Đại sóng thần đầu tư công - HHV, LCG Khi cọp gầm

Trả là cứ đến cuối ngày sau một ngày mệt nhoài qua các ngõ hẻm con phố đi nhặt ống bơ và lon bia thì cũng đã đến giờ về. 19h ngồi trước bữa cơm trong cái ánh điện của bóng đèn compac 25w bật cái tv 12in đời cổ bắt đầu xem chương trình thời sự kể ra cũng hay phết từ cái ngày biết đến ck cháo chỉ dán mắt vào cái chương trình này … trả là dạo này ngoài tin tức covid ko hiểu sao chương trình lại chiếu nhiều về đất cát đầu tư công làm gà em cũng mơ hồ vì chẳng hiểu gì, vì tính cũng hay thích tò mò khám phá nên làm cái pic này treo lên đây xin các pro cho vài cái bài luận cho thông não về đầu tư công …

Gà em tra mãi thấy có hai thằng này là đang làm đường lớn và gói thầu nghìn tỏi các thấy thế nào cho em thông não với - HHV, LCG
Gà em dự định là sẽ bán ít lon bia để múc hai em này

1 Likes

Vốn lần lượt được “rót” vào Cam Lâm – Vĩnh Hảo

  • 28/02/2022

Đại diện doanh nghiệp dự án Công ty cổ phần cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo cho biết đến nay phần vốn từ các hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC) cam kết đầu tư vào dự án đã thực hiện giải ngân được hơn 203,5 tỷ đồng và đồng thời nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho dự án này cũng bắt đầu được giải ngân.

Ngày 5.2.2022, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính khi đến thăm trực tiếp dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo đã cho rằng, nhà đầu tư tại Dự án này đã giải quyết được vấn đề là đa dạng hoá nguồn vốn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác thăm hầm núi Vung thuộc dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo.

“Như vậy tại Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có 4 hình thức huy động vốn. Các nhà đầu tư phải huy động 4 hình thức huy động vốn này. Hai dự án PPP còn lại chưa có tín dụng, chưa đa dạng hoá cái này nên nhà đầu tư gặp khó khăn. Qua đây thấy bài học kinh nghiệm là phải đa dạng hoá nguồn vốn để triển khai đầu tư”, Thủ tướng nhấn mạnh.

4 hình thức huy động vốn mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tới chính là huy động vốn trên sàn chứng khoán, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, ký hợp đồng tín dụng, ký hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thực tế tại dự án Cam Lâm – Vĩnh hảo, liên danh nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả đại diện, đã xác định con đường huy động vốn từ đầu là không phụ thuộc quá nhiều vào vốn tín dụng.

Tập đoàn Đèo Cả đã kêu gọi các nhà đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác có lợi ích liên quan đến đường cao tốc để cùng chung tay thực hiện dự án. Theo đó, liên danh nhà đầu tư đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư (BCC) cùng Công ty Văn Phú – Invest, Công ty Thành Lợi và Tập đoàn Phú Mỹ với tổng vốn huy động lên đến hơn 1.000 tỷ đồng, trước cả khi ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng TPBank.

Đến nay, tổng vốn giải ngân vào dự án Cam Lâm – Vĩnh Hảo đạt 966,6 tỷ đồng. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là vốn chủ sở hữu với 711 tỷ đồng, tiếp theo là vốn huy động từ các hợp đồng BCC với 203,5 tỷ đồng, vốn tín dụng cũng đã được ngân hàng tài trợ vốn giải ngân được trên 52 tỷ đồng.

Về phần vốn ngân sách nhà nước, đại diện Doanh nghiệp dự án cho biết, hiện các bên đang thực hiện các thủ tục để giải ngân, dự kiến đợt 1 được giải ngân hơn 24 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, chiều dài 78,5km đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là một trong 3 dự án thành phần thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông được đầu tư theo hình thức PPP. Tại dự án này, liên danh Đèo Cả – 194 đã áp dụng mô hình huy động vốn 3P với P thứ nhất: Vốn ngân sách nhà nước là 5.139 tỷ đồng; P thứ 2: Vốn chủ sở hữu là 1.030 tỷ đồng và P thứ 3 – nguồn vốn khác do nhà đầu tư huy động là 2.756 tỷ đồng (trong đó vốn tín dụng là 1.700 tỷ đồng và vốn từ các hợp đồng BCC là 1.056 tỷ đồng).

