Đằng sau cột mốc 1.200 điểm: vnindex thay đổi ra sao?

, , , , , , ,

Câu chuyện VNIndex mãi dậm chân tại chổ ngưỡng 1.200 điểm suốt hơn 20 năm, trong khi các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới như Dow Jones, S&P500 đều có mức tăng trưởng mạnh.

Lần duy nhất lập đỉnh lịch sử là vào đầu năm 2022 ở mốc 1.528,57 điểm. Đến nay, đây vẫn là mốc cao nhất mà chỉ số này từng một lần chạm đến và chưa có lần thứ hai.

Trong chủ đề này chúng ta thảo luận sau 24 năm chứng khoán Việt Nam có gì và lý do gì vẫn mãi loanh quanh ở mức điểm số này.

1/ GIẢI MÃ NHỮNG LÝ DO VNINDEX MÃI CHƯA LỚN

  • Tính chu kỳ và tỷ trọng ngành chưa đa dạng


Cơ cấu ngành VNIndex đã và đang có sự thay đổi nhất định theo hướng đa dạng hơn về mặt ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, bộ đôi TÀI CHÍNH – BẤT ĐỘNG SẢN vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo, mang tính chu kỳ và thực trạng này vẫn còn tiếp diễn trong ngắn hạn.

Ngược lại, các nhóm ngành nổi bật như Công nghệ, Viễn thông, Bán lẻ, Y tế hay Năng lượng ,… vẫn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn. Sự mất cân bằng này khiến TTCK thiếu động lực đi lên trong dài hạn và một trong những rào cản đối với dòng vốn dài hạn đổ vào Việt Nam ngay cả khi được chính thức nâng hạng.

Dù về lý thuyết, Việt Nam có thể đón dòng vốn ngoại lên mức hàng chục tỷ USD nếu nâng hạng thành công.

  • Thiếu các gương mặt niêm yết mới chất lượng

Việc thiếu vắng các doanh nghiệp mới lên sàn, chất lượng hàng hóa niêm yết vẫn còn hạn chế, khiến dòng vốn dài hạn chưa thực sự chảy mạnh vào thị trường.


Các hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước diễn ra còn chậm, việc chuyển sàn giao dịch cũng gặp nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp lớn như ACV, MVN hay BSR dù đã giao dịch UPCOM nhưng gặp nhiều rào cản để chuyển sàn, gần nhất BSR đã đạt đủ các tiêu chí để niêm yết HOSE – hiện đang chờ phê duyệt hồ sơ.

PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định: “Nhìn chung, sản phẩm trên TTCK Việt Nam tốt nhưng chưa nhiều. Chất lượng hàng hoá chưa tương xứng với sự phát triển và tiềm năng kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết cần cải thiện nội lực, nếu nội lực chưa tương xứng thì VN-Index rất khó lên 1.500 hay 1.800 điểm theo kỳ vọng”

  • Chưa có nhiều nguồn cung chất lượng




NĐT cá nhân hiện tại chiếm tỷ lệ lớn trên thị trường, trong khi yếu tố NĐT nước ngoài hay tổ chức và NĐT chuyên nghiệp còn hạn chế, khiến thị trường hay biến động tăng – giảm mạnh, thiếu tính ổn định so với các thị trường khác, bởi lẽ NĐT cá nhân có xu hướng đầu cơ hơn là đầu tư.

Bà Hoàng Việt Phương - giám đốc Trung tâm phân tích và tư vấn đầu tư SSI, đồng tình: Thị trường chưa có nhiều nguồn cung chất lượng, sản phẩm tài chính mới hấp dẫn.

Đây được xem như hiệu ứng domino, việc thiếu các yếu tố hấp dẫn dòng vốn dài hạn, sản phẩm tài chính và nguồn cung chất lượng là nguyên nhân lý giải tại sao dòng vốn ngoại vẫn mãi trồi sụt trên TTCK.

  • Các sai phạm quy mô lớn gây mất niềm tin Nhà đầu tư

Nhiều cổ phiếu thuộc nhiều ngành khác ở TTCK Việt Nam qua nhiều chu kỳ với hiện tượng “sao đổi ngôi” khi nhiều cổ phiếu tăng rất mạnh rồi “tàn lụi” và các ông lớn khác lên thay.

Đặc biệt năm 2022 – 2023 vừa qua, các đại án trên thị trường liên tiếp được cơ quan chức năng đưa ra ánh sáng, từ thao túng cổ phiếu tại FLC, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua phát hành trái phiếu tại Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát hay vụ án thao túng giá của nhóm Louis, APEC,…

Chỉ số mãi không tăng cũng là hệ quả khi nhiều ông lớn thoát trào, chất lượng doanh nghiệp không đồng đều và nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường.



2/ SAU 24 NĂM CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM CÓ GÌ?

Đầu tiên ta sẽ xét 3 thời điểm tiệm cận 1.200 điểm của VNIndex từ giai đoạn 2007 -2021:

:pushpin:Giai đoạn 2007

  • VN-Index đạt đỉnh : 1.155 điểm (tháng 3/2007), với mức P/E lên tới 35 lần.

  • Số lượng công ty niêm yết : ~107 công ty niêm yết, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn.

