Chứng sỹ săn tin!

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 4/4

=> DOANH NGHIỆP

  1. Xuất nhập khẩu thủy sản kém khả quan, Sao Ta (FMC) báo doanh thu tháng 3/2023 “thụt lùi”

  2. ACL: Năm 2023, Thủy sản Cửu Long An Giang tập trung chế biến cá tra xuất khẩu, dự kiến lãi 80 tỷ đồng, giảm 40,6% so với thực hiện năm 2022

  3. ANV: Thủy sản Nam Việt - Navico giải thể công ty con chuyên về bất động sản

  4. VHM: Kỳ vọng gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ, Vinhomes đẩy mạnh “tiến công” loạt địa phương

  5. Lần đầu tiên WinCommerce, đơn vị quản lý hàng nghìn chuỗi Winmart và Winmart+ công bố kết quả lợi nhuận và tình hình tài chính trong hai năm 2021 và 2022.

  6. DXG: Đất Xanh Miền Nam chậm thanh toán 3 kỳ trả lãi trái phiếu

_

  1. OIL: PVOil Hải Phòng trúng gói thầu cung cấp dầu diezel 89,56 tỷ đồng

😎 16 nhà đầu tư đăng ký mua hơn 200 triệu cổ phiếu PG Bank, gấp 1,77 lần lượng Petrolime dự kiến bán

  1. QNS: Vinasoy cho biết các mẫu lưu đối chứng lô hàng sữa đậu nành bị thu hồi tại Nhật không nhiễm vi khuẩn Coliforms

  2. NVB: Muốn tăng nguồn thu từ bán bảo hiểm, tăng vốn điều lệ

  3. C4G: Hợp tác với Cty Nhật Bản, lấn sang lĩnh vực kinh doanh thiết bị nội thất

  4. IBC: Để lấy lại mốc 52 trung tâm tiếng Anh và tiếp tục tái cấu trúc đến cuối năm, lãnh đạo Apax English cho biết cần thêm 180 tỷ đồng, trong đó cần 15 tỷ đồng trước ngày 14/4.

  5. TGG: Bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước “khước từ” đề nghị gia hạn công bố BCTC kiểm toán năm 2022

  6. CMX: Buộc 3 công ty thủy sản lớn ở Cà Mau di dời tài sản ra khỏi đất nhà nước

  7. HWS: Tìm “lối thoát” cho hơn 30.000 m3 đất thải ở nhà máy nước Vạn Niên

  8. HBC: Hòa Bình giãn họp ĐHCĐ 2023 thêm gần 3 tháng

  9. BCG: Thành viên HĐQT Bamboo Capital từ nhiệm

  10. HQC: Buộc Hoàng Quân Cần Thơ phải khắc phục vi phạm tại 2 dự án khu dân cư, tự ý triển khai xây dựng hạ tầng và nhà ở liên kế sai với quy hoạch đã phê duyệt.

  11. NVL: Novaland cơ cấu nợ bằng cách… “tăng nợ”?

  12. CII: CII và “cuộc chơi” với nợ

  13. Vietravel (VTR): Lợi nhuận “thủng” 120 tỷ đồng sau kiểm toán, nợ gấp 14 lần vốn chủ sở hữu

  14. HCM: Dự báo thanh khoản năm 2023 giảm hơn một nửa, Chứng khoán HSC đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 16%

  15. Gỗ Trường Thành (TTF) chuyển từ lãi sang lỗ sau kiểm toán

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. NVL: NovaGroup bị công ty chứng khoán bán giải chấp gần 500.000 cổ phiếu Novaland

_

  1. CII muốn huy động 4.500 tỷ từ phát hành trái phiếu chuyển đổi cho cổ đông

  2. HHV: Muốn phát hành thêm 177 triệu cổ phiếu. Theo HHV, đây là yêu cầu cần thiết khi giai đoạn 2021-2025, công ty sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô…

  3. MSN: Kế hoạch doanh thu 2023 tăng 31% lên 100.000 tỷ, phát hành ESOP giá 10.000 đồng, chào bán cổ phần riêng lẻ, vay thêm tối đa 500 triệu USD trái phiếu quốc tế, mở thêm 800-1.200 điểm minimart

_

=> CỔ TỨC

  1. SAM: SAM Holdings đặt mục tiêu lãi 2023 tăng 121%, không trả cổ tức năm 2022

  2. IDC: Cổ đông IDICO sắp nhận về 660 tỷ đồng tiền tạm ứng cổ tức đợt 2/2022

  3. Chủ tịch Biwase: “Đặt mục tiêu tăng 2-3% là sang lắm rồi”, dự kiến chia cổ tức năm 2023 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 14%

  4. HDB: Công bố kế hoạch chia cổ tức tiền mặt, mục tiêu lợi nhuận đạt gần 13.200 tỷ trong năm nay

  5. TNG: Doanh nghiệp đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý 1/2023. Thông tin liên quan, TNG dự chia mức cổ tức tối thiểu cho cổ đông trong năm 2023 là 16%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Đứt chuỗi tăng điểm 10 phiên liên tiếp, VN-Index quay đầu giảm nhẹ trong phiên 4/4. Sau thời gian giằng co quanh tham chiếu, VN-Index lùi bước trước ngưỡng cản 1.080 điểm và quay đầu giảm nhẹ vào cuối phiên.

  • Kết phiên, VN-Index giảm 0,83 điểm (tương đương 0,08%) về mốc 1.078 điểm.

  • Dù bảng điện tử tích cực hơn và dòng tiền vẫn rất sôi động, nhưng ngoài một số cổ phiếu đơn lẻ ở các nhóm vận tải, công ty chứng khoán, nông nghiệp, bán lẻ khởi sắc thì phần còn lại chỉ có được lực mua thăm dò.

  • Trạng thái thị trường vẫn là “đỏ vỏ xanh lòng” khi cổ phiếu tăng điểm vẫn chiếm sóng với 506 mã, áp đảo hoàn toàn so với mã giảm. Giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt mức 15.484 tỷ đồng, giá trị giao dịch trên HOSE phiên hôm nay giảm so với phiên hôm trước, nhưng vẫn duy trì mức cao với 13.583 tỷ đồng.

  • Trên HOSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 270 tỷ đồng

  • Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4): Tiếp đà bán ròng hơn 270 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB, VNM

  • Phiên 4/4: Tự doanh CTCK tiếp tục mua ròng, VPB được “gom” mạnh 8 phiên liên tiếp

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. HoSE nhắc nhở loạt doanh nghiệp chậm nộp BCTC kiểm toán 2022, bao gồm Novaland, Vietnam Airlines, Hòa Bình…

  2. Nhiều “cá mập” đầu tư thua Index trong quý 1, Diamond ETF gây thất vọng với hiệu suất thấp bất ngờ

  3. Khoảng 40% doanh nghiệp niêm yết đặt mục tiêu lợi nhuận giảm hoặc lỗ năm 2023

  4. Kiểm toán vào cuộc, loạt “ông lớn” mất hàng trăm tỷ đồng lợi nhuận, lỗ chồng lỗ

  5. NĐT cá nhân và tổ chức trong nước bán ròng hơn 2.500 tỷ đồng trong tháng 3, cùng gom STB

_

  1. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: NHNN đang đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ

  2. Ngân hàng Nhà nước đã mua 4 tỷ USD trong quý 1/2023

  3. 33 doanh nghiệp BĐS chậm trả nợ trái phiếu có đòn bẩy tài chính gấp 9,5 lần

  4. UOB dự báo lãi suất tái cấp vốn có thể giảm thêm 0,5 điểm % vào quý II/2023

_

=> VIỆT NAM

  1. Xuất khẩu thủy sản đặt kỳ vọng tăng trưởng trong quý 2/2023

  2. Condotel và officetel sẽ được cấp ‘sổ đỏ’ nếu đủ điều kiện, hàng trăm nghìn nhà đầu tư vui mừng khôn siết

  3. Tháng 3 và quý 1/2023, tình hình kinh tế - xã hội cơ bản đạt được mục tiêu Trung ương, Quốc hội giao

  4. Vì sao các “đại bàng” Samsung, Foxconn, LG chọn phía Bắc làm “cứ điểm”?

  5. Đề xuất đầu tư hơn 94.000 tỷ đồng cho miền Tây: Dự án đường ven biển đi qua 7 tỉnh chiếm gần một nửa số vốn

  6. Hơn 81.000 căn nhà tại TP.HCM chưa được cấp ‘sổ hồng’

  7. Xuất khẩu gạo tháng 3 tăng mạnh cả về lượng và giá trị

  8. Bộ Tài chính không đồng ý giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

  9. Quý I/2023: Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh giảm tới 18,67%?

  10. Điện mặt trời Trung Nam lãi 251 tỷ đồng năm 2022, cứ 5 đồng vốn chủ đem về 1 đồng lợi nhuận

  11. 3 doanh nghiệp ở Đồng Nai cắt giảm hơn 2.000 lao động

  12. Vì sao xuất khẩu tôm cứ loay hoay ở 3 - 4 tỉ USD?

  13. Quảng Ngãi thu ngân sách quý I/2023: Đạt kết quả tích cực

  14. Bạc Liêu: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  15. Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM : TP.HCM sẽ có giải pháp “rã băng thị trường bất động sản”

  16. Nhóm ngành hàng 11 tỷ USD của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng âm trong tháng 3. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc và Nhật Bản được kỳ vọng sẽ bứt phá trong năm nay, nhưng doanh nghiệp vẫn đang “ngóng” đơn hàng.