Cam Lâm – Vĩnh Hảo cũng được biết đến là dự án đặc biệt khi có thời gian đàm phán hợp đồng BOT lâu nhất trong 3 dự án PPP cao tốc Bắc Nam. Theo đó, từ bề dày kinh nghiệm được đúc rút qua nhiều lần tháo gỡ vướng mắc cho các dự án khó, Tập đoàn Đèo Cả đã đưa ra thảo luận chi tiết về các vấn đề có thể gặp phải như cơ chế, chính sách, điều kiện giải ngân,… với tinh thần “ký để làm chứ không ký cho có”. Mặc dù ký hợp đồng BOT sau cùng nhưng Cam Lâm – Vĩnh Hảo lại là dự án đầu tiên ký được hợp đồng tín dụng và thu xếp xong nguồn vốn để thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, song song với quá trình đàm phán hợp đồng PPP, liên danh nhà đầu tư đã chủ động sử dụng nguồn vốn tự có để thực hiện thi công dự án(chấp nhận rủi ro mất tiền khi không ký được hợp đồng), nhờ đó nhà đầu tư cam kết rút ngắn thời gian thi công hoàn thành dự án sớm hơn 2 tháng so với hợp đồng đã ký với Bộ GTVT.

Minh Hương

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ: 12.188 TỶ ĐỒNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN CAO TỐC BẮC GIANG – LẠNG SƠN

Previous

Next

Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn có điểm đầu tại Km45+100 (giao QL1, Sao Mai, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn); điểm cuối Km108 + 500, nối với điểm cuối dự án nâng cấp mở rộng QL1 đoạn Hà Nội – Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc 64.9km.

Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, được khởi công từ năm 2015, nhưng do nhà đầu tư cũ không đảm bảo năng lực, không thu xếp được vốn dẫn đến dự án bị dừng gần 2 năm. Đến tháng 4/2017, Đèo Cả đã tiếp nhận lại dự án và thực hiện nhiều giải pháp để xử lý các vướng mắc, đảm bảo nguồn vốn, thúc đẩy triển khai thi công đồng loạt. Sau 2 năm tái khởi động như một kỳ tích, tháng 12/2019 cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn chính thức thông xe, vượt tiến độ 3 tháng. Không những đưa dự án về đích vượt kế hoạch mà Đèo Cả còn tạo nên kỷ lục về tiến độ khi hoàn thành 64.9km đường cao tốc trong vòng 2 năm

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ: 2.644 TỶ ĐỒNG

DỰ ÁN MỞ RỘNG QL1 ĐOẠN KM1374+525 – KM1392 VÀ KM1405 – KM1425, TỈNH KHÁNH HOÀ

Previous

Next

Trong Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 của Chính phủ, định hướng phát triển hạ tầng giao thông về đường bộ là ưu tiên đầu tư nâng cấp và mở rộng Quốc lộ 1A, hoàn thành phần lớn vào năm 2015 và hoàn thành toàn tuyến vào năm 2020, trong đó có Dự án mở rộng QL1A đoạn Km1374+525 – Km1392 và Km1405 – Km1425 (đoạn qua tỉnh Khánh Hòa).

