Đàm đạo chứng khoán

Nói thật vào đây tôi chỉ đọc bài của bạn.Một người kiến thức rất rộng,uyên bác và cũng rất chanh chua.Tôi rất thích những người có quan điểm quyết đoán,đã nhận định là phải dám khẳng định,cho dù có thể sai số phần nào.Nhưng quan điểm phải rõ ràng,ko vòng vo.Bạn là người như thế

4 Likes

Đêm qua 16/3 chúng ta được chứng kiến các cuộc giải cứu ngân hàng theo 2 cách khác nhau. Tại châu Âu, ngân hàng trung ương Thuỵ sĩ đã bơm 54 tỉ đô để hỗ trợ ngân hàng Credit Suisse. Đây là số tiền tương đương 6% GSP của đất nước này. Em rất ghét kiểu giải cứu bằng cách từ ông xe ôm đến bà bán xôi đều phải đóng góp cứu tế cho ngân hàng thuộc loại giàu nhất nước. Nếu cứ kinh doanh tuỳ ý rồi khi khó khăn lại dùng tiền đóng thuế của người dân để thoát nạn thì có đặt con khỉ lên ghế giám đốc ngân hàng nó cũng làm được.

Còn nước mĩ bơm 30 tỉ đô giải cứu ngân hàng First Republic theo cách khác: các ngân hàng gom tiền cứu nhau. Cụ thể là 4 ngân hàng JP Morgan, City, BoA, Well Fargo mỗi người góp 5 tỏi là 20 tỏi trump. 2 ngân hàng Goldman Sachs và Morgan Stanley mỗi người góp 2.5 tỏi. 5 tỏi còn lại do 5 ngân hàng khác ra tay mỗi người 1 tỏi là: PNC Financial, Mellon, Truist, US Bancorp và State Street. Vậy là vừa xinh 30 tỏi.

Thực ra lúc này các ngân hàng mĩ phải gửi 1800 tỏi ở FED theo Basel 2 và 3 tuỳ ngân hàng. Bên cạnh đó, bọn họ còn có khoản gửi dự trữ vượt mức lên tới 2066.319 tỉ đô. Thé cho nên số tiền 30 tỏi trump kia cũng chỉ là 1.5% số tiền dự trữ vượt mức của hệ thống ngân hàng mĩ gửi tại FED.

Rõ ràng kiểu ngân hàng giải cứu cho nhau thế này sẽ ko gây phản cảm về mặt chính trị. Đồng thời nó là biện pháp tốt nhất để khoe rằng hệ thống ngân hàng mĩ còn vững chãi chán, việc 3 ngân hàng trong số 30 ngân hàng lớn nhất của nước mĩ bị chao đảo chỉ là những sự cố riêng biệt. Qua đó hỗ trợ sàn DJ phục hồi đêm qua.

Tuy nhiên bản chất việc DJ tăng đêm qua 16/3 nằm ở chỗ khác. Suốt thời gian dài vừa rồi đội sọc đã ra sức tăng cường hoạt động khiến cổ phiếu và trái phiếu mĩ đều mất giá. Đêm qua sau khi ra tin 30 tỉ đô giải cứu First Republic thì đội sọc bắt đầu quay ra cover. Vậy là DJ tăng giá.

Có thể đoán được rằng đêm nay 17/3 đội sọc sẽ tạm ngừng cover lại hàng, và DJ lại tiép tục nhảy vực.

P/S comment này em post sáng nay ở diễn đàn khác để khỏi ảnh hưởng tới mọi người, bởi đó ko phải là diễn đàn chuyên về chứng khoán. Giờ thì post lên để các bác đánh giá

3 Likes

Robot một lần nữa lại chính xác. Giai đoạn này, sao mà khó vậy nà. Cao thủ thì hô tt sắp up chén, Cao thủ khác thì lại hô Khủng hoảng tài chính đang diển ra. Làm sao thấp thủ như em kiếm cháo loảng đây

Đoạn này mình thấy cứ 50/50 thôi, hôm nào giảm mạnh mới mua, tăng lên lại bán. Chứ ngồi ngoài rình mua chả đủ T+

Câu chuyện cuối tuần 75

Bác sĩ lang băm FED – Phần 2

Sau ca phẫu thuật, bác sĩ FED thường hớn hở công bố :”Ca phẫu thuật đã thành công rực rỡ, còn bệnh nhân thì đã chết”. Ở đây ca phẫu thuật là việc nâng lãi suất để giảm lạm phát, còn bệnh nhân ko ai khác là con bò tăng trưởng của nền kinh tế mĩ.

Suốt từ năm 1950 tới nay, FED tăng lãi suất 7 lần thì 6 lần kết thúc bằng suy thoái. Chỉ duy nhất năm 1994 là tránh được bức tử nạn nhân. Và bây giờ chúng ta lại đang chứng kiến FED ra tay tiễu trừ lạm phát. Kịch bản của chúng em: FED tiếp tục kéo dài tiếng tăm lang băm của mình, cho dù lần này không phải lỗi hoàn toàn do FED.

Đầu tiên, chúng ta nói về lần bệnh nhân thoát hiểm năm 1994 dưới thời mr Greenspan. Trong phiên họp ngày 16/8/1994 FED đã nâng lãi suất cấp tập lên 4%. Lí do rất đơn giản: CPI trước đó đã đạt 2.5%. Sau đó FED liên tục tăng lãi suất lên 6% trong các phiên họp kế tiếp cho tới đầu năm 1995.

Chính điều đó khiến CPI chỉ lên tới 3% thì ngừng tăng, vì thế FED cũng dừng nâng lãi suất lên.Sau đó khi CPI giảm về 2.5% thì FED bắt đầu quá trình giảm lãi suất từ tháng 7/1995. Và CPI cứ giảm dần về 2% vào năm 1997, kết thúc ca phẫu thuật thực sự thành công rực rỡ của FED.

Có thể thấy chính việc sớm nâng lãi suất khi CPI mới chớm tăng, kết hợp chính sách tài khoá thích hợp dưới thời tổng thống Clinton đã khiến nền kinh tế hạ cánh mềm rất nhẹ nhàng. Và thời gian tăng lãi suất cũng rất ngắn: chỉ từ tháng 8/1994 đến tháng 7/1995 thì FED đã xoay trục. Thời gian tăng lãi suất ngắn thì chi phí tổn thất cho cuộc chiến chống lạm phát càng thấp.

Như vậy việc sớm can thiệp khi CPI mới chớm tăng cộng với bản lĩnh chính trị của mr Greenspan đã giúp FED có được ca phẫu thuật thành công duy nhất. Tiếc rằng sau đó , khi không thấy có suy thoái xảy ra thì nhiều người lại công kích mr Greenspan yếu bóng vía nên sớm tăng lãi suất. Cái gọi là chả có nguy cơ gì mà cũng tăng lãi suất,đại khái kiểu gì cũng chém ró được. Có suy thoái thì bị đổ tội gây ra suy thoái, khi khống có suy thoái thì bị coi như quá nhậy cảm tới mức cảnh báo nhầm.

Nhưng thôi, giờ thì chúng ta bàn về tính lang băm của FED. Đại khái 1 bác sĩ có 2 chức năng: phòng bệnh và chữa bệnh. Khoản chữa bệnh khiến bệnh nhân nhắm mắt xuôi tay thì chúng ta nói rồi, để phần sau sẽ làm rõ hơn. Về phòng bệnh thì chúng ta vừa được chứng kiến xong trong vụ ngân hàng Thung lũng Silicon SVB vỡ nợ.