  • Vốn hóa thị trường: Khá thấp ~40 tỷ USD

  • Thanh khoản thị trường : Tổng GTGD trung bình ~ 300-500 tỷ/ngày.

  • Đặc điểm nhà đầu tư : Phần lớn là NĐT tổ chức và Nước ngoài. NĐT cá nhân còn ít.

  • Giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007 -2009, định giá P/E quá cao không tương xứng với chất lượng lợi nhuận.

:pushpin:Giai đoạn 2018

  • VN-Index vượt 1.200 điểm (tháng 4/2018).
  • Số lượng công ty niêm yết : Tăng mạnh với nhiều ngành nghề hơn, ~700 công ty niêm yết.
  • Vốn hóa thị trường : Khoảng 170 tỷ USD.
  • Thanh khoản thị trường : GTGD trung bình ~5.000 -10.000 tỷ/ngày – tăng mạnh về quy mô.
  • Đặc điểm nhà đầu tư : NĐT nước ngoài chiếm tỷ trọng cao, NĐT cá nhân có sự cải thiện.
  • Giảm mạnh tác động căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, biến động lãi suất quốc tế

:pushpin:Giai đoạn 2021

  • VN-Index vượt 1.200 điểm (tháng 4/2021) lần thứ ba.
  • Số lượng công ty niêm yết : ~ 1.500 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch.
  • Vốn hóa thị trường : Khoảng 200 tỷ USD
  • Thanh khoản thị trường : Đạt mức kỷ lục với GTGD trung bình lên tới 20.000-30.000 tỷ/ngày.
  • Đặc điểm nhà đầu tư : NĐT cá nhân chiếm tỷ trọng lớn hơn, khi dòng vốn F0 gia nhập ồ ạt nhờ sự phát triển của công nghệ + giao dịch trực tuyến. NĐT nước ngoài vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng dòng tiền nội bắt đầu chi phối thanh khoản.

Như vây, sau hơn 20 năm xét về mặt điểm số loanh quanh ngưỡng 1.000-1.200 điểm nhưng về quy mô, cấu trúc thị trường và cơ cấu nhà đầu tư đã có sự cải thiện rất nhiều.

  • Khởi điểm với 2 cổ phiếu niêm yết vào năm 2000 đến nay đã có hơn 726 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE và HNX, cùng hơn 882 mã cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCOM.
  • Thanh khoản tăng mạnh hơn 2x lần so với 2007, Giá trị vốn hóa của thị trường trên 3 sàn lên mức 200 tỷ ~ 67% GDP năm 2023, trong đó nhiều doanh nghiệp đạt vốn hóa tỷ USD.
  • Theo thống kê của TCTK tính đến hết tháng 6.2024, số lượng tài khoản chứng khoán đạt mức 8 triệu tài khoản, tăng gấp 20 lần, so với dân số Việt Nam ~100 triệu, chiếm gần 8% dân số Việt Nam.

Ngoài ra, dù cùng mức điểm về mặt chỉ số, nhưng là rổ cổ phiếu khác nhau và giá cổ phiếu cũng đã tăng mạnh trong suốt những năm qua. Anh Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng, Công ty CP Chứng khoán SSI, cho biết: “Tôi nhớ ngày xưa về SSI, giá cổ phiếu đỉnh điểm tính theo giá chưa chuyển đổi lên đến 300.000 đồng/cổ phiếu, nếu quy đổi ở thời điểm hiện tại là 18.000 - 19.000 đồng/cổ phiếu. Sau nhiều năm, giá cổ phiếu SSI cũng cao hơn nhiều, không phải suốt từ năm 2007 đến nay không có gì phát triển trên thị trường này "

Như vậy, sau hơn 20 năm, xét về mặt điểm số là điểm thất vọng của nhiều nhà đầu tư, nhưng bối cảnh đã rất khác. Hàng triệu nhà đầu tu từ non nớt đã trưởng thành cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm. Hệ thống Luật chứng khoán liên tục được sửa đổi, hoàn thiện. Quy mô tăng trưởng vượt trội và cơ cấu ngành tuy còn hạn chế nhưng đã khác xưa rất nhiều.

Theo Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, Chính phủ hướng đến tăng chất lượng quản trị và áp dụng các tiêu chuẩn ESG để thúc đẩy phát triển bền vững, phù hợp thông lệ quốc tế, nhằm đạt mức quản trị công ty vượt trội trong khu vực ASEAN.

Những cải tiến này không chỉ thu hút dòng vốn chất lượng cao mà còn giúp thị trường phát triển một cách bền vững, tạo nền tảng cho một VN-Index thực sự phản ánh tiềm năng kinh tế dài hạn của Việt Nam.

Chào mừng mọi người đến với kênh KIM THANH STOCK – Nơi Chia sẻ - Cập nhật thông tin thị trường, Phân tích các cơ hội đầu tư cũng như Các kinh nghiệm đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.

6 Likes

cảm ơn góc nhìn của ad ạ

vậy điều kiện nào để thay đổi tỷ trọng ngành vậy ạ

Vì NĐT dần cứng tay hơn nên thị trường cũng khó tính hơn kkk, mấy tháng nay cứ dập dìu không ông nào chịu cho ông nào ăn