Đàm đạo chứng khoán

Để Mị nói cho mà nghe

Titan đại chiến

Nửa tháng qua chúng ta đã được chứng kiến các vị khổng lồ trong giới ngân hàng đại chiến với nhau. Một bên là các đại gia mĩ như City, BoA, Goldman Sachs, Well Fargo; còn bên kia là liên minh các khủng long từ Đức và Nhật như Deutschebank, Nomura, Sumitomo,Mizuho ….

Tất nhiên các titan có đám lau nhau đi theo đánh trống hò reo trợ trận, đó là các ETF. Kết thúc cuộc chiến, phe liên minh thất bại thảm hại với các quĩ Maniyar Capital Advisors mất 32%, Haidar Capital Management mất hơn 20%. Còn các tay sai khác như quĩ Pure Alpha, EDL Capital từ Thuỵ sĩ, Edouard de Langarde của Pháp … đều mất từ 3-5%.

Trọng tâm cuộc chiến này là phái sinh xem FED sẽ tăng lãi suất tới đâu và trong bao lâu. Phe liên minh người ngã ngựa đổ ở mức độ khác nhau. Điều đáng nói là quĩ Maniyard có quan hệ khá mật thiết với DeutscheBank khi mà hàng ngũ cấp cao của nó có nhiều người từng trải qua các chức danh trong ngân hàng này.

Và cũng chính vụ bại trận này của liên minh đã khiến DeutscheBank DB bị đưa lên top đầu bảng Phong Thần khiến chỉ số phá sản CDS của nó tăng từ 85 điểm ngày 1/3 lên mức 210 cao chót vót, thậm chí còn cao hơn hơn cả thời kì đại dịch COVID 2020. Vụ bại trận này đã khiến người ta phải soi lại toàn bộ đặt cược phái sinh của DeutscheBank để rồi mới sợ hãi điên cuồng tháo chạy làm cho DB có lúc mất tới 15% trong phiên bất chấp nó vừa trải qua 10 quí có lãi liên tiếp.

Đương nhiên theo đúng phong cách giang hồ “tới điểm là dừng”, sau khi giành thắng lợi thì người ta thả 1 con đường sống cho DB chứ ko thèm tận diệt. Qua đó khiến giới khủng long ngân hàng tạm yên tĩnh trở lại. Nhưng còn các ngân hàng vừa và nhỏ thì chưa chắc, bọn họ sẽ vẫn còn phải chịu những dư chấn nào đó. Tuần này em bận nên phần tiếp theo của câu chuyện cuối tuần 77 “Bác sĩ lang băm FED” có lẽ phải dời sang tuần sau. Phần 2.2 đó vẫn tiếp tục phân tích về các mặt lang băm của FED mà chưa nói ra chứ vẫn tạm thời ko đề cập tới ảnh hưởng lên tam sàn VNI ạ

Để Mị nói cho mà nghe

Quyền chọn

Tháng 1/2021 đi vào sử sách với vụ Game Stop GME , khi mà lần đầu tiên đám đông F0 khiến các ETF chịu mất 20 tỉ đô chỉ trong 1 phiên, còn DJ mất hơn 1000 điểm.

Ban đầu là các ETF Citron Reseach và Menvil Capital định sọc GME về giá 15, nhỏ lẻ chống lại. Đến lúc cao trào số cổ phiếu tham gia sọc =140% số cổ lưu hành. Nhỏ lẻ có 2 vũ khí chống lại: quyền chọn và ngày lăn chốt. Nhờ quyền chọn, số vốn tham chiến của nhỏ lẻ tăng gấp 64 lần nên đủ sức cân tiền với các ETF. Dựa vào ngày lăn chốt, nhỏ lẻ đẩy giá lên mạnh dùng kĩ thuật “ép gama” hay còn gọi là bán non.

Khi nhỏ lẻ đẩy giá GME lên 50, các ETF buộc phải phòng hộ lỗ nhớn bằng cách cũng tung ra quyền chọn mua. Đương nhiên khi đội sọc phải cover công thêm đội Long ép mua mạnh thì giá tăng tới 200, giá càng tăng thì đội sọc càng phải mua nhiều hơn dẫn tới giá tăng tiếp và vòng xoáy tử thần cứ thế tăng lên. Đó là kĩ thuật “ép gama”.

Điều đáng chết là để có tiền mua, đội sọc phải bán bớt các cổ phiếu có giá của mình. Tự nhiên thấy có người cứ hùng hục bán, hơn 500 ETF khác dẫu chả hiểu đầu cua tai nheo ra sao nhưng vẫn phải “bán đã nghĩ sau”. Rốt cuộc phiên hôm đó các ETF cùng nhau lỗ 20 tỉ USD, còn DJ mất hơn 1000 điểm.