2a.Lang băm phòng bệnh

Rất rõ ràng sau cuộc đại khủng hoảng tài chính 2008, nước mĩ đã làm rất nhiều việc để đại tu hệ thống ngân hàng. Mà điển hình là ban hành luật Dodd-Frank nhằm nâng cao sức khoẻ cho các ngân hàng, trước hết là tăng tỉ lệ dự trữ. Vậy mà chỉ 15 năm sau, chúng ta lại thấy hệ thống ngân hàng nước mĩ chao đảo đến mức bị cơ quan xếp hạng Moody’s hạ bậc xuống tiêu cực.

Việc bị hạ bậc như thế sẽ khiến hàng loạt ETF và quĩ công phải mang cổ phiếu ngân hàng lên sàn bán hàng loạt. Bởi vì qui định các quĩ nói rõ trọng số các mã phải giảm khi bậc tín nhiệm bị hạ xuống. Và điều này sẽ khiến cổ phiếu ngân hàng giảm hàng tháng trời cho tới khi các ETF ổn định lại trọng số rổ chứng khoán mới.

Việc SVB vỡ nợ có 1 phần lỗi của FED khi cho phép các ngân hàng giảm dự trữ về 0 trong giai đoạn dịch COVID. Sau đó FED không yêu cầu các ngân hàng khôi phục dự trữ bắt buộc vào năm 2021, để rồi triển khai điều đó năm 2022 thì đã quá muộn do FED đã nâng lãi suất lên. Vậy là SVB triển khai món võ tay không bắt giặc đầy rủi ro.

Một lỗi khác của FED là quản không nghiêm. Khi FED tăng lãi suất, giá trái phiếu chính phụ dài hạn bị giảm xuống. Cho đến cuối năm 2022 cơ quan bảo hiểm ngân hàng FDIC báo cáo rằng tổng cộng các ngân hàng đang gánh khoản lỗ 620 tỉ đô la do trái phiếu mất giá. Nếu xét việc SVB bán 21 tỉ đô trái phiếu dẫn tới khoản lỗ 1.9 tỉ đô thì có thể đoán rằng hiện ngân hàng cầm ít nhất 6.000 tỉ đô tiền trái phiếu dài hạn. Cả 1 khoản tài sản to đùng bị mất giá 10% mà FED không có động thái gì để ứng phó thì có thể nói rằng khoản phòng bệnh của FED khá yếu.

Cụ thể với ngân hàng SVB thì ngân hàng này mua 110 tỉ trái phiếu chính phủ , trong đó có 71.5 tỉ là trái phiếu kì hạn 5 năm trở lên. Do lượng trái phiếu dài hạn quá lớn, tổn thất khi FED tăng lãi suất càng cao. Đến cuối năm 2022, riêng khoản trái phiếu này đã mang lại cho FED số lỗ 17 tỉ đô, cộng thêm ngiệp vụ cho vay lỗ thêm 15 tỉ đô nữa thì cuối năm 2022 SVB đã bị âm vốn chủ sở hữu, coi như trở thành “ngân hàng 0 đồng”.

Cramer là người dẫn chương trình Mad Money nổi tiếng trên CNBC. Ông ta khoe rằng trong 14 năm cai quản ETF thì ông ta mang lại tỉ suất lợi nhua 22%/năm. CNBC cũng rất cẩn thận bắt ông ta trong vòng 5 ngày không được mua bán bất kì cổ phiểu nào đã từng được đề cập trong chương trình truyền hình trực tiếp đó.

Thế nhưng tháng 2/2023 mr Cramer khả kính vẫn hô hào mua cổ phiếu SVB vì nó khá rẻ sau khi lao dốc từ 724 xuống còn 300 đô/cổ phiếu vào đầu năm 2023. Mỗi tội đến ngày 9/3 thì cổ phiếu SVB chỉ còn 34 đô/ cổ, mất giá 96%. Ngày 10/3 SVB bị vỡ nợ nhanh tới nỗi đội sọc SVB dù lãi trên sổ sách 615 triệu đô nhưng không bao giờ chốt sổ được khoản tiền đó, thôi thì coi làm kỉ niệm.

Vậy ngân hàng 0 đồng SVB làm cách nào mà lừa được từ FED tới chuyên gia tài chính danh tiếng? Rất đơn giản. Do trái phiếu chính phủ mĩ được xếp hạng rất tin cậy nên luật ngân hàng mĩ không bắt các ngân hàng phải hạch toán lỗ lãi với nó, lúc nào cũng có thể ghi nguyên giá trị tại thời điểm mua.

Với trái phiếu chính phủ ngân hàng có thể để trong mục sẵn sàng để bán AFS hay giữ đến hết kì hạn HMS . Đương nhiên với HMS nếu giữ đến hết kì hạn sẽ do chính phủ mĩ thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi nên sẽ không bị hao xu rách nào. Có điều khi mua trái phiếu lúc lãi suất bằng 0 thì giá cao ngất ngưởng, khi lãi suất tăng thì giá trái phiếu giảm xuống.

Và SVB biết rằng mình mua trái phiếu lúc lãi suất = 0 thì nó chỉ có mất giá nếu bán sớm, vì thế bọn họ luôn hạch toán nó vào mục HMS nên chả bao giờ lỗ cả. Chỉ khi bị thiếu tiền trả lại khách hàng thì nó buộc phải bán theo dạng AFS và đương nhiên gánh lỗ. Tức là cách phân loại AFS hay HMS đã giúp SVB cũng như các ngân hàng khác giấu lỗ một cách dễ dàng cho tới khi bất chợt vỡ nợ thì thiên hạ mới biết. Vậy lỗi này có nên qui kết cho bác sĩ FED vì không đủ phòng ngừa chăng?

2b.Lang băm trị bệnh

Trong việc phòng bệnh, chất lang băm nổi bật nhất là đã để xảy ra liên tiếp 2 cuộc khủng hoảng hay sự cố ngành ngân hàng chỉ trong vòng 15 năm. Do đó người ta có quyền đặt câu hỏi: nhưng biện pháp tiếp theo sẽ đủ sức ngăn chặn nguy cơ nào đó từ mảng tài chính trong bao nhiêu năm? Nếu chưa đến 10 năm mà đã xảy ra sự cố ngân hàng tiếp theo nào đó thì hết nói nổi rồi.

Thành Roma không chỉ xây trong 1 ngày. Với việc dùng vốn ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn một cách quá đà ắt sẽ dẫn tới đổ vỡ ở đâu đó, cái này chắc bác nào cũng rõ. Chỉ là khi đưa vào liên hệ có dính dáng tới FED mà không có bằng chứng thì chắc chắn sẽ nhận đủ gạch đá xây thêm vài trang trại nữa. Nay thì hay rồi, có tấm gương SVB nên chúng ta có thể dần đưa ra những gì dịnh nói từ trước. Mục Lang băm trị bệnh 2b này chia thành 2 phần nhỏ : Lang băm y đức 2b1 và Lang băm trị bệnh 2b2. Giờ thì chúng ta tiếp tục.

2b1.Lang băm y đức

Có thể nói rằng bác sĩ FED và các ngân hàng bệnh nhân của mình đều mắc cùng căn bệnh, cái khác có chăng chỉ là bác sĩ FED thuộc về danh gia vọng tộc nên nhà có điều kiện gánh chịu tốt hơn mà thôi. Đại khái con bệnh hút cần sa thì bác sĩ FED chơi hẳn hít he roin mới sành văn điệu, con bệnh xài shisha thì FED bắn thuốc lắc. Chả thế mà FED cũng mắc các căn bệnh y chang bệnh nhân của mình.

