Đại sóng thần du lịch khách sạn

2x vẫn còn rẻ bèo
Hậu covid xúc ngay khách sạn du lịch đang có lãi ngay trong dịch.

Tcbs định giá 19 là đéo tính năm 2022 lợi nhuận x3 thì DAH 4x.

Thủ tướng yêu cầu công bố lộ trình mở cửa trường học, du lịch sớm nhất

Theo VGP - 03:04 PM 27/01/2022

Chia sẻ 14 Bình Luận 0

Thủ tướng Phạm Minh Chính (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu công bố lộ trình cụ thể mở cửa trường học, du lịch trong thời sớm nhất.

[

Thủ tướng: Tự tin để mở cửa trở lại an toàn nhưng tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh

](Thủ tướng: Tự tin để mở cửa trở lại an toàn nhưng tuyệt đối không chủ quan với dịch bệnh | VTV.VN)

Sáng ngày 27/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc với các địa phương về công tác phòng chống dịch trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Thực hiện “đa mục tiêu” trong năm 2022

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, đa số các ý kiến đều đồng tình với báo cáo của Bộ Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo và bổ sung nhiều ý kiến phong phú, sâu sắc, sát tình hình. Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ chắt lọc, tiếp thu các ý kiến để đưa vào kết luận cuộc họp, ban hành càng sớm càng tốt để các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Do dịch bệnh được kiểm soát, các hoạt động bình thường của xã hội đang từng bước trở lại, kinh tế phục hồi và phát triển rất rõ nét. Chúng ta đang thúc đẩy thực hiện “đa mục tiêu” trong năm 2022, thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo kết luận của Trung ương, nghị quyết của Quốc hội, nghị quyết phiên họp Chính phủ với các địa phương, nghị quyết của HĐND các cấp. Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, bạn bè quốc tế, các nhà đầu tư tin tưởng vào Đảng, Nhà nước về công tác phòng chống dịch, phát triển kinh tế xã hội.

Đánh giá chung, các ý kiến tiếp tục khẳng định tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc, số ca nhiễm dao động quanh khoảng 15.000 ca mỗi ngày, nhưng số ca chuyển nặng giảm rõ và đặc biệt số ca tử vong giảm rất sâu, từ khoảng 2,4% tổng số nhiễm giảm xuống còn khoảng 1,2% sau khi triển khai mạnh mẽ công tác tiêm chủng và chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Nguyên nhân của những kết quả nói trên là có sự lãnh đạo xuyên suốt, kịp thời của Trung ương Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.

Nguyên nhân khác là sau hai năm phòng chống dịch, chúng ta đã sơ kết, đúc rút được các bài học, tham khảo kinh nghiệm thế giới, dần hoàn thiện lý thuyết, phòng chống dịch, bình tĩnh, tự tin thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.

Đặc biệt, chúng ta thực hiện quyết liệt, hiệu quả chiến lược vaccine với việc thành lập Quỹ vaccine, triển khai ngoại giao vaccine, tổ chức chiến dịch tiêm chủng thần tốc.

Thời gian tới, tình hình được dự báo vẫn diễn biến phức tạp, chủng Omicron lây lan rất nhanh và có thể xuất hiện các chủng mới. Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, phải bám sát tình hình, dự báo tốt nhất để có mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, giải pháp, phương án, kịch bản phù hợp, luôn trong tư thế chủ động, sẵn sàng, tích cực ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra một cách khoa học, kịp thời, hợp lý, hiệu quả.

Chúng ta tiếp tục thực hiện “đa mục tiêu” theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các ban, bộ ngành, địa phương; trong đó, mục tiêu y tế là giảm tối đa tử vong, giảm ca chuyển nặng, bảo vệ tối đa tính mạng, sức khỏe người dân, không để bị động, lúng túng, bất ngờ nếu xuất hiện các chủng mới.

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các nguyên lý, phương châm, công thức phòng chống dịch. Đặc biệt, tổ chức hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vaccinemùa xuân năm 2022 theo tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa”. Thực tiễn cho thấy những nơi đã bao phủ đủ 3 mũi thì cơ bản rất an toàn, số ca chuyển nặng, tử vong chủ yếu là người chưa tiêm vaccine, người già, có bệnh nền. Thủ tướng lưu ý phải nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng trong việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

“Nếu thiếu vaccine thì Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm, đủ vaccine mà tiêm không đạt mục tiêu tiêm chủng thì Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương phải chịu trách nhiệm”, Thủ tướng nhắc lại.

