Chứng sỹ săn tin!

Ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn tất mua thỏa thuận 1 triệu cổ phiếu VIX

Ngày 11/7, ông Nguyễn Văn Tuấn, em trai bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Chứng khoán VIX, đã mua thỏa thuận 1 triệu cổ phiếu VIX từ ông Phan Đức Lĩnh.Sau giao dịch, ông Tuấn nâng tỷ lệ nắm giữ lên 15% với 82,5 triệu cổ phần.

Ngày 11/7, ông Nguyễn Văn Tuấn, em trai bà Nguyễn Thị Tuyết - Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Chứng khoán VIX (HoSE: VIX), đã mua thỏa thuận 1 triệu cổ phiếu VIX từ ông Phan Đức Lĩnh, nâng tỷ lệ nắm giữ từ 14,8% (81,5 triệu cổ phần) lên 15% (82,5 triệu cổ phần). Như vậy, sau giao dịch, ông Tuấn và người liên quan tăng sở hữu lên gần 138 triệu đơn vị VIX, tương đương 25,1% vốn điều lệ.

Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, cổ đông Chứng khoán VIX đã chấp thuận cho ông Nguyễn Văn Tuấn nhận chuyển nhượng 1 triệu cổ phần từ ông Phan Đức Lĩnh mà không phải thực hiện chào mua công khai. Ông Nguyễn Văn Tuấn sinh năm 1984, là Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT Tập đoàn Gelex (HoSE:GEX) và Chủ tịch Viglacera (HoSE:VGC).

Cổ phiếu VIX giao dịch quanh vùng 10.150 đồng/cp trong phiên giao dịch sáng ngày 12/7. So với mức đỉnh 28.120 đồng/cp đầu tháng 12 năm ngoái (xét theo giá điều chỉnh), thị giá mã này đã mất 63,9% giá trị.

vix-2022-07-12-11-16-15-165759-2318-2249
Thị giá cổ phiếu VIX. Ảnh: TradingView.

Năm nay, Chứng khoán VIX đặt mục tiêu lãi trước thuế giảm 9,6% so với thực hiện năm trước, còn 820 tỷ đồng. Về kế hoạch cổ tức năm 2022, Thành viên HĐQT Nguyễn Tuấn Dũng cho biết HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ phương án tổng thể, bao gồm cả cổ tức và cổ phiếu thưởng sau khi có kết quả kinh doanh cụ thể cả năm nay.

Lý giải về việc đặt mục tiêu lợi nhuận đi lùi so với thực hiện năm trước trong khi đã thực hiện tăng vốn gấp hơn 2,5 lần, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ kế hoạch được đặt ra dựa trên ước tính lợi nhuận và diễn biến thực tế của thị trường chứng khoán 6 tháng đầu năm cũng như triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm. HĐQT đặt ra kế hoạch lợi nhuận thận trọng để đảm bảo được mục tiêu đề ra. Đây là kế hoạch phù hợp với tình hình thị trường chứng khoán hiện nay.

Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, bà Tuyết cho biết lợi nhuận khoảng 400 tỷ đồng, đạt gần 50% kế hoạch 820 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Nguồn bài viết: Ông Nguyễn Văn Tuấn hoàn tất mua thỏa thuận 1 triệu cổ phiếu VIX

Gần 732 triệu cổ phiếu MWG giao dịch từ ngày 20/7

Hơn 731,8 triệu cổ phiếu MWG được niêm yết bổ sung từ ngày 12/7, ngày giao dịch đầu tiên là 20/7.Lũy kế 5 tháng đầu năm, MWG ghi nhận doanh thu thuần 59.324 tỷ đồng, tăng 14%, lãi sau thuế là 2.202 tỷ đồng, đi ngang so cùng kỳ năm trước.

Sở giao dịch chứng khoán TP HCM vừa chấp thuận cho Đầu tư Thế giới Di động (HoSE: MWG) niêm yết bổ sung gần 731,8 triệu cổ phiếu từ ngày 12/7. Lượng cổ phiếu này sẽ giao dịch ngày đầu tiên vào 20/7. Vốn điều lệ của MWG sẽ tăng từ 7.319 tỷ đồng lên 14.641 tỷ đồng.

Số cổ phiếu trên được MWG phát hành để trả cổ tức 2021 cho cổ đông theo tỷ lệ 100%. Ngoài trả bằng cổ phiếu, ngày 17/6 công ty cũng đã chi gần 732 tỷ đồng để trả thêm cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10%, tức 1 cổ phiếu nhận thêm 1.000 đồng. Như vậy, tổng tỷ lệ trả cho năm trước của MWG là 110% gồm 10% tiền mặt và 100% cổ phiếu.

Sau khi điều chỉnh giá, kết thúc phiên giao dịch ngày 12/7 cổ phiếu MWG có giá 64.500 đồng/cp, giảm 4,5% so với đầu năm. So với mức đỉnh lịch 79.580 đồng hồi giữa tháng 4, thị giá mã này đã mất 19%.

screenshot-2022-07-12-121256-1-1418-6957
Thị giá cổ phiếu MWG.

Trong tháng 5, doanh thu thuần của MWG đạt 11.416 tỷ đồng, tương đương với tháng liền trước và tháng 5/2021. Lợi nhuận sau thuế 383 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng 4 nhưng giảm 20,5% so với tháng 5 năm ngoái.

Lũy kế 5 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần 59.324 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Động lực tăng trưởng doanh thu bao gồm việc các cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh đã mở từ trước ghi nhận doanh thu tăng.

Lãi sau thuế 5 tháng là 2.202 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 42% kế hoạch doanh thu và 35% kế hoạch lợi nhuận năm. Biên lãi ròng lũy kế đạt 3,7%, thấp hơn so với con số 4,2% của 5 tháng đầu 2021.

Lãnh đạo MWG cho biết biên lãi ròng giảm là do ảnh hưởng của lạm phát đã làm tăng chi phí hàng hóa đầu vào và chi phí vận hành. Đơn vị này cũng chủ động triển khai chiến lược giá bán cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Ngoài ra các chi phí như Bách Hóa Xanh thay đổi layout, xử lý cửa hàng hoạt động kém hiệu quả cùng các chuỗi thanh lý hàng bán chậm để dảm bảo tồn kho lành mạnh cũng gây ra tác động trong ngắn hạn.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em, thành viên HĐQT MWG đánh giá tình hình thị trường điện tử, điện máy các tháng cuối năm không mấy khả quan. Trong mùa bán máy lạnh, điều kiện thời tiết có vẻ như không ủng hộ. Sau 2 năm dịch bệnh, dự trữ tiền của người dân có thể đã tiêu dùng gần hết cùng với nhiều yếu tố bất lợi khác của diễn biến nền kinh tế thế giới.

Nguồn bài viết: Gần 732 triệu cổ phiếu MWG giao dịch từ ngày 20/7

1 Likes

Tin thế giới 12-7: Đồng euro xuống thấp nhất trong 20 năm, gần bằng đồng USD

TTO - Đồng euro xuống thấp ngang đồng USD; EU sẽ thảo luận gói trừng phạt thứ 7 đối với Nga; Dịch COVID-19 tăng lại ở nhiều nước… là các tin quốc tế đáng chú ý trong ngày 12-7.

  • Ngày 11-7, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Mỹ có thông tin cho thấy Iran đang chuẩn bị để cung cấp cho Nga hàng trăm thiết bị bay không người lái, trong đó một số thiết bị có khả năng chở theo vũ khí. Ngoài ra, Iran đang chuẩn bị để huấn luyện lực lượng Nga sử dụng các thiết bị bay này.

  • Bồ Đào Nha nâng mức cảnh báo nắng nóng lên mức cao thứ 3 trong 4 mức cảnh báo. Với điều này, hàng ngàn lính cứu hỏa đã sẵn sàng khi có sự vụ. Bồ Đào Nha cũng kêu gọi người dân không đốt vườn và cấm người dân đi vào các khu rừng có nguy cơ cháy cao.

Người dân dập lửa tiến đến gần các căn nhà của họ ở Canecas, ngoại ô Lisbon, Bồ Đào Nha - Ảnh: EPA

Do nắng nóng, rất nhiều vụ cháy rừng đã bùng lên ở khắp Bồ Đào Nha trong những ngày gần đây. Từ ngày 12-7 trở đi, nhiệt độ ở hầu như cả nước Bồ Đào Nha sẽ vượt mức 40 độ C.

  • Quốc hội Sri Lanka sẽ nhóm họp trở lại vào ngày 15-7 và tiến hành bầu tổng thống mới của nước này vào ngày 20-7. Cụ thể, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa có kế hoạch từ chức vào ngày 13-7 và Quốc hội sẽ công bố danh sách ứng cử viên tổng thống ngày 19-7.