Lỗi đầu tiên cả FED lẫn bệnh nhân cùng mắc là mua tài sản dài hạn có giá cố định ở mức cao bằng các khoản nợ ngắn hạn có giá thay đổi bởi lãi suất biến động. Khi lãi suất giảm thì còn may do chi phí vốn thấp hơn nên sẽ có lãi hơn. Thế nhưng điều đáng chết là chúng ta vừa trải qua thời kì lãi suất gần = 0 nên lãi suất chỉ có tăng chứ bác sĩ FED không dám dùng bài thuốc lãi suất âm như ở châu Âu và Nhật bản.

Hậu quả là khi lãi suất tăng thì món tài sản dài hạn đó bị mất giá. Lỗi này FED cũng biết nhưng chả có biện pháp khắc phục nào. Cái khác là qui mô của bệnh nhân ngân hàng thì bé, còn của FED đạt mức khủng long. Cụ thể là ngân hàng SVB mua 110 tỉ trái phiếu, theo giá lúc bán thì bọn họ lỗ 17.6%. Còn FED mua hẳn tới 4500 tỉ đô , đến cuối năm 2022 đã ghi lỗ tới 1300 tỉ rồi tức lỗ tới hơn 25%.

Lỗi thứ 2 là không đủ vốn. SVB có trong tài khoản của mình toàn là hàng xịn dạng trái phiếu chính phủ. Nhưng chính vì bọn họ không đủ vốn khi khách hàng tự nhiên kéo tới rút tiền nên hậu quả việc dùng nợ ngắn hạn tài trợ khoản vay dài hạn mới dẫn tới ngân hàng SVB sụp đổ. Cái khác là bác sĩ FED nhà có điều kiện nên ở sân sau có cái máy in tiền, còn SVB thì không.

Tuy nhiên phần nào ở đây chúng ta cũng thấy SVB mắc lỗi quản trị rủi ro. Đại khái trong giai đoạn trước vầ sau dịch COVID thì SVB tăng vốn từ 70 tỉ lên 220 tỉ đô tức tăng gấp 3 lần. Còn ngân hàng nhớn như JP Morgan thì chỉ tăng tiền gửi cùng thời kì từ 1600 tỉ lên 2300 tỉ. Tức bọn họ hạ lãi suất huy động để đuổi bớt khách hàng đi. Cầm nhiều tiền trong giai đoạn sau đại dịch là chết chắc. Bởi vì tiền nhận gửi thì nhiều, tiền cho vay lại ít đi do ảnh hưởng COVID nên sẽ bị ế một khoản nào đó. Nếu vác đống tiền ế đó đi mua trái phiếu chính phủ là sẽ mắc lỗi y chang ngân hàng Thung lũng Silicon SVB. Các bác cứ chiếu theo khoản này mà soi các ngân hàng là biết chúng mạnh khoẻ ra sao, nhất là trong điều kiện cánh cửa trái phiếu doanh nghiệp đang bị khép hờ.

Có thể thấy về mặt y đức thì bác sĩ FED mắc lỗi giống hệt bệnh nhân ở điểm này, tuy nhiên nhờ gia cảnh tốt nên một người nằm trên giường bệnh còn kẻ kia lại khoác áo blu trắng để chữa bệnh.

Lỗi thứ 3 mà cả bác sĩ và bệnh nhân cùng mắc là sử dụng các thông lệ kế toán quá khoan dung. Trên sổ sách kế toán của FED ở mục H.4.1 có 1 khoản để trống suốt 109 năm từ ngày thành lập. Thế nhưng đến năm 2022 tự nhiên có dữ liệu mà lại là con số khủng lên tới 1300 tỉ đô la. Mục đó là tài sản chưa đến hạn thanh toán nên con số ở đó chỉ ghi nhận chứ không cần phải cộng trừ nhân chia gì ráo. Vậy là cái đống trái phiếu 10 năm , 30 năm, 50 năm hay 100 năm gì đó cứ nằm yên ở đó. Lãi suất tăng thì chúng lỗ hơn, khi nào lãi suất giảm về 0 thì khoản lỗ đó tự khắc bị triệt tiêu.

Với y đức như thế của bác sĩ FED, bệnh nhân SVB cũng chơi bài y chang với mục lô hàng HMS chờ đến ngày hết hạn mới kết sổ. Tức là từ lúc mua đến lúc bán chúng đều giữ nguyên giá trị trên sổ sách bất kể giá chợ ra sao. Quả là biện pháp dấu lỗ khá tốt , chỉ sau khi vỡ nợ người ta mới biết lô hàng ấy của SVB bị âm 11% khiến ngân hàng sụp đổ.

Nếu ai đó nói rằng đây là vấn đề mới phát sinh thì bọn họ nhầm to khi nhìn lại cuộc khủng hoảng S&L vào thập niên 70 thế kỉ trước. Ngành tiết kiệm và cho vay S&L trong con mắt người ngoài luôn có lãi. Thực tế đến năm 1972 ngành S&L có tổng tài sản 16.7 tỉ đô. Thế nhưng khi lãi suất tăng lên thì số tài sản này teo lại như miếng da lừa.

Đến năm 1980 , thống đốc FED lúc bấy giờ là mr Volcker tăng lãi suất FED lên 20%, tăng lãi suất tín phiếu kho bạc 3 tháng lên 15%. Vậy là biên lợi nhuận các tài sản thế chấp có lãi suất cố định rơi vào vùng lãnh thổ âm. Và tài sản ngành S&L trở thành – 17.5 tỉ đô với hơn 85% thành viên bị lỗ.

Điều hay ho là dù vấn đề nghiêm trọng như thế, nhưng công chúng lại bị che dấu bởi các S&L được phép ghi tài sản tiết kiệm theo giá trị nguyên gốc.

Vãi cho y đức lang băm.

P/S Câu chuyện cuối tuần “Bác sĩ lang băm FED” này đã công bố phần 1 hồi năm 2020. Phần 2 có 2 mục : 2a là phòng bệnh, 2b là trị bệnh. Các bác đã đọc mục 2a và 2b1, còn mục 2b2 khi nào rảnh em viết kĩ rồi post. Phần 3 để về sau, lúc nào có hứng mới gõ nốt ạ.

1 Likes

thằng nào hô Uptrend thì vả mồm nó đi bạn ạ. Chắc ko phải DVC mồm hô Uptrend thế kỷ nhưng Downtrend tháng, năm. Nghe phát mửa

Da, thanks Bác. Em thì đoạn rồi cầm all BVH, củng bán ATC phiên thu 6 rồi

Úp chén thì hơi quá, nhưng ý nghĩa của cái thủ nói là sẻ có đợt hồi phục mạnh. Em thì thấy khả năng là vậy, phán đoán cá nhân thì hồi phục lên tầm 13xx. Em bán hết BVH phiên thứ 6, full tiền, qua tuần triển khai mua full Bác ah

2b2. Lang băm chữa bệnh

Phần 1a chúng ta đã nói về Lang băm phòng bệnh, phần 2b1 cũng nêu lên tính chất Lang băm y đức của FED. Giờ thì tới 2b2

Trong thế kỉ 21, những bất ổn ngân hàng khiến cả ngân hàng trung ương lẫn chính phủ phải ra tay giải cứu hơi bị hiếm. Thế nhưng trong thế kỉ này mới 15 năm đã có 2 lần hệ thống ngân hàng chao đảo rồi. Bên cạnh đó, cái cách cả FED lẫn ngân hàng cá biệt mắc cùng một lỗi đã dẫn đến FED nói chả ai nghe bởi “cá mè một lứa” mà.

Lỗi của FED không nằm ở một hành động cụ thể nào mà trước hết nằm ở qui trình. Sau cuộc khủng hoảng 2008 người ta đã ban hành hàng loạt qui định để nâng cao tính ổn định của hệ thống. Luật Dodd-Frank nè, Basel 2, Basel 3 nè. Một chi tiết nho nhỏ là là Qui định Q bắt các ngân hàng phải mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi tiết kiệm từ 250.000 USD trở xuống.