Thủ tướng yêu cầu công bố lộ trình mở cửa trường học, du lịch sớm nhất - Ảnh 1.

Ảnh: TTXVN

Thủ tướng giao Bộ Y tế tiếp tục thúc đẩy sản xuất vaccine trong nước để chủ động nguồn cung vaccine theo tinh thần nhanh nhất về mặt thủ tục hành chính nhưng bảo đảm các yêu cầu về mặt khoa học, chuyên môn. Bộ Y tế chủ động công bố, cho phép nhập khẩu, sản xuất thuốc điều trị trong nước bảo đảm công khai, minh bạch, chống đầu cơ, tiêu cực.

Bộ Y tế tiếp tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy trình, phác đồ, theo dõi y tế, chăm sóc, điều trị tại nhà đối với các trường hợp F0, các ca bệnh nhẹ, các trường hợp tiếp xúc gần… Ngành y tế phải bảo đảm đồng thời các nhiệm vụ thường xuyên, công việc khám, chữa bệnh, cấp cứu các bệnh khác cho nhân dân trong dịp Tết.

Về mở cửa trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố công khai, minh bạch lộ trình ngày tháng mở cửa cụ thể, điều kiện, công việc cần làm, diễn tập các phương án xử lý khi có ca nhiễm COVID trong trường học, tinh thần là mở cửa sớm nhất có thể nhưng bảo đảm an toàn, hiệu quả, giảm thiểu tối đa sự lo lắng của phụ huynh, học sinh. Liên quan vấn đề này, trong tháng 2, Chính phủ sẽ ban hành, triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan công bố lộ trình mở cửa du lịch sớm nhất có thể, không để lỡ cơ hội phát triển, bảo đảm tính tổng thể, liên thông, thống nhất, nhất quán với hoạt động giao thông vận tải trong mọi loại hình (đường bộ, đường thủy, hàng không), bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, không cầu toàn, không nóng vội. Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cách làm thống nhất trong quản lý xuất nhập cảnh.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì công tác bảo đảm an sinh xã hội, tinh thần là không để ai không có Tết, không ai bị bỏ lại phía sau, tổ chức cho nhân dân đón Tết an toàn, nghĩa tình, vui tươi, tiết kiệm.

Bộ Công an, Bộ Quốc phòng bảo đảm ổn định chính trị, an ninh, an toàn, an dân; các bộ, cơ quan phối hợp với các địa phương tổ chức cho người dân về quê đón Tết an toàn và trở lại nơi làm việc kịp thời.

Bộ Công Thương bảo đảm oxy chữa bệnh, năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, các hàng hóa thiết yếu, tránh đầu cơ, nâng giá, ảnh hưởng tới nền kinh tế và nhất là tới đời sống người dân trong dịp Tết; phối hợp với các cơ quan tiếp tục thúc đẩy giải quyết vấn đề ùn tắc nông sản tại biên giới, đồng thời triển khai các giải pháp căn cơ, lâu dài, xuất khẩu phải an toàn, an toàn để xuất khẩu.

Bộ Giao thông vận tải không để ách tắc giao thông với quy định thống nhất trên toàn quốc. Thủ tướng một lần nữa yêu cầu các địa phương không được ban hành quy định riêng về phòng chống dịch, nếu ban hành, áp dụng quy định khác thì phải báo cáo cấp trên một cấp.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục vận động các nguồn lực xã hội hóa cho công tác an sinh xã hội và phòng chống dịch; Ban Dân vận các cấp, Mặt trận Tổ quốc nắm chắc tình hình nhân dân, tiếp nhận các ý kiến về phòng chống dịch, đi lại, an sinh xã hội… để xử lý, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo các cơ chế đã có, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn rõ hơn về công tác đấu thầu, mua sắm phục vụ phòng chống dịch, bảo đảm công khai minh bạch theo yêu cầu của pháp luật.

Cùng với đó, tiếp tục tích cực phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong phòng chống dịch, Bộ Công an mở rộng điều tra tích cực hơn nữa vụ Việt Á để sớm đưa ra xét xử công khai, minh bạch, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đồng thời, làm tốt công tác truyền thông, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng sự thật, phân tích, đánh giá khách quan, không gây hoang mang, lo sợ cho người dân; đấu tranh tích cực, hiệu quả với các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, sai sự thật.