Sri Lanka đang trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, kéo theo làn sóng biểu tình phản đối cách ứng phó của chính phủ.

“Thăm” dinh thự tổng thống Sri Lanka lần 2

8481-2

“Thăm” dinh thự tổng thống Sri Lanka lần 2 - Ảnh: AP

Hôm 11-7, người dân Sri Lanka tiếp tục “thăm” tư dinh Tổng thống Gotabaya Rajapaksa ở thủ đô Colombo lần thứ hai trong vòng 3 ngày. Trước đó, ngày 9-7, người dân tràn vào dinh thự khiến ông Rajapaksa buộc phải sơ tán. “Hòn ngọc Ấn Độ Dương” này vẫn đang trong tình trạng loạn lạc, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế ngày càng trầm trọng.

  • Theo Hãng tin Reuters, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết phía Mỹ sẽ thảo luận về an ninh năng lượng với các lãnh đạo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Trung Đông trong tuần này.

  • Theo nguồn tin của Bloomberg, EU sắp đề xuất gói trừng phạt thứ bảy chống Nga trong những tuần tới. Gói trừng phạt có thể bổ sung thêm các cá nhân và pháp nhân mới của Nga vào danh sách đen, hạn chế nhập khẩu vàng…

  • Theo BBC, ngày 11-7, bộ trưởng quốc phòng Ukraine - ông Oleksii Reznikov cho biết “muốn lập đội quân 1 triệu lính” với vũ khí do NATO cung cấp để giành lại miền Nam.

Thế nhưng, các nhà bình luận và cả giới chức quân sự phương Tây cho rằng kế hoạch phản công của Ukraine không khả thi, ít ra là vào lúc này. Theo BBC News, phát biểu của ông Oleksii Reznikov có vẻ như là một lời hiệu triệu hơn là kế hoạch cụ thể.

  • COVID-19 bùng phát lại ở nhiều nơi. Làn sóng dịch bệnh thứ 5 tại khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã bùng phát trở lại. Ngày 11-7, đặc khu này ghi nhận 2.863 trường hợp mắc mới, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Từ ngày 15-7, những người đang cách ly tại nhà sẽ phải đeo vòng tay điện tử để đảm bảo họ sẽ không rời khỏi nơi cư trú nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

  • Bộ Giao thông vận tải Indonesia cho biết từ ngày 17-7, khách du lịch nội địa và quốc tế sử dụng phương tiện cá nhân hoặc phương tiện giao thông công cộng nếu chưa tiêm vắc xin sẽ phải trình kết quả xét nghiệm PCR hoặc test nhanh âm tính, lấy mẫu trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành.

Các yêu cầu trên cũng áp dụng với khách du lịch quốc tế nhập cảnh vào Indonesia qua 16 sân bay quốc tế, tất cả các cảng biển quốc tế, và tám cửa khẩu biên giới đường bộ.

  • Trong ngày 11-7, Nhật Bản ghi nhận 37.143 ca mắc mới, tăng 120% so với 7 ngày trước đó. Tokyo và Osaka là 2 tỉnh có số ca mắc mới tăng hơn 2 lần, lần lượt là 6.231 ca và 2.515 ca, chủ yếu do biến thể phụ BA.5 của Omicron.

Chính quyền tỉnh Osaka đã yêu cầu các viện dưỡng lão ở tỉnh này hạn chế khách đến thăm, bắt đầu từ ngày 12-7.

Đồng euro xuống thấp nhất trong 20 năm, gần bằng đồng USD

Theo Hãng tin Reuters, cổ phiếu thế giới và lợi tức trái phiếu Mỹ ngày 11-7 giảm khi các nhà đầu tư chờ công bố mới về lạm phát và thu nhập doanh nghiệp, những dữ liệu có thể tác động đến lộ trình tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang (FED) vào cuối tuần này.

Ngày 11-7, đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm và tiến gần đến mức ngang bằng với đồng USD do lo ngại một cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ đẩy khu vực đồng euro vào suy thoái. Trong khi đó, đồng tiền của Mỹ lại tăng giá nhờ kỳ vọng là Cục Dự trữ liên bang sẽ tăng lãi suất nhanh hơn và nhiều hơn.

Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm do các nhà đầu tư lo ngại một đợt bán tháo nặng nề nữa nếu kết quả kinh doanh của các công ty không đạt như kỳ vọng trong tháng này. Chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 0,42%, còn 31.173,84 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 1,04%, còn 3.854,43 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 2,02%, còn 11.372,60 điểm.

Trong số các công ty, cổ phiếu của Công ty Twitter giảm 11,3% sau khi tỉ phú Elon Musk lên tiếng về việc ngừng thương vụ mua Twitter.

Nhiều dữ liệu kinh tế của Mỹ như giá tiêu dùng, doanh số bán lẻ và sản lượng của nhà máy gợi ý rằng lạm phát đã đạt đỉnh và nền kinh tế đã hạ nhiệt.

Giá dầu giảm khoảng 4% tuần qua. Giá dầu thô Mỹ CLc1 giảm 0,97% xuống còn 103,77 USD/thùng; dầu Brent LCOc1 giảm 0,22%, còn 106,78 USD/thùng.

Do thách thức của lạm phát, Ngân hàng Trung ương Canada và New Zealand dự kiến ​​sẽ thắt chặt chính sách hơn nữa trong tuần này.

Nguồn bài viết: Tin thế giới 12-7: Đồng euro xuống thấp nhất trong 20 năm, gần bằng đồng USD - Tuổi Trẻ Online

1 Likes

Nuôi heo ăn chuối lãi cao, tài sản của bầu Đức tăng gần 50% lên 3.300 tỷ chỉ trong nửa tháng

image

Bên cạnh đó, con gái ông là bà Đoàn Hoàng Anh cũng đang sở hữu 8 triệu cổ phiếu HAG, tương đương giá trị 82 tỷ đồng.

Bất chấp thị trường chung điều chỉnh mạnh, HAG của Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) tiếp tục chốt phiên giao dịch ngày 11/7/2022 với mức trần 10.250 đồng/cp, thanh khoản đạt hơn 25 triệu cổ phiếu.

Được biết, sự lạc quan của giao dịch cổ phiếu đến từ thị trường giá heo đang tăng nóng. Nhìn từ Trung Quốc, giá heo đột biến đang là tâm điểm cho vấn đề lạm phát sở tại. Ở Việt Nam, giá heo cũng đang tăng mạnh. Không chỉ do tác động từ giá đầu vào tăng, thời gian trước gặp dịch bệnh nhiều trại nuôi bán tháo khi lợn mới chỉ 60 - 80 kg đã bán cũng làm nguồn cung giảm, đẩy giá tăng.

Mức giá heo trung bình trên thị trường Việt hiện đang vào mức 62.000 – 63.000 đồng/cp, cá biệt có nơi lên đến 73.000 đồng/kg. Như vậy, tự chủ được thức ăn và cho ra con heo ăn chuối với giá thành trong khoảng 36.000 – 38.000 đồng/kg, HAGL của bầu Đức đang có tỷ suất lợi nhuận lên đến 50%.

Thống kê nửa tháng qua, thị giá HAG đã tăng hơn 50%, thanh khoản quân bình cũng vọt lên mức hàng chục triệu cổ phiếu/phiên. Tương ứng, tổng tài sản của bầu Đức (hiện sở hữu gần 320 triệu cổ phiếu, ~34,5% vốn HAGL) cũng tăng hơn 50%. Tạm tính theo thị giá hôm nay, tổng giá trị tài sản của bầu Đức vào mức 3.280 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, con gái ông là bà Đoàn Hoàng Anh cũng đang sở hữu 8 triệu cổ phiếu HAG, tương đương giá trị 82 tỷ đồng.

Điểm qua về mảng heo của bầu Đức, bắt đầu nuôi từ quý 3/2020, sau 1 năm heo nhanh chóng đóng góp phần lớn doanh thu, lợi nhuận cho HAGL. Sang năm 2022, với lợi thế từ việc tự sản xuất được thức ăn với chuối thải (giá thành 0 đồng) cùng diện tích làm trang trại nuôi rộng lớn, HAGL tuyên bố heo sẽ là mảng chủ lực của HAGL, cùng với mảng cây ăn trái.
HAGL cũng đã lập công ty riêng cho thương hiệu Heo ăn chuối BAPI, đúng với lộ trình bầu Đức công bố với toàn thể 55.000 cổ đông tại ĐHĐCĐ thường niên 2022. Công ty hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi BAPI HAGL, ngày bắt đầu thành lập nhằm ngày 26/5/2022, trụ sở tại Gia Lai, do ông Đinh Văn Lộc làm người đại diện.