Đây thực sự là điển hình của cung cách bắt cả xã hội mặc chung 1 kiểu áo. Lớn bé già trẻ nam nữ đều phải mặc cùng chiếc áo và cùng 1 kích cỡ như thế ắt sinh ra tai hoạ. Và SVB là vụ việc điển hình. Với các ngân hàng thông thường, người gửi tiền có tính ngẫu nhiên nên chiếc áo kia không có vấn đề gì. Thế nhưng 95% sổ tiết kiệm của SVB là quĩ lương của các doanh nghiệp nên chúng đương nhiên cao hơn 250.000 đô la rất nhiều, dẫn đến 95% tiền gửi không được bảo hiểm. Và khi phát sinh sự cố thì hàng loạt doanh nghiệp hết tiền trả lương khiến vụ việc phóng to theo cấp số nhân.

Đây là điển hình của tính lang băm trong qui định Q danh tiếng nói trên. Có lẽ người ta sẽ phải điều chỉnh qui định này theo cách nào đó.

Bản chất lang băm nữa thể hiện qua vụ việc của ngân hàng Credit Suisse CS. Trong tất cả các lần kiểm tra, CS đều dễ dàng vượt qua ở mức xuất sắc. Ví dụ trong lần kiểm tra cuối năm ngoái, chỉ số Tỉ lệ tài trợ ổn định ròng NSFR ( net stable funding ratio) thì CS đạt mức 203%, ổn định ở mức gấp đôi nhé. Còn Tỉ lệ bao phủ thanh khoản LCR ( liquidity coverage ratio ) đạt tới 144%, thanh khoản sẵn sàng ở mức gấp rưỡi nhé. Còn các chỉ số khác như Tổng tỉ lệ an toàn, Tỉ lệ vốn lõi cấp 1 và tỉ lệ vốn phổ thông cũng đều khá ổn.

Mọi chỉ số kiểm tra đều ngon lành cành đào như thế, vậy mà chỉ vụ SVB ở xa xôi đã đủ khiến Credit Suisse lâm vào vạn kiếp bất phục rồi. Điều đó chứng tỏ các chỉ số qui định truyền thống có vấn đề. FED vốn có tiếng nói to nhất khi soạn thảo các qui định này, vậy nay không gánh 2 chữ lang băm thì để cho ai cõng hộ đây?

Mọi sự thay đổi qui định sắp tới phải dạt 2 mục tiêu: nhanh chóng chữa cháy lần này và bịt kín mọi chỗ thủng trong con đê tài chính để dân bản được ngủ yên. Vấn đề lại phát sinh từ đây, để xem lang băm sẽ làm cách nào.

Thực ra, chả cần chờ tới bây giờ, ngay từ tháng 6/2022 mr El Erian đã lớn tiếng mắng to rằng chưa từng thấy ban lãnh đạo FED nào lại vô năng như hiện tại.Nguyên tổng giám đốc PIMCO đã phải thốt lên như vậy thì không phải chuyện đùa. Đó là vì FED bỏ lỡ thời cơ vàng tăng lãi suất từ tháng 6/2021 để chống lạm phát. Thay vào đó, FED lại lớn tiếng coi lạm phát chỉ là nhất thời và tiếp tục bơm tiền mỗi tháng 120 tỉ đô cho tới tháng 3/2022. Sau khi dùng trực thăng rải 5000 tỉ đô cho doanh nghiệp và dân chúng xài trong thời kì đại dịch, việc coi lạm phát là nhất thời khác nào đà điểu rúc đầu xuống cát.

Đến bây giờ thì hay rồi, FED đứng trước 2 nhiệm vụ trái ngược nhau: ổn định giá cả và ổn định tài chính. Muốn ổn định giá cả, FED phải tăng lãi suất để đè lạm phát xuống. Nếu ưu tiên ổn định tài chính, FED phải hạ lãi suất để giảm bớt khó khăn cho ngành ngân hàng.

Vậy là trước cuộc họp 22/3 có mấy khả năng. Nếu FED tăng lãi suất 50 điểm, thị trường coi là FED không hề quan tâm đến cuộc khủng hoảng ngân hàng và làm tăng nguy cơ suy thoái một cách không cần thiết trong hoàn cảnh thị trường đã thắt chặt.

Nếu FED tăng lãi suất 25 điểm sẽ lại bị coi rằng là tình hình không quá nghiêm trọng, FED vẫn nghiêm túc làm việc trong công cuộc chống lạm phát. Việc vẫn tăng lãi suất là tín hiệu FED muốn báo rằng bọn họ tiếp tục tin tưởng vào sự ổn định của hệ thống tài chính nên mới dám làm như thế. Thế nhưng một bộ phận vẫn cho rằng tăng lãi suất là bỏ đá xuống giếng, là gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng nên cần phải giảm thì đúng hơn.

Nếu FED ngừng tăng lãi suất, thị trường coi rằng là FED sắp sửa xoay trục. Rằng khó khăn đã trôi qua và bọn họ sẽ lại hồn nhiên tuyển người, mua sắm tài sản dể rồi lại dẫn tới lạm phát tăng cao hơn.

Nếu FED giảm lãi suất cũng tệ hại không kém. Lập tức thị trường cho rằng FED đang nhìn thấy một nguy cơ nào đó rất lớn mà FED cố tình che dấu nên không nói ra. Mối lo lắng đó có thể lại dẫn đến những cơn hoảng loạn bất ngờ tiếp theo làm trầm trọng thêm rủi ro suy thoái.

Cho dù đưa kết quả nào thì FED vẫn sẽ bị mắng to. Vậy chúng ta nghĩ gì? Cái đó phải nhìn hoàn cảnh và hành động các đồng nghiệp của FED. Tháng 9/2022, sau khi cấp tốc bơm ra 65 tỉ bảng mua trái phiếu trong cuộc khủng hoảng chứng chỉ Đầu tư theo trách nhiệm pháp lí LDI thì ngân hàng trung ương Anh vẫn tăng lãi suất thêm 165 điểm. Liệu FED cũng thế?

Hôm thứ 5 16/3/2023, ngân hàng chung châu Âu vẫn tăng lãi suất 50 điểm sau khi người Thuỵ sĩ phải bơm 54 tỉ đô cấp cứu cho Credit Suisse. Hôm qua 17/3 Ương Hành PBOC của trung quốc cũng cắt giảm dự trữ bắt buộc RRR thêm 25 điểm, nhưng không giảm lãi suất. FED dám nối gót?

Thực ra dưới mắt chúng ta thì biến động thị trường gần đây thuần tuý là hành động của khổi quyền chọn Zero-DTE và đám “cảnh sát tình nguyện” ( chúng ta sẽ post lại câu chuyện cuối tuần về Cảnh sát tình nguyện này). Mục đích của Cảnh sát tình nguyện là chi phối và dắt mũi FED đi theo hướng bọn họ mong muốn. Sở trường hành động của Cảnh sát tình nguyện là đánh vào thị trường trái phiếu, qua đó thay đổi thị trường cổ phiếu ( thường là đạp xuống) để ép FED xoay trục. Chả thế mà mọi khi trái phiếu thay đổi theo phần vạn của phần trăm, tức 0.000x%. Thế nhưng tuần vừa rồi chúng ta chứng kiến lợi suất trái phiếu tăng giảm tới 58 điểm , tức 0,58%. Nên nhớ đó là cao hơn mức 50 điểm của FED rồi.