  17. ‘Đại gia’ khu công nghiệp VSIP: Tổng tài sản cán mốc tỉ USD, lãi hơn 2.250 tỉ đồng trong năm 2022, lãi ròng vượt trội so với các ông lớn bất động sản khu công nghiệp đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, trong đó có thể kể tới: Becamex IDC (Mã CK: BCM), Kinh Bắc (Mã CK: KBC).

  18. Phú Mỹ Hưng tăng 40% lợi nhuận lên hơn 3.600 tỷ đồng trong năm 2022, nợ phải trả gần 1 tỷ USD với gần 9.000 tỷ trái phiếu

  19. Giá heo hơi ba miền đang dao động trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 3. Tuy nhiên, mức giá bán này vẫn đang thấp hơn giá thành.

  20. Bình Dương: Thông tin 8.000 doanh nghiệp ngưng hoạt động là thất thiệt

_

=> THẾ GIỚI

  1. Thị trường chứng khoán Châu Á diễn biến trái chiều, Châu Âu cũng y chang, không có gì nổi bật

  2. Dow Jones tăng hơn 300 điểm, Phố Wall khởi đầu tháng 4 tích cực

  3. Theo kết quả thăm dò của Reuters/Ipsos công bố ngày 3/4, khoảng 48% số người ủng hộ đảng Cộng hòa muốn ông Trump đại diện đảng này tranh cử “ghế nóng” tại Nhà Trắng. Tỷ lệ này tăng so với mức 44% trong cuộc thăm dò từ ngày 14-20/3.

  4. Trong khi đó, khoảng 19% số người được hỏi ủng hộ đối thủ nặng ký nhất của ông Trump là Thống đốc bang Florida Ron DeSantis, giảm mạnh từ mức 30% thăm dò trong tháng 3. Các đối thủ khác của ông Trump chỉ giành được tỷ lệ ủng hộ ở mức một con số.

  5. Lợi thế cảng công suất lớn của Trung Quốc khiến phương Tây khó rời xa

  6. Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore phát triển nhà ở xã hội ra sao?

  7. Ấn Độ: App cho vay tiền từ Trung Quốc đẩy nhiều nạn nhân đến bờ vực tự sát

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Dogecoin tăng 25% sau khi bất ngờ trở thành biểu tượng mới của Twitter

  2. Dữ liệu cho thấy cá voi tích lũy 150 triệu đô la ADA chỉ sau một tháng

  3. BTC giảm xuống dưới 275000 USD, thị trường sợ hãi sau tin đồn CZ bị Interpol truy nã

  4. Binance đánh mất 16% thị phần spot toàn cầu trong quý I/2023

  5. Do Kwon có thể bị kết án hơn 100 năm ở Hoa Kỳ, 40 năm ở Hàn Quốc với tám tội danh. Điều đáng nhắc lại là cựu CEO FTX, Sam Bankman-Fried cũng có thể bị án phạt tương tự, hoặc thậm chí có thể nặng hơn. Vì Sam đang có tới 13 tội danh khác nhau, và nếu bị kết án tất cả thì Sam có thể đối mặt với án tù hơn một thế kỷ.

  6. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua đứng tại gần 28.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã để thủng mốc 28.000 USD, trước khi bật lên trên 28.200 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Động thái của OPEC+ gây hại cho tăng trưởng toàn cầu

  2. Việc hạn chế sản lượng của OPEC+ khiến hầu hết các nhà phân tích đều nâng dự báo giá dầu Brent lên 100 USD/thùng vào cuối năm nay. Điều này có thể thúc đẩy các đợt tăng lãi suất mạnh hơn từ các ngân hàng trung ương và dần dần đẩy các nền kinh tế đến gần suy thoái hơn. Hoạt động sản xuất của Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 năm trong tháng 3/2023 và có thể giảm hơn nữa do tín dụng thắt chặt và chi phí đi vay tăng cao.

  3. Dòng chảy dầu thế giới sẽ thay đổi thế nào sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng?

  4. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,75 USD (+0,93%), lên 81,17 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,73 USD (+0,86%), lên 85,66 USD/thùng. (hôm qua 2 loại dầu tăng trên 6%)

_

  1. Phóng viên TTXVN tại Moskva dẫn báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga (BR) công bố đầu năm 2023 cho thấy lần đầu tiên đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc đã vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền được giao dịch nhiều nhất ở Nga

  2. Vàng tiếp tục tiệm cận ngưỡng 2.000 USD/ounce

  3. Đồng USD đang ở mức kháng cự thấp nhất 2 tháng sau khi dữ liệu ISM yếu

_

  1. Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 5%, do sản lượng tăng, dự báo thời tiết ôn hòa hơn và nhu cầu sưởi ấm thấp hơn so với dự kiến trước đó.

  2. Giá vàng tăng 1%, do đồng USD giảm khiến vàng trở thành tài sản trú ẩn an toàn hấp dẫn hơn sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng, dấy lên mối lo ngại lạm phát kéo dài và gây ra sự không chắc chắn về phản ứng của ngân hàng trung ương.

  3. Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm, khi các thương nhân lo ngại về sự can thiệp của chính phủ vào thị trường sau đợt phục hồi tuần trước.

  4. Giá đường trắng trên sàn London tăng lên mức cao nhất trong hơn 10 năm, được thúc đẩy bởi triển vọng sản lượng giảm và giá năng lượng tăng.

Vàng SJC 67.1 tr/lượng

USD 23,635 đồng

Bảng Anh 29,632 đồng

EUR 26,342 đồng

Nguồn: Thông Tô

Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4): Tiếp đà bán ròng hơn 270 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB, VNM

Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4) trên HOSE, khối ngoại ghi nhận giao dịch bán ròng hơn 270 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 6,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Kết phiên VN-Index đóng cửa ở mốc 1.078,45 điểm, giảm nhẹ 0,83 điểm, tương đương 0,08%. Thanh khoản giữ ở mức cao tương đương với phiên giao dịch hôm qua.

Tuy chấm dứt chuỗi tăng điểm liên tục nhưng nguyên nhân chính của việc điều chỉnh chủ yếu đến từ các cổ phiếu trụ VIC, VHM, VCB, độ rộng thị trường vẫn nghiêng về phe mua với gần 60% mã tăng điểm. Dòng tiền luân chuyển liên tục giữa các mã, ngoài các nhóm bất động sản, chứng khoán nối tiếp đà tăng phiên hôm trước thì nay nhóm thuỷ sản, bán lẻ, vận tải có phiên giao dịch tích cực.

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên sàn HOSE

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên HOSE, họ bán ròng hơn 270 tỷ đồng, tương đương với khối lượng hơn 6,1 triệu đơn vị cổ phiếu.

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu VPB của VPBank dẫn đầu bên mua với giá trị gom ròng hơn 44,2 tỷ đồng.

Theo sau là VIC được mua ròng gần 36,4 tỷ đồng và KBC (30,4 tỷ đồng). Nối tiếp, lực cầu còn được ghi nhận ở HCM (19,8 tỷ đồng), HPG (14,5 tỷ đồng), NLG (12,8 tỷ đồng), E1VFVN30 (8,5 tỷ đồng).

Danh mục top10 mã được mua ròng nhiều nhất trong phiên còn có sự góp mặt của những mã là EIB (7,7 tỷ đồng), HSG (6,8 tỷ đồng) và POW (6,4 tỷ đồng).

Tại chiều bán, cổ phiếu STB của Sacombank tiếp tục bị xả ròng mạnh nhất với quy mô gần 104 tỷ đồng.