Theo chia sẻ trước đó của ban lãnh đạo, BAPI HAGL sẽ là đơn vị chuyên phân phối heo BAPI của HAGL. Từ lúc phát hiện việc tận dụng chuối thải làm thức ăn, sắp xếp được quỹ đất chăn nuôi thuận lợi, đưa sản phẩm “demo” để thị trường tự trải nghiệm đánh giá, lên chương trình tặng cổ đông… đến việc chào bán chính thức và lập công ty phân phối mới đây, có thể thấy những bước đầu cho kế hoạch lớn của bầu Đức đang khá thuận lợi và đi đúng hướng.

Cần nhấn mạnh, heo cũng là dòng sản phẩm đầu tiên bầu Đức phát triển sản phẩm riêng mang thương hiệu HAGL, bên cạnh mảng bóng đá đã ghi sâu vào lòng người hâm mộ. 5 tháng đầu năm, mảng chăn nuôi HAGL đạt 326 tỷ đồng. Hiện, Công ty đã hoàn thiện 9 cụm chuồng trại để duy trù nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm.

Nuôi heo ăn chuối đang 1 lời 1, tài sản của bầu Đức tăng hơn 50% chỉ trong nửa tháng - Ảnh 3.

Nguồn bài viết: Nuôi heo ăn chuối lãi cao, tài sản của bầu Đức tăng gần 50% lên 3.300 tỷ chỉ trong nửa tháng

1 Likes

Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022: Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần “cán đích” sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng đầu

Tổng cục Thống kê đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý 2/2022. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72% - mức cao nhất trong số các quý 2 của giai đoạn 2011 - 2021. Cùng đà hồi phục tích cực của nền kinh tế chung, kết quả kinh doanh nhiều doanh nhgieejp đã được hé lộ với nhiều gam màu sáng.

Nhiều nhóm ngành hưởng lợi, tăng tưởng hai chữ số phần trăm

Một ngành đầu tiên được liệt tên với việc hưởng lợi trong 6 tháng đầu năm 2022 phải kể tới nhóm dầu khí khi bối cảnh toàn cầu đẩy giá dầu thế giới liên tục đạt ngưỡng kỷ lục mới. Với độ nhạy cảm lớn, nhiều doanh nghiệp dầu khí đã báo lãi lớn trong nửa đầu năm nay. Tiêu biểu là “ông lớn” Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, mã chứng khoán: GAS)

Cụ thể, Tổng kết 6 tháng, PV Gas đã sản xuất và cung cấp 1,01 tỷ tấn LPG (xuất khẩu và kinh doanh quốc tế 260.900 tấn), vượt 23% kế hoạch 6 tháng và bằng 99% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm khoảng 70% thị phần bán buôn cả nước.

Tổng doanh thu đạt 54.560,6 tỷ đồng, vượt 34% kế hoạch 6 tháng và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 6.919,5 tỷ đồng, vượt 87% kế hoạch 6 tháng và tăng 59%. Tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng 6 tháng đầu năm của công ty mẹ là 1.381 tỷ đồng; toàn tổng công ty 1.427,2 tỷ đồng nhờ nhiều thuận lợi là giá dầu leo thang hay giá CP của LPG tăng cao.

Nhìn sang nửa cuối năm 2022, trong bối cảnh các nước xuất khẩu dầu mỏ có vẻ sẽ không tăng sản lượng mặc dù gặp nhiều áp lực do thiếu hụt nguồn cung từ Nga, giá dầu FO và LPG tiếp tục giữ ở mức cao trong năm 2022, cùng việc các nhà máy điện khí được huy động cao, Agriseco Research cho rằng GAS có thể duy trì tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong các tháng cuối năm 2022, cộng thêm việc được hưởng lợi khi dự án Lô B - Ô Môn được đưa vào khai thác nhờ vai trò là đơn vị trung chuyển nguồn khí và cung cấp kho chứa.

Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022: Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần cán đích sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng - Ảnh 2.

Số liệu quý 2/2022 là ước tính

Tương tự, sự chênh lệch giữa giá dầu thô và xăng tăng cao sẽ giúp những doanh nghiệp hạ nguồn như Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (Mã chứng khoán: BSR) hưởng lợi. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng doanh thu của BSR đạt 87.052 tỷ đồng; tăng khoảng 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Nửa đầu năm, công ty nộp ngân sách Nhà nước 10.344 tỷ đồng.

BSR chưa công công bố lợi nhuận 2 quý đầu năm nay, nhưng cho biết con số đã vượt rất xa kế hoạch đề ra. Tại những báo cáo đánh giá, Agriseco Research chon rằng BSR sẽ tăng trưởng đột biến trong quý 2, doanh thu có thể đạt 5.500 tỷ đồng, gấp 3,3 lần so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận nửa đầu năm 2022 tăng gấp 2,2 lần cùng kỳ lên mức 7.800 tỷ đồng. Tương tự, FPTS dự phóng mức lợi nhuận nửa đầu năm của BSR có thể vượt mốc 11.300 tỷ đồng, tăng 214% so với cùng kỳ.

Ở nhóm ngành xây dựng, sự đẩy mạnh của giải ngân đầu tư cộng được đánh giá sẽ là đầu kéo quan trọng cho các doanh nghiệp. Điểm sáng đầu tiên đến từ Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (mã chứng khoán: HVV). Trong sáu tháng đầu năm 2022, HHV ước đạt doanh thu hơn 900 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 139 tỉ đồng, tương ứng tăng 17% so với cùng kỳ.

Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022: Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần cán đích sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng - Ảnh 3.

Số liệu quý 2/2022 là ước tính

Cùng nhóm, CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (mã chứng khoán: CII) gần đây đã cho biết, lãi ròng 6 tháng đầu năm ước hơn 700 tỷ đồng, tăng tương đương 93% kế hoạch đề ra cho cả năm 2022. EPS 6 tháng đầu năm 2022 đạt khoảng 2.800 đồng/CP. Nguyên nhân là nhờ hoạt động thu phí giao thông của doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2022 tăng 28% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 710 tỷ đồng. Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ tại các công ty con cũng như thu hồi vốn đầu tư được thực hiện đúng kế hoạch đề ra và các dự án bất động sản đang trong giai đoạn hoàn thiện để có thể được ghi nhận trong 6 tháng cuối năm 2022.

Mặt khác, CII cũng tích cực trả nợ trái phiếu. Trong 6 tháng đầu năm, khi các dự án trọng điểm như BOT Xa Lộ Hà Nội và Cao ốc 152 Điện Biên Phủ đã bắt đầu đi vào khai thác và đem lại dòng tiền lớn cho công ty, sức khoẻ tài chính và khả năng trả nợ của CII được cải thiện đáng kể, công ty mẹ đã thanh toán khoảng 350 tỷ đồng tiền lãi trái tức và 870 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu.

Trong nửa cuối năm 2022, nghĩa vụ nợ gốc trái phiếu đến hạn đối với công ty mẹ chỉ còn khoảng 200 tỷ đồng. Tiếp theo, công ty CII mẹ có kế hoạch tiếp tục thanh toán khoảng 2.800 tỷ đồng nợ gốc trái phiếu dù các trái phiếu này chưa đến hạn thanh toán, đưa số dư trái phiếu tại cuối quý 1/2023 chỉ còn gần 3.700 tỷ đồng.

Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022: Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần cán đích sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng - Ảnh 4.

Trong quý 1, CII lãi ròng 647 tỷ đồng nhờ khoản doanh thu từ hoạt động tài chính 916 tỷ đồng

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán trồi sụt mạnh trong những tháng đầu năm 2022, nhóm các công ty chứng khoán cũng được chú ý. Gần đây, Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán: VND) đã đưa ra con số ước tính lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt khoảng 1.620 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021 và hoàn thành xấp xỉ 45% kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Theo ông Nguyễn Vũ Long, quyền Tổng giám đốc VNDirect, trong bối cảnh thị trường chung có nhiều diễn biến không thuận lợi, công ty vẫn không thay đổi mục tiêu đặt ra. Một trong những tiền đề thúc đẩy kết quả kinh doanh là VNDirect đã hoàn thành tăng vốn trong tháng 4 vừa qua, đưa vốn chủ sở hữu lên trên 14.000 tỷ đồng và là một trong những công ty chứng khoán có quy mô vốn lớn nhất thị trường.

Bên cạnh đó, VNDirect tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn huy động thông qua việc tiếp tục thực hiện thêm các khoản vay hợp vốn nước ngoài với quy mô lên tới 300 triệu USD, dự kiến sẽ được thực hiện trong quý 3 và quý 4 năm 2022. Trong dài hạn, ông Long cho rằng, nếu xét trong bức tranh chung trên toàn thị trường thì Việt Nam vẫn là một điểm sáng với nền tảng vĩ mô ổn định và tiềm năng tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong chu kỳ tới.

Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022: Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần cán đích sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng - Ảnh 5.

Số liệu quý 2/2022 là LNTT ước tính

Tại một số nhóm ngành khác, được hưởng lợi từ việc giá cước vận tải biển neo ở mức cao, CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH) ước tính doanh thu quý 2 đạt khoảng 963 tỷ đồng và LNST 174 tỷ đồng, lần lượt tăng 114% và 77% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung trong 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận tổng doanh thu ước đạt 1.615 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 437,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 99,8% và 138,6% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, công ty đã hoàn thành 67,6% kế hoạch doanh thu và 79,5% chỉ tiêu lợi nhuận.

Về kế hoạch mở rộng đội tàu, công ty cũng thông qua việc đầu tư mua tàu A Roku, số IMO 9444974, đóng năm 2008 tại Imabari, Ehime, Nhật Bản. Về kế hoạch đầu tư nâng cấp mặt bãi cảng Hải An, trong giai đoạn 1 (năm 2022), công ty tập trung cải tạo nâng cấp bãi container, hệ thống thoát nước và các hạng mục phụ trợ khác với tổng vốn đầu tư 99 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (năm 2023), Hải An sẽ đầu tư xây dựng kè bảo vệ bờ với tổng vốn đầu tư 66 tỷ đồng.

Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022: Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần cán đích sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng - Ảnh 6.

Số liệu quý 2/2022 là ước tính

Ở nhóm ngành thủy sản, CTCP Thực phẩm Sao Ta (mã chứng khoán: FMC) ước tính doanh thu 6 tháng khoảng 2.728 tỷ đồng, tăng 136% so với cùng kỳ. Trong khi đó, “vua tôm” CTCP Minh Phú (mã chứng khoán: MPC) cũng tiết lộ kết quả kinh doanh quý 2 ghi nhận mức tốt và dự kiến sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tuy nhiên, kế hoạch sản lượng và giá trị có thể không đạt do dự kiến nửa cuối năm sẽ còn nhiều khó khăn.

![Hé lộ kết quả kinh doanh quý 2 năm 2022: Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần cán đích sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng - Ảnh 7.]

Câu chuyện tương lai khi kết quả kinh doanh nửa sau năm 2022 có thể đột biến hơn

Đưa ra chiến lược đầu tư trong nửa cuối năm 2022, Agriseco Research đánh giá cơ hội sẽ đến với những doanh nghiệp có tăng trưởng lợi nhuận tốt khi đây là thời điểm kết quả kinh doanh quý 2 dần được hé lộ. Đội ngũ phân tích khuyến nghị những cổ phiếu được ưu tiên lựa chọn cần có kỳ vọng kết quả kinh doanh nửa cuối năm 2022 tăng trưởng tốt, thuộc các nhóm ngành ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và giá cổ phiếu đã được chiết khấu đủ lớn trong thời gian vừa qua đưa mặt bằng định giá trở nên hấp dẫn hơn.

Theo ông Nguyễn Thế Minh – Giám đốc Phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam, dự kiến kết quả kinh doanh quý 2 vẫn sẽ tăng trưởng so với cùng kỳ, mặc dù sẽ có thể hạ nhiệt so với quý 1 năm nay. Câu chuyện thị trường sẽ nhìn vào tương lai, KQKD quý 3, quý 4 sẽ có thể đột biến hơn, bởi thời điểm năm trước bị ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid.

Vị chuyên gia này đánh giá dòng tiền có thể tập trung ở những nhóm có tính phòng thủ cao như cổ phiếu bán lẻ, điện nước và sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, khả năng cao dòng ngân hàng là nhóm ngân hàng có thể quay trở lại thành trụ đỡ cho thị trường dựa vào một số yếu tố sau (1) kỳ vọng nới room tín dụng là câu chuyện lớn dòng ngân hàng. Khả năng cao dự báo NHNN sẽ mở room tín dụng cho một số NHTM có chất lượng tài sản tốt, tỷ lệ casa cao. (2) mức định giá nhóm cổ phiếu ngân hàng đang rất thấp sau đợt giảm sâu (3) bức tranh nợ xấu nhiều ngân hàng đỡ áp lực hơn khi yếu tố này đã phản ánh hết vào định giá nhóm ngân hàng.

Nguồn: Phương Linh

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 12/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. MWG: Chuỗi Bách Hóa Xanh giảm 168 cửa hàng trong hơn 2 tháng. Trong quý III, chuỗi Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu thay layout toàn bộ cửa hàng hiện hữu và đến quý IV hoàn tất tự động hóa nền tảng back-end.

  2. SSB: Mẹ lui khỏi ghế nóng, con thôi chức tổng giám đốc

  3. HAG: Nuôi heo ăn chuối lãi cao, tài sản của bầu Đức tăng gần 50% lên 3.300 tỷ chỉ trong nửa tháng

  4. PC1: Khẳng định vị thế nhà Tổng thầu EPC các dự án điện tái tạo

_

  1. IDJ: Tổ hợp nghìn tỷ của IDJ ở Lạng Sơn chưa đủ điều kiện chuyển nhượng

  2. DHG: Xây dựng nhà máy Betalactam chuẩn GMP toàn cầu

  3. KBC: Thanh khoản về trước giai đoạn COVID-19, KBC đang mất dần tính thị trường

😎 DPM: Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt kỷ lục vận hành liên tục dài ngày nhất

  1. DVM: Vietmec có gì để lên HNX?

  2. ILC: Cổ phiếu ILC tăng gần 81% sau 2 tuần bất chấp thanh khoản “nhỏ giọt”

  3. HPG: VDSC ước lợi nhuận quý 2 giảm 50% so với cùng kỳ, kỳ vọng ở mức thấp

  4. AGR: Thị trường kém thuận lợi, Agriseco báo lãi 6 tháng đầu năm giảm 76%. Quý II giảm 92% do không còn lợi nhuận khác đột biến

  5. SMB: Bia Sài Gòn - Miền Trung vượt 18% kế hoạch lãi chỉ trong 6 tháng

  6. Sau hai năm thua lỗ, Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) lên kế hoạch lãi liên tiếp 5 năm

  7. Thành viên HĐQT Bất động sản Phát Đạt từ nhiệm

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. ANV: Thị giá ANV giảm 34% từ đỉnh, Chủ tịch đăng ký bán gần hết cổ phiếu

  2. Tổng Giám đốc Gelex đã mua 1 triệu cổ phiếu VIX đúng như đăng ký

_

  1. DGC: Chuẩn bị phát hành 8,55 triệu cổ phiếu giá “siêu rẻ” chỉ 10k trong khi thị giá hiện tại 100k

  2. HOSE sắp đón thêm 222 triệu cổ phiếu niêm yết bổ sung từ FPT, FIR, HDC

  3. Hơn 1,4 tỷ cổ phiếu MWG và ACB sắp về tài khoản nhà đầu tư trong tháng 7

  4. Công ty liên kết của Apax Hodlings phát hành gần 2.000 tỷ trái phiếu năm nay

  5. BSI: Hoãn phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược HFI

_

=> CỔ TỨC

  1. TCH: Chốt quyền trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 3%, Chủ tịch Đỗ Hữu Hạ nhận về hơn 78 tỷ đồng

  2. VGS: Định ngày chốt quyền chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%

  3. AAV: AAV Group chuẩn bị trả cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 3,5%

  • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Cổ phiếu khu công nghiệp và dầu khí đua nhau bứt phá, VN-Index tăng gần 20 điểm

  • Bộ ba cổ phiếu họ “Vingroup” tiếp tục giảm và gây áp lực đáng kể lên VN-Index.

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 19,53 điểm (1,69%) lên 1.174,82 điểm. Toàn sàn có 362 mã tăng, 97 mã giảm và 54 mã đứng giá.

  • Giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt 10.652 tỷ đồng, giá trị giao dịch toàn thị trường tính cả 3 sàn đạt 12.582 tỷ đồng, Giảm 3,9% so với phiên liền trước.

  • Dòng tiền vào nhóm cổ phiếu Xây dựng và vật liệu tăng với tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành so với toàn thị trường tăng lên 8,13%, mức cao nhất trong 10 phiên liên tiếp, Chỉ số giá tăng 3,04%.

  • Dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu HBC, HUT, CII, CTD, VCG, FCN, LCG, DPG, PC1, VGC. Toàn bộ các cổ phiếu này đều tăng điểm. Tính trong vòng 1 năm chỉ có VCG giảm điểm trong khi 9/10 cổ phiếu khác tăng điểm đặc biệt HUT vẫn tăng 309% trong vòng 1 năm.