Muốn đọc vị hành động của FED thì phải nhìn hoàn cảnh. Từ năm 2020 đến nay tài khoá nước mĩ đã bơm ra 5000 tỉ đô cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Cho tới lúc này , FED đã tính được rằng mỗi năm các đối tượng đó dùng hết 900 tỉ đô. Như vậy sau 3 năm mới dùng hết có 2700 tỉ, vẫn còn khoảng 2300 tỉ trong khoản tiền trực thăng đó chưa tiêu đến.

Mới dùng 2700 tỉ mà đã đẩy lạm phát lên suýt soát 10%, chỉ cần FED nới phanh thì số tiền 2300 tỉ đô còn lại kia chắc chắn sẽ gây ra làn sóng lạm phát mới. Bởi dù sao đây cũng là khoản tiền từ trên trời rơi xuống. Lúc đang dịch bệnh đa số người ta cất kĩ phòng thân, bây giờ mới mang ra dùng và gây ra lạm phát. Chính vì sợ số tiền lang thang này nên năm ngoái FED mới tăng lãi suất gấp như vậy.

Điều tiếp theo media hay đánh lừa chúng ta là nhân tố nới lỏng định lượng QE. Trong nền kinh tế không có QE, phần lớn khoản lỗ khi tăng lãi suất trút lên đầu khối tư nhân. Thế nhưng nhờ QE, các ngân hàng trung ương đã hấp thụ phần lớn khoản lỗ này thông qua lãi suất của QE.

Chỉ riêng FED, ECB, BoJ của Nhật bản đã có tổng tài sản 22.000 tỉ đô. Nếu đó là của tư nhân và tính mức tổn thất 10% khi tăng lãi suất như vụ SVB thì tổng tổn thất đã vượt 2000 tỉ đô rồi. Thế nhưng do đây là tiền QE nên nó khác. Các ngân hàng trung ương chỉ việc in thêm tiền từ không khí khi có người muốn rút tiền về, đổi lại là bọn họ giữ đống trái phiếu rồi thản nhiên chờ tới ngày hết hạn. Khi hết hạn thì cả gốc lẫn lãi của trái phiếu chính phủ được thanh toán ko thiéu 1 xu nào, nên ngân hàng trung ương chả cần sợ trái phiếu tăng hay giảm giá, bọn họ cứ giữ tới khi đáo hạn là xong con ong.

Tức trong đa số các trường hợp , ngân hàng trung ương gánh chịu phần lớn khoản lỗ khi tăng lãi suất, còn rủi ro như media vẫn bơm thổi là do đám Cảnh sát tình nguyện thao túng. Mặt khác thông thường nên kinh tế sẽ co lại trong vòng 12-18 tháng sau khi tăng lãi suất. Thế nhưng việc còn quá nhiều tiền đang giữ trong xã hội sẽ khiến tác động việc tăng lãi suất đến muộn hơn rất nhiều, thậm chí thời gian còn gấp đôi.

Giả sử sau 36 tháng tác động tăng lãi suất mới xảy ra, khi đó FED đã hoàn thành ca phẫu thuật của mình và hạ lãi suất về mức bình thường từ lâu rồi. Thế nhưng việc FED luôn chùn tay không dám tăng lãi suất 75 hay 100 điểm một lần nào. Tức FED tăng lãi suất đã chậm 9 tháng mà lại còn tăng quá ít. Chữa bệnh chậm, dùng liều thuốc nhẹ, chính FED mới tạo điều kiện cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu mr Powell dám mạnh tay như mr Greenspan thì có lẽ chúng ta ko phải chứng kiến vụ SVB nữa.

Phác đồ điều trị dỏm, dùng thuốc không đủ liều lượng như thời của tiền bối Greenspan, lúc này FED ko mang tiếng lang băm thì để cho ai cõng đây?

P/S Câu chuyện cuối tuần “Bác sĩ lang băm FED” này đã công bố phần 1 hồi năm 2020. Phần 2 có 2 mục : 2a là phòng bệnh, 2b là trị bệnh. Thực ra phần 2 còn nhiều ý nhắm, thế nhưng viết dài quá rồi nên em chỉ chọn lọc vài mục nhỏ thôi. Khoảng 1/3 dữ liệu của phần 2 này em đã công bố rải rác trong các comment của mình, giờ chỉ tập hợp lại trong câu chuyện cuối tuần số 75. Phần 3 để về sau, lúc nào có hứng mới gõ nốt ạ. Đây mới là phần hay nhất vì có liên quan tới thực hành, tức là có tác động tới những mã hay dòng nào đó trên 3 sàn VNI. Nhá hàng chút chút =))=))=))

1 Likes

Bai hay mo Huyen

Để Mị nói cho mà nghe

7 vị giáo sư khả kính đồng thời chia 2 nhóm nghiên cứu cùng 1 đề tài. Đó là các giáo sư Philipp Schnabl và Alex Savov của Đại học New York, Itamar Drechsler của trường Wharton đại học Pennsylvania, cùng nhóm các giáo sư Erica Xuewei Jiang của Đại học Southern California, Gregor Matvos của Nothwestern University, Tomasz Píkorski của Columbia University, Amit Seru của Stanford University. Các vị giáo sư trên huy động mấy trăm sinh viên của mình nhòm ngó những khoản nào đó trong sổ sách của hơn 4000 ngân hàng toàn nước. Ngày 13/3, khi bọn họ cùng công bố đề tài thì cả Nhà trắng lẫn FED đều ngã ngửa.

Theo đó, tổng vốn tự có của các ngân hàng nước mĩ là 2140 tỉ đô, thế nhưng do trái phiếu chính phủ mất giá nên các ngân hàng đã lõm tới 1700-2000 tỏi trump. Tức các ngân hàng nước mĩ đang bị mất 79-93% vốn chủ sở hữu, đương nhiên nhiều ngân hàng đã lõm sạch và rơi vào tình trạng ngân hàng 0 đồng.

Bảng trên cho thấy tỉ lệ khách hàng rút số tiền không có bảo hiểm sẽ khiến bao nhiêu ngân hàng vỡ nợ. Chỉ cần rút 50% số tiền ko được bảo hiểm để chuyển đi nơi khác thì 186 ngân hàng sẽ phá sản. Còn chỉ rút 30% như ngân hàng SVB đã gặp phải thì cũng có tới 106 ngân hàng phá sản theo.

Hiện tại Hạ viện do đảng Cộng hoà lãnh đạo đã dứt khoát từ chối việc tăng bảo hiểm cho số tiền gửi trên 250.000 USD. Bảo người tiết kiệm có hàng chục, hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ đô la chạy hàng trăm ngân hàng để giữ cho tiền của mình luôn được bảo hiểm là điều bất khả thi. Còn trấn an để bọn họ giữ lại thì nhỡ khi có sự cố sẽ chịu vạ lây. Cho nên đề tài này chắc chắn sẽ dẫn tới cuộc cách mạng trong ngành tài chính ngân hàng.

Trên diễn đàn oil lúc này đang đề xuất mấy phương hướng cho người gửi tiền để đảm bảo an toàn tiền tiết kiệm của bọn họ

1.Yên tâm nhờ chương trình tài trợ có kì hạn của ngân hàng BTFP, chương trình này đảm bảo khả năng rút tiền trong vòng 1 năm bất kể số lượng

2.Chẻ nhỏ số tiền gửi, mỗi ngân hàng gửi không quá 250.000 đô. Phương án này đương nhiên dành cho người ít tiền và cá nhân, chứ pháp nhân thì không ổn

3.Tranh thủ lúc lợi suất trái phiếu 4-5%, tăng cường mua trái phiếu tín phiếu chi đó của chính phủ

4.Sử dụng tài khoản chuyển đổi ( sweep account SA ) để buổi tối thì SA tự động tìm nơi an toàn có lãi nhất rồi gửi vô đó, hết hạn lại quay về tài khoản.