Và vụ Deutsche Bank DB vừa rồi cũng khởi nguồn từ quyền chọn. Sau khi mr Powell điều trần trước lưỡng viện quốc hội, DB nghĩ răng FED sẽ tăng lãi suất nên đặt 42.5 triệu đô vào cửa lãi suất tăng. Thông qua đòn bẩy quyền chọn thì khoản tiền đó đã lên tới 2.5 tỉ USD rồi. Tệ hại hơn, media nào đó đưa tin DB có 115 tỏi trump đầu tư và 105 tỏi nữa dưới dạng “các khoản vay và mua lại ngắn hạn”. Với trí tưởng tượng vô biên, người ta chả biết trong số tiền đó thì có bao nhiêu được DB tung vào quyền chọn nữa. Nhưng nguyên tắc là” thà tin rằng có còn hơn không tin”, vậy là các ETF đua nhau bán trước nghĩ sau khiến DB sụp hố.

Túm váy lại: có mùi đạo diễn rất khéo của đội “cảnh sát tình nguyện” trong vụ lộn xộn ngân hàng vừa qua nhằm mục đích ép FED hạ lãi suất, chí ít là dừng tăng

Có lẽ 1 lần 0,25 hoặc 0 nữa. Mọi thứ sẽ ổn

https://www.bloomberg.com/news/articles/2023-03-28/a-single-bet-on-deutsche-bank-s-cds-is-seen-behind-friday-s-rout

Một lần đặt cược vào các khoản hoán đổi mặc định tín dụng của Deutsche Bank được nhìn thấy đằng sau cú sập của ngày thứ Sáu

  • Một giao dịch khoảng 5 triệu euro có thể đã thúc đẩy việc bán tháo, các nguồn tin cho biếtA roughly €5m trade may have fueled sell off, sources say
    “ Các báo cáo cho thấy các cơ quan quản lí đã phát hiện ra rằng một giao dịch trị giá 5 triệu euro trên các hợp đồng hoán đổi tín dụng CDS của Deutsche Bank DB vào thứ sáu tuần trước có thể là nguyên nhân thúc đẩy việc bán tháo dẫn tới các thị trường đồng loạt suy giảm “

Như vậy là với số tiền xinh xinh 5 triệu euro mà đội sọc đã khiến toàn bộ các sàn thế giới rúng động với mức thiệt hại nhớn. Chỉ riêng DB đã mất 1.6 tỷ euro rồi.

Còn may phát hiện sớm nên cơn hoảng loạn nhanh chóng trôi qua

Để Mị nói cho mà nghe

Cấu trúc tài sản ngân hàng mĩ

Ngân hàng lớn ở mĩ nắm giữ 38% tiền mặt và chứng khoán ( gồm cả trái phiếu chính phủ, kho bạc, chứng chỉ có thế chấp MBS …) trên tổng tài sản, tỉ lệ này ở ngân hàng nhỏ là 29%.

Ngân hàng lớn cho vay 51% tổng tài sản, ngân hàng nhỏ là 65%. Vì thế ngân hàng nhỏ có nhiều khoản cho vay, còn ngân hàngnhowns có nhiều tiền mặt, trái phiếu kho bạc và MBS.

Trong các khoản cho vay của ngân hàng nhỏ, BĐS chiếm 65% và trong số BĐS đó thì 70% là BĐS thương mại phi nhà ở.

Ngân hàng nhớn chỉ cho vay 37% làBĐS, nhưng chủ yếu là nhà ở. Vì thế, cho vay BĐS phi nhà ở của ngân hàng nhớn chỉ chiếm 21%, còn cho vay BĐS phi nhà ở của ngân hàng nhỏ là 41% trong danh mục cho vay BĐS

Có thể thấy ngân hàng nhớn chiếm giữ khoản béo bở là cho vay nhà ở. Bởi chủ nhà kiểu gì cũng phải đi làm và trả nợ đúng hạn, nếu ko thì bị trục xuất và mất nhà. Còn BĐS thương mại có thu nhập phập phù hơn. Khi kinh tế phát triển còn đỡ, lúc suy thoái thì chủ nợ đương nhiên phải giảm bớt tiền thuê văn phòng cửa hàng rồi.Do đó BĐS thương mại được cánh to đầu ưu tiên nhường lại các ngân hàng nhỏ.

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Có thể thấy đêm thứ 6 tuần trước đội “cảnh sát tình nguyện” ngắm rất chuẩn vào chỗ hiểm của hệ thống ngân hàng. Vốn xưa nay rất ít lệnh kê mua bán chỉ số vỡ nợ của các ngân hàng, cho nên chỉ 01 lệnh mua trị giá 5 triệu euro là đủ khiến mức vỡ nợ CDS của Deutsch Bank tăng từ 85 lên ngang thời kì khủng hoảng 2008. Và các robot của hơn 500 ETF nhìn thấy điều đó liền “bán trước nghĩ sau”.

Phải nói là đội sọc hiểu rất rõ cách lập trình của các ETF. Mọi nghi vấn dổ về JP Morgan, tuy nhiên ngân hàng này kêu các ETF của chúng tôi cũng thua lỗ trong đêm đó. Chắc chắn chả ai khoe mình đã lãi trong vụ sập hầm này. Duy nhất 1 ETF nhỏ của Canada báo lãi vì lí do rất vớ vỉn : xưa nay bé robot của bọn họ ko xem xét tới chỉ số CDS này cho nên tự nhiên bị tiền rơi trúng đầu.