Theo sau đó là VNM bị bán ròng gần 56,6 tỷ đồng, FUEVFVND (44,3 tỷ đồng). Nối tiếp, lực bán được ghi nhận ở những mã như VND (42,1 tỷ đồng), SSI (30,3 tỷ đồng), VCI (29 tỷ đồng), PNJ (23,8 tỷ đồng), GAS (21,5 tỷ đồng), DXG (20,1 tỷ đồng) và MSN (15,8 tỷ đồng).

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên sàn HNX

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên HNX, họ bán ròng gần 4,1 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 155.054 đơn vị cổ phiếu.

Ở chiều mua, nhóm này rót ròng gần 9,6 tỷ đồng mua gom cổ phiếu TNG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Kế tiếp là IDC (1,4 tỷ đồng) và các giao dịch tương tự dưới 1 tỷ đồng như EVS (717 triệu đồng), CEO (372 triệu đồng), PVI (137 triệu đồng), …

Chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng hơn 13 tỷ đồng ở cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Theo sau là SHS (1,2 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như PLC (670 triệu đồng), NVB (483 triệu đồng), CAP (203 triệu đồng), …

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên thị trường UPCoM

Giao dịch khối ngoại hôm nay trên UPCoM, họ bán ròng hơn 6,8 tỷ đồng, tương đương với khối lượng 187.191 đơn vị cổ phiếu.

Tại chiều mua, nhóm này giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như MML (451 triệu đồng), VTP (428 triệu đồng), PAT (411 triệu đồng), …

Tại chiều bán, nhóm nhà đầu tư ngoại bán ròng mạnh nhất hơn 5,9 tỷ đồng ở cổ phiếu VEA của Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam. Theo sau là QNS (1,9 tỷ đồng) và các giao dịch dưới 1 tỷ đồng ở các mã như CLX (434 triệu đồng), NTC (410 triệu đồng), MPC (168 triệu đồng), …

Nguồn bài viết: Giao dịch khối ngoại hôm nay (4/4): Tiếp đà bán ròng hơn 270 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm STB, VNM

Chứng khoán Mỹ chao đảo

Thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo trong phiên giao dịch ngày 4/4, khi các nhà giao dịch xem xét về ảnh hưởng của việc giá dầu tăng mạnh sau động thái giảm sản lượng của OPEC+.

Chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch không mấy tích cực trong ngày 4/4. Ảnh: The Economic Times.


Chứng khoán Mỹ đã có phiên giao dịch không mấy tích cực trong ngày 4/4. Ảnh: The Economic Times.

Cụ thể, khi kết phiên, chỉ số Dow Jones giảm 198,77 điểm - tương đương mức 0,59% - còn 33.402,38 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,58%, còn 4.100,6 điểm và chấm dứt 4 phiên tăng liên tiếp cùng với Dow Jones. Tương tự, chỉ số Nasdaq cũng giảm 0,52%, còn 12.126,33 điểm.

Theo trang tin CNBC, thị trường chứng khoán đã tụt mạnh sau báo cáo mới nhất về số lượng công việc cần tuyển dụng trong nền kinh tế.

Cụ thể, dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho biết số vị trí cần tuyển trong tháng 2 vừa qua đã giảm xuống dưới 10 triệu lần đầu tiên trong gần 2 năm - một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động thắt chặt đang bắt đầu suy yếu.

“Vẫn có tương đối nhiều việc làm nếu so với số người cần việc, nhưng thị trường luôn nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nhỏ nào theo hướng mà họ không kỳ vọng”, Chủ tịch Ed Yardeni của Yardeni Research giải thích.

Trên thực tế, trong khoảng thời gian trước đó, bất kỳ dấu hiệu nào của sự suy yếu trong nền kinh tế đều được giới đầu tư hào hứng đón nhận vì điều này sẽ củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chuyển sang một chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn.

Nhưng giờ đây, khi giá dầu có khả năng leo thang vì liên minh giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh (OPEC+) bất ngờ giảm sản lượng, thị trường nhận thấy lạm phát có thể sẽ dai dẳng ở mức cao và Fed buộc phải tiếp tục thắt chặt lãi suất. Triển vọng này đặt ra áp lực lớn đối với nền kinh tế đang có những dấu hiệu suy yếu và khiến nhà đầu tư cảm thấy lo ngại hơn.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tương đối vững vàng khi các chỉ số đều tăng điểm trong quý I năm nay, bất chấp lạm phát cao, khủng hoảng ngân hàng và lãi suất tăng.

Ông Julian Emanuel - Giám đốc Điều hành cấp cao của Evercore ISI - cho biết: “Thị trường chứng khoán đã rất kiên cường bất chấp việc bối cảnh kinh tế tiếp tục yếu đi, trong khi mọi vị thế phòng thủ sẵn có đều bị đảo ngược".

Ngoài ra, một bất ổn mới đã xuất hiện trong tuần này khi OPEC+ tuyên bố cắt giảm sản lượng 1,16 triệu thùng/ngày cho tới cuối năm. Trong phiên cùng ngày, giá dầu thô giao sau tại thị trường New York tăng mạnh nhất trong vòng một năm trở lại.

“Trong sự dịch chuyển mà thế giới đang trải qua để phát triển năng lượng xanh và sạch, OPEC+ thừa hiểu thị trường vẫn rất cần “vàng đen” nhưng sẽ đến lúc năng lượng hoá thạch mất đi sức hút”, chiến lược gia trưởng Quincy Krosby của LPL Financial cho biết.

“Vì vậy, các quốc gia chủ chốt của OPEC+ sẽ phải chuẩn bị cho tương lai bằng cách chi hàng nghìn tỷ USD để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và dịch chuyển nguồn thu chính khỏi dầu thô. Cho tới lúc đó, nhóm này sẽ kiểm soát giá dầu trực tiếp và mạnh mẽ hơn so với chúng ta nghĩ”, bà nói thêm.

Nguồn bài viết: Chứng khoán Mỹ chao đảo - Tài chính - Chứng khoán - ZINGNEWS.VN

Thị phần môi giới HoSE quý 1/2023: VPS giữ vững “ngôi vương” quý thứ 9 liên tiếp, SSI tăng tốc

Chứng khoán VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới trong quý 1/2023 với 15,67%.

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố thị phần giao dịch môi giới quý 1/2023 của 10 CTCK lớn nhất.

Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên HoSE trong quý đầu năm lần lượt là VPS, SSI, VNDirect, HSC, MAS, VCSC, MBS, TCBS, KIS, VCBS.

Theo công bố, Chứng khoán VPS tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm với thị phần quý 1 đạt 15,67%. Đây cũng là quý thứ 9 liên tiếp VPS đạt vị trí thị phần số 1 sàn HoSE, con số trong quý 1 này cao hơn mức 14,81% quý 4/2022 trước đây.

Trong khi đó, SSI và VND duy trì vị trí số 2 và số 3 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm. SSI có mức tăng mạnh về thị phần, từ 9,96% trong quý trước lên con số 11,53% tại quý 1/2023. Tuy nhiên, VND đã có sự sụt giảm nhẹ, từ 7,51% xuống còn 6,8% ghi nhận tại quý 1/2023.

Ngoài ra, thị phần trong quý 1 có sự đảo ngược vị trí của Chứng khoán Mirae Asset và Chứng khoán HSC. HSC đã “vượt mặt” MAS tiến lên vị trí thứ 4 với sự gia tăng về thị phần lên mức 6,32%; MAS lùi xuống đứng thứ 5 với 5,9%.

Đáng chú ý, top 10 thị phần giá trị giao dịch môi giới trên HoSE trong quý 4 có một chút thay đổi so với quý trước khi VDSC rời top “nhường” vị trí cho VCBS.

Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 5/4: Gom mạnh HPG, trở lại mua ròng gần 200 tỷ đồng

## Mặc dù giao dịch khối ngoại giảm mạnh mẽ, nhưng với tâm điểm gom mạnh cổ phiếu HPG, khối này đã trở lại trạng thái mua ròng gần 200 tỷ đồng trong phiên 5/4.

Trên sàn giao dịch HOSE, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài mua vào 33,21 triệu đơn vị, tổng giá trị 813,97 tỷ đồng, giảm 4% về khối lượng và 3,27% về giá trị so với phiên hôm qua (ngày 4/4).

Ở chiều ngược lại, khối bán ra 18,13 triệu đơn vị, giá trị 589,25 tỷ đồng, giảm 55,47% về khối lượng và 46,91% về giá trị so với phiên trước.

Như vậy, phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng 15,08 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 224,72 tỷ đồng; trong khi phiên trước đó bán ròng 6,12 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 268,51 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu HPG với khối lượng 3,46 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 73,29 tỷ đồng.