  • Khối ngoại trở lại bán ròng hơn 330 tỷ đồng phiên VN-Index ‘trả điểm’, tập trung rút vốn khỏi cổ phiếu VHM

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Nghị quyết mới của Chính phủ: Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đến 2025 đạt 100% GDP, sẽ xử nghiêm vi phạm trên TTCK

  2. Thao túng thị trường có sự hỗ trợ của các công ty chứng khoán “sân sau”?

  3. Nhóm BĐS KCN: Kinh Bắc, SZC, Becamex IDC hưởng lợi từ quỹ đất lớn

  4. Nhiều cái tên tăng trưởng hai chữ số, gần “cán đích” sớm kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng

  5. Áp dụng IFRS: Điều kiện tiên quyết để nâng hạng thị trường chứng khoán

_

  1. Vấn đề ‘‘room’’ tín dụng sẽ được NHNN quán triệt trong tuần này

  2. Ngân hàng Nhà nước giải đáp một số thắc mắc về gói hỗ trợ lãi suất 2%

  3. Gói hỗ trợ lãi suất 2%: Chiếc ‘phao vàng’ chỉ dành cho ‘người khỏe’

  4. Trái phiếu BĐS có lãi suất cao nhất tháng 6, ngân hàng dẫn đầu về khối lượng phát hành

  5. SSI: Tỷ giá USD/VND tăng mạnh nhất trong vòng 4 năm

  6. Tiền nhàn rỗi của dân cư tiếp tục đổ về ngân hàng

_

=> VIỆT NAM

  1. Tiếp đà tăng, giá lợn hơi chính thức chạm mốc 70.000 đồng/kg

  2. Năng lực chế biến rau củ hạn chế, xuất khẩu “đánh rơi” hàng tỷ đô

  3. Gạo Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

  4. Hải Dương xem xét thông qua nhiều nội dung quan trọng

  5. Hoa Kỳ tiếp tục gia hạn điều tra với ống thép nhập khẩu từ Việt Nam

  6. Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan Central Retail sẽ đầu tư 20.000 tỷ đồng vào Việt Nam, tăng tốc bằng M&A

_

=> THẾ GIỚI

  1. Sau một tuần khởi sắc, Phố Wall mở đầu tuần này với một phiên giảm điểm khi các nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước báo cáo lạm phát quan trọng sắp được công bố và chuẩn bị bước vào mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý 2…

  2. Cổ phiếu Twitter lao dốc 11,3% sau khi tỷ phú Elon Musk thông báo sẽ chấm dứt thương vụ mua lại công ty này.

  3. Chứng khoán châu Á phần lớn giảm điểm, Nhật Bản dẫn đầu

  4. Chỉ số chứng khoán châu Á xuống mức thấp nhất trong 2 năm

  5. Chứng khoán châu Âu giảm, bị kéo lùi bởi nhóm cổ phiếu nhạy cảm với nền kinh tế, do lo ngại về sự suy thoái bởi nguồn cung năng lượng bị tác động mạnh và tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc. Đóng cửa, chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu giảm 0,50% xuống 415,02 điểm.

  6. Trung Quốc công bố kế hoạch xây dựng mạng lưới đường bộ quốc gia hiện đại

  7. Người Trung Quốc biểu tình vì bị đóng băng tài khoản

  8. Cơn sốt bất động sản toàn cầu hạ nhiệt

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Binance bị cáo buộc “tiếp tay” cho Iran tránh lệnh cấm vận của Mỹ

  2. “Đại gia” viễn thông Hàn Quốc SK Telecom lên kế hoạch ra mắt ví Web3

  3. GameStop ra mắt thị trường giao dịch NFT trên Ethereum

  4. CEO MicroStrategy khẳng định Ethereum là chứng khoán, vẫn đặt niềm tin vào BTC

  5. Quỹ đầu cơ tiền điện tử 10 tỉ USD sụp đổ chóng vánh, nhiều nhà đầu tư có thể mất trắng

  6. Vấn nạn “tấn công mạng” do Triều Tiên hậu thuẫn ngày càng gia tăng

  7. Doanh số NFT trên tựa game Axie Infinity tăng trở lại sau vụ hack hơn 600 triệu USD cuối tháng 3

  8. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm mạnh và thủng 20.000 USD, thì sang phiên hôm nay tiếp tục lùi bước và giảm về gần 19.700 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Gazprom cắt giảm 1/3 nguồn cung cấp khí đốt cho Italy

  2. Brazil thúc đẩy thỏa thuận mua dầu diesel từ Nga

  3. Nord Stream I, đường ống lớn nhất chở khí đốt của Nga đến Đức, đã bắt đầu công việc bảo trì hàng năm vào thứ Hai và dự kiến ​​dòng chảy sẽ ngừng trong 10 ngày, nhưng các chính phủ, thị trường và nhiều công ty lo ngại việc ngừng hoạt động có thể bị kéo dài vì cuộc xung đột ở Ukraine.

  4. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, Mỹ thảo luận về giới hạn giá dầu Nga

  5. Nga có thể mở rộng chương trình bán khí đốt bằng ruble

  6. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 2,57 USD (-2,47%), xuống 101,52 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 2,33 USD (-2,18%), xuống 104,77 USD/thùng.

_

  1. Đồng USD tăng lên mức cao nhất 24 năm so với đồng yen

  2. Lần đầu tiên trong 20 năm, đồng Euro tụt về mức gần bằng 1 USD

  3. Giá vàng thế giới bị ghìm ở đáy 9 tháng, thấp hơn trong nước 19 triệu đồng/lượng

  4. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 8,9 USD xuống mức 1.733,7 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng nhích nhẹ lên 1.735 USD/ounce và đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

  5. Nếu so với cuối năm 2021, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã tăng 2,3% và tỷ giá niêm yết tăng khoảng 2,5% - mức tăng giá mạnh nhất trong vòng 4 năm trở lại đây

_

  1. Sản xuất lúa gạo ở châu Á ‘gặp khó’ do giá phân bón tăng

  2. Giá thép, quặng sắt, đồng tiếp tục giảm

  3. Thị trường quặng sắt tiếp tục ảm đạm vì lo ngại đợt dịch COVID-19 mớitại Trung Quốc

  4. Giá khí đốt tại châu Âu tiếp tục giảm, thấp nhất gần một tuần

Vàng SJC 68.3 tr/lượng

USD 23,520 đồng

Bảng Anh 28,226 đồng

EUR 24,113 đồng

Nguồn: Thông Tô

1 Likes

Khối ngoại bán ròng 331 tỷ đồng trong phiên 12/7

Khối ngoại bán ròng trở lại 283 tỷ đồng ở sàn HoSE trong phiên 12/7. Khối ngoại đều có 8 phiên bán ròng liên tiếp trên hai sàn HNX và UPCoM.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/7, VN-Index tăng 19,53 điểm (1,69%) lên 1.174,82 điểm. HNX-Index tăng 5,06 điểm (1,83%) lên 281,99 điểm. UPCoM-Index tăng 0,53 điểm (0,61%) lên 86,78 điểm.

Khối ngoại giao dịch tiêu cực khi mua vào 29,6 triệu cổ phiếu, trị giá 708 tỷ đồng, trong khi bán ra 40 triệu cổ phiếu, trị giá 1.040 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức hơn 10,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 331 tỷ đồng.

Ở sàn HoSE, khối ngoại bán ròng trở lại 283 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là gần 8,7 triệu cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng mạnh nhất mã VHM với 87 tỷ đồng. Các mã VCB, CTG và VND đều bị bán ròng trên 40 tỷ đồng. Trong khi đó, STB được mua ròng mạnh nhất với giá trị hơn 25 tỷ đồng. VNM và KBC được mua ròng lần lượt 22,2 tỷ đồng và 21,8 tỷ đồng.

Tại sàn HNX, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp với giá trị gấp hơn 11 lần phiên trước và ở mức 33,3 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 1,3 triệu cổ phiếu.

image

CEO bị khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh nhất với 13,3 tỷ đồng. SHS và NVB đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 7,6 tỷ đồng và 5 tỷ đồng. Chiều ngược lại, khối ngoại sàn này mua ròng tập trung mã PVS với giá trị gần 2 tỷ đồng.

Ở sàn UPCoM, khối ngoại cũng có phiên bán ròng thứ 8 liên tiếp với giá trị gấp 6 lần phiên trước và ở mức 15,2 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 411.600 cổ phiếu.

image

Khối ngoại sàn UPCoM bán ròng chủ yếu mã VEA với gần 14 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là CSI với gần 575 triệu đồng. Trong khi đó, QTP bị bán ròng mạnh nhất nhưng giá trị chỉ vỏn vẹn 405 triệu đồng.