Vào lúc này, mọi người quay sang để ý dự báo của Goldman Sachs. NH này tính rằng các ngân hàng nhỏ có mức bảo hiểm tiền gửi thấp sẽ phải cắt giảm 40% tín dụng sau vụ SVB vỡ nợ. Các ngân hàng nhỏ khác tối thiểu cũng phải cắt 15% tín dụng. Như thế sẽ khiến tổng tín dụng giảm 2.5% dẫn tới GDP giảm 0.25%.Từ đó, biên lợi nhuận các doanh nghiệp trên sàn DJ cũng giảm theo khiến P/E tăng lên.

Hiện P/E của sàn mĩ đã cao hơn 18% so với thế giới, đồng thời cao hơn 10% so với trung bình 5 năm của chính bọn họ. Vì thế các ETF có xu thế tháo chạy khỏi DJ theo các hướng: chuyển tiền sang mua trái phiếu Kho bạc, di cư sang thị trường mới nổi và cận biên. Chúng ta cùng theo dõi làn sóng này

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Lúc này mọi đôi mắt đều đổ dồn vào thứ 4 khi mà ra dữ liệu CPI tháng 3. Nhà cái rất khoa trương khi dự báo CPI cơ bản giảm từ 6% của tháng 2 xuống còn 5.2%. Sở dĩ bọn họ dám mạnh miệng như vậy vì CPI tháng 3/ 2022 cực thấp nên năm nay được ơn mưa móc. Tuy nhiên bọn họ quên rằng OPEC vừa đẩy dầu tăng từ 66 lên 80 trump/thùng. Do độ trễ trong việc truyền giá nên giá xăng ở mĩ mới tăng từ 3.56 lên 3.65 USD/gallon, và ít nhiều điều đó cũng bế CPI lên. Đại khái nếu tháng này CPI còn thẹn thùng chưa lên sân khấu thì đến kì CPI tháng 4 nó sẽ có màn biểu diễn rất hoành tráng khiến FED ko còn đường nào khác ngoài việc tăng mạnh lãi suất.

Bỏ qua những yếu tố dễ bay hơi của CPI cơ bản, với CPI lõi mọi thứ rõ ràng hơn. Đó là CPI lõi sẽ tăng từ 5.5% của tháng 2 lên 5.6%. Trung bình CPI lõi quí 3/2022 là 2.4%, quí 4/2022 là 3.2%, quí 1/2023 là 4.8%. Vì thế trái ngược với CPI cơ bản giảm, CPI lõi ko cho thấy điều đó và nó chính là khoản khó giảm nhất.

Vậy tại sao vừa rồi CEO của JP Morgan vẫn to mồm doạ rằng khủng hoảng ngân hàng chưa kết thúc? Ko phải ông ta nói cho các bốc cờ, mà đang rót mật vào tai FED. Đại khái ông ta sợ rằng FED sẽ lại tăng lãi suất khi thấy ngành ngân hàng đã bình yên, vì thế phải ra sức doạ nạt chim nhơn

Để Mị nói cho mà nghe

Nhân đọc bài báo nào đó mới thấy trình độ phóng viên viết về mảng tài chính chứng khoán quá kém. Cả nước mĩ có 9697 ngân hàng tuân thủ theo điều lệ trong nước được FDIC bảo hiểm tiền cho vay, tức là bao gồm cả các hiệp hội tiết kiệm và hiệp hội tín dụng. Đến tháng 12/2022 có 4.135 ngân hàng thương mại được FDIC bảo hiểm với 71.190 chi nhánh. Sau sự cố tháng 3/2023 thì chỉ còn 4.132 ngân hàng thương mại mà thôi.

Tổng tài sản ngân hàng, hiệp hội tiết kiệm và hiệp hội tín dụng là 29.000 tỉ đô, trong đó FDIC bảo hiểm 23.000 tỏi. Trong số đó chỉ 4 ngân hàng lớn nhất đã chiếm 40%. Ngân hàng thứ 32 mới có tài sản nhỏ hơn 100 tỉ đô, ngân hàng thứ 132 mới thấy tài sản nhỏ hơn 10 tỉ đô. Đến tận ngân hàng lớn thứ 2050 người ta mới được chứng kiến tài sản vẻn vẹn 315 triệu đô.

Đại khái vào FDIC là đọc được đủ thứ thông tin trên cùng với việc ngân hàng cho vay vào đâu, từ đó biết được khả năng lây lan khủng hoảng ngân hàng. Ví dụ khối ngân hàng chỉ chiếm 45% khoản cho vay xây dựng. Trong đó 25 ngân hàng lớn nhất cho vay 14%, 110 ngân hàng tiếp theo cho vay 16%, còn 4000 ngân hàng kin kin cho vay 15% nữa.