Dự án được khởi công ngày 26/5/2013, tại thôn Cổ Mã, xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Chiều dài toàn tuyến của dự án là 37,5km (không bao gồm đoạn tuyến Km1392 – Km1405 đi qua thị trấn Vạn Giã). Điểm đầu dự án tại Km1374+525, thuộc huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa (giáp với điểm cuối dự án hầm Đèo Cả). Điểm cuối dự án tại Km1425 (Thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), hướng tuyến bám theo QL1 hiện hữu; trên toàn tuyến có 18 cây cầu với tổng chiều dài 575,45m

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ: 8.743 TỶ ĐỒNG

DỰ ÁN CAO TỐC HỮU NGHỊ - CHI LĂNG

Cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng có tổng chiều dài 43km, tốc độ thiết kế 80km/h. Dự án có điểm đầu tại Km1 + 800 thuộc thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối tại Km44 + 749.67 (kết nối với điểm đầu tuyến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn) thuộc xã Sao Mai, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Dự án cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng được quy hoạch nối thông với cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn để hình thành tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị phục vụ lưu thông hàng hóa qua biên giới Việt Trung và phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Đông Bắc.

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ: 21.615 TỶ ĐỒNG

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN CAO TỐC ĐỒNG ĐĂNG - TRÀ LĨNH

Previous

Next

Cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh có tổng chiều dài 115km, tốc độ thiết kế 80km/h. Dự án có điểm đầu tại Km0+00 – nút giao khu vực cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn và điểm cuối tại Km115+00 – cửa khẩu Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Dự án được phân kỳ đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ nay đến 2024, đầu tư khoảng 93km với quy mô nền đường 17m từ tỉnh Lạng Sơn đến huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Giai đoạn 2 sau năm 2025 sẽ đầu tư tiếp khoảng 22 km đến cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng).

Hiện nay, quãng đường từ Thủ đô Hà Nội đến tỉnh Cao Bằng dài 280km, ôtô di chuyển mất khoảng 5-6 giờ. Sau khi các tuyến cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng, Đồng Đăng – Trà Lĩnh hoàn thành, ước tính thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Cao Băng sẽ rút ngắn xuống còn 2-2,5 giờ.

HHV và Tập đoàn Đèo Cả tham gia nghiên cứu, đề xuất dự án từ năm 2018.

hình ảnh

Kiên định - Chân thành - Trách nhiệm

Trang chủ Giới thiệu Dự án Quan hệ cổ đông Tin tức Thư viện Tuyển dụng Liên hệ

Giới thiệu
Tổng quan
Quá trình phát triển
Tầm nhìn & Sứ mệnh
Sơ đồ tổ chức
Ban lãnh đạo
Các thành tích
Thành viên

Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 16

Tên giao dịch đối ngoại: LICOGI 16 JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch viết tắt: LICOGI 16

Trụ sở giao dịch của Công ty:

Địa chỉ: 24A Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, Tp. HCM
Điện thoại: (84.28) 38 411 375 – (84.28)2445477 – Fax: (84.28) 38 411 376
Email: info@licogi16.com – Website: www.licogi16.com
Tax code: 0302310209

Ngành nghề kinh doanh

Thi công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
Thi công xây dựng các công trình giao thông.
Thi công xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, sân bay, bến cảng, đường dây và các trạm biến thế điện; các công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, nền móng công trình.
Gia công, chế tạo cốp pha định hình, dàn giáo, khung nhà công nghiệp.
Khai thác đá. Khai thác đá có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Đầu tư, kinh doanh nhà ở, khu đô thị mới, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Sàn giao dịch bất động sản (thực hiện theo Luật Kinh doanh bất động sản).
Vốn điều lệ: 1.744 tỷ đồng.
hình ảnh

hình ảnh

Dự án Bđs đang triển khai

Dự án KDC Nam Phương
hình ảnh
Dự án KDC Long Tân
hình ảnh
Dự án Điền Phước

Dự án

Cao tốc Bắc - Nam đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt

  • Vị trí
  • Quy mô
  • Tiến độ

DỰ ÁN THÀNH PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐOẠN DIỄN CHÂU - BÃI VỌT THUỘC DỰ ÁN XÂY DỰNG CAO TỐC BẮC - NAM
Phân đoạn 06: Thi công xây dựng và thiết kế thi công phần tuyến từ Km455+45.00 - Km 459+827.09; Cầu Xuân Dương 1, Cầu Xuân Dương 2, Cầu Hưng Yên Nam, Cầu Hưng Tây, Cầu vượt QL46, Cầu vượt QL46B; Cầu nút giao QL46B; hệ thống chiếu sáng; Trạm thu phí.