5.FED giảm lãi suất. Lúc này tiếng nói hô hào cho phương án này rất cao, bởi hạ lãi suất thì khoản lỗ trên của ngân hàng sẽ giảm và biến mất qua đó trấn an người gửi tiết kiệm. Nhưng phương án này cũng có những nhược điểm chí mạng. Thứ nhất là nó gián tiếp tác động kiểu uống thuốc an thần, còn về bản chất vẫn là khoản tiền gửi lớn hơn 250.000 đô này chỉ được bảo vệ trong 1 năm, sau đó lại bất an. Vậy người ta có chịu gửi lâu hơn 12 tháng hay không là cả một vấn đề. Bảo người gửi cứ để kệ hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ đô đánh bạc thì chắc chả mấy người nghe. Tức phương án này chỉ có lợi cho ngân hàng, còn nguy cơ của người gửi tiết kiệm lại là Nguyễn Y Vân

Thứ 2 là nhỡ lạm phát quay trở lại, FED lại phải tăng lãi suất thì lòng người ắt bàng hoàng xao động. Mà chắc chắn lạm phát sẽ quay lại khi giá dầu tăng lên 120-150 thậm chí 200 USD/thùng. Tại sao dầu tăng thì hỏi những người cầm đầu phong trào ESG ý, giảm cung dầu ắt thiếu khiến giá tăng. Ngoài ra còn có người Nga chịu tác động nữa. Người Nga bị cấm vận sẽ khiến sản lượng suy giảm tự nhiên 5% mỗi năm thậm chí còn hơn. Hiện bọn họ đã bị mất 500k thùng/ngày rồi, sau 3 năm cấm vận sẽ giảm ở mức 2 triệu thùng/ngày và dầu có lên 200 USD/thùng cũng chả làm ai ngạc nhiên.

Có thể thấy BTFP đang mua thời gian cho ngành ngân hàng với thời hạn 1 năm. Tranh thủ đường thoát hiểm đó, các ngân hàng bán bớt các món tài sản đang chịu rủi ro lãi suất. Tuy nhiên việc ngân hàng bán trái phiếu đi để mua tín phiếu Kho bạc sẽ lại dẫn tới biến động giá chứng chỉ Kho bạc. Đại khái Kho bạc thì ko đổi, nhưng lúc tranh nhau mua thì phải chịu giá đắt hơn. Vì mỗi tuần kho bạc phát hành có 30 tỉ, nay đám trái phiếu mấy ngàn tỉ dẫm đạp lên nhau để tranh cướp Kho bạc ắt sẽ dẫn tới giá cao ngất ngưởng.

Thứ hai là về mặt đạo đức, BTFP chỉ nhằm bảo vệ người nghèo. Còn khách hàng nhớn chiếm tới 46% tiền gửi tiết kiệm chắc chắn sẽ ko được bảo vệ quá 250.000 đô. Cho nên trước sau gì bọn họ cũng sẽ đi tìm chỗ nào đấy để trú ẩn khiến lợi nhuận ngân hàng teo tóp lại. Khả năng trọng số ngành ngân hàng quay trở lại chỉ còn 7% như dưới thời tổng thống Clinton là hiện hữu, tức giá cổ phiếu ngân hàng có nguy cơ bốc hơi 40-50%.

Ai có thể cùng lúc hứng nhận khoản tiền khổng lồ nói trên làm bến đỗ đây? Vàng, có điều chỉ 30 tỉ đô mua vàng đã khiến giá tăng 200 USD/lượng rồi. Nếu cả ngàn tỉ đô cùng đổ bộ thì giá vàng lên tới 10.000 USD/lượng và đương nhiên mất đi ý nghĩa phòng hộ rủi ro. Cho nên cửa này ko khả thi.

Còn chúng ta đương nhiên là đề cử cho bất động sản rồi, dù sao riêng thị trường BĐS mĩ đã hơn 40.000 tỉ đô rồi nên có thêm một hai ngàn tỏi cũng còn gắng gượng gánh vác được mà giá ít biến động. Và ai đi mua BĐS sớm sẽ được hưởng giá rẻ hơn những người chậm chân

2023 này sẽ có sóng BĐS, thời điểm nào thì em ứ nói đâu. Mời các bác vào phản biện

3 Likes

Bạn cho mình xin nguồn trang web tiếng anh mình đọc nhé. Cảm ơn bạn

Uầy, em đã liệt kê tên các giáo sư, trường ĐH và ngày post bài báo. Việc còn lại là của gu gồ thần công. Chả biết lúc này thế nào, nhưng khi em đọc là dạng PDF do bé robot quét về.

Để Mị nói cho mà nghe

Biến người chữa cháy thành kẻ phóng hoả đốt nhà.

Đúng ra Câu chuyện cuối tuần 75 “Bác sĩ lang băm FED” phải đẩy lên 1 tuần, còn tuần vừa rồi là để dành cho số 76 “Lính cứu hoả trở thành kẻ phóng hoả đốt nhà” này. Thôi thì chẻ tuần 76 ra thành nhiều comment vậy

Vào lúc này, media tràn ngập các bài báo vạch tội chỉ tên FED là thủ phạm dẫn tới khủng hoảng ngân hàng và SVB vỡ nợ. Cả một giàn giáo sư tiến sĩ, chuyên gia, cố vấn các kiểu con đà điểu đều nhất loạt chỉ tay vào FED như tội nhân. Thực sự là như vậy?

SVB vỡ nợ là vì dùng vốn ngắn hạn mua tài sản dài hạn. Điều trực tiếp dẫn tới SVB vỡ nợ là vì đống trái phiếu chính phủ dài hạn 5 năm 5y hay 10 năm 10 Y kia bị mất giá khi lãi suất tăng. Đương nhiên rồi, bởi lợi suất trái phiếu tăng thì giá trái phiếu giảm và ngược lại. Khi SVB mua trái phiếu chính phủ thì lãi suất gần bằng 0, giá trái phiếu cao ngất ngưởng. Khi lãi suất tăng lên thì đống trái phiếu đó bị mất giá nếu bán ngay nên SVB vỡ nợ.

Trong câu chuyện cuối tuần 75 chúng ta cũng đã nói rằng lỗi chính của FED trong vụ SVB vỡ nợ là đã không bắt ngân hàng tái lập lại dự trữ bắt buộc sau khi đại dịch chấm dứt. Còn chuyện tăng lãi suất chỉ là lõi nhỏ. Và câu hỏi là: nếu FED không tăng lãi suất thì SVB có bị vỡ nợ ko? Trả lời rất dễ dàng: SVB ko những vỡ nợ mà còn vỡ nợ nhanh hơn. Lí do là đây:

Lợi suất trái phiếu 5Y 10Y được xác định theo mức lạm phát trung bình trong 5 năm hay 10 năm. Khi lạm phát tăng cao và kéo dài thì lợi suất 5Y, 10Y đương nhiên tăng lên. Nếu như FED ko ra tay đạp lạm phát xuống, CPI sẽ nhanh chóng đạt hai chữ số, thậm chí lên tới 15-20%. Khi đó lợi suất 5Y ,10Y còn tăng nhanh hơn nữa và đám trái phiếu 5Y 10Y còn mất giá thảm hơn nữa khiến cho SVB phá sản còn sớm hơn chứ ko phải đợi tới tháng 3/2023 này thì mới bung bét.

Bác nào ko tin cứ xem lạm phát những năm 70 của thế kỉ trước. Trong chiến tranh Việt nam, nước mĩ bội chi quá nhiều tiền mà toàn là tiền tươi thóc thật chạy tung tăng trong xã hội. Nhiều tiền quá dẫn tới lạm phát. Do ko dứt điểm CPI triệt để, tới lúc nào đó cả tư nhân lẫn doanh nghiệp đều mất lòng tin nên cố gắng mua sớm để tránh bị đắt khi mua muộn hơn. Kết quả là CPI tăng phi mã lên 15%.