Rốt cuộc, CPI cơ bản tháng 3 vẫn chưa chịu ảnh hưởng của việc giá dầu tăng cho nên CPI tháng 4 sẽ lãnh đủ. Thêm vào đó CPI lõi tháng 3 đã tăng từ 5.5 lên 5.6%. Do kì họp FOMC tháng 5 diễn ra trước ngày công bố CPI tháng 4, nên chúng ta có thể thấy FED tăng lãi suất ko những chỉ trong kì họp tháng 5 mà thậm chí tháng 6 cũng thế. Và điều đó đang phản ánh vào DJ, lúc này DJ đang giảm 30 điểm

Túm váy lại: cứ vào FDIC

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Vào lúc này có lẽ nhiều bác đã thấy rõ hơn bản chất của CPI tháng 3.

FED gặt hái khá nhiều thành công khi làm giảm lạm phát. Đáng tiếc đa phần nó chỉ liên quan tới thành phần dễ bay hơi của lạm phát như năng lượng và lương thực. Còn lạm phát lõi lại cực kì cứng đầu và tăng lên trong tháng 3.

Điều đáng chết là thành phần năng lượng lại giảm 4.5% trong tháng 3 nên góp phần giảm CPI đi 27 điểm. Vậy là toàn bộ hậu quả đợt tăng giá dầu vừa rồi đều sẽ rơi vào tháng 4. Tức thành phần năng lượng sẽ tăng 10-15% trong tháng 4, và nó làm CPI tăng 60-90 điểm. Tức ngày 12/5 chúng ta có thể lại chứng kiến lạm phát lõi 5.5%, còn lạm phát cơ bản tăng từ 5% của tháng 4 lên 5.6-5.9%. Tới khi đó dân bản đua nhau quăng dép

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Một tuần qua chúng ta thấy chỉ số Dow Jones DJ cứ loánh quanh trong dải 33.500 đến 34.000. Nó ko dám tăng quá cao hay giảm quá thấp so với dải này. Đó là vì DJ đang bị chỉ số biến động VIX ước chế. Và ngày hôm này thứ 6 21/4 chính là ngày các hợp đồng quyền chọn VIX ồ ạt khoá sổ. Đứng trước 1 lượng lớn quyền chọn VIX như thế, cho dù Bìm Bịp hay Chim Nhợn thì ko phe nào dám manh động. Chỉ sau phiên đêm nay, sang tuần tới DJ mới mặc sức phi thăng hay nhảy vực.

Cùng với VIX đang chạm mức 17 thấp nhất trong 1 năm, thanh khoản thì èo uột với hơn 9 tỉ cổ khớp lệnh 1 phiên so với mức trung bình gần 12 tỉ. Thêm vào đó, đội daytrader 0-DTE đang kết hợp với đám quyền chọn CTA hoành hành nên hiệu ứng từ kết quả quí 1 khá khả quan bị giảm hiệu lực. Lúc này rất nhiều người đang thầm than bị mắc lừa. Bởi lẽ bọn họ cho rằng khủng hoảng ngân hàng sẽ đánh sập lợi nhuận của dòng bank, nào ngờ chúng đều cho thấy cải thiện rõ rệt. Lợi nhuận quí 1 các ngân hàng nhớn đều khoảng 11% vốn chủ sở hữu, riêng JP Morgan đạt con số hâm mộ 18%. Ngân hàng mà lợi nhuận ùn ùn thì FED còn ngại gì ko tăng lãi suất thêm 3 lần nữa?

Vậy đó, ngân hàng đang trong thế tiến thoái lưỡng nan. Kết quả kinh doanh xấu sẽ bị cổ đông la ó, nhưng tốt thì lại sợ FED tăng lãi suất.

3 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Từ tháng 8/2022 chúng ta đã nói về ngày 10/6/2023, đó là ngày MSCI công bố việc nâng hạng lên thị trường mới nổi. Do đó chúng ta dần dần post các bài báo nói về đề tài này, nhất là các topic về việc khi nâng hạng thì các ETF hay xoáy vào mảng nào. Dưới dây là 1 bài

Bảy lý do để đầu tư vào thị trường cận biên

Dưới đây là bảy lý do để bạn dẫn đầu cuộc chơi bằng cách đi tắt đón đầu để tăng trưởng thị trường cận biên.

#### Cạnh thị trường cận biên

1. Tăng trưởng kinh tế nhanh hơn

Ba mươi chín trong số 45 quốc gia dự kiến ​​tăng trưởng 6-7% trong năm năm tới là những thị trường cận biên. Một nghiên cứu của Everest Capital đặt 17 trong số 20 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới vào nhóm cận biên.

2. Nhân khẩu thuận lợi

Dân số trẻ đồng nghĩa với gánh nặng tài chính cho chính phủ thấp hơn và tầng lớp người tiêu dùng năng động đang bắt kịp phương Tây. Khoảng 40% thanh niên từ 15 đến 24 tuổi trên thế giới sống ở các nước biên giới, so với dưới 10% ở Bắc Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu.

3. Nợ thấp

Nợ chính phủ tại các thị trường này trung bình khoảng 45% GDP – bằng một nửa so với các nước phát triển.

4. Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu

Do những đột phá trong lĩnh vực truyền thông và nhu cầu ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đối với lao động chi phí thấp, tài nguyên và thị trường tiêu dùng mới, các nền kinh tế cận biên đã từ chỗ nằm ngoài vòng lặp chuyển sang lọt vào giữa vòng lặp đó.