Thủ tướng yêu cầu Ban chỉ đạo các cấp ứng trực 24/24 trong dịp Tết để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh.

Từ ngày 29/01, bắt đầu chiến dịch tiêm chủng thần tốc mùa xuân

Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 166 trường hợp nhiễm biến thể Omicron, trong đó có 6 trường hợp phát hiện trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5), Hà Nội (1) và 160 trường hợp nhập cảnh từ 22 quốc gia trên 49 chuyến bay và qua 01 cửa khẩu đường bộ (Mộc Bài - Tây Ninh). Các hành khách đi cùng đã được cách ly, theo dõi, quản lý ngay khi nhập cảnh, sức khỏe ổn định.

So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng giảm 4,1%, số tử vong giảm 13,8%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 7,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 13,9%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 21,2%, số ca tử vong giảm 7,5%, số ca khỏi bệnh tăng 6,2%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 3,4%, số ca nặng, nguy kịch giảm 11,6%. So sánh giữa tháng 01/2022 và tháng 12/2021, số ca tử vong/100.000 dân của tháng 01/2022 ghi nhận là 5 ca (giảm 2 ca so với tháng trước).

Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2022, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, kể cả biến chủng Omicron và thậm chí có thể sẽ có những biến thể mới khác ngoài Omicron, trong bối cảnh dần mở cửa các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế trở lại sẽ làm gia tăng số nhập viện tạo áp lực lớn lên hệ thống chăm sóc y tế, đặc biệt tác động đến các nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người già, người có bệnh nền).

Thủ tướng yêu cầu công bố lộ trình mở cửa trường học, du lịch sớm nhất - Ảnh 2.

Ảnh: VGP

Các ý kiến tại cuộc họp nhận định, thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện “đa mục tiêu” nhất là phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội vừa sẵn sàng phòng, chống dịch; chỉ đạo thúc đẩy toàn diện các hoạt động kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới…

Sau hơn 3 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch COVID-19, từng bước khôi phục thị trường lao động, xuất khẩu, thu hút đầu tư; công tác bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tiếp tục được triển khai đồng bộ, hiệu quả; công tác an sinh xã hội được tăng cường. Bộ Y tế đang rà soát, sửa đổi, cập nhật hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch tại Quyết định 4800/QĐ-BYT phù hợp với tình hình mới.

Tính đến ngày 26/1, nhóm đối tượng từ 18 tuổi trở lên có tỉ lệ tiêm mũi 1, 2, 3 tương ứng gần 100%, 95,7% và 22,3% ; trẻ em từ 12-17 tuổi tiêm mũi 1, 2 đạt tỉ lệ 95,2% và 86%.

Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống dịch, tổ chức hiệu quả phân luồng, phân tuyến điều trị; bảo đảm hoạt động hiệu quả của các bệnh viện dã chiến điều trị người bệnh COVID-19 trong dịp Tết; xây dựng phương án dự trữ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị và bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu để sẵn sàng đáp ứng chống dịch và đảm bảo công tác điều trị dịp Tết Nguyên đán 2022.

Hiện tại vấn đề cung ứng oxy để cứu chữa người bệnh COVID-19 đang tạm thời ổn định với 12 nhà máy sản xuất oxy trên cả 3 miền có thể cung cấp bình quân khoảng 1.147 tấn/ngày và tối đa khoảng 1.400 tấn/ngày.