Nguồn: NDH

Nam Tân Uyên có hơn 3.000 tỷ đồng ‘của để dành’, đạt 58% chỉ tiêu lãi sau nửa đầu năm

Theo BCTC của KCN Nam Tân Uyên, nhờ ghi nhận doanh thu từ cho thuê hạ tầng KCN, lợi nhuận quý II tăng hơn 40%, góp phần hoàn thành 58% chỉ tiêu lợi nhuận sau 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, công ty đang có hơn 3.000 tỷ đồng “của để dành” từ dự án KCN.

CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã chứng khoán: NTC) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2022 với doanh thu thuần đạt 82,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 71,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 39% và 41% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý, công ty ghi nhận doanh thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, đạt 64 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ.

Theo Nam Tân Uyên, tăng trưởng doanh thu trong quý này đến từ việc công ty ghi nhận doanh thu cho thuê hạ tầng khu công nghiệp từ phân bổ giá trị hợp đồng cho thuê theo số năm, bằng việc ghi nhận một lần toàn bộ giá trị hợp đồng cho thuê đối với hai hợp đồng cho thuê lại đất so với cùng kỳ năm trước.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của KCN Nam Tân Uyên. (Nguồn: Hiền Minh tổng hợp từ BCTC công ty).

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Nam Tân Uyên đạt 135 tỷ đồng, tăng 6%. Do khoản doanh thu tài chính giảm trong quý I, sau khi trừ các khoản chi phí, giá vốn, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 6%, đạt 153 tỷ đồng.

Tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022, công ty đã thông qua kế hoạch lợi nhuận sau thuế gần 263 tỷ đồng. Như vậy, sau nửa năm kinh doanh, công ty đã hoàn thành 58% chỉ tiêu đã đề ra.

Về phần tài sản tại thời điểm cuối quý II của Nam Tân Uyên, tổng tài sản của công ty là hơn 4.358 tỷ đồng, tăng 148 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

Trong đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 1.498 tỷ đồng, chiếm 34% tổng tài sản và tăng 13% so với đầu năm.

Bên cạnh đó, công ty cũng ghi nhận doanh thu chưa thực hiện 3.095 tỷ đồng, trong đó, trong ngắn hạn là 108 tỷ đồng và trong dài hạn là hơn 2.987 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm, chủ yếu là doanh thu nhận trước tiền cho thuê đất, hạ tầng khu công nghiệp. Ngoài ra, công ty cũng có hơn 900 triệu đồng từ doanh thu cho thuê mặt bằng và dịch vụ khác.

Nợ tài chính trong ngắn hạn của công ty là gần 419 tỷ đồng, cao gấp đôi so với đầu năm. Công ty không ghi nhận khoản nợ tài chính trong dài hạn.

Chiếm phần lớn nợ tài chính của Nam Tân Uyên là khoản vay từ Vietcombank nhằm thanh toán tiền cổ tức và bổ sung vốn lưu động. Bên cạnh đó, công ty cũng có khoản vay đến hạn trả tại Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam với mục đích đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải.
Nguồn: VIetnambiz

TIN NHANH CHỨNG KHOÁN 13/7

=> DOANH NGHIỆP

  1. Chủ tịch Sao Ta: Xuất khẩu tôm nửa cuối năm gặp khó vì thời tiết và thị trường đều bất lợi

  2. VHC: Doanh số tháng 6 của Vĩnh Hoàn sụt giảm 30% so với tháng trước, xuất khẩu sang thị trường Mỹ lao dốc

  3. HAGL lãi sau thuế 531 tỷ đồng nửa đầu năm, hoàn thành 47% kế hoạch. Bầu Đức tự tin có thể vượt 20% - 30% mục tiêu năm

  4. LCM: Cổ phiếu Khoáng sản Lào Cai sắp hủy niêm yết trên HOSE vì “hàng tồn kho có vấn đề”, nhà đầu cơ coi chừng mắc kẹt

  5. Bị thâu tóm sau giai đoạn tăng vốn thần tốc, Tracodi tiếp tục “bán máu” cho BCG

  6. YEG: Kỳ lân mất trắng 90% giá trị, ông chủ tháo chạy, lộ diện tay to bỏ 800 tỷ giải cứu

  7. PHR: Doanh thu và lợi nhuận đồng loạt “lao dốc” trong quý II/2022

_

😎 BBC: Bibica bị phạt 145 triệu đồng

  1. MWG: Room ngoại “ế” hàng triệu cổ phiếu, phải chăng MWG đã hết “hot” trong mắt nhà đầu tư nước ngoài?

  2. MWG: 300 cửa hàng biến mất trong ít tháng, Bách Hoá Xanh tiếp bước Saigon Co.op, Wincommerce gặp khó khi doanh thu tiệm cận 30.000 tỷ đồng

  3. MWG: Avakids và An Khang tăng tốc rượt đuổi Con Cưng và Long Châu

  4. MWG: Thấy gì từ chuyện Bách Hoá Xanh đóng bớt cửa hàng?

  5. VCS: Khó khăn bủa vây, Vicostone báo lợi nhuận quý II/2022 “đi lùi”

  6. NTC: KCN Nam Tân Uyên báo lãi quý 2 tăng mạnh 39%

  7. CCR: Cảng Cam Ranh báo lãi quý 2 lao dốc 75% về vỏn vẹn gần 4 tỷ đồng

  8. BCM: Dự kiến góp vốn thành lập công ty ngành điện vốn điều lệ 100 tỷ đồng

  9. AST: Hồi phục tích cực hậu COVID, liệu có tăng trưởng dương sau 8 quý lỗ liên tiếp?

  10. VinFast huy động 4 tỉ đôla cho nhà máy tại Mỹ, dồn lực cho ô tô điện VF8, VF9

  11. Cao tốc 23.000 tỷ do liên danh Vingroup - Techcombank đề xuất được Phó Thủ tướng giao phấn đấu hoàn thành vào năm 2025

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. PVL: Công ty liên quan Chủ tịch PVL mua gần 1,7 triệu cổ phiếu, chính thức “ngồi ghế” cổ đông lớn

  2. Dragon Capital bán 5 triệu cổ phiếu DXG, thu khoảng 100 tỷ đồng

  3. SRA: Cổ phiếu SRA liên tục “lao dốc”, Chủ tịch SARA Việt Nam vẫn khó mua vào

  4. DBD: Người nhà lãnh đạo Dược phẩm Bidiphar vừa bán ra 797.700 cổ phiếu

_

  1. CRE: Cen Land chào bán lượng lớn cổ phiếu nhằm tăng vốn

  2. Chứng khoán Rồng Việt chốt quyền chia thưởng tỷ lệ 45% và chào bán cổ phiếu giá 10.000 đồng/cp

  3. VIC: Được chấp thuận niêm yết hơn 3.500 tỷ đồng trái phiếu

  4. GEG: Hơn 303,7 triệu cổ phiếu được niêm yết bổ sung vào ngày 14/7

  5. FIT: Gần 51 triệu cổ phiếu Tập đoàn F.I.T (FIT) đổ bộ sàn HOSE

  6. MWG: Vốn điều lệ của Thế Giới Di Động tăng gấp đôi lên hơn 14.600 tỷ đồng

_

=> CỔ TỨC

  1. VIX: Chứng khoán VIX dự chi gần 330 tỷ đồng trả cổ tức năm 2021

  2. Tới đây, 8 doanh nghiệp gồm QTP, DSV, PGV, BWS,… sẽ thực hiện chi trả cổ tức các đợt năm 2021 và 2022 cho cổ đông.

    • Cần link đọc chi tiết hãy comment số xuống bên dưới nha!

_

=> CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

  • Nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa mạnh và khiến các chỉ số biến động giằng co trong biên độ hẹp.

  • Hàng loạt cổ phiếu dầu khí giảm giá trước biến động không được tích cực của giá dầu thế giới.

  • Nhiều cổ phiếu ngân hàng bứt phá, VN-Index tăng điểm nhẹ

  • Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 0,9 điểm (-0,08%) xuống 1.173,92 điểm. Toàn sàn có 249 mã tăng, 197 mã giảm và 74 mã đứng giá

  • Tổng giá trị khớp lệnh đạt 12.332 tỷ đồng, tăng 10,7% so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 13,3% và đạt 10.532 tỷ đồng.

  • Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 557 tỷ đồng trong phiên 13/7, tập trung ‘xả’ CCQ FUEVFVND

  • Tự doanh 13/07: Bán ròng 4 phiên liên tiếp

_

=> CHỨNG KHOÁN/ TÀI CHÍNH

  1. Tín dụng tăng mạnh, nhiều ngân hàng báo lãi lớn trong 6 tháng đầu năm

  2. Cổ phiếu dầu khí: Kỳ vọng từ siêu dự án

  3. Xuất nhập khẩu phân bón tăng đột biến, nhiều doanh nghiệp báo lãi trong nửa đầu năm 2022

  4. Hơn 1,8 triệu tài khoản mở mới: “Nhập môn” đúng thời điểm khó khăn, nhà đầu tư có “chán” chứng khoán?

  5. Cổ phiếu chăn nuôi phục hồi cùng giá thịt heo

_

=> VIỆT NAM

  1. Thái Nguyên: Đủ điều kiện thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Dự án Khu dân cư Vinaconex-3

  2. Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra khủng hoảng năng lượng trong mọi tình huống

  3. Hà Nội: Khẩn trương rà soát và có phương án đối với các điểm nhà đất chưa sử dụng

  4. Phú Thọ: Bổ sung 4 cụm công nghiệp vào quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp

  5. Nguyên nhiên liệu đầu vào tác động mạnh đến ngành cao su

  6. VAMA - Thị trường ô tô tháng 6 ‘lao dốc’, doanh số giảm sâu 42%, Thaco giảm hơn một nữa

  7. Xuất khẩu sản phẩm gỗ giảm hơn 18% trong tháng 6

  8. Giá gạo Việt Nam vào Anh cao nhất Đông Nam Á

  9. Xuất khẩu tôm: Đơn hàng tăng mạnh nhưng doanh nghiệp chế biến “đói” nguyên liệu

_

=> THẾ GIỚI

  1. Nhiều thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm, Hàn Quốc và New Zealand tăng lãi suất

  2. Chứng khoán Mỹ quay đầu đi xuống, Dow Jones mất gần 200 điểm

  3. EU ‘đóng băng’ khối tài sản trị giá 13,8 tỷ USD của Nga

  4. Đức và Áo ‘hỗ trợ nhau’ giải quyết khủng hoảng năng lượng

  5. Xuất hiện làn sóng sa thải nhân sự từ các startup công nghệ Đông Nam Á

  6. Ông lớn viễn thông Nga nhắm mua thiết bị 5G từ Trung Quốc khi các nhà cung cấp phương Tây rút khỏi xứ Bạch Dương

  7. Hoạt động ngoại thương của Trung Quốc tăng 9,4% so với cùng kỳ

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. Thượng Hải lập quỹ phát triển metaverse 1,5 tỷ USD

  2. Tổng thống Kazakhstan phê duyệt luật tăng thuế cho thợ đào BTC

  3. Từ 10 tỷ USD về 0: Tại sao một ‘ông lớn’ quỹ phòng hộ tiền điện tử sụp đổ và kéo theo một chuỗi domino đau khổ?

  4. Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng BTC sau ngày hôm qua giảm về 19.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã nhích lên và vượt 19.700 USD/BTC vào cuối ngày.

_

  1. Mặc “bão” trừng phạt, thặng dư của Nga cao kỷ lục nhờ xuất khẩu dầu khí

  2. OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2023 tăng chậm hơn so với năm 2022

  3. Các thành viên OPEC trong hiệp ước OPEC+ đã bơm 24,8 triệu thùng/ngày vào tháng 6, tức là thấp hơn 1 triệu thùng/ngày so với mục tiêu đề ra

  4. EIA - Mỹ hạ dự báo giá dầu mỏ năm 2022

  5. IEA kêu gọi áp giá trần đối với dầu thô và sản phẩm tinh chế của Nga

  6. Tổng thống Biden tới thăm Arab Saudi cũng khó có thể hạ giá nhiên liệu

  7. Đến nay, đã có 12 quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU) đã bị Nga cắt một phần hoặc hoàn toàn nguồn cung khí đốt. Trước đó, kể từ ngày 11/7, Nga đã cắt giảm 60% dòng chảy trong đường ống Nord Stream 1 (Phương bắc 1) đến Đức để bảo trì kĩ thuật thường niên. Quá trình này kéo dài 10 ngày liên tục, nhưng có thể kéo dài hơn hoặc diễn ra ngắn hơn tùy tình huống.

  8. Các quan chức Đức lo ngại rằng, Nga có thể sẽ đưa ra thêm lý do kỹ thuật để nối lại hoạt động của Nord Stream 1.

  9. Các hãng dầu lửa lo sợ Nga đóng cửa đường ống dẫn dầu đi qua Kazakhstan

  10. Kết thúc phiên đêm qua, giá dầu Brent giảm 7,61 USD, tương đương 7,1%, xuống 99,49 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 11 tháng 4; dầu thô Tây Texas của Mỹ (WTI) giảm 8,25 USD, tương đương 7,9%, xuống 95,84 USD, cũng là mức thấp nhất trong ba tháng.

  11. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,74 USD (+0,77%), lên 96,58 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,62 USD (+0,62%), lên 100,11 USD/thùng.

  12. So với mức đỉnh cao vào tháng 3 năm nay, dầu Brent đã giảm 29%, trong khi WTI giảm 27%.

  13. UAE - Giá khí đốt tăng vọt ở quốc gia nhiên liệu từng rẻ hơn nước đóng chai

_

  1. Theo CNN, tỷ giá hối đoái giữa đồng euro và USD đã chạm mức 1 euro đổi được 1 USD trong phiên giao dịch cuối ngày 12/7. Giá trị của đồng tiền chung của châu Âu đã giảm khoảng 12% kể từ đầu năm nay tới nay.

  2. Giá vàng SJC đang đắt nhất thế giới, theo các chuyên gia. Khoảng cách này vẫn có thể tiếp tục được nới rộng khi biên độ tăng - giảm trong nước luôn lệch pha với thế giới.

  3. Nếu tính trong 7 ngày qua, kim loại quý trên thế giới đã giảm trên 80 USD/ounce (tương đương hơn 2 triệu đồng/lượng) nhưng vàng trong nước chỉ mất 600.000 đồng/lượng, chưa tới 1/3.

  4. Vàng thấp nhất 9 tháng

  5. Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 7,7 USD xuống mức 1.726 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi gần như chỉ giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối giờ chiều.

_

  1. Mỏ ở Na Uy gặp sự cố, giá khí đốt tại Anh tăng 24% trong một ngày

  2. Châu Á có thể phải chứng kiến giá lương thực tăng cao trong thời gian tới

  3. Nhật Bản yêu cầu Mỹ, Australia đảm bảo nguồn cung LNG ổn định

  4. Giá quặng sắt kỳ hạn trên cả sàn Đại Liên và Singapore đều giảm trong phiên vừa qua do lo ngại nhu cầu yếu ở Trung Quốc.

  5. Giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc giảm hơn 2%, thấp nhất 20 tháng

Vàng SJC 68.2 tr/lượng

USD 23,530 đồng

Bảng Anh 28,221 đồng

EUR 24,135 đồng

Nguồn bài viết: Thông Tô

2 Likes

CPI Mỹ tháng 6 tăng kỷ lục 9,1%

TTO - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981.

CPI Mỹ tháng 6 tăng kỷ lục 9,1% - Ảnh 1.

Thanh toán tiền xăng ở Mỹ. Giá xăng tháng 7 tại Mỹ đã giảm so với tháng 6 - Ảnh: WP
Theo báo Washington Post, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1981 và cao hơn mức tăng 8,1% của tháng 5.

Giá cả liên tục tăng trong thời gian qua ảnh hưởng nhiều đến các hộ gia đình Mỹ. Trong đó, người Mỹ da màu và gốc Tây Ban Nha có thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề, do phần lớn thu nhập chi trả cho những thứ thiết yếu như nhà ở, phương tiện đi lại và thực phẩm.

Giá thực phẩm tăng 12,2% so với một năm trước, mức tăng cao nhất kể từ năm 1979; giá thuê nhà tăng 5,8%, cao nhất kể từ 1986; giá xe hơi mới tăng 11,4%; giá vé máy bay tuy giảm trong tháng 6 nhưng vẫn tăng 34% so với năm ngoái.

Từ tháng 5 - 6, chi phí nha khoa tăng 1,9%, mức tăng lớn nhất trong một tháng kể từ khi số liệu được ghi chép vào năm 1995.

Sau đại dịch, người Mỹ chi tiêu nhiều vào các mặt hàng gia đình, như nội thất, thiết bị gia dụng và thiết bị tập thể dục, khiến chuỗi cung ứng trở nên quá tải và giá cả hàng hóa tăng vọt.

Khi chi tiêu của người tiêu dùng chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ như du lịch, ăn uống nhà hàng, xem phim, dự hòa nhạc hay sự kiện thể thao, giá cả dịch vụ lại gia tăng.