5. Định giá thị trường hấp dẫn

Bởi vì các công ty thị trường cận biên đã niêm yết vẫn còn ẩn đối với nhiều nhà đầu tư, nên có rất nhiều món hời.

Thị trường biên giới chiếm 25% dân số thế giới và 12% nền kinh tế toàn cầu nhưng chưa đến 3% giá trị thị trường của tất cả các công ty giao dịch trên thị trường chứng khoán thế giới . Khoảng cách này cuối cùng sẽ đóng lại.

Và bởi vì các thị trường cận biên không còn được ưa chuộng, nên việc định giá có vẻ đặc biệt hấp dẫn. Một quỹ thị trường biên giới tư nhân mà tôi theo dõi báo cáo một danh mục đầu tư có tỷ lệ giá trên thu nhập kéo dài là 6,6, giá/sổ sách là 1,2, tỷ suất cổ tức là 6,5% và tỷ lệ hoàn vốn trên vốn chủ sở hữu là 25%.

6. Thị trường không hiệu quả

Mặc dù điều này cắt giảm cả hai chiều, nhưng người ta có thể lập luận rằng vì các thị trường cận biên nhỏ và ít thanh khoản hơn, các công ty chất lượng cao đôi khi có thể được mua với giá hời bởi các nhà đầu tư tỉnh táo.

Ví dụ, được thúc đẩy bởi các khoản tiền gửi đồng và vàng đáng kể trên toàn cầu của Mông Cổ, các nhà đầu tư đã đặt giá thị trường chứng khoán Mông Cổ lên 900% tính theo đồng đô la từ mức thấp nhất năm 2009 lên mức cao nhất năm 2011.

Trong 9 năm tiếp theo, thị trường đó giao dịch thấp hơn 69% trước khi tăng 130% vào năm 2021.

7. Tương quan thấp với các thị trường khác

Kết hợp một số cổ phiếu cận biên vào danh mục đầu tư của bạn thực sự sẽ làm giảm rủi ro và biến động danh mục đầu tư của bạn vì những thị trường này có xu hướng hành quân theo nhịp trống khác. Khi các thị trường phát triển hoặc mới nổi tiến về phía nam, các cổ phiếu thị trường cận biên có thể đi theo hướng khác - số phận của chúng không gắn liền với các thị trường phát triển hơn.

Để Mị nói cho mà nghe

Đoán bậy một cái.

Đêm 28/4 FED bơm vào thị trường 84 tỏi trump. Vậy là chúng ta lớn mật chút xíu.

Đêm nay FED tăng 25 điểm, cái đó chả mấy người cãi. Vấn đề là FED có mở kim khẩu tuyên bố tạm dừng tăng lãi suất cho dân bản nghỉ ngơi hay ko. Và chúng ta đoán bậy ở chỗ này: kể cả FED có nói rằng vẫn tiếp tục lộ trình tăng lãi suất thì DJ đêm nay vẫn tăng 450 điểm. Đó là chúng ta học theo cách thị trường phản ứng với tin xấu hồi tháng 6/2022. Đêm 13/6/2022 DJ tăng 600 diểm cho dù FED tăng lãi suất 50 điểm. Kẻ ra tay là đội quyền chọn. Đêm nay có lẽ vẫn đội quyền chọn ấy xuất chiêu mua vào theo luật CTA, tức sau 60 ngày thì phải trả bài. Có nghĩa rằng nếu đêm nay DJ thực sự tăng 450 điểm thì đêm 30/6 hoặc đêm 2/7 DJ sẽ mất điểm vì đội quyền chọn phải bán hàng ra.

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Đêm trước chúng ta đặt cược vào việc DJ tăng. Kết quả là sau khi FED tuyên bố sẽ tạm nghi ở phiên họp tiếp theo thì DJ lại giảm. Rõ ràng là đội chứng quyền rất khoái với trò đi ngược lại FED. Thế nhưng về bản chất, chúng ta đang chứng kiến hồi kết của trận đấu giữa các titan.

Phiên giao dịch cuối cùng cuối tháng 4 chứng kiến màn bỏ cuộc của đội sọc. ác thành viên đội sọc lần lượt quấn khăn quanh cổ xuất hiện trên TV, đại khái trong sử sách gọi là “trói tay ra hàng”. Các tay chơi sọc đã lỗ 18 tỉ đô trong cuộc vật tay lần này. Crispin Odey của quĩ Odey Europa lỗ 1.5 tỉ, Hanbury của quĩ Brook Absolute Return lỗ 2 tỉ. Thế nhưng lỗ nhiều nhất là đại gia Bill Arkman với con số 8 tỉ đô.

Đại khái phe sọc lỗ khi bán khống cổ phiếu bán dẫn 8 tỉ đô, mất 4.6 tỉ nữa khi sọc doanh nghiệp lưu trữ phần mềm và phần cứng. Các khoản đặt cược chống lại các bộ phận khác của khối công nghệ mất 5 tỉ đô nữa. Vậy những điều này liên quan gì tới DJ?