Trang chủ Giới thiệu Dự án Quan hệ cổ đông Tin tức Thư viện Tuyển dụng Liên hệ Về

Quốc lộ 45 - Nghi Sơn

  • Vị trí
  • Quy mô
  • Tiến độ

GÓI THẦU XL2: XÂY LẮP VÀ KHẢO SÁT, TKBVTC ĐOẠN KM349+00 - KM364 + 410,75

  • Thi công phần đường và các hạng mục khác liên quan từ Km349+000-Km351+320 và Km354+080-Km357+564,35.
  • Thi công phần đường tuyến nối và các hạng mục liên quan từ Km0+000-Km2+166,80.
  • Thi công toàn bộ phần nút giao Vạn Thiện.
  • Thi công cầu Hòa Bình, cầu Quần Bội, Kênh N2.
  • Thi công hệ thống chờ hạ tầng kỹ thuật phục vụ ITS.

Đồi Hòn Rơm

  • Vị trí
  • Quy mô
  • Tiến độ

Xây dựng nền móng, hạ tầng và hệ thống đường nội bộ

Ok — lcg dẫn sóng đi

1 Likes

Giải ngân đầu tư công chỉ trong năm 22, 23 là phải hoàn thành TTCP giao nhiệm vụ ông nào ko đúng tiến độ là chít với ông … kkk

LCG trúng gói Diễn Châu quá ấm
HHV trúng nhiều hơn

Cặp hổ hạ tầng trúng lớn các gói thầu nghìn tỏi ….

Tiền đang vào

Ngày triển khai gói đầu tư công cận kề, cổ phiếu nào chuẩn bị “cất cánh”?

ĐỨC MẠNHLDO 17/03/2022 15:11

Là “cỗ xe tam mã” của Chính phủ trong hoạt động phục hồi và tăng trưởng kinh tế, trong 3 - 5 năm tới, đầu tư công sẽ tập trung vào các dự án hạ tầng. Những nhóm cổ phiếu liên quan được kỳ vọng hưởng lợi lớn khi tốc độ giải ngân vốn đầu tư công có nhiều tín hiệu tích cực.

Giải ngân vốn đầu tư công hiện đạt gần 9% kế hoạch cả năm

Đầu năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội với quy mô 347.000 tỉ đồng. Phần lớn nhất khoảng 1/3 của cả gói, tương đương với gần 114.000 tỉ đồng sẽ chi cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Phân bổ dòng tiền của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thực hiện trong 2022 - 2023. Ảnh: Mirea Asset

Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của Bộ Giao thông - Vận tải dự kiến là 50.000 tỉ đồng. Theo phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, bộ sẽ triển khai khởi công mới 67 dự án gồm: 6 dự án quan trọng quốc gia, 10 dự án nhóm A, 51 dự án nhóm B, C.

Trong đó, 6 dự án quan trọng quốc gia là Cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021 - 2025; Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột; Vành đai 4 Hà Nội; Vành đai 3 TP.HCM; Dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Đáng chú ý đối với riêng dự án trọng điểm quốc gia: Cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025, theo Nghị Quyết 44/2022/QH15 được Quốc hội phê duyệt ngày 11.1.2022 thì 12 dự án cao tốc Bắc - Nam được phê duyệt đầu tư theo vốn nhà nước, trải dài từ Hà Tĩnh, Quảng Trị, Khánh Hòa, Cần Thơ đến Cà Mau.

Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê, về đầu tư công, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước trong tháng 2/2022 đạt 20.517 tỉ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng giảm 20% so với tháng liền kề trước đó. Nhìn chung 2 tháng đầu năm nay, tổng lượng giải ngân vốn đầu tư công đạt 46.320 tỉ đồng, hoàn thành xấp xỉ 9% kế hoạch cả năm.

Công tác chuẩn bị hồ sơ các dự án đầu tư công sẽ hoàn thành trong tháng 2 và tháng 3/2022. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, đến tháng 4 và tháng 5 sắp tới có thể triển khai được các gói đầu tư.

Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đầu năm 2022. Ảnh: Mirea Asset

Cơ hội chưa từng có đối với doanh nghiệp giao thông

Chứng khoán Mirea Asset tin rằng, tốc độ giải ngân thể hiện Chính phủ đang khẩn trương và quyết liệt sử dụng đầu tư công là một trong những công cụ kích cầu đầu tư, tạo hiệu ứng lan tỏa cho nhiều nhóm ngành nghề, qua đó hỗ trợ phục hồi kinh tế. Vì thế những doanh nghiệp xây dựng, xây lắp, hạ tầng đang niêm yết được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trong làn sóng đầu tư công của Chính phủ.

Theo các chuyên gia, chiến lược đầu tư cổ phiếu năm nay sẽ cần cẩn trọng hơn vì mặt bằng giá đã tăng rất mạnh trong 2021. Ông Ngô Thế Hiển - Giám đốc Phân tích của Chứng khoán SHS và ông Lê Hoàng Phương - Trưởng phòng Chiến lược thị trường của Chứng khoán Bảo Việt - cùng cho rằng, doanh nghiệp đầu tư công sẽ được hưởng lợi.

VNDirect kỳ vọng giải ngân đầu tư công năm 2022 sẽ tăng 20 - 30% so với cùng kỳ. Nguồn: Nghị quyết số 29/2021/QH15, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê

Mirea Asset kỳ vọng 2 nhóm cổ phiếu sau có khả năng “ngư ông đắc lợi” từ làn sóng đầu tư công của Chính phủ hoặc gián tiếp từ tác động lan tỏa của chính sách này. Cụ thể:

Thứ nhất là nhóm dân dụng gồm các mã CTD, HBC, HTN, VCG.

Thứ hai là nhóm công nghiệp, hạ tầng gồm cổ phiếu VCG, HHV, CII, LCG, FCN, C47, TCD.

Là doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp hạ tầng giao thông, ông Ngọ Trường Nam - Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả - khẳng định triển vọng ngành không chỉ đến năm 2022 mà còn đến năm 2025 và 2030.

Về nguồn lực, theo ông Nam, bên cạnh nguồn từ Quốc hội, Chính phủ dành cho kế hoạch trung hạn thì còn có hơn 100.000 tỉ đồng trong gói phục hồi kinh tế. Mục tiêu của gói này là giải ngân thật nhanh để tạo cú huých cho nền kinh tế 1 - 2 năm tới.

“Với những quy hoạch, mục tiêu và nguồn lực mà Chính phủ dành cho lĩnh vực giao thông đường bộ, đấy là cơ hội chưa từng có đối với doanh nghiệp giao thông” - ông Nam nhấn mạnh.

Để đẩy nhanh chương trình phục hồi kinh tế, trọng tâm vẫn là đầu tư để vừa kích cầu, vừa tạo việc làm, tạo ra tăng trưởng kinh tế. Năm 2022 và những năm tiếp theo, đầu tư công phải rạo ra cú hích, lôi kéo đầu tư của các thành phần kinh tế khác.

Đường giao thông trên địa bàn huyện Hòn Đất (Kiên Giang) thi công xây dựng sắp hoàn thành. ảnh: Lê Huy Hải/ TTXVN.

Kích cầu trong ngắn hạn

Không để tình trạng “đầu năm đủng đỉnh, cuối năm gấp rút” trong giải ngân vốn đầu tư công, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.

Trong 2 năm qua, kinh tế Việt Nam phải gánh chịu hậu quả của đại dịch COVID-19, nhưng giải ngân vốn đầu công đã có sự biến chuyển: Năm 2020 đạt trên 91% so với kế hoạch năm, mức cao nhất giai đoạn 2011 - 2020. Tỷ lệ này tích cực hơn so với năm 2019 (đạt 90,5%), chưa kể quy mô vốn đầu tư công năm 2020 lớn hơn rất nhiều so với năm 2019 (tăng 34,5%). Kết quả giải ngân đã khích lệ tinh thần nỗ lực vượt khó trong dịch bệnh của các bộ, ngành, địa phương nhằm sớm đưa nguồn “vốn mồi” ngân sách đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Thực tế cho thấy, cùng một cơ chế, chính sách nhưng nơi nào người đứng đầu có quyết tâm chính trị thì có kết quả giải ngân cao và ngược lại.

