Nhớ trước tung một loạt tin đồn đàm phán tích cực rồi ra tin vào 1/6 các kiểu. Giờ đến 10/6 rồi vẫn im bặt là sao…
Đề nghị các bác tung tin chuẩn chứ đừng tin bịp là thất đức bà con mất tiền…
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng vọt
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng mạnh trong tháng 5 khi xuất khẩu tăng vọt và nhập khẩu từ Trung Quốc cũng gia tăng, làm trầm trọng thêm căng thẳng thuế quan với Washington và có thể gây khó khăn cho nỗ lực của Hà Nội nhằm tránh các mức thuế trừng phạt từ chính quyền Trump.
Thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ tăng vọt trong tháng 5
Dữ liệu thương mại riêng biệt từ Mỹ cho thấy, trong tháng 4, thặng dư thương mại của Việt Nam đã vượt qua Mexico, chỉ còn đứng sau Trung Quốc và Liên minh châu Âu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết sẽ cắt giảm thâm hụt thương mại của Mỹ, và Việt Nam là một trong những nước có thể phải chịu mức thuế “có đi có lại” cao nhất – lên đến 46% – nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trước thời điểm hoãn thuế tạm thời kết thúc vào đầu tháng 7.
Mặc dù chính phủ Hà Nội đã nỗ lực và cam kết đáp ứng các yêu cầu của Washington, thặng dư thương mại vẫn tiếp tục tăng, đặc biệt do các doanh nghiệp đẩy nhanh xuất hàng sang Mỹ trước khi thuế quan có hiệu lực.
“Các con số mới này có thể làm mây đen phủ bóng lên các cuộc đàm phán, và gây áp lực buộc Việt Nam phải nhượng bộ thêm để đạt được thỏa thuận", ông Leif Schneider, Phó Chủ tịch Ủy ban pháp lý thuộc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam nhận định.
Theo dữ liệu từ chính phủ Việt Nam công bố hôm thứ Sáu, thặng dư thương mại với Mỹ trong tháng 5 đạt 12,2 tỷ USD, tăng gần 42% so với cùng kỳ năm trước và tăng 17% so với tháng 4. Xuất khẩu sang Mỹ đạt 13,8 tỷ USD, mức cao nhất kể từ sau đại dịch.
Điều này trái ngược với xu hướng ở nhiều quốc gia khác – nơi xuất khẩu sang Mỹ đang giảm, góp phần khiến thâm hụt thương mại của Mỹ thu hẹp trong tháng 4.
Ông Schneider lưu ý rằng phần lớn sự gia tăng xuất khẩu của Việt Nam là do doanh nghiệp đẩy hàng đi sớm để tránh thuế, do đó chỉ phản ánh sự phình lên tạm thời của thặng dư. Tuy nhiên, Việt Nam đang ở thế khó vì nhập khẩu từ Mỹ vẫn rất hạn chế.
Trong 5 tháng đầu năm, thặng dư thương mại với Mỹ của Việt Nam đạt gần 50 tỷ USD, tăng 28,5% so với cùng kỳ và nhiều khả năng sẽ vượt mức kỷ lục của năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam trong tháng 5 đạt 16,2 tỷ USD, tăng 21%, cũng là mức cao kỷ lục kể từ đại dịch.
Việt Nam hiện là trung tâm sản xuất lớn cho nhiều tập đoàn đa quốc gia của Mỹ như Apple, Intel và Nike. Đồng thời, nhiều công ty Trung Quốc – là nhà cung ứng cho các tập đoàn Mỹ – cũng hoạt động mạnh tại Việt Nam.
Bối cảnh căng thẳng chính trị cũng thêm phần phức tạp: khi Tổng thống Trump và Elon Musk công khai khẩu chiến trên mạng xã hội, Trump đe dọa cắt hàng tỷ USD hợp đồng chính phủ với các công ty của Musk.
Lo ngại gian lận xuất xứ
Các quan chức Mỹ nhiều lần cáo buộc Việt Nam bị lợi dụng làm “trạm trung chuyển” hàng hóa Trung Quốc để tránh thuế. Họ cho rằng nhiều sản phẩm gắn nhãn “Made in Vietnam” nhưng thực chất không trải qua hoặc chỉ trải qua giá trị gia tăng rất nhỏ tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ đàm phán thuế, Mỹ đã gửi cho Việt Nam một danh sách “dài” gồm những yêu cầu “khó”, bao gồm việc giảm phụ thuộc vào nhập khẩu hàng công nghiệp từ Trung Quốc, theo hai nguồn tin thân cận.