Các địa phương cho biết sẽ giảm quy mô hoặc tạm dừng tổ chức nhiều sự kiện trong dịp Tết, không tổ chức bắn pháo hoa; có phương án đảm bảo phòng, chống dịch và đảm bảo an ninh, an toàn cho người lao động, khách tham quan, du lịch… tại các địa điểm công cộng. Đặc biệt, từ ngày 29/01/2022 đến hết ngày 28/02/2022, sẽ tổ chức chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa xuân năm 2022 cho toàn bộ trẻ em và người lớn có chỉ định và đến thời gian tiêm.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết tới nay, 100% các tỉnh, thành phố đã có kế hoạch đưa học sinh trung học trở lại trường học trực tiếp chậm nhất là ngày 14/2, nhưng mới có 51% địa phương có kế hoạch với trẻ mầm non và 53% có kế hoạch với cấp tiểu học. Bộ trưởng đề nghị cần tập trung cao độ cho công tác chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, trong đó cần lưu ý đẩy mạnh truyền thông, tạo đồng thuận cao nhất giữa nhà trường và phụ huynh, nhất là với học sinh tiểu học và mầm non. Tinh thần chung là cần mạnh mẽ và cương quyết hơn trong việc đưa học sinh mầm non và tiểu học trở lại trường.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể cho biết các hoạt động vận tải đã trở lại gần như bình thường, hoạt động hàng không nội địa đạt khoảng 80% chuyến bay so với dịp Tết các năm. Bộ trưởng cho rằng, với tỷ lệ tiêm vaccine cao, chúng ta có thể yên tâm mở cửa trở lại và việc mở lại các hoạt động vận tải có vai trò quyết định với phục hồi và phát triển kinh tế.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết với tiến độ hiện nay, từ nay tới Tết, có thể giải phóng được hết lượng hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu Lạng Sơn và Quảng Ninh. Các cơ quan đã có khuyến cáo về việc chưa tiếp tục đưa hàng lên các cửa khẩu, nhưng khi tình hình có chuyển biến, một số thương nhân lại đưa thêm hàng hóa lên đây, ông Đỗ Thắng Hải đề nghị tiếp tục tuyên truyền, vận động về nội dung này, cùng với việc triển khai các giải pháp trước mắt và lâu dài để giải quyết tình trạng hàng hóa ùn tắc tại cửa khẩu.

Loạt doanh nghiệp hàng không và du lịch kiến nghị công bố thời điểm mở cửa du lịch quốc tế ngay trong tháng 2/2021

Anh Nhi -

6 doanh nghiệp hàng không, 5 doanh nghiệp du lịch lớn nhất cùng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân vừa gửi thư kiến nghị tới Thủ tướng đề xuất công bố thời điểm mở cửa du lịch quốc tế ngay trong tháng 2/2021 để có thời gian chuẩn bị cho dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022…

Với việc quyết liệt ban hành và áp dụng Nghị quyết 128/NQ-CP, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất thành công trong việc chuyển trạng thái phòng chống dịch trên toàn quốc sang giai đoạn “thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch bệnh”.

“Đây là nền tảng đặc biệt quan trọng để Việt Nam đẩy nhanh việc khôi phục hoạt động kinh tế, mở cửa lại ngành hàng không và du lịch với bạn bè quốc tế”, kiến nghị nêu rõ.

Hiện nay, Việt Nam đang thí điểm thực hiện đón khách du lịch quốc tế vào 07 địa phương (05 địa phương giai đoạn 1 và bổ sung thêm 02 địa phương ở giai đoạn 2).

Tuy nhiên sau 02 tháng thí điểm với các điều kiện, quy trình còn rất chặt chẽ cho du khách cũng như các doanh nghiệp du lịch, hàng không tham gia chương trình, đến nay Việt Nam mới đón được 8.500 du khách.

Do đó, các doanh nghiệp cho rằng cần có sự điều chỉnh nhanh chóng về quy định, chính sách đối với quá trình này để tương thích với bối cảnh mới. Đồng thời, để các địa phương, doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị năng lực, lập kế hoạch, tái cấu trúc kịp thời các quy trình nội bộ, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm tạo sức hút lớn hơn với khách du lịch quốc tế để ngành du lịch, hàng không thực sự có cơ hội phục hồi.

Kiến nghị của doanh nghiệp gửi tới Thủ tướng Chính phủ.

Những bất cập này cũng đã được nêu ra tại hội thảo ngày 24/1 giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch với 5 bộ, 20 địa phương cùng các chuyên gia và doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng không và du lịch. Đặc biệt, sau 2 năm gần như “đóng băng” hoạt động, lực của các doanh nghiệp hàng không và du lịch đã hoàn toàn cạn kiệt.

“Vì vậy, Quyết định mở cửa du lịch quốc tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chính là cơ hội duy nhất để “cứu sống” các doanh nghiệp, “cứu sống” 2,5 triệu lao động trực tiếp trong ngành và hàng triệu lao động gián tiếp khác”, các doanh nghiệp bày tỏ.

Song để “mở cửa thực sự”, cả cơ quan nhà nước cấp trung ương, các địa phương và từng doanh nghiệp đều cần có một khoảng thời gian nhất định nhằm chuẩn bị nguồn lực tài chính, cải tổ quy trình, chuẩn bị nhân lực, tiến hành xúc tiến quảng bá… trước khi đón khách.

