết, nếu không mở cửa du lịch quốc tế thì đi ngược lại chính sách của Chính phủ - mong muốn phục hồi kinh tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến ng ăn việc làm của hơn 2,5 triệu lao động, tác động đến nhiều ngành kinh tế khác, khiến Việt Nam tự đánh mất cơ hội. Chưa kể, nhiều doanh nghiệp đã vượt ngưỡng chịu đựng.

“Vậy chúng ta phải mở thế nào? Việt Nam hãy mở cửa theo thông lệ quốc tế, như nhiều nước trên thế giới. Hãy mở cửa vì quyền lợi của người dân vì tương lai của đất nước”, Trưởng ban IV nhấn mạnh.

1 Likes

Tin tốt ngành đc bơm liên tục, chờ nội tại doanh nghiệp nữa sẽ lên

Cứ nhìn DAH nó tiếp toàn bọn Hàn, Tàu ở các khu công nghiệp như này thì bảo sao không đi lên.

-https://www.facebook.com/100009416507313/videos/pcb.3082324938758026/292876935945139

Thanh khoản cạn kiệt, giá đáy. Cụ nào chưa có thì múc sớm sóng mà chạy là tít mù. Sắp tới UBCK bỏ mác 18+ là cho margin chạy lại càng tít. Cụ xem đoàn khách Hàn, Tàu ở các khu công nghiệp nó vào DAH thế kia thì cứ thế thu tiền.

1 Likes

TNA mua được không bác chủ pic

Thị trường khách sạn TP HCM nhiều tín hiệu khởi sắc. Và tín hiệu này cũng thổi luồng sinh khí mới hồi sinh ngành dịch vụ, du lịch trong năm nay.

Tin bài tới tấp rồi. Vĩ mô đã ủng hộ, địa thế thuận lợi, DAH lại bỏ hẳn trăm rưỡi tỷ sửa sang, nâng cấp khách sạn và plaza. 2022 là năm thiên thời của nó rồi.

1 Likes

Mai đóng cây trần cho anh em phấn khởi nào. AAS, MBG cũng ra bctc rồi, các cổ đông đang gọi tên em DAH

Mua DRH, TNA chắc ăn, khổ thật…

DJ mấy phiên nay quay chóng mặt quá. Toàn đi tàu siêu tốc như thế thì nhỏ lẻ văng ra hết, nôn ói hết rồi.

THỜI SỰ Yêu cầu mở rộng phạm vi, tần suất hoạt động các chuyến bay quốc tế 14:32 25/01/2022 Cục Hàng không Việt Nam chủ động làm việc với nhà chức trách các quốc gia có liên quan để khôi phục lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách tới các thị trường châu Âu. Một tàu bay Boeing787 chuyên tuyến Châu Âu của Vietnam Airlines. Bộ GTVT vừa có công văn gửi Cục Hàng không Việt Nam về việc mở rộng phạm vi, tần suất hoạt động các chuyến bay quốc tế thường lệ. Tại công văn này, Bộ GTVT cho biết là theo thông tin của Bộ Ngoại giao, nhu cầu người Việt Nam ở châu Âu về nước rất lớn, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022. Bên cạnh đó, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ quy định hướng dẫn tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Bộ GTVT thống nhất chủ trương khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ đến Châu Âu theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam. Bộ GTVT giao Cục Hàng không Việt Nam chủ động làm việc với Nhà chức trách hàng không các quốc gia có liên quan để có thể khôi phục lại các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách giữa Việt Nam tới các thị trường tại Châu Âu với tần suất phù hợp đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân và yêu cầu về công tác phòng chống dịch. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm tiếp tục theo dõi sát tình hình khai thác vận chuyển hàng không quốc tế và diễn biến dịch bệnh trên thế giới, chủ động quyết định việc tần suất khai thác các chuyến bay quốc tế giữa Việt Nam và các thị trường đang triển khai các đường bay quốc tế trên cơ sở nhu cầu thị trường, phù hợp với Hiệp định hàng không giữa Việt Nam và các quốc gia/vùng lãnh thổ. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không sẽ tiếp tục nghiên cứu việc mở rộng các thị trường nối lại các chuyến bay quốc tế đi/đến Việt Nam, đề xuất và báo cáo Bộ GTVT lộ trình mở rộng thị trường trong giai đoạn tiếp theo. “Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị nghiên cứu kỹ ý kiến của Bộ Y tế, chỉ đạo các cơ quan trong ngành hàng không phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là UBND Tp Hà Nội, Tp HCM , thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch đối với người nhập cảnh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế, tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng”, Bộ GTVT chỉ đạo. Nếu không có gì thay đổi ngày 27/1, hãng hàng không quốc gia - Vietnam Airlines sẽ thực hiện chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên từ Đức sau hơn 2 năm gián đoạn do dịch Covid-19 với chặng bay Hà Nội - Frankfurt. Đây là đường bay thương mại thường lệ thứ hai kết nối Việt Nam với các quốc gia châu Âu được Vietnam Airlines tái lập ngay trước thềm Tết cổ truyền Nhâm dần 2022 của dân tộc. Trước đó, vào ngày 24/1, Vietnam Airlines cũng đã thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên từ Hà Nội đến London (Anh), qua Paris (Pháp) rồi trở về Hà Nội. Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng đã lên kế hoạch khai thác trở lại đường bay thường lệ giữa Hà Nội và Moscow (Nga) với tần suất 1 chuyến/tuần. Chuyến bay thương mại thường lệ tới nước Nga nơi có hàng trăm ngàn kiều bào sinh sống có lịch khởi hành dự kiến vào ngày 29/1. Không chỉ Vietnam Airlines, nhiều hãng hàng không Việt Nam khác cũng lên kế hoạch khai thác các đường bay tới Châu Âu, trong đó Bamboo Airways dự kiến khai thác đường bay thường lệ khứ hồi kết nối Hà Nội - Frankfurt từ ngày 4/3/2022, với tần suất ban đầu 2 chuyến khứ hồi/tuần, tần suất chung sẽ được nâng dần lên theo nhu cầu thị trường.

Em nghĩ DAH không thể tăng nóng trong ngắn hạn đâu, thậm chí có thể bị ăn đạp nếu thị trường có biến. Vì vậy cứ ôm cổ chờ đến định giá thôi bác ạ. Nhảy nhót nhiều dễ dính bô.

dưới mệnh, múc hết, tôi bao lỗ. kkk

DAH là hàng xịn nên không cụ nào bán, đến lúc ra toàn tin tốt cướp không có hàng. Sắp bỏ mác 18+ ở Hô sê cấp margin thì đánh tung nóc.

Thanh khoản ngày càng cạn, sắp có sóng to
Điểm số giờ không ảnh hưởng nhiều đến em nó

Hàng tốt nên không ai bán giá thấp, không ai bán khi chưa được giá. Tiền vào là tím liên tục. Các cụ còn đạn múc thêm cất tủ em đã gom đủ.

1 Likes

Giá đáy rồi cụ, hàng tốt không ai bán chỉ chờ chạy thôi. Hiện tại giá vẫn đang rẻ so với tiềm năng, không mua rồi lại tranh nhau mua.

Vào đây mà xem dịch nhưng vẫn toàn Hàn, Tàu vào ở May Plaza này cụ. Giám đốc DAH trước là vụ trưởng quan hệ quốc tế, thì toàn cho nước ngoài thuê và phục tất cả các dịch vụ đi kèm nên

https://www.facebook.com/100009416507313/videos/pcb.3082324938758026/292876935945139