Nếu ai đó hỏi thế sao FED không tăng lãi suất đến mức đủ đạp lạm phát xuống nhưng ko cao tới nỗi gây ra đổ vỡ nào đó trong nền kinh tế? Xin thưa rằng mức lãi suất thần thánh đó được gọi là lãi suất trung tính, và nếu ai đó tìm ra công thức xác định chính xác lãi suất trung tính thì chắc chắn được nhận giải Nobel kinh tế. Chả thế mà FED tăng lãi suất 7 lần thì 6 lần gây ra suy thoái.

Vậy nhé, FED như người lính cứu hoả ra sức dập lửa CPI bằng cách tăng lãi suất để đè nhu cầu xuống và giảm lạm phát. Nếu FED bỏ mặc, CPI như đống lửa càng cháy càng to và lãi suất sẽ tự động tăng lên chả cần chờ tới FED cầm tay chỉ đạo. Tự thị trường sẽ đẩy lãi suất lên căn cứ vào lạm phát 10Y. Kết cục là lính cứu hoả bị biến thành tội đồ phóng hoả.

Chính vì biết như thế nên EU cứ tăng lãi suất 50 điểm mặc kệ Credit Suisse vừa vỡ nợ xong và bị thôn tính. Có điều theo luật định, 7 ngày trước khi họp các quan chức FED ko được phép lộng ngôn. Và câu chuyện lính cứu hoả đi phóng hoả ngày càng lan xa.

Vậy FED nên làm gì đêm nay 22/3?

Theo em tốt nhất vẫn là cứ tăng 50 điểm để khẳng định quyết tâm chống lạm phát.

Thế nhưng tối ưu nhất là chỉ tăng 25 điểm, đồng thời nói rõ phiên họp tháng 5 sẽ tăng 50 hay 75 điểm. Vì sao FED phải lui một bước chỉ tăng 25 điểm vào đêm nay 22/3? Bởi vì vừa rồi vụ SVB vỡ nợ khiến các ngân hàng từ lớn tới nhỏ đều giật mình phải rà soát và xiết chặt tiêu chuẩn cho vay. Cái gọi là “ thà tin rằng có còn hơn ko tin” này sẽ xuất hiện ẩn hoạ cho nền kinh tế. Và việc xiết chặt tiêu chuẩn cho vay đó chả khác nào tăng lãi suất lên 100 điểm cả. Vì thế có lẽ FED nên tránh tăng 50 điểm lúc này để mọi người bớt sang chấn.

Vậy giảm 25 điểm sẽ thế nào? FED đang nỗ lực làm nguội nền kinh tế bằng cách tăng chi phí đi vay. Nếu FED giảm điểm đêm nay thậm chí ngỏ ý xoay trục, điều đó sẽ được phiên dịch thành nền kinh tế đang chậm lại ( GDP âm) thập chí sụp đổ ( suy thoái). Vậy là phiền toái chất thành đống: thu nhập doanh nghiệp giảm, P/E tăng khiến P giảm vẫn sẽ dẫn tới chỉ số DJ lao dốc mạnh hơn.Tệ hại hơn nữa, tất cả những điều đó lại diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp nhăm nhe tăng cường tích trữ tiền như trong thời đại dịch. Bọn họ càng ngồi ỳ thì nguy cơ đình lạm hay suy thoái sẽ càng nhớn. Cho nên phương án này ko vừa mắt em.

Túm váy lại: cho dù FED ra quyết định thế nào đêm nay thì đều sẽ bị mắng, còn DJ đóng cửa đâu đó xoay quanh tham chiếu

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Hix hix. Đêm qua sau khi FED thì DJ có giảm mạnh, nhưng sau đó nó đang phục hồi về tham chiếu thì đến lượt mrs Yelen lên sân khấu. Sau khi bị các nghị sĩ dí mạnh về tội dám tiếm quyền quốc hội, mrs Yelen đành beautiful rằng sẽ ko bảo lãnh cho mọi khoản tiền gửi trên 250k USD. Vậy là DJ nhảy vực và bé robot nhà chúng ta lăn ra ăn vạ.

Tin tốt vẫn là tin xấu.

Cả năm 2022, tin tốt với nền kinh tế trở thành tin xấu với sàn chứng khoán vì FED tập trung vào tăng lãi suất để chống lạm phát. Đầu năm 2023, media hô to “tin tốt đã thành tin tốt” vì mọi người nghĩ rằng FED đã phải lên lịch xoay trục, thậm chí có lúc trái phiếu 10 năm 10Y về còn gần 3%.

Bé cái nhầm. Sau khi SVB vỡ nợ thì media nhất loạt chỉ tay mắng to FED đã gây ra thảm hoạ đó. Đã trót thì chét, đang nói FED làm xấu nền kinh tế thì media ko thể nói rằng tin tốt kinh tế sẽ nới tay FED được nữa. Ngược lại, tin tốt về kinh tế sẽ càng khiến FED phải kiên định tăng lãi suất hơn vì rằng các biện pháp tăng lãi suất, giảm cung tiền vẫn chưa phát huy tác dụng. Và thế là “tin tốt vẫn là tin xấu”.

Túm váy lại: nếu thấy báo cáo dữ liệu tháng nói rằng các chỉ số ISM, PMI tăng, doanh thu bán hàng tăng, nhiều nhà mới được xây dựng và tiêu thụ, sản lượng hàng lâu bền như ô tô, hàng giá dụng tăng, thất nghiệp giảm …thì các bác sẽ lại được chứng kiến DJ tụt dốc

2 Likes

Câu chuyện cuối tuần 76

Vua Sisyphus

“Thế nào là Thống đốc FED tốt?” Là người nói sao thì thị trường kính cẩn nghe vậy có đạt tiêu chí đó chăng. Và mr Greenspan có tín điều rất rõ ràng: Thống đốc FED tốt là người khiến thị trường phải tự đoán ra những điều ông ta muốn nói. Một khi phải tự đoán thì đương nhiên bọn họ sẽ cẩn cẩn dực dực mà tuân thủ ý định đó của FED rồi.

Trong khi đó ban lãnh đạo FED hiện nay nổ văng miểng, thế nhưng đa phần là thị trường dứt khoát hiểu khác đi , hay thậm chí còn ngược lại. Và nói như mr El-Erian “ chưa bao giờ được chứng kiến ban lãnh đạo FED vô năng đến như vậy”. Tức là thị trường hoàn toàn mất lòng tin vào những gì FED nói. Thay vào đó, mr Market đang ra mặt thể hiện ý đồ muốn dắt mũi FED đi theo ý của mình.

Nhìn lại lịch sử.

CPI mĩ tăng từ 2.4% vào tháng 7/1983 và đạt 4.9% vào tháng 4/1983. Thế nhưng FED đã tăng lãi suất từ 8.5% vào tháng 1/1983 lên 11.75% vào tháng 7/1984. Tháng 5/1984 nổ ra vụ vỡ nợ Continental Illinois, ngân hàng lớn thứ 7 nước mĩ lúc bấy giờ. Media cũng gào toáng lên là tại FED tăng lãi suất quá sớm và quá cao mới làm ngân hàng đổ vỡ. Mặc kệ media, mr Volcker cứ tăng tiếp lãi suất vào tháng 7/1984. Đến tháng 8, sau khi thấy CPI giảm về 4.3% thì mr Volcker mới bắt đầu xoay trục.