Về phía các khách quốc tế ở các thị trường trọng điểm với Việt Nam, họ cũng cần thời gian để nhận biết thông tin, để đánh giá, cân nhắc và ra quyết định.

“Tuy nhiên, khoảng thời gian này phải được rút ngắn tối đa, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan, địa phương, cùng doanh nghiệp để chúng ta tận dụng được thời cơ vàng”, kiến nghị nhấn mạnh.

Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất 4 nhóm giải pháp với Thủ tướng.

Thứ nhất, ngay đầu tháng 2/2021, Thủ tướng công bố “Thời điểm mở cửa hoàn toàn cho du lịch quốc tế tới Việt Nam” để tạo “lực đẩy mạnh” và để các địa phương cùng các doanh nghiệp vận tải, cư trú và lữ hành có mốc thời gian chuẩn bị, mặc dù mốc thực tế để mở hoàn toàn có thể là 31/3 hay 30/4/2022.

Thứ hai, Thủ tướng xem xét giao cho Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện và ban hành quy trình đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với khách du lịch quốc tế, bao gồm điều kiện trước khi khách lên máy bay, quy trình sau khi xuống máy bay và trong suốt quá trình du lịch theo hướng giảm thiểu tối đa các quy định hiện hành không cần thiết.

Theo đó, gỡ bỏ quy định cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi cư trú đối với hành khách đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và có xét nghiệm ân tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR trong vòng 72 giờ trước chuyến bay…

Thứ ba, ngoài việc khôi phục toàn bộ các chương trình miễn thị thực đơn phương, song phương và thị tực điện tử cho du khách, Chính phủ cân nhắc mở rộng chương trình miễn thị thực cho khách du lịch quốc tế tại các chị trường chiến lược, trọng điểm như toàn bộ châu Âu, Úc và Bắc Mỹ. Đồng thời, cân nhắc tăng thời gian miễn thị thực từ 14-30 ngày theo xu hướng du lịch mới của du khách là đi dài ngày hơn.

Thứ tư, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Tổng cục Du lịch) phối hợp chặt chẽ cùng các doanh nghiệp đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch để phát động lại các nguồn khách du lịch quốc tế tới Việt Nam.

Đề cử FLC

DAH lợi nhuận đang lên đó cụ, FLC sập rồi.

Dịch mà DAH quý 4 lãi 25 tỉ, các cụ có thấy ai dẫn sóng du lịch khách sạn chưa? Tét xong đua nhau mà cướp.

Hậu covid nhặt DAH dẫn sóng còn chờ gì nữa.

Các cụ thấy DAH có lãi trong đại dịch

Trước 30/4 có thể mở lại toàn bộ đường bay quốc tế

18:11 - 30/01/2022

(Dân sinh) - Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho biết, hiện đã mở 10 đường bay quốc tế, giúp phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán.

Audio Player

00:00

00:00

ảnh minh họa

“Việc mở cửa du lịch, Bộ Giao thông Vận tải đã có kế hoạch, nhưng điều kiện quan trọng nhất không phải là vận tải mà là kiểm soát dịch. Trong đó, ngoài thực hiện mục tiêu chung của Bộ Y tế, còn phải tôn trọng các quy định của các nước mà Việt Nam kết nối. Vì vậy, cần có thời gian trao đổi giữa các bên, nhà chức trách phải thống nhất về phương thức kiểm soát”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nêu rõ.

Nói thêm về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay, trước kia Bộ đã có những kiến nghị cuối tháng 4 đầu tháng 5 mở chính thức tất cả các đường bay.

“Bộ GTVT kiến nghị xem xét, dự kiến cuối tháng 4, đầu tháng 5 mở cửa tất cả đường bay quốc tế. Tuy nhiên, do tiến trình tiêm vaccine phòng COVID-19, phát động tiêm vaccine mùa xuân tới đây thì thời gian này có thể sớm hơn”, ông Đông thông tin.

Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải sẽ rà soát lại, ngay sau Tết Nguyên đán sẽ có báo cáo lại với Chính phủ, nếu đủ điều kiện có thể mở cửa du lịch sớm hơn so với kế hoạch.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã có ý kiến đồng ý chủ trương việc tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách đến các địa bàn như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và mở rộng địa bàn áp dụng giai đoạn thí điểm tới châu Âu và Úc để đáp ứng nhu cầu về nước của người Việt Nam ở nước ngoài nhân dịp Tết Nguyên đán.