Tiếp theo đó là VHM được mua ròng 31,34 tỷ đồng (0,61 triệu đơn vị); CTG được mua ròng 30,91 tỷ đồng (hơn 1,04 triệu đơn vị); các mã NLG, VRE và HDB cùng được mua ròng hơn 27 tỷ đồng.

Trái lại, cổ phiếu ngân hàng STB tiếp tục bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khối lượng 1,01 triệu đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 26,75 tỷ đồng.

Đứng ở vị trí thứ 2 là VNM bị bán ròng 23,36 tỷ đồng, tương đương khối lượng 314.020 đơn vị.

Trên sàn giao dịch HNX, khối ngoại mua vào 141.820 đơn vị, giá trị 2,48 tỷ đồng, cùng giảm hơn 81% cả về lượng và giá trị so với phiên trước đó.

Ở chiều ngược lại, khối này bán ra 1,41 triệu đơn vị, giá trị đạt 31,79 tỷ đồng, tăng 56,49% về lượng và 81,14% về giá trị so với phiên trước đó.

Như vậy, khối ngoại đã bán ròng 1,27 triệu đơn vị, giá trị bán ròng đạt 29,31 tỷ đồng; tăng mạnh so với phiên trước đó chỉ bán ròng 155.060 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 4,09 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất SHS với khối lượng mua ròng đạt 22.600 đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 0,22 tỷ đồng.

Mặt khác, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất PVS với khối lượng 876.100 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt hơn 23,15 tỷ đồng. Tiếp theo là PLC bị bán ròng 124.000 đơn vị, giá trị bán ròng đạt 4,15 tỷ đồng.

Trên thị trường UPCoM, khối ngoại mua vào 182.620 đơn vị, giá trị 6,33 tỷ đồng, giảm 15,66% về khối lượng nhưng tăng 2,93% về giá trị so với phiên trước đó.

Ngược lại, khối này bán ra với khối lượng 392.300 đơn vị, giá trị 14,75 tỷ đồng, giảm 2,83% về lượng nhưng tăng 13,64% về giá trị so với phiên trước đó.

Do đó, phiên này khối ngoại đã bán ròng 209.680 đơn vị, giá trị bán ròng tương ứng đạt 8,42 tỷ đồng, tăng 12,02% về lượng và 23,28% về giá trị so với phiên trước đó.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PAT với giá trị đạt 1,71 tỷ đồng, tương đương khối lượng mua ròng đạt 18.300 đơn vị.

Đứng ở vị trí thứ 2 là CST được mua ròng 1,21 tỷ đồng (57.300 đơn vị).

Trong khi đó, khối này vẫn bán ròng mạnh nhất cổ phiếu VEA với khối lượng 100.200 đơn vị, giá trị 3,76 tỷ đồng. Tiếp theo là NTC bị bán ròng 2,76 tỷ đồng, các mã QNS, VTP, LTG đều bị bán ròng hơn 1 tỷ đồng.

Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 5/4, nhà đầu tư nước ngoài đã trở lại mua ròng 13,6 triệu đơn vị, giá trị mua ròng tương ứng đạt 186,99 tỷ đồng; trong khi phiên giao dịch hôm qua ngày 4/4 bán ròng 6,47 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng đạt 279,43 tỷ đồng.

Chứng khoán SSI dự trả cổ tức tiền mặt 10%, tăng vốn điều lệ lên lớn nhất thị trường

## Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niêm 2023 mới công bố, Chứng khoán SSI dự kiến trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt tỷ lệ 10% và chào bán tối đa 104 triệu cổ phần để tăng vốn điều lệ.

Chứng khoán SSI hiện có vốn hóa lớn nhất toàn ngành chứng khoán Việt Nam.

Theo kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022, CTCP Chứng khoán SSI (mã: SSI) dự kiến chi 1.501 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% mệnh giá, tức là nhà đầu tư sẽ nhận được 1.000 đồng trên mỗi cổ phần nắm giữ.

Kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2022 của SSI. (Nguồn: SSI).

Bên cạnh đó, để tăng cường năng lực tài chính cho công ty theo phương án sử dụng vốn, SSI dự kiến chào bán tối đa 104 triệu cổ phần với mức giá không thấp hơn 90% giá đóng cửa bình quân của 10 ngày giao dịch liên tiếp liền trước ngày Hội đồng Quản trị (HĐQT) quyết định phê duyệt phương án phát hành chi tiết. Đại hội đồng cổ đông ủy quyền cho HĐQT quyết định giá chào bán cụ thể đảm bảo theo nguyên tắc trên.

Dự kiến sau khi chào bán, Chứng khoán SSI sẽ sở hữu vốn điều lệ lớn nhất thị trường với hơn 16.000 tỷ đồng. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chiến lược và/hoặc nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. HĐQT được ủy quyền tìm kiếm, lựa chọn đối tượng chào bán phù hợp với tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư được mua cổ phần không được chuyển nhượng quyền mua. Cổ phần chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng ba năm đối với nhà đầu tư chiến lược và một năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán.

Việc chào bán không bị hạn chế trong trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thời gian dự kiến chào bán trong năm 2023 - 2024 hoặc thời hạn khác do HĐQT quyết định.

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/chung-khoan-ssi-du-tra-co-tuc-tien-mat-10-tang-von-dieu-le-len-lon-nhat-thi-truong-42202345164744428.htm

DCM: Dragon Capital bán 1.8 triệu cổ phiếu DCM

Sau khi mua vào giai đoạn cuối năm 2022, quỹ ngoại Dragon Capital bắt đầu bán ra cổ phiếu của CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (HOSE: DCM).

Cụ thể, ngày 03/04, thành viên của Dragon Capital là DC Developing Markets Strategies Public Limited Company bán ra 1.8 triệu cp DCM.

Qua đó, tổng tỷ lệ sở hữu của Dragon Capital giảm từ 33.2 triệu đơn vị (tỷ lệ 6.27%) xuống còn 31.4 triệu đơn vị (tỷ lệ 5.93%).

Diễn biến giá cổ phiếu DCM từ đầu năm 2022 đến cuối phiên 06/04/2023

Đóng cửa phiên giao dịch 03/04, thị giá cổ phiếu DCM dừng tại mức 24,050 đồng/cp, giảm 12% so với đầu năm 2023. Chiếu theo mức giá này, ước tính Dragon Capital có thể thu về hơn 43 tỷ đồng sau khi bán bớt cổ phiếu DCM.

Trước đó, Dragon Capital liên tục mua vào cổ phiếu DCM. Trong đó, quỹ ngoại này trở thành cổ đông lớn của DCM sau khi mua tổng cộng gần 1.2 triệu cp DCM trong phiên 11/11/2022. Đến ngày 30/11, Dragon Capital tiếp tục mua thêm 930,000 cp DCM, tăng sở hữu tại đây lên mức 6.1%, tương đương hơn 32.1 triệu đơn vị.

Cũng trong phiên 03/04, Dragon Capital đã bán ròng 979,600 cp của CTCP Đầu tư Thế giới Di động (HOSE: MWG). Trong đó, thành viên Amersham Industries Limited bán 1 triệu đơn vị, còn Hanoi Investments Holdings Limited mua 20,400 đơn vị.

Sau giao dịch, tổng sở hữu của Dragon Capital tại MWG giảm từ 117.2 triệu đơn vị (tỷ lệ 8.01%) xuống còn 116.2 triệu đơn vị (tỷ lệ 7.94%).

Diễn biến giá cổ phiếu MWG từ đầu năm 2022 đến cuối phiên 06/04/2023

Cuối phiên 03/04, giá cổ phiếu MWG dừng tại mức 39,000 đồng/cp, giảm 10% so với đầu năm 2023. Tạm tính theo mức giá này, số tiền mà Dragon Capital có thể thu về hơn 38 tỷ đồng.

https://fili.vn/2023/04/dragon-capital-ban-18-trieu-cp-dcm-739-1057294.htm

1 Likes

Cổ phiếu SHS được giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 7/4

(ĐTCK) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố danh sách 77 mã chứng khoán không đáp ứng đủ điều kiện giao dịch ký quỹ quý II/2023.

Trong đó, cổ phiếu SHS của Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội không còn nằm trong danh sách này và được phép giao dịch ký quỹ kể từ ngày 7/4.

Cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội được giao dịch ký quỹ trở lại khi công ty công bố báo cáo tài chính năm 2022 với lợi nhuận dương.

Như vậy, nhà đầu tư sẽ được sử dụng hạn mức tín dụng (đòn bẩy tài chính - margin) do công ty chứng khoán môi giới cấp để mua mã cổ phiếu SHS. Theo báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm công bố mới đây, SHS có lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 162 tỷ đồng.