Có đấy. Bởi trong 4 tháng đầu năm 2023 chỉ số Russel 2000 giảm điểm, tức các mã Penny chết như ngả rạ. DJ tăng 7%, riêng Nasdaq tăng 21%. Nói cách khác, 10 mã công nghệ dã đảm nhiệm 90% mức tăng của thị trường trong năm nay. Và ý đồ sọc công nghệ chính là đạp DJ xuống. Sau khi phe sọc đóng vị thế chấp nhận lỗ thì tới lượt phe Long cũng đóng vị thế, tức là bọn họ bán ra các vị thế margin và điều đó đã khiến DJ lao dốc trong 2 phiên vừa rồi. Việc cắt vị thế Long đã khiến đội sọc cover lại hàng dễ hơn nên giảm bớt thiệt hại. Dù sao cũng là chỗ quen biết nhau cả , “ngẩng đầu ko thấy cúi đầu thấy” cho nên vẫn phải giữ phong thái gentleman một chút. Ai biết lần sau khi mình thua sẽ ra sao, có những luật bất thành văn vẫn nên tuân theo

1 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

https://finance.yahoo.com/news/close-190-banks-could-face-163717073.html?guccounter=1&guce_referrer=aHR0cHM6Ly93d3cuZ29vZ2xlLmNvbS8&guce_referrer_sig=AQAAABEnBp5pD3IIrVi8jLuvFH9ivw1oADU41DHBWmySaIYl-LalALWK5TMvMqGxzuaySZETHIS271pnf797KvBeDUlWHYq6ZYzy8vDFZoaYqVrpFAHptdO4OzWbEuG_iLarBMXTUdH97lGmKPEZ-Fh1tT0jLhjc5Gag76zhanwCOgJH

Khủng hoảng ngân hàng Mỹ: Gần 190 ngân hàng có thể sụp đổ, theo nghiên cứu

Swapna Venugopal Ramaswamy, HOA KỲ HÔM NAY

Thứ Sáu, ngày 5 tháng 5 năm 2023 lúc 5:56 AM GMT+7· 3 phút đọc
Với sự sụp đổ của ba ngân hàng khu vực kể từ tháng 3 và một ngân hàng khác đang đứng trên bờ vực, liệu nước Mỹ có sớm chứng kiến ​​một loạt các vụ đổ vỡ ngân hàng?

Sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Chữ ký vào tháng 3, một nghiên cứu về sự mong manh của hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ cho thấy thêm 186 ngân hàng có nguy cơ phá sản ngay cả khi chỉ một nửa số người gửi tiền không được bảo hiểm của họ (những người gửi tiền không được bảo hiểm sẽ mất một phần khoản tiền gửi của họ nếu ngân hàng thất bại, có khả năng tạo cho họ động lực để rút tiền) quyết định rút tiền của họ.

Các ngân hàng khu vực đang thất bại vì Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất mạnh mẽ để giảm lạm phát đã làm xói mòn giá trị tài sản ngân hàng như trái phiếu chính phủ và chứng khoán thế chấp. “

Wall Street đang cào mặt ăn vạ. Bọn họ lu loa lên rằng có 186 ngân hàng mĩ nữa đang trên bờ vực sụp đổ để ép FED hạ lãi suất. Liệu FED có chiều lòng bọn họ hay ko?

“Bước vào giang hồ, thân bất do kỉ”. Câu này cực đúng với FED bởi lẽ ko phải FED ko muốn mà là ko dám hạ lãi suất trong năm nay. Có 4 lí do dẫn tới điều đó

1.Thị trường vẫn thừa tiền: FED cùng chính phủ mĩ thẳng tay rải 5000 tỉ đô từ trực thăng sau khi đại dịch COVID bùng nổ. Chính FED công nhận mỗi năm các hộ gia đình và doanh nghiệp mới chỉ tiêu được có 900 tỉ đô thôi, thế mà lạm phát đã bùng lên dữ dội vậy rồi. Đến lúc này vẫn còn 2000 tỉ đô nữa đang chạy lông nhông ở đâu đó, nếu chúng lại ùa vào mua hàng thì lạm phát sẽ lại tăng điên cuồng khiên uy tín của FED chỉ còn nước đem quét rác

2.OPEC: Saudi cần giá dầu 81 USD/thùng để giữ cho ngân sách của mình được cân bằng, một số nước vùng Vịnh khác thậm chí còn đòi hỏi giá dầu hoà vốn cao hơn nữa. Cuối năm nay giá dầu sẽ lại tăng, khi đó lạm phát lại phi thăng. Nếu giá dầu tăng 30% lên 100 USD/thùng, nó sẽ trực tiếp khiến CPI tăng 180 điểm thông qua thành phần giá năng lượng trong rổ CPI. Đồng thời còn gián tiếp đóng góp thêm 90 điểm nữa thông qua giá dịch vụ, giá lương thực thực phẩm tăng. Tổng cộng nó sẽ khiến CPI tăng 2.7% nữa và mọi người sẽ quay lại trách FED thiển cận