Cùng với đó, đồng ý việc tiếp tục áp dụng các biện pháp xét nghiệm, phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh theo nội dung hướng dẫn tại công văn số 10688/BYT-MT của Bộ Y tế và thông lệ quốc tế (không phải thực hiện xét nghiệm nhanh trước khi lên và sau khi xuống tàu bay).

Chia sẻ thêm về tổ chức vận tải đi lại trong dịp Tết, ông Nguyễn Ngọc Đông cho hay, thực tế trước Tết hơn 1 tháng Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành các kế hoạch cho tất cả đơn vị địa phương, vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường sắt… đảm bảo việc đi lại trước, trong và sau Tết cho người dân.

Trong đó, nội dung là hạn chế ùn tắc giao thông, tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các bến xe bến tàu và cảng hàng không, trong đó phải kiểm soát dịch. Tuy nhiên, năm nay có đặc thù là vừa đảm bảo vận tải nhưng cũng phải kiểm soát dịch bệnh.

Theo đánh giá, thời gian gần đây, các địa phương cũng đã nới lỏng rất nhiều công tác kiểm soát dịch bệnh để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

“Qua theo dõi đến ngày 26 Tết, nhu cầu giao thông đã giảm rất nhiều so với năm 2020. Chẳng hạn, nhu cầu đi lại bằng đường sắt chỉ đạt được 30 - 35% so với hàng năm. Về hàng không có thể tăng trong những ngày gần đây, lại do yếu tố khách quan về thời tiết nên nhiều máy bay cất cánh muộn, có thể gây ra ùn tắc cục bộ, nhưng so với những năm trước cũng giảm”, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nói.

Do đó, vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đi lại trước, trong và sau Tết Nguyên đán của người dân.

Sóng này chạy 3 năm mới nghỉ. Cụ nào năm nay du lịch là hiểu.

Xúc sớm DAH để có chỗ ngồi tàu du lịch khách sạn đang đón khách chuẩn bị khởi hành. Cụ nào năm nay đi du lịch sẽ biết một khi phục hồi sẽ kiếm bội tiền.

1 Likes

ái chà, mới hay bác có pic mới :beers:

Xúc nhanh mà đón đầu đến lúc tranh cướp đua trần không có hàng. Các cụ đợi lên 3x mới vào à?

Lên xe đi nghỉ khách sạn với người đẹp nhanh. Cụ nào chậm chân thì còn cái nịt.

hình ảnh

Tiền đây cho các cụ mang bao tải đi mà đựng

Con sóng bị nén 2 năm khi đã thức giấc thì ối cụ bị tiền đè ngập mồm.

Thứ sáu, 11/2/2022, 08:14 (GMT+7)

Lợi nhuận doanh nghiệp du lịch dần cải thiện

Mở hướng kinh doanh mới, đầu tư tài chính, tiết giảm chi phí… giúp nhiều doanh nghiệp du lịch cải thiện lợi nhuận trong quý cuối năm 2021.

Trong quý IV/2021, Công ty Tiếp thị và Du lịch Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel - VTR) báo lãi 228 tỷ đồng. Sau 4 quý liên tiếp thâm hụt lợi nhuận, đây là lần đầu tiên đại gia du lịch ghi nhận con số dương.

Tương tự, Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality - VNG) báo lãi khoảng 1,2 tỷ đồng. Con số này đã cải thiện đáng kể so với mức lỗ hơn 21 tỷ đồng của quý IV/2020, dù thấp hơn quý liền trước và còn rất thấp so với quy mô của doanh nghiệp chủ quản Khu du lịch Thung Lũng Tình Yêu (Đà Lạt).

Cũng chuyển lỗ thành lãi, Công ty cổ phần Tập đoàn Khách sạn Đông Á (DAH) công bố lợi nhuận khoảng 25 tỷ đồng. So với cùng kỳ và quý liền trước, lợi nhuận của chủ quản một trong những khách sạn lớn nhất Thái Nguyên, thêm lần lượt 56,5 tỷ đồng và 10,5 tỷ đồng.

Tuy vẫn lỗ trong quý cuối năm, Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Bến Thành (BenThanh Tourist - BTV) và Công ty cổ phần Du lịch - Dịch vụ Hội An (HoiAn Tourist - HOT) đã hạ mức thâm hụt lợi nhuận xuống lần lượt gần 44% và 57% so với cùng kỳ. Mức lỗ này cũng giảm đáng kể so với quý III/2021.