Dưới áp lực từ Mỹ, Hà Nội đã đẩy mạnh kiểm soát các hoạt động chuyển tải bất hợp pháp, chủ yếu từ Trung Quốc. Việt Nam cũng nhiều lần thể hiện thiện chí bằng cách giảm rào cản phi thuế quan và tăng nhập khẩu hàng hóa Mỹ như máy bay, nông sản và năng lượng – dù chưa công bố hợp đồng mua cụ thể nào.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng
Dữ liệu tổng thể về thương mại cho thấy trong tháng 5: Xuất khẩu tăng 17% so với cùng kỳ, đạt 39,6 tỷ USD; Nhập khẩu tăng 14%, đạt 39 tỷ USD
Dữ liệu khác do chính phủ công bố cùng ngày cho thấy: Sản xuất công nghiệp tăng 9,4%; Giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,24%; Bán lẻ tăng 10,2%
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 5 tháng đầu năm đạt 8,9 tỷ USD, tăng 7,9%. Cam kết đầu tư nước ngoài trong cùng kỳ đạt 18,4 tỷ USD, tăng mạnh 51,2%.
MỸ RA ĐIỀU KIỆN ‘KHÓ NHẰN’ VỚI VIỆT NAM
Mỹ đã gửi một danh sách “dài” gồm các yêu cầu “khó nhằn” tới Việt Nam trong các cuộc đàm phán về thuế quan, các nguồn tin bật mí với Reuters.
Nếu Việt Nam chấp nhận các yêu cầu này, nền kinh tế cũng như mối quan hệ với Trung Quốc sẽ gặp thách thức nghiêm trọng.
Một quan chức Việt Nam cho rằng những nỗ lực gần đây có thể “không đủ” để xoa dịu Mỹ.
Mỹ yêu cầu các nước cung cấp đề xuất thuế vào thứ 4 tuần này, Việt Nam có thể nằm trong danh sách
Reuters đưa tin, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang thúc giục các đối tác thương mại đưa ra “đề xuất thuế” tốt nhất vào thứ 4 tuần này. Động thái này diễn ra khi Mỹ muốn đẩy nhanh các cuộc đàm phán với nhiều quốc gia, nhằm hoàn tất thỏa thuận trước thời hạn – vốn chỉ còn 5 tuần nữa.
Bản dự thảo do Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) soạn thảo cho thấy cách Tổng thống Donald Trump dự định kết thúc các cuộc đàm phán thương mại phức tạp với hàng chục quốc gia. Những cuộc đàm phán này bắt đầu từ ngày 9/4 đến ngày 8/7, sau khi thị trường chứng khoán, trái phiếu và tiền tệ đồng loạt phản ứng tiêu cực trước quy mô của các mức thuế đề xuất.
Dù một số quan chức, như cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett, nhiều lần khẳng định rằng nhiều thỏa thuận sắp hoàn tất, cho đến nay Mỹ mới chỉ đạt được một thỏa thuận với một đối tác lớn là Anh. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn chỉ mang tính khung, phục vụ cho các cuộc đàm phán tiếp theo, chứ chưa phải là thỏa thuận cuối cùng.
Theo bản dự thảo, Mỹ đang yêu cầu các nước liệt kê những đề xuất tốt nhất của họ trong một số lĩnh vực then chốt, bao gồm: Mức thuế và hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng công nghiệp và nông sản của Mỹ, cùng với kế hoạch giải quyết các rào cản phi thuế quan.
Ngoài ra, Mỹ cũng yêu cầu các nước đưa ra cam kết liên quan đến thương mại số, an ninh kinh tế, cũng như những cam kết cụ thể khác của từng quốc gia. Mỹ sẽ đánh giá các phản hồi trong vài ngày và đưa ra một “phương án khả thi” - có thể bao gồm mức thuế đối ứng.
Hiện chưa rõ bản dự thảo sẽ được gửi chính xác tới những quốc gia nào, nhưng nó nhắm đến các nước đang trong quá trình đàm phán tích cực, bao gồm việc tổ chức các cuộc họp và trao đổi tài liệu. Các cuộc đàm phán đang diễn ra với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ và một số nước khác.
Một quan chức USTR xác nhận các cuộc đàm phán đang diễn ra. “Các cuộc thảo luận tích cực với nhiều đối tác thương mại then chốt đang tiến triển nhanh chóng. Tất cả các bên đều có lợi khi đánh giá lại tiến độ và xác định bước đi tiếp theo”.
Bên cạnh đó, bản dự thảo cũng nêu rõ bất chấp các vụ kiện đang diễn ra liên quan đến chính sách thuế đối ứng của ông Trump tại tòa án Mỹ, Tổng thống vẫn có ý định tiếp tục chương trình áp thuế này dựa trên các cơ sở pháp lý vững chắc khác nếu cần thiết. Vì vậy, việc các nước tiếp tục thảo luận về các vấn đề này là rất quan trọng.