3.ECB vẫn còn tăng lãi suất: đây mới là nguyên nhân chủ chốt khiến FED chùn tay trong việc dừng tăng lãi suất chứ chưa nói tới việc giảm lãi suất. Bởi lẽ FED đầu têu tăng lãi suất, nên lúc này các ngân hàng trung ương khác vẫn lẽo đẽo tăng lãi suất theo. Một khi ECB tăng lãi suất mà FED tạm dừng, đồng Euro tăng mạnh so với đồng đô la. Một khi đồng bạc xanh yếu đi, toàn bộ giá cả hàng hoá dịch vụ trên thế giới đều tăng vọt trở lại. Goldman Sachs dự báo USD có thể giảm 10% tức hàng hoá tăng lại 10%, khi đó CPI sẽ bật lên lần nữa làm khó FED. Có nghĩa rằng lần tăng lãi suất cuối cùng của mĩ sẽ chỉ đến khi mà châu Âu cũng dừng tăng lãi suất.

4.Lệnh mua bán bằng máy tính: máy tính hiện đảm nhận hơn 80% lệnh mua bán trên các sàn DJ. Chúng chả hiểu các uyển ngữ sâu xa của FED mà chỉ biết dùi đục chấm nước mắm cáy. Tức với cùng một từ khoá đó trên google thì FED nói hay người khác nói là như nhau nên ý nghía sẽ bị loạn đi. Mà bảo tắt máy tính để cho người đặt lệnh thì các ETF ko dám. Thế cho nên chúng ta mới thấy tình trạng tréo nghoe là tin tốt thành tin xấu hay ngược lại

Ôi, cái thân FED 12 bến nước.

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe

Chúng ta đã nói tới 4 nguyên nhân khiến FED khó tăng lãi suất trong kì họp sắp tới, giờ thì bỏ sung thêm 1 ý nữa đến từ trần nợ.

Mọi khi chúng ta hay theo dõi dữ liệu của FED, nhất là các bảng Z.1, H.4.1, H.8…. thế nhưng cuộc tranh cãi xung quanh nâng trần nợ mĩ đã soi thêm chút ánh sáng vào dữ liệu ngân sách, thứ mà chúng ta ko có sức để theo dõi. Đại khái nếu FED nâng lãi suất thêm 25 điểm thì mỗi năm nước mĩ sẽ phải trả nợ thêm 34 tỉ đô . Với tổng số nợ vay hơn 31 ngàn tỉ đô kia thì việc có thêm 34 tỉ chỉ là vãi con số lẻ nào đó. Thế nhưng tại sao tiền lãi tăng ít thế?

1.Trong số 31 ngàn tỉ nợ thì có 7.1 tỉ nợ là chứng khoán ko thể bán được. Đó là những món chính phủ mĩ nợ chính mình như An sinh xã hội. Tức là chính phủ dừng việc chuyển tiền vào quĩ đó để có cái chi tiêu trước mắt đã. Món khác trong Chứng khoán ko thể bán được là tiền lương hưu cho nhân viên chính phủ. Đại khái tiền lương đều bị giữ lại 1 khoản bảo hiểm xã hội 401, nay chính phủ cũng chưa chuyển tiền vào đó vội.

2.Hàng năm mĩ đều bội chi tức khoản nợ khổng lồ kia đến từ khá nhiều giai đoạn và đa phần là lúc lãi suất còn rất thấp. Vì thế năm 2022 lãi suất thực tế phải trả chỉ là 1.41%, sang năm 2023 sau khi lãi suất tăng vù vù thì con số chi trả tiền lãi cũng chỉ là 1.83%. Đại khái FED còn nhiều dư địa cho tăng lãi suất ạ

Để Mị nói cho mà nghe

Rốt cuộc chúng ta cũng đã có kết quả CPI tháng 4. Thông thường sau khi có kết quả 2-4 phút là chỉ số DJ liền hưởng ứng. Lần này cũng thế, ngay lập tức DJ tăng 150 điểm khi nhìn thấy CPI danh nghĩa tháng 4 chỉ là 4.9%, nhỏ hơn dự báo 5% một chút. Nhưng sau nưa tiếng nghiên cứu kĩ các thành phần của CPI thì thị trường liền thất vọng khiến DJ quay đầu giảm.

Thất vọng dầu tiên là xe cũ vẫn tăng 4.45% trong khi mọi người đều nghĩ nhóm này phải giảm. Giá vé máy bay và cước vận chuyển tuy kéo dịch vụ xuống 0.1%, tuy nhiên sang tháng 5 là mùa du lịch và đi chơi nên thành phần này sẽ bế CPI lên là cái chắc.

Dịch vụ cốt lõi ko bao gồm dịch vụ nhà ở là thứ mà FED trông chờ nhất tuy giảm chút chút 0.01%, nhưng khi loại trừ thành phần xảy ra 1 lần như bảo hiểm y tế thì nó lại có nguy cơ tăng trong các tháng sau. Còn về nhà ở thì FED chả trông chờ gì được rồi, món này mặc định sẽ tăng trong tháng tới.