Khách du lịch tham quan một điểm đến tại TP HCM vào đầu tháng 11/2021. Ảnh: Quỳnh Trần

Mẫu số chung cho việc lợi nhuận nhiều doanh nghiệp du lịch cải thiện là nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu. Kỳ này, BenThanh Tourist giảm lỗ chủ yếu nhờ mạnh tay cắt giảm các chi phí thường xuyên. Doanh nghiệp cắt 41% chi phí bán hàng và 34% chi phí quản lý doanh nghiệp, chủ yếu nhờ hạ chi phí nhân viên.

Kết hợp cả tái cơ cấu và tận dụng điều kiện khách quan, Vietravel cho biết tình hình dịch bệnh dần được được kiểm soát trong quý cuối năm, hoạt động kinh doanh của công ty cũng có những chuyển biến khả quan khi lãi gộp hơn 56 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng đã cơ cấu lại các khoản đầu tư tài chính nên đại gia ngành du lịch gom về 360 tỷ đồng doanh thu.

Với Tập đoàn Khách sạn Đông Á, doanh nghiệp này chọn mở thêm ngành nghề kinh doanh là xây dựng, san lấp mặt bằng và kinh doanh thương mại, vật liệu xây dựng. Tiền thân là đơn vị hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng, doanh nghiệp đã nhận về nhiều hợp đồng có lợi nhuận cao. Ngoài ra, Khách sạn Đông Á Plaza (Thái Nguyên) từ quý trước đã đẩy mạnh kinh doanh lưu trú cho chuyên gia tại các khu công nghiệp, đã đóng góp tốt cho doanh thu.

Trong khi đó, HoiAn Tourist tìm lối đi trong thị trường đón công dân từ nước ngoài hồi hương và cách ly có thu phí tại Khách sạn Hội An và Hoi An Beach Resort. Nhờ đó, doanh thu quý IV/2021 tăng 170% so với cùng kỳ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng chọn giải pháp thanh lý tài sản cố định tại các đơn vị thành viên nhằm giảm lỗ.

Bên cạnh việc linh hoạt kinh doanh như chuyển đổi khách sạn đón khách cách ly hay phục vụ cơm văn phòng tận nơi, TTC Hospitality kỳ này lãi nhờ hoạt động tài chính sau khi tái cơ cấu danh mục đầu tư. Trong quý IV/2021, doanh thu hoạt động tài chính tăng đột biến hơn 14 lần lên 62 tỷ đồng, chủ yếu từ bán các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh. Nguồn tiền này có ý nghĩa rất lớn cho doanh nghiệp khi doanh thu giảm 70% so với cùng kỳ, khiến lợi nhuận gộp về mức âm 21,5 tỷ đồng.

Quảng cáo

Trong bối cảnh nhiều điều kiện vĩ mô thuận lợi, đà cải thiện sức khỏe doanh nghiệp của ngành du lịch được dự đoán khả quan trong năm nay. Chứng khoán KB (KBSV) kỳ vọng ngành dịch vụ nhà hàng và du lịch sẽ phục hồi, tuy chưa thể như giai đoạn trước dịch. Đơn vị này lạc quan khi các đường bay nội địa và quốc tế đang được mở lại theo lộ trình của Bộ Giao Thông. Thời gian qua, Thủ tướng đã đồng ý khôi phục các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách với Bắc Kinh, Quảng Châu, Tokyo, Seoul, Đài Bắc, Bangkok, Singapore, San Francisco, Los Angeles…

Bên cạnh đó, du lịch nội địa hoạt động trở lại từ quý IV/2021 cũng là cơ sở cho kỳ vọng của KBSV. Chỉ số Google Mobility (chỉ số thể hiện xu hướng di chuyển của cộng đồng) cũng đang nhích lên so với mức thấp cuối tháng 9 năm ngoái.

lượt kháchTổng lượt khách du lịch trong 9 ngàyTết Nhâm Dần 2022Tây NinhAn GiangVũng TàuĐà LạtNha TrangPhú QuốcSa Pa0200k400k600k800kVnExpress

Thống kê mới đây của Tổng cục Du lịch cũng chỉ rõ du lịch nội địa đang ngày càng sôi động. Trong 9 ngày Tết, 35 địa phương là các điểm đến du lịch hàng đầu cả nước đón khoảng 6,2 triệu lượt khách. Tây Ninh, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu… dẫn đầu về lượng khách với hàng trăm nghìn người.