Trong những tháng đầu năm 2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), ông Nguyễn Chí Dũng đã chủ trì nhiều cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho từng dự án đầu tư công để sớm đưa vào triển khai, góp phần thúc đẩy nền kinh tế.

Thực tế hiện nay, gần một nửa trong số 350.000 tỷ đồng của gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế (khoảng 113.000 tỷ đồng) là dành cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Một danh mục dài các dự án đã được xây dựng trong chương trình. Tuy nhiên, điều quan trọng là chuẩn bị dự án và sẵn sàng các điều kiện triển khai.

Theo Bộ Tài chính, trong 2 tháng đầu năm 2022, Việt Nam giải ngân được trên 44.612 tỷ đồng, đạt 8,61% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 (5,09%), là mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây, thể hiện nỗ lực, quyết tâm của các bộ, ngành, địa phương trong nhiệm vụ giải ngân vốn ngay từ đầu năm.

Bên cạnh vốn đầu tư công trung hạn, ngân sách còn dành nguồn lực lên đến gần 114.000 tỷ đồng bổ sung cho đầu tư công trong hai năm 2022 - 2023. Hiện có 7 bộ và 20 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 32,65%, Thái Bình là 31,7%, Lai Châu là 27,3%.

Quy trách nhiệm người đứng đầu

Theo Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương, 2022 cũng là năm đầu tiên của tiến trình phục hồi kinh tế, đòi hỏi công tác chỉ đạo, điều hành ở tất cả các lĩnh vực, trong đó có đầu tư công, phải rất quyết liệt.

Thực tế cho thấy, cùng một cơ chế, chính sách nhưng nơi nào người đứng đầu có quyết tâm chính trị thì có kết quả giải ngân cao và ngược lại. “Qua kinh nghiệm của năm 2021, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý, không nên xây dựng quá khả năng giải ngân của đơn vị mình. Chắc chắn năm 2022, công tác điều hành đầu tư công của Chính phủ sẽ rất quyết liệt, quy trách nhiệm rất rõ ràng, đặc biệt đối với người đứng đầu”, ông Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh kiến nghị: Khi đã có kế hoạch phân bổ vốn cho từng dự án, phải giao chỉ tiêu cụ thể cho người đứng đầu và yêu cầu báo cáo tiến độ giải ngân thường xuyên để cấp có thẩm quyền giám sát. Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành cũng cần bám sát từng dự án để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn.

Giới đầu tư cho rằng, cần một “cuộc cách mạng” trong việc lập các dự án mới trên tinh thần chủ động làm ngay từ đầu tư, nhằm rút ngắn các khâu xin ý kiến, chờ thông qua mới triển khai lập dự án, mời thầu, đấu thầu… Một bài học nữa là cần có sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương trong việc xin vốn và giao vốn vì có những ngành, địa phương và các chủ đầu tư đến gần cuối năm mới được giao vốn, hoặc bổ sung thêm vốn, thì không có cách nào để giải ngân hết vốn, vì khi có vốn mới tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp, thi công…

Khi triển khai các dự án có liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, cần chủ động làm ngay từ đầu với phương châm “có mặt bằng sạch mới triển khai dự án”, thay vì triển khai đến đâu lại vướng đến đó và có những dự án kéo dài hàng chục năm vẫn không thể hoàn thành.