Trước đó, ngày 23/8/2022, SHS không được phép giao dịch ký quỹ do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 tại báo cáo tài chính bán niên được kiểm toán soát xét âm.

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 6/4, cổ phiếu SHS đứng tại mức giá 9.300 đồng/CP.

Nguồn: Cổ phiếu SHS được giao dịch ký quỹ trở lại từ ngày 7/4 | Tin nhanh chứng khoán

Sau tin này SHS cũng vừa được AI báo khuyến nghị mua tại giá 9.40, target tới 10.30 :smiley: Dòng tiền (cột màu vàng) đã và đang vào mạnh, cùng với đó điểm rating của AI cũng tăng vọt trở lại. Chi tiết tại: XWealth

Hi @DATX_AITrading :)) chào mừng bác đến với pic

Hi bác :smiley: Em thấy bác update thông tin nhanh quá nên vào góp vui :grin:

1 Likes

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2023, gấp gần 6 lần năm ngoái

Với giả định thị trường đã tạo đáy trung, dài hạn vào giữa tháng 11/2022, tuy nhiên sẽ không thể bùng nổ trong năm 2023 mà chủ yếu là phục hồi và tích luỹ lại, SHS dự kiến VN-Index sẽ biến động trong vùng 900 – 1.200 điểm, tối đa có thể đạt được 1.250 điểm.

Chứng khoán SHS đặt mục tiêu lãi gấp 5,6 lần so với năm 2022

Theo tài liệu họp đại hội đồng cổ đông năm 2023 mới công bố, CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã: SHS) đặt chỉ tiêu doanh thu năm nay đạt 1.942,2 tỷ đồng, tăng 25,5% so với thực hiện năm 2022. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.103,4 tỷ đồng, gấp 5,6 lần. Năm 2022, công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu 1.547,7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 197,3 tỷ đồng, thực hiện lần lượt 45,1% và 9,7% kế hoạch đề ra.

Kế hoạch kinh doanh của Chứng khoán SHS. (Nguồn: SHS).

Về phương án chia cổ tức năm 2022, SHS sẽ trình đại hội cổ đông phương án không thực hiện chia cổ tức để phục vụ các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2023, theo đó toàn bộ lợi nhuận còn lại tính đến thời điểm 31/12/2022 sau khi trích lập các quỹ sẽ được giữ lại.

Chứng khoán SHS dự kiến VN-Index biến động trong vùng 900 – 1.200 điểm, tối đa 1.250 điểm

Nhận định về bối cảnh thị trường năm 2023, trên cơ sở những thay đổi tích cực tuy còn chậm nhưng chắc chắn vào những tháng cuối năm 2022, SHS nhìn nhận với niềm tin kinh tế Việt Nam sẽ phát triển nhờ những chính sách mở cửa linh hoạt của Chính phủ, SHS kỳ vọng năm 2023 thị trường sẽ chuyển mình tích cực để đem lại những cơ hội mới với nhiều lợi nhuận và ít rủi ro hơn.

Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng phát triển theo hướng hình thành được một mặt bằng giá mới và đi vào quá trình tích luỹ với ngưỡng hỗ trợ vào quanh vùng 950 điểm và ngưỡng trên khoảng 1.050 – 1.100 điểm. Chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế trong dài hạn.

Với giả định thị trường đã tạo đáy trung, dài hạn vào giữa tháng 11/2022, tuy nhiên sẽ không thể bùng nổ trong năm 2023 mà chủ yếu là phục hồi và tích luỹ lại, VN-Index dự kiến sẽ biến động trong vùng 900 – 1.200 điểm, tối đa có thể đạt được 1.250 điểm.

Tuy nhiên rủi ro bất thường có thể xuất hiện nếu thị trường trái phiếu đổ vỡ do các doanh nghiệp không trả được nợ trái phiếu đến hạn. Trong trường hợp này thị trường chứng khoán sẽ có thêm những đợt downtrend bất thường và có thể giảm qua vùng đáy tháng 11/2022.

Kịch bản thị trường của Chứng khoán SHS. (Nguồn: SHS).

Về danh mục tự doanh của công ty, theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán mới công bố, tại thời điểm 31/12/2022, các tài sản tài chính FVTPL của SHS tăng gần hai lần từ 2.202 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 4.099 tỷ đồng. Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) tăng 3,8 lần lên 675 tỷ đồng.

Chi tiết về danh mục trái phiếu, tại thời điểm cuối năm 2022, SHS đang nắm giữ 358 tỷ đồng trái phiếu CTCP Bamboo Capital, 306 tỷ đồng trái phiếu CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải, 240 tỷ đồng trái phiếu CTCP Neo Floor, 203 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng TMCP Bắc Á, 200 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt,…

Về danh mục cổ phiếu, SHS đầu tư nhiều nhất vào cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) với tổng giá trị đầu tư 421 tỷ đồng (đang ghi nhận lãi 18%, tương đương 76 tỷ đồng), tiếp đến là cổ phiếu của CTCP Tôn Đông Á (200 tỷ đồng),…

https://dongvon.doanhnhanvn.vn/chung-khoan-sai-gon-ha-noi-shs-muc-tieu-lai-nghin-ty-nam-2023-gap-gan-6-lan-nam-ngoai-42202347114121383.htm

HAG: Kế hoạch lợi nhuận 2023 tăng nhẹ lên 1.130 tỷ đồng, nằm im chờ thời

Trong tài liệu trình sắp tới không có chương trình phát hành tăng vốn. Theo đó, năm 2023 HAGL dự kiến chưa tăng quy mô, duy trì quy mô 7.000ha chuối và 10 cụm chuồng trại với công suất 600.000 con heo thịt/năm.

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến trình thông qua kế hoạch doanh thu 5.120 tỷ đồng, LNST 1.130 tỷ đồng - tăng nhẹ so với năm 2022.

Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh tình hình còn nhiều khó khăn, đặc biệt ngành heo khi giá heo trên thị trường còn neo ở giá thấp. Trong chia sẻ gần nhất, đại diện HAGL xác định năm 2023 nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu chuối, mảng heo sẽ không kỳ vọng có lợi nhuận trong năm nay.

Trong tài liệu trình sắp tới không có chương trình phát hành tăng vốn. Theo đó, năm 2023 HAGL dự kiến chưa tăng quy mô, duy trì quy mô 7.000ha chuối và 10 cụm chuồng trại với công suất 600.000 con heo thịt/năm.

Năm 2022, Công ty ghi nhận doanh thu 5.111 tỷ đồng, LNST 1.125 tỷ đồng. Tính đến thời điểm 31/12/2022, Công ty còn lỗ luỹ kế 3.341 tỷ đồng. Do đó, năm 2022 và 2023 HAGL sẽ không chia cổ tức.

Tại BCTC kiểm toán 2022, lỗ luỹ kế cùng tình trạng nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn.

Nói về điều này, HAGL cho biết sang năm 2023, doanh thu từ trái cây và heo tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu và đem lại nguồn thu chính cho Tập đoàn. Tại ngày lập BCTC hợp nhất, Tập đoàn đã lên kế hoạch cho 12 tháng tiếp theo bao gồm dòng tiền dự kiến sẽ được tạo ra từ việc thanh lý các khoản đầu tư tài chính, thu hồi nợ từ các đối tác và dòng tiền tạo ra từ các dự án đang triển khai. Tập đoàn cũng đã đang trong quá trình làm việc với các bên cho vay và việc điều chỉnh các điều khoản đã bị vi phạm của các hợp đồng vay có liên quan. Do đó, Tập đoàn có thể hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn và tiếp tục hoạt động trong kỳ kế toán tiếp theo. Dựa trên các cơ sở này, Ban Tổng Giám đốc tiến hành lập BCTC trên cơ sở đáp ứng giả định hoạt động liên tục.

Điểm qua một số giao dịch đáng chú ý với các bên liên quan, HAGL năm qua:

  • Cho vay 20 tỷ với Chăn nuôi Gia Lai;

  • Cho vay hơn 20 tỷ và bảo lãnh khoản vay 300 tỷ đồng với Gia súc Lơ Pang. Trong đó, Lơ Pang đã chính thức trở thành công ty con của HAGL từ ngày 31/3/2022.

Lơ Pang là công ty được thành lập hồi tháng 6/2020, hoạt động chính là chăn nuôi và trồng cây ăn trái. Việc sáp nhập Lơ Pang và một công ty cùng ngành khác là Chăn nuôi Gia Lai đã được ĐHĐCĐ năm 2021 của HAGL thông qua. Trong đó, Lơ Pang hoạt động song song với Chăn nuôi Gia Lai, nếu Chăn nuôi Gia Lai là phía đông thì Gia súc Lơ Pang là đảm nhận phía Nam.