Túm váy lại: chính CPI lõi tăng 0.3% đã làm thị trường thát vọng, bởi nó ép FED phải tăng lãi suất trong kì họp tháng sau và vì thế mà DJ đang giảm

Để Mị nói cho mà nghe

Trong comment trước dây chúng ta đã nhắc tới ngày 12/7. Đó là ngày rất quan trọng vì nó thông báo CPI tháng 6. Sắp tới chúng ta có CPI tháng 5 và tháng 6. Trong năm 2022, CPI tháng 5 là 1%, CPI tháng 6 là 1.3%, và CPI tháng 7 =0. Chúng ta có

CPI T5/2023 năm = CPI T4/2023 – CPI T5 2022 + mức tăng CPI trong tháng 5 so với tháng 4.

Như thế với CPI T4/2023 = 4.9% thì ngày 12/7 chúng ta sẽ thấy nó được trừ sẵn 2.3% nên chỉ còn nền 4.9-2.3=2.6%. Nếu mỗi tháng chỉ tăng có 0.4-0.5% như mấy tháng vừa rồi thì CPI T6/2023 dự kiến sẽ là 3.6%. Có thể thấy tầm quan trọng của giá xăng dầu cực nhớn.

Nếu giá xăng dầu tăng vọt nó sẽ đẩy CPI tháng 6 lên gần 4%, nhưng tai hoạ lớn nhất nằm ở chỗ khác. Do CPI T7/ 2022 bằng 0 nên nó chả đóng góp gì cho việc giảm lãi suất. Ngược lại: nếu giá xăng dầu vẫn cao ngất ngưởng thì CPI tháng 7 sẽ lại cao hơn tháng 6.

Tiếp sang tháng 8,9. Do trong năm 2022 CPI của 2 tháng này đều chỉ tăng 0.1% so với tháng trước nên sang năm 2023 chúng hầu như ko có đóng góp gì cho việc giảm lạm phát. Ngược lại khi giá dầu tăng thì chúng ta sẽ chứng kiến 3 tháng liên tiếp 7,8,9 có CPI tăng và đưa chỉ số lạm phát lên gần 5%. Đến khi đó, dân bản thi nhau quăng dép chạy như vịt vì chắc chắn FED lại nấu món lãi suất cao bê lên mâm

Để Mị nói cho mà nghe

Lúc này mọi người đang phát sốt với câu chuyện CPI, nhưng chúng ta đã chuyển sự chú ý sang trần nợ từ lâu. Lúc đầu chúng ta cho rằng tới tháng 9 mới xảy ra ngày D. Thế nhưng thu nhập từ thuế tháng 4 bị hao hụt 39% do nhiều nguyên nhân đã khiến thời hạn này co lại.

Mới đây mrs Yelen nói rằng 1/6 có thể xảy ra ngày D. Trong kịch bản của chúng ta thì đây thuần tuý là biện pháp nắn gân đối thủ đồng thời đổ lỗi sau này. Bởi lẽ lượng thuế hao hụt sau đó ko đạt mức 39% mà có khoản tiền chuyển về muộn nên phải tới 15/7 mới thấy ngày D.

Trong khi đó nội bộ đảng Cộng hoà ko thực sự nhất trí. Phái cứng rắn gần như bịt kín mọi nẻo đường lùi bước của Speaker Senat, khiến ông ta kiên quyết đòi phải cắt giảm chi tiêu và ko được tăng lãi suất thì mới cho nâng trần nợ lên. Một khi ko làm như vậy thì chủ tịch Hạ viện chỉ còn nước từ chức. Để xem cuộc gặp đêm thứ 2 tới có mang lại hiêu quả gì ko

1 Likes

Vẫn là những bài post có giá trị tham khảo cao! Thanks bác!

1 Likes

Hoan nghênh bác ghé thăm topic. Kể ra lâu lâu lại được đại cao thủ dể mắt tới cũng là niềm vui ko nhỏ. Em xin phép sang các topic của bác để giao lưu và học hỏi thêm vài chiêu hay ạ.

https://fiscal.treasury.gov/reports-statements/mts/current.html

Rốt cuộc chúng ta cũng có dữ liệu tháng 4 của nước mĩ, bức tranh có vẻ tệ hơn chúng ta suy tính. Mức suy giảm thặng dư ko phải là 39% mà lên tận 43%. Cụ thể doanh thu chỉ có 638 tỉ so với con số 863 tỉ của năm 2022, tức giảm 225 tỉ đô. Chi tiêu là 462 tỉ so với 555 tỉ của tháng 4/2022. Do đó mức thặng dư tháng 4/2023 chỉ còn 176 tỉ, tháp hơn 43% so với tháng 4/2022.

Chính vì mức giảm thặng dư 43% này mà mrs Yelen hô to đến 1/6 sẽ hết tiền. Thế nhưng chúng ta cho rằng phải sang tháng 7 mới tới ngày D do con số tháng 5 sẽ cải thiện tình hình đôi chút. Tất nhiên với điều kiện chính phủ vẫn phải tằn tiện chi tiêu như trong các tháng 3,4.

Thôi thì chúng ta chỉ có thể ngồi chờ chứ biết làm sao