Chi phí nhà ở cũng tăng vọt. Theo công ty môi giới bất động sản Redfin, chi phí trung bình của các hợp đồng thuê nhà mới đã tăng 14% trong năm qua, lên mức trung bình là 2.016 USD/tháng.

Các nhà phân tích dự đoán nhiều khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nâng lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế vào cuối tháng 7 này.

Nguồn bài viết: CPI Mỹ tháng 6 tăng kỷ lục 9,1% - Tuổi Trẻ Online

Elon Musk chính thức bị Twitter kiện, “số phận” nào cho thương vụ 44 tỷ USD?

Động thái đâm đơn của Twitter đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài…

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Twitter ngày 12/7 đã đâm đơn kiện ông Elon Musk lên một toà án ở bang Delaware, Mỹ nhằm ngăn người giàu nhất thế giới “quay xe” khỏi thoả thuận 44 tỷ USD mua lại công ty mạng xã hội này.

Theo tin từ CNBC, trong đơn kiện, Twitter nói rằng ông Musk - sau khi đã nhất trí về một thoả thuận có ràng buộc - giờ đây “không tôn trọng các nghĩa vụ của mình với Twitter và cổ đông của công ty vì thoả thuận mà ông ta đã ký không còn phục vụ cho các lợi ích cá nhân của ông ta nữa”.

Đơn kiện này của Twitter không nằm ngoài dự báo, vì vào cuối tuần trước, Musk đã nói ông không còn giữ kế hoạch mua Twitter. Lý do mà ông Musk đưa ra là tỷ lệ tài khoản rác trên Twitter và ông cho rằng công ty này không cung cấp cho ông những thông tin mà ông cần để định giá thương vụ cho chuẩn xác.

Động thái đâm đơn của Twitter đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài, trong đó Twitter muốn Musk phải thực thi vụ mua lại với mức giá 54,2 USD/cổ phiếu, còn Musk thì muốn “huỷ kèo”.

Giới chuyên gia nói rằng kết quả của trận chiến pháp lý này là khó đoán: có thể toà án sẽ buộc Musk phải tiến hành thoả thuận; hoặc Musk phải trả cho Twitter số tiền 1 tỷ USD vì phá hợp đồng. Ngoài ra, còn có có những kịch bản khác như hai bên tự thương lượng với nhau, đàm phán lại mức giá, hoặc thậm chí Musk phá hợp đồng mà chẳng phải bồi thường đồng nào.

Theo công bố thông tin của toà án, Twitter muốn có một phiên toà kéo dài 4 ngày vào tháng 9 cho vụ này.

Trong đơn kiện, Twitter nói rằng hành vi của Musk trong quá trình tìm cách mua Twitter là “có ý đồ xấu”, đồng thời cáo buộc ông chống lại thoả thuận từ khi “thị trường bắt đầu đảo chiều”. Đơn kiện cũng nói những lý do mà Musk đưa ra cho việc rút khỏi thoả thuận, bao gồm số lượng tài khoản rác lớn, chỉ là “cái cớ”.

Hồi tháng 4, ông Musk công bố kế hoạch mua Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu. Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, cổ phiếu này còn hơn 34 USD/cổ phiếu, thấp hơn 37% so với giá chào mua ban đầu của Musk.

Twitter cho rằng cổ phiếu công ty mất giá một phần là do hành động của Musk. Tuy nhiên, không chỉ Twitter mà nhiều công ty mạng xã hội khác cũng chứng kiến giá cổ phiếu giảm mạnh trong cùng khoảng thời gian.

“Từ khi ký thoả thuận, ông Musk đã không ngừng làm mất uy tín Twitter và cả thoả thuận, đặt ra rủi ro kinh doanh đối với Twitter và áp lực giảm đối với giá cổ phiếu công ty”, Twitter viết trong đơn kiện.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Twitter Bret Taylor đăng một dòng tweet nói rằng công ty khởi kiện để “buộc Elon Musk phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ trong hợp đồng đã ký”.

Phản ứng với động thái của Twitter, Musk đăng tweet: “Thật là châm biếm (cười lớn)”.

Biến động thị trường chứng khoán Mỹ, cộng thêm những lùm xùm trong thương vụ Twitter, đã khiến tài sản của Musk giảm nhiều trong năm nay. So với đầu năm, khối tài sản ròng cá nhân của ông hiện đã giảm hơn 56 tỷ USD, còn 214 tỷ USD – theo số liệu từ Bloomberg Billionaires Index.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, vị thế tiền mặt của Musk hiện nay vẫn tốt hơn so với cách đây 1 năm vì ông mới thu về khoảng 8,5 tỷ USD từ việc bán cổ phiếu hãng xe điện Tesla. Từ tháng 4, Musk – CEO của Tesla – đã bán bớt cổ phiếu Tesla để lấy tiền mua Twitter.

Giáo sư Brian Quinn của Trường Luật thuộc Đại học Boston nói rằng ông sẽ không ngạc nhiên nếu Musk chấp nhận bồi thường hơn 1 tỷ USD để được rút khỏi thương vụ Twitter. “Đối với Musk, việc đó khiến ông ấy nghèo đi, nhưng đổi lại sẽ giúp ông ấy khỏi mắc kẹt với việc sở hữu Twitter”, ông Quinn nhận định.

Nguồn bài viết: Elon Musk chính thức bị Twitter kiện, “số phận” nào cho thương vụ 44 tỷ USD? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 14/7

BCM: Tổng CTCP Becamex (BCM – HOSE) thông qua chủ trương thực hiện dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cây Trường, với tổng vốn đầu tư hơn 5.459 tỷ đồng, trong đó, vốn vay chiếm 85%.

ACL: Bà Đỗ Yên Chi, cổ đông của CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL – HOSE) đã bán bất thành 260.000 cổ phiếu ACL đăng ký bán từ ngày 13/6 đến 12/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Như vậy, sau giao dịch, bà Chi vẫn đang nắm giữ hơn 266.000 cổ phiếu ACL, tỷ lệ 0,53%.

HSL: Ngày 22/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2020 và 2021 của CTCP Đầu tư phát triển thực phẩm Hồng Hà (HSL – HOSE), ngày đăng ký cuối cùng là 25/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu, mỗi năm theo tỷ lệ 100:5, tương đương HSL sẽ phát hành thêm hơn hơn 3,2 triệu cổ phiếu mới trong đợt này.

FIR: Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc First Retail (FIR – HOSE) đăng ký mua 300.000 cổ phiếu FIR từ ngày 18/7 đến 16/8 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, ông Tuấn sẽ nâng sở hữu tại FIR lên hơn 5,53 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 12,41%.

BTT: Ngày 12/7, HĐQT CTCP Thương mại – Dịch vụ Bến Thành (BTT – HOSE) đã có nghị quyết thông qua việc trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt theo tỷ lệ 7%. Ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức vào 04/8/2022 và thanh toán bắt đầu từ ngày 15/8/2022.

DPG: Bà Lương Thị Thanh, chị của ông Lương Minh Tuấn – Chủ tịch HĐQT CTCP Đạt Phương (DPG – HOSE) đã bán ra 300.000 cổ phiếu DPG trong hai phiên ngày 12 và 13/7. Sau giao dịch, bà Thanh đã giảm sở hữu tại DPG xuống còn hơn 3,31 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 21,21%.

DBD: Bà Trịnh Thị Xuân, vợ ông Nguyễn Tiến Hải – Thành viên HĐQT CTCP Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định (DBD – HOSE) đã bán ra 797.700 cổ phiếu DBD từ ngày 09/6 đến 09/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, bà Xuân chỉ còn nắm giữ lô lẻ 38 cổ phiếu DBD.

TTL: CTCP Tasco (HUT), cổ đông lớn của Tổng CTCP Thăng Long (TTL – HNX) đã bán ra hơn 1,34 triệu cổ phiếu TTL trong ngày 04/7. Qua đó, giảm sở hữu tại TTL xuống còn hơn 14,83 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 35,45%. Cùng ngày, CTCP Đầu tư và Xây dựng TNG đã mua vào đúng con số hơn 1,34 triệu cổ phiếu TTL và nâng sở hữu tại TTL lên hơn 6,15 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 14,71%.

TVC: Ông Đỗ Thanh Hà, Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Quản lý tài sản Trí Việt (TVC – HNX) đã mua vào hơn 382.000 cổ phiếu TVC từ ngày 28/6 đến 08/7. Sau giao dịch, ông Hà đã nâng sở hữu tại TVC lên hơn 3,57 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 3,02%.

NDX: Ngày 22/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021 của CTCP Xây lắp Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDX – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 25/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 