  • Tại Hưng Thắng Lợi Gia Lai, HAGL đang cho vay 859,5 tỷ đồng, bảo lãnh 2 khoản vay với tổng giá trị 900 tỷ đồng.

Cuối cùng là HAGL Agrico (HNG), năm qua phía HNG đã trả cho HAGL hơn 600 tỷ, dư nợ còn lại vào khoảng 1.500 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ Chứng khoán Nhất Việt: Mục tiêu tăng vốn lên 2.400 tỷ đồng, chuyển niêm yết sang HOSE

## Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VietFirst, UPCoM: VFS) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 với nhiều kế hoạch quan trọng được trình tới các cổ đông, và đều được chấp thuận thông qua.

ĐHĐCĐ Chứng khoán Nhất Việt: Mục tiêu tăng vốn lên 2.400 tỷ đồng, chuyển niêm yết sang HOSE
Về kế hoạch kinh doanh, năm 2023, Chứng khoán Nhất Việt đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến lần lượt đạt 230 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, tăng 35% và 27% so với năm 2022.

Theo đó, Chứng khoán Nhất Việt sẽ triển khai phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ và phát hành cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1:1 (tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu mới) trong năm nay, hướng đến mục tiêu tăng vốn điều lệ gấp 3 lần, lên mức 2.400 tỷ đồng.

Nguồn vốn tăng thêm được công ty dự kiến phục vụ cho hoạt động tự doanh chứng khoán và cho vay ký quỹ.

Bên cạnh đó, Chứng khoán Nhất Việt đặt mục tiêu chuyển niêm yết cổ phiếu VFS sang sàn HOSE hoặc HNX. Việc chuyển sàn đăng kí niêm yết cổ phiếu giúp công ty nâng cao vị thế và có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư hơn.

Với việc tăng vốn này, Chứng khoán Nhất Việt sẽ lọt top 20 các công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất trên thị trường chứng khoán và hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển bền vững của công ty trong những năm tới.

Về kế hoạch kinh doanh, năm 2023, Chứng khoán Nhất Việt đặt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận sau thuế dự kiến lần lượt đạt 230 tỷ đồng và 80 tỷ đồng, tăng 35% và 27% so với năm 2022.

Trong đó, các mảng Môi giới chứng khoán và dịch vụ tài chính được chú trọng phát triển với doanh thu tăng trưởng dự kiến lần lượt 73% và 65% trong năm 2023. Ngoài ra, VFS cũng có kế hoạch triển khai thêm mảng sản phẩm phái sinh để đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp đến nhà đầu tư, góp phần thu hút thêm khách hàng.

Nhìn lại năm 2022, trong bối cảnh trường chứng khoán đi xuống gây ra sự khó khăn cho cả ngành, Chứng khoán Nhất Việt vẫn gặt hái thành công nhất định. Cụ thể, công ty ghi nhận doanh thu tăng trưởng gần 26% so với năm 2021 đạt 170 tỷ đồng và vượt 12% so với kế hoạch năm 2022.

Động lực chính đến từ mảng môi giới và dịch vụ tài chính với sự tăng trưởng lần lượt là 49% và 48% so với cùng kỳ.

Việc hàng loạt chi phí gia tăng khiến lợi nhuận sau thuế của Chứng khoán Nhất Việt chỉ đạt gần 63 tỷ đồng, giảm 30% so với năm 2021. Tuy nhiên, đó vẫn được đánh giá là kết quả kinh doanh khả quan nếu đặt cạnh các đối thủ cùng phân khúc khác.

‘Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng’

## Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền trước ngày 15/4/2023 để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất năm 2023 (trong đó nghiên cứu, đề xuất cả việc giảm thuế giá trị gia tăng).

(Ảnh minh họa: H.H).

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 50 sau khi diễn ra Hội nghị Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023.

Tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư, giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát. Xây dựng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/4/2023 về phương án tổng thể điều hành chính sách tài khóa trong tình hình hiện nay.

Bộ này cũng được giao trình cấp có thẩm quyền trước ngày 15/4/2023 để xem xét, thực hiện các giải pháp về miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất áp dụng cho năm 2023 (trong đó nghiên cứu, đề xuất cả việc giảm thuế giá trị gia tăng).

Hoàn thiện phương án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách nhà nước năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ.

Bộ Tài chính có trách nhiệm khẩn trương xử lý giải quyết vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp; sớm sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp để đưa chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, theo dõi, đánh giá Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 5/3/2023 của Chính phủ và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh mới trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp để xử lý phù hợp, hiệu quả các vấn đề tồn tại, hạn chế hiện nay theo quy định pháp luật.

Trước đó, Bộ Tài chính đã hoàn thiện và gửi Bộ Tư pháp thẩm định Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2023. Dự kiến tổng số thuế và tiền thuê đất được gia hạn khoảng trên 100.000 tỷ đồng.

Theo dự thảo Nghị định, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế GTGT phát sinh phải nộp của kỳ tính thuế từ tháng 1 đến tháng 6/2023 (đối với trường hợp kê khai thuế GTGT theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II/2023 (đối với trường hợp kê khai thuế GTGT theo quý).

Đánh giá về tác động của việc gia hạn thời hạn nộp thuế, đại diện Bộ Tài chính cho biết: Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT theo phương án trên: Tổng số thuế GTGT gia hạn từ tháng 1 đến tháng 6/2023 và quý I, quý II/2023 là khoảng 64.000 - 65.000 tỷ đồng; tổng số thuế gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN tạm nộp quý I, quý II của kỳ tính thuế TNDN năm 2023, ước tính khoảng 42.800 - 43.600 tỷ đồng; tổng số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 272 tỷ đồng.

Tuy nhiên, số thu NSNN năm 2023 không giảm do số thuế được gia hạn, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 31/12/2023.

Tương tự, dự kiến số tiền thuê đất, thuê mặt nước được gia hạn khoảng 3.500 tỷ đồng, nhưng số thu NSNN của năm 2023 không giảm do doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện nộp vào NSNN trước ngày 30/11/2023.

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/bo-tai-chinh-nghien-cuu-de-xuat-giam-thue-gia-tri-gia-tang-42202349161441294.htm

MWG: Bách Hóa Xanh muốn trở thành nơi “tám chuyện” của các bà nội trợ

Bách Hoá Xanh theo ông Tài cũng cần thời gian để cắt đứt sự “thân quen” đó, do nhiều bà nội trợ đi chợ về quen nhau, ra tám với nhau. MWG muốn Bách Hoá Xanh trở thành điểm đến của bà nội trợ.

Đó là ví dụ của ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) – khi nói về kế hoạch Bách Hoá Xanh năm nay. Cụ thể, Bách Hoá Xanh sau 1 năm tái cấu trúc, có Giám đốc điều hành mới đang hướng đến mục tiêu là điểm đến của các bà nội trợ dưới hình thức cửa hàng, song song là trang TMĐT số 1 Việt Nam.

Khá tham vọng cho một năm đầy thử thách như 2023.

Về Bách Hoá Xanh, theo ông Tài hiện khách hàng hôm nay trở lại có thể hoàn toàn hài lòng về sản phẩm, chất lượng dich vụ, cách trưng bày. Trong đó, với nhóm ngành hàng khô như thực phẩm đóng gói, dầu gội đầu thì Bách Hoá Xanh tự tin “ăn đứt” các đối thủ.

Công ty cũng đang cải thiện nhóm hàng tươi gồm rau củ quả, trái cây, thịt, cá…: Đây sẽ là điểm mấu chốt thu hút các bà nội trợ.

Bách Hoá Xanh cần thời gian để cắt đứt sự “thân quen” giữa các bà nội trợ với nhau

“Thị trường này có 4 mô hình, tuỳ thuộc vào tính chất của từng đất nước. Ví dụ ở nước có đường xá rộng, dân đi xe hơi nhiều thì mô hình lớn (5.000m2 trở lên) chiếm ưu thế. Còn ở nước chật chội, xe gắn máy nhiều, kẹt xe thường xuyên như Việt Nam, Indonesia… thì mô hình nhỏ lợi thế hơn.

Còn về ngành hàng thì có hàng tươi và hàng khô. Hiện, Bách Hoá Xanh muốn đẩy mạnh nhóm hàng tươi để làm sao phải tốt hơn ở chợ.