Và lịch sử vãn tôn vinh mr Volcker như một Thống đốc FED kiệt xuất, mở đường cho thời kì 15 tăng trưởng mạnh mẽ dẫn tới giai đoạn cán cân Ngân sách dương dưới thời mr Clinton, và đó cũng là Ngân sách dương duy nhất suốt từ năm 1950

Vậy khả năng FED chế ngự con rồng lạm phát 7 đầu này như thế nào? Gần đây thấy có câu chuyện “Thành bởi Tiêu Hà, mà bại cũng bởi Tiêu Hà”. Còn với FED lúc này thì là “Thành bởi WTI, bại cũng bởi WTI”.

Lúc này có thể thấy sau khi SVB vỡ nợ thì các đội lái khác mới dứt khoát ép chết đội lái dòng P. Bởi nếu WTI không giảm thì chả còn gì để đạp CPI xuống nữa khi mà chỉ số nhà ở Zillow , chỉ số xe cũ Manheim, MPI và ISM, tiền lương ….vẫn tăng, còn tỉ lệ thất nghiệp giảm.

Nếu tháng 3 không đạp WTI xuống 10%, qua đó đè CPI 0.6^ thì CPI tháng 3 tiếp tục tăng. Vì thế vừa rồi chúng ta chứng kiến WTI từ 73 về 66 ( hay 75 về 69 gì đó tuỳ theo lúc lấy mẫu). Nếu tháng 4 không đạp WTI xuống theem 10% nữa thì CPI lại phục hồi. Vạy để cứu mình, chính đội bank phải đạp WTI xuống. Đứng trước bằng hữu vừa to vừa khoẻ hơn mình rất nhiều, đội lái dòng P chỉ có nước gục mặt ăn đòn.

“Tử đạo hữu bất tử bần đạo”. Nếu đạo hữu dòng P không nằm sàn thì bần đạo dòng bank đây đi ăn mày bán muối cả lũ, thôi thì dạo hữu chịu thiệt chút chút vậy. Chân lí thuộc về nắm tay to. Quả đấm đội bank đương nhiên áp đảo lái dòng P rồi.

Vì thế chúng ta có thể doán kịch bán mấy tháng tiếp theo là dòng P liên tục ăn đòn, WTI nằm sàn miết. Qua đó CPI lõi bắt đầu giảm chút chút để tiếng hô ép FED xoay trục ngày càng nhớn.

Rất rõ ràng rằng thực lòng FED muốn tăng lãi suất nhiều lần nữa trong tương lai. Thế nhưng vào lúc này , sau thất bại của SVB thì FED buộc phải xoay trục sang chờ dữ liệu kinh tế rồi mới đẩy lãi suất lên. Nếu WTI không giảm thì các dữ liệu khác sẽ dần dần ép FED lên Lương sơn làm giặc. Đầu tiên là dữ liệu PMI đêm qua 24/3 báo hiệu sự cải thiện rõ rệt rồi.

Thần thoại Hy lạp kể lại rằng vị vua Sisyphus của xứ Corinth dám bất kính lừa đảo cả thánh thần. Hình phạt dành cho ông ta là bị đưa đến núi Tartarus để vần một tảng đá lên núi. Cứ gần tới nơi thì hòn đá lại lăn xuống và ông ta tiếp tục từ đầu.

FED bây giờ cũng thế, nhờ vào đạp WTI xuống để hạ lạm phát. Thế nhưng dến cuối năm thì WTI lại tăng lên và Fed trở thành vua Sisyphus thời 4.0

2 Likes

chart dầu vẫn cho thấy cửa về 58 đầu tháng 5, có khi sớm hơn

Để Mị nói cho mà nghe

FED đang cảm thấy người hơi ê ê, xương cốt đau nhức từ 1 góc độ khó ngờ của việc SVB vỡ nợ. Ai nấy đều biết các ngân hàng vừa và nhỏ là đối tượng soi xét đầu tiên sau khi SVB sụp đổ. Số này chiếm 43% số dư nợ cho vay ở mĩ. Vấn đề là nó chiếm 68% tổng dư nợ cho vay BĐS thương mại (trung tâm thương mại, tổng kho hậu cần, văn phòng ….) và 35% BĐS nhà ở.

Nhà ở chiếm 32% trọng số CPI nước mĩ, nếu đạp nó xuống sẽ rất giúp ích cho công cuộc chống lạm phát. Thế nhưng khi BĐS giảm giá thì ép các ngân hàng vừa và nhỏ phải xiết cho vay các kiểu con đà điểu. Từ điều chỉnh khoản đang cho vay, hạ quota giao ước đến hạn mức tín dụng, thời gian cho vay ….tất cả đều phải thu hẹp lại. Như vậy dẫn tới 2 hậu quả

1.Vô hình chung nâng lãi suất cho vay tương đương lên 1% cho dù lãi suất tín dụng trên hợp đồng ko đổi. Vay được ít hơn và trong thời hạn ngắn hơn là đủ chết doanh nghiệp rồi.Và đương nhiên, cho vay được ít hơn thì kết quả kinh doanh cũng suy giảm ảnh hưởng tới sức khoẻ của chính ngân hàng vừa và nhỏ, đại khái có thể khiến chúng bị trọng thương

2.BĐS giảm giá bề ngoài là giúp hạ CPI. Thế nhưng tài sản giảm giá lại khién bảng cân đối kế toán của ngân hàng vừa và nhỏ lâm vào tình trạng căng thẳng hơn và có thể làm tăng hoảng loạn trong 2 tháng tới. Rốt cuộc dẫn tới biến động lớn hơn khiến CPI lại tăng. Và nguy cơ này đe doạ lớn hơn điều 1, vì nó đe doạ tính mạng ngân hàng vừa và nhỏ, vừa hăm he đẩy lạm phát lên

Túm váy lại: SVB vỡ nợ tuy ko ảnh hưởng tới căn cơ heej thống ngân hàng, nhưng gây phiền toái cho công cuộc chống lạm phát của FED thì có. Thậm chí đẩy CPI lên

Hy vọng t5 tới sẽ không tăng l suất bác nhỉ

Để Mị nói cho mà nghe

Sau khi có người mua SVB, tình trạng ngành ngân hàng và chợ DJ tạm có 1 phien giao dịch yên ổn. Dự kiến vào ngày First Republican được bán thì DJ cũng có ngày tăng vọt trong phiên đó. Tuy nhiên những ngày khác thì chưa chắc như vậy, bởi ngành ngân hàng vẫn còn chưa ngấm hết tác động từ FED.

Theo Forbes ngày 26/3, lãi suất thẻ tín dụng trung bình năm 2022 là 20.4%, đến lúc này đã tăng lên 24.1%. Trước hết là do khối ngân hàng vừa và nhỏ bế lên. Khối này nắm 2300 tỉ đô nợ BĐS, trong năm 2023 này có tới 270 tỏi đến hạn. Thông thường hàng năm có 2 kì đáo hạn đảo nợ vào tháng 4 và tháng 10. Có thể dự đoán các khách vay tháng 4 này sẽ phải nâng nợ từ 8% lên 9%/năm. Nếu có gì đó bất thường thì lãi suất 2 chữ số là có thể được chứng kiến.

Điều đáng chết là những khách hàng chưa tới kì gia hạn thì vẫn hưởng lãi suất thấp tè, trong khi lãi suất tiền gửi từ năm ngoái tới năm nay tăng vòn vọt. Vậy là các khoản tín dụng cho vay đó đều bị lỗ. Thế là khách vay mới thì chết với lãi suất cao chót vót, còn các ngân hàng vừa và nhỏ lại âm thầm chịu đựng khoản lỗ do lãi suất huy động mới cao hơn lãi suất đã cho vay cũ. Và sang tháng 4 này chúng ta sẽ được chứng kiến kết quả kinh doanh của các ngân hàng vừa và nhỏ.

1 Likes

Con ám quẻ mày im mồm ngay