Theo lãnh đạo Bộ KH-ĐT, với Đề án thí điểm tách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư, sẽ tạo đột phá trong công tác này, từ đó đẩy nhanh tiến độ dự án. “Nếu chúng ta giải quyết được khâu này, giải phóng mặt bằng đi trước, làm trước thì sẽ khơi thông được dòng vốn, công tác thi công, xây lắp sẽ nhanh hơn”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Để thúc giải ngân nhanh, các bộ, ngành cần vận dụng có hiệu quả các cơ chế đặc thù mà Quốc hội đã cho phép, trong đó, đặc biệt lưu ý đến cơ chế chỉ định thầu, bởi có thể quy trình “rút gọn” nhưng cần lựa chọn các nhà nhà thầu đủ năng lực và sẵn sàng các chế tài để xử lý nếu nhà thầu không đáp ứng tiến độ và chất lượng.

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện quy trình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước, chuyển từ cơ chế kiểm soát trước, thanh toán sau sang cơ chế thanh toán trước, kiểm soát sau, rút ngắn thời gian thanh toán vốn từ 4 ngày xuống còn 1 ngày, với khoản tạm ứng và 80% khoản thanh toán khối lượng hoàn thành. Đối với các khoản thanh toán còn lại cũng quy định tối đa không quá 3 ngày làm việc, tạo thuận lợi tối đa cho các bộ, ngành, địa phương trong giải ngân vốn đầu tư công. Thời gian tới, Bộ Tài chính tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý thanh toán nguồn vốn đầu tư của Nhà nước theo hướng giảm thủ tục hành chính, phân định rõ trách nhiệm từng cấp và hiệu quả trong thực thi nhiệm vụ; đồng thời, cải thiện công tác tổng hợp báo cáo giữa chủ đầu tư, kho bạc nhà nước và cơ quan tài chính; nghiên cứu rút ngắn quy trình kiểm soát thủ tục thanh toán nguồn vốn nước ngoài theo hướng thực chất, gắn với trách nhiệm theo nguyên tắc áp dụng đối với nguồn vốn trong nước.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải Nguyễn Văn Thể:

Tại một số dự án xây dựng công trình giao thông đang có tình trạng chủ đầu tư “ngâm vốn” khiến các dự án bị kéo dài tiến độ. Với các ban quản lý dự án giao thông, chủ đầu tư các dự án không chủ động giải ngân vốn đầu tư công, đạt kết quả giải ngân thấp, Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiêm khắc kiểm điểm, có hình thức xử lý phù hợp. Dự án, gói thầu nào chậm tiến độ, các ban quản lý dự án phải tham mưu cho lãnh đạo Bộ đôn đốc, điều chuyển khối lượng thi công. Thậm chí, tại các dự án chậm kéo dài, Bộ kiên quyết không duyệt các hạng mục công trình phát sinh.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị:

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến hết ngày 31/1/2023 phải hoàn thành 100% kế hoạch vốn năm 2022 được giao. Các chủ đầu tư phải ký cam kết tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 với Bộ Xây dựng theo từng tháng. Với các dự án hoàn thành trong năm 2022, Bộ Xây dựng yêu cầu tập trung thi công hoàn thiện các hạng mục công, hoàn tất nghiệm thu, thanh toán và giải ngân vốn cho các nhà thầu; khẩn trương lập báo cáo quyết toán các dự án hoàn thành trình Bộ thẩm tra, phê duyệt theo đúng quy định.

Đến ngày 30/9, các dự án có tỷ lệ giải ngân dưới 60% kế hoạch vốn đầu tư công được giao năm 2022, nếu không có lý do khách quan, bất khả kháng, Bộ Xây dựng kiên quyết cắt giảm để điều chuyển, bổ sung thanh toán cho các dự án đã có khối lượng hoàn thành; đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu đơn vị chủ đầu tư về việc chậm tiến độ thực hiện và giải ngân.

LCG HHV cặp đôi hổ hạ tầng lần này sẽ gầm vang tam sàn như thằng em út hut

Gói kích cầu còn kéo dài hai em nó sẽ ngấm rất nhanh vì các hợp đồng thi công nghìn tỷ …nhận biết tín hiệu là cơ hội gia tăng tài sản là cơ hội đổi đời …

Đtc phải đi trước như đầu tàu kéo bđs