Cá nhân tôi đã trải nghiệm mua cam ở Bách Hoá Xanh 13.000 VND/kg nhiều nước, to hơn so với cam tôi mua ở chợ với giá 15.000 VND/kg. Dù tôi đồng ý 15.000 VND/kg là quá rẻ rồi.

Còn thịt, thì Bách Hoá Xanh chắc chắn là nơi bán sạch nhất, vì hầu hết thịt lấy từ hãng Thái là C.P và giá thì không cao hơn ở chợ nhiều.

Với sản phẩm tôm chúng tôi cũng cam kết tươi nhất, vì lúc chúng tôi lấy hàng là còn sống và nó chết đi lúc vận chuyển (việc gắn oxy cho tôm trong quá trình chở thì quá đắt). Ở Bách Hoá Xanh độ tươi ổn định, còn ở chợ thì hên xui (lúc tươi hơn lúc không tươi)”, ông Tài nói.

Tuy nhiên, Bách Hoá Xanh vẫn chưa thể thu hút được đối tượng là các bà nội trợ. Công ty đã từng đặt câu hỏi “Bạn có vấn đề gì với Bách Hoá Xanh không?” thì bà nội trợ nói không. Nhưng khi hỏi “Tại sao ra chợ?” thì bà ấy bảo “tôi quen rồi”.

Nên, Bách Hoá Xanh theo ông Tài cần thời gian để cắt đứt sự “thân quen” đó, do nhiều bà nội trợ đi chợ về quen nhau, ra tám với nhau. MWG muốn Bách Hoá Xanh trở thành điểm đến của bà nội trợ.

Ngoài ra, với chiến lược lôi kéo khách từ siêu thị, ông Tài tự tin nếu Bách Hóa Xanh tiếp tục làm tốt hơn ở mọi thứ như rau tươi hơn, trái cây đa dạng hơn, giá cạnh tranh hơn, hàng FMCG nhiều khuyến mại hơn, phong phú hơn thì chắc chắn những người đang đi siêu thị mua sẽ thay đổi thói quen mua sắm. Đặc biệt với những người đi siêu thị chỉ mua khoảng 200.000-300.000 đồng, Bách Hóa Xanh hoàn toàn có thể phục vụ được một cách bài bản và thậm chí là tính ra giỏ hàng đó có thể hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.

“Nếu cuối tuần bạn “ế” quá không có gì làm và phải đến siêu thị”, thì đây không phải khách hàng của Bách Hoá Xanh

“Còn với khách hàng nếu cuối tuần “ế” quá không biết làm gì, có thể đến siêu thị vì nó rộng và có nhiều thứ để bạn làm hơn”, ông Tài nói. Tương tự, nhóm khách hàng siêu thị có giá trị giỏ hàng lên đến cả triệu đồng thì Bách Hoá Xanh cũng chưa đáp ứng được, do danh mục hiện tại còn giới hạn với 3.000 SKUs.

Ngoài ra, so với Bách Hoá Xanh, siêu thị mạnh hơn về việc quản trị hàng tồn kho. Đây cũng là điểm Bách Hoá Xanh hướng tới cải thiện trong năm 2023.

Tại Đại hội lần này, ông Tài cũng ra mắt tân Giám đốc Bách Hoá Xanh là ông Phạm Văn Trọng. Nhận vai trò mới, ông Trọng cam kết sẽ không nhận lương cho đến khi có kết quả. Cam kết cho năm 2023 của Bách Hóa Xanh đáng chú ý với việc tuyên bố hoà vốn vào năm 2023, phát triển trang TMĐT thành số 1 Việt Nam, đưa Bách Hoá Xanh thành điểm đến của bà nội trợ…

Như vậy, 2023 là một năm dự nhiều thử thách cho ông Trọng khi tính đến cuối năm 2022, Bách Hoá Xanh lỗ kỷ lục với 2.961 tỷ đồng. Tương ứng, MWG đang “gánh” số lỗ luỹ kế 7.395 tỷ đồng với chuỗi bách hoá này.

Trước khi ngồi ghế nóng, ông Trọng là người xem xét lại toàn bộ hệ thống Bách Hoá Xanh, đảm nhận khâu quan trọng nhất chính là cầu nối giữa bên mua hàng và đội siêu thị.

Cuối cùng, trả lời cổ đông về việc bán vốn, ông Tài nhấn mạnh đến nay Bách Hoá Xanh chỉ đang thực hiện phát hành riêng lẻ, không phải IPO. Do tính chất bảo mật, MWG từ chối chia sẻ chi tiết về vấn đề này.

Quỹ ETF gần 19 ngàn tỷ đồng sẽ mua hơn 16 triệu cp NLG trong đợt cơ cấu tháng 4?

Theo CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) dự báo hai quỹ ETF bám theo chỉ số VN-Diamond sẽ mua gần 13 triệu cp GMD và 16 triệu NLG, đồng thời bán 15 triệu cp MSB, 14 triệu cp ACB và gần 6 triệu cp EIB trong đợt review tháng 4/2023.

Ngày 17/04/2023, HOSE sẽ công bố danh mục các cổ phiếu thuộc bộ chỉ số VN-Diamond Index đồng thời sẽ có hiệu lực từ ngày 04/05/2023 do ngày 01/05-03/05 thị trường đóng cửa khi bước vào kỳ nghỉ lễ.

BSC dự báo chỉ số VN-Diamond Index sẽ không thêm mới cổ phiếu nào đồng thời sẽ loại bỏ cổ phiếu EIB.

Hiện tại có hai quỹ ETF đang tham chiếu theo chỉ số VN-Diamond và giao dịch tại HOSE bao gồm: FUEVFVNDFUEMAVND với tổng tài sản ước tính khoảng 18,704 tỷ đồng trong đó ETF FUEVFVND có quy mô lớn nhất với giá trị 18,653 tỷ đồng;

Dựa trên giả định về kết quả như trên, BSC dự báo hai quỹ ETF bám theo chỉ số VN-Diamond sẽ mua gần 13 triệu cp GMD và 16 triệu NLG, đồng thời bán 15 triệu cp MSB, 14 triệu cp ACB và gần 6 triệu cp EIB.

Cụ thể danh mục dự báo như sau:

Nguồn bài viết: Quỹ ETF gần 19 ngàn tỷ đồng sẽ mua hơn 16 triệu cp NLG trong đợt cơ cấu tháng 4? | Fili

1 Likes

Tỷ phú Warren Buffet bơm tiền vào loạt doanh nghiệp Nhật Bản

Công ty của tỷ phú Warren Buffet sẽ là tổ chức nước ngoài đầu tiên bán trái phiếu bằng đồng yên dưới thời thống đốc mới của ngân hàng trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda.

Cổ phiếu của các tập đoàn thương mại Nhật Bản đã tăng trong phiên giao dịch chiều 11/4 sau khi nhà tiên tri xứ Omaha Warren Buffett cho biết, ông có kế hoạch tăng cổ phần của mình tại các tập đoàn này, tờ Nikkei Asia đưa tin.

Cổ phiếu của Mitsubishi tăng 2,7%, Mitsui tăng 2,6%, Itochu tăng 2,5% và Marubeni tăng 3,7% và Sumitomo tăng 2,7% trong phiên giao dịch buổi chiều tại Nhật Bản.

Đây là 5 tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản, chuyên nhập khẩu nhiều mặt hàng, từ năng lượng, kim loại đến thực phẩm và dệt may, đồng thời cung cấp nhiều loại dịch vụ cho các nhà sản xuất.

Vị chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway dự định gặp gỡ các công ty này vào cuối tuần để thảo luận về hoạt động kinh doanh cũng như sự hỗ trợ của Berkshire Hathaway, theo Nikkei Asia.

Tỷ phú Warren Buffet chi hơn 6 tỷ USD mua cổ phần của 5 tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản vào năm 2020 nhân dịp sinh nhật lần thứ 90 của ông. Ảnh: Yahoo News

Năm 2020, Berkshire Hathaway gây bất ngờ cho thị trường Nhật Bản khi mua hơn 5% cổ phần của 5 tập đoàn trên với giá khoảng 6,25 tỷ USD. 2 năm sau đó, Berkshire Hathaway đã tăng số cổ phần này lên hơn 6% tại mỗi tập đoàn.

Hồ sơ công bố vào tháng 11 cho thấy, số cổ phần của Berkshire Hathaway ở mức 6,6% tại Mitsubishi, 6,6% tại Mitsui, 6,2% tại Itochu, 6,8% tại Marubeni và 6,6% tại Sumitomo.

Số cổ phần tại Itochu đã tăng lên thành 7,4%, vị tỷ phú tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia hôm 11/4.

Berkshire Hathaway có trụ sở tại Omaha, Nebraska, Mỹ, đã bắt đầu bán trái phiếu bằng đồng yên lần đầu tiên vào năm 2019. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những công ty nước ngoài lớn nhất phát hành trái phiếu bằng đồng yên, theo dữ liệu của Bloomberg.

Theo Nikkei Asia, Berkshire Hathaway đang chuẩn bị phát hành một trái phiếu bằng đồng yên khác. Công ty Mỹ sẽ định giá trái phiếu ngay trong tuần này.

Đây sẽ là đợt phát hành trái phiếu bằng đồng yên đầu tiên của một tổ chức nước ngoài kể từ khi thống đốc Kazuo Ueda tiếp quản ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm 9/4.

Số tiền thu được từ đợt chào bán sẽ được sử dụng cho các mục đích chung của công ty, chẳng hạn như thanh toán một số khoản nợ đang tồn đọng.

Nguyễn Tuyết (Theo CNBC, Bloomberg)

Dự án khu dân cư “khủng” ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên

Thanh tra đã chỉ ra hàng loạt sai phạm về đất đai, xây dựng trong vụ hơn 500 biệt thự, nhà liên kế mọc lên trái phép.

Ngày 12-4, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký kết luận Thanh tra dự án khu dân cư Tân Thịnh (xã Đồi 61, huyện Trảng Bom).

Dự án này là một trong những vụ việc được bổ sung vào diện theo dõi, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cuộc họp tháng 11-2022.

Dự án khu dân cư khủng ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên - Ảnh 1.

Dự án khu dân cư Tân Thịnh

Theo kết luận, thời điểm thanh tra, Công ty cổ phần Đầu tư LDG (Công ty LDG) chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chưa được cấp giấy phép xây dựng để thực hiện đầu tư dự án.

Tuy nhiên, phía công ty đã tổ chức thi công 680 căn nhà, trong đó 198 căn biệt thự. Có 290 căn nhà liên kế đã thi công xong, 192 căn nhà liên kế đang thi công dang dở.

Phía Công ty cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc bán nhà với 60 khách hàng với số tiền hơn 132 tỉ đồng. Các khách hàng đã thanh toán cho công ty từ 25% đến 95% giá trị hợp đồng, có 7 hộ chuyển đến sinh sống. Trong khi đó, dự này chưa đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật và kinh doanh bất động sản.

Liên quan việc để một công trình “khủng” trái phép, kết luận thanh tra chỉ rõ trách nhiệm của hàng loạt tổ chức, cá nhân liên quan và kiến nghị hình thức xử lý.

Dự án khu dân cư khủng ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên - Ảnh 2.

Hàng loạt cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã liên quan sai phạm

Trong đó, hành vi của ông Hoàng Văn Dung, nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai, ký xác nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị đề nghị chuyển cơ quan điều tra làm rõ dấu hiệu tội hình sự.

Cụ thể, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai xác nhận với nội dung “Chuyển nhượng cho Công ty cổ phần đầu tư LDG” diện tích 16.094m2, trong đó có 12.889m2 đất trồng lúa khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp thực hiện dự án là không đúng theo quy định khoản 1, Điều 193, Luật Đất đai năm 2013.

Hành vi này có dấu hiệu tội phạm theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Trách nhiệm thuộc về Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh, nguyên lãnh đạo đơn vị này và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Công ty LDG đã tổ chức thi công trái phép 680 căn nhà

Kết luận Thanh tra xác định hơn 20 cá nhân khác liên quan đến sai phạm được xác định gồm: Giám đốc và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai thời kỳ Công ty LDG thực hiện dự án; lãnh đạo UBND huyện Trảng Bom; lãnh đạo, chuyên viên Phòng Tài nguyên-Môi trường huyện Trảng Bom; Trung tâm phát triển quỹ đất huyện; 4 chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã Đồi 61 và các công chức địa chính xã; 2 cá nhân Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh tham gia kiểm tra lập, sửa biên biên bản xác nhận không đúng thực tế.

Bên cạnh đó, 13 tổ chức liên quan đến sai phạm cũng được chỉ rõ. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu tổ chức, kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, có hình thức xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân thiếu sót, sai phạm.

Đối với công ty LDG, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị báo cáo tình hình thực hiện dự án gửi cơ quan quản lý nhà nước và chấp hành nghiêm việc xử lý sai phạm; không được thực hiện các giao dịch mua bán, đến khi hoàn thành các thủ tục.

Nguồn bài viết: Dự án khu dân cư "khủng" ở Đồng Nai: Nhiều cán bộ cấp tỉnh, huyện bị gọi tên - Báo Người lao động

1 Likes

Fed dự đoán cuộc khủng hoảng ngân hàng sẽ gây ra suy thoái trong năm nay

## Hôm thứ Tư (12/4), biên bản cuộc họp tháng 3 của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) được công bố, cho thấy hậu quả của cuộc khủng hoảng ngân hàng có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái vào cuối năm nay.

Biên bản cuộc họp tháng 3 bao gồm phần trình bày của các quan chức về những hậu quả tiềm tàng từ sự thất bại của Silicon Valley Bank (SVB) và những xáo trộn khác trong lĩnh vực tài chính bắt đầu vào đầu tháng 3.

Mặc dù Phó chủ tịch Giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Michael Barr cho rằng ngành ngân hàng đang “lành mạnh và kiên cường”, nhưng theo các nhà kinh tế học thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng.

“Dựa trên đánh giá của họ về tác động kinh tế tiềm ẩn của những phát triển gần đây của ngành ngân hàng, dự đoán của các quan chức tại thời điểm diễn ra cuộc họp tháng 3 bao gồm một cuộc suy thoái nhẹ bắt đầu vào cuối năm nay và phục hồi trong hai năm tiếp theo”, biên bản tóm tắt cuộc họp cho biết.

Các dự đoán sau cuộc họp chỉ ra rằng, các quan chức Fed dự kiến ​​tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội chỉ 0,4% cho cả năm 2023. Fed Atlanta cho biết, mức tăng trưởng GDP quý I đạt khoảng 2,2%, điều đó có thể cho thấy sự sụt giảm vào cuối năm.

Cuộc khủng hoảng đó đã gây ra một số suy đoán rằng Fed có thể giữ nguyên lãi suất, nhưng các quan chức nhấn mạnh rằng, cần phải làm nhiều hơn nữa để chế ngự lạm phát.

Các quan chức Fed trong cuộc họp tháng 3 đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và đưa lãi suất lên phạm vi mục tiêu là 4,75% - 5%, mức cao nhất kể từ cuối năm 2007.

Việc tăng lãi suất diễn ra chưa đầy hai tuần sau khi SVB sụp đổ. Sự thất bại của SVB và hai ngân hàng khác đã thúc đẩy Fed tạo ra các cơ sở cho vay khẩn cấp để đảm bảo các ngân hàng có thể tiếp tục hoạt động trơn tru.

Biên bản cho biết: “Phản ánh tác động của việc thắt chặt thị trường sản phẩm và lao động ít được dự đoán hơn, lạm phát cơ bản được dự báo sẽ giảm mạnh vào năm tới”.

Tuy nhiên, mối lo ngại về các điều kiện kinh tế rộng lớn hơn vẫn còn cao, đặc biệt là về các vấn đề ngân hàng. Sau sự sụp đổ của SVB và các tổ chức khác, các quan chức của Fed đã mở một cơ sở vay mới cho các ngân hàng và nới lỏng các điều kiện cho các khoản vay khẩn cấp ở cửa sổ chiết khấu.

Trong khi biên bản lưu ý các chương trình đã giúp ngành ngân hàng vượt qua khó khăn, thì các quan chức lại dự đoán việc cho vay sẽ thắt chặt hơn và các điều kiện tín dụng sẽ xấu đi.

“Ngay cả với các hành động vừa qua, những người tham gia cuộc họp nhận ra rằng, có sự không chắc chắn đáng kể về cách những điều kiện đó sẽ phát triển”, biên bản cho biết.

Theo dữ liệu lạm phát mới được công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 3 chỉ tăng 0,1% so với tháng trước và giảm tốc xuống mức 5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn so với mức tăng trong tháng 2.

Tuy nhiên, lạm phát lõi trong tháng 3 đã tăng hơn 0,4% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn một chút so với mức của tháng 2.

Theo dữ liệu của CME Group vào chiều thứ Tư (12/4), các thị trường đã xác định khoảng 72% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào cuộc họp tháng 5 trước khi có một chính sách xoay trục cắt giảm lãi suất trước cuối năm nay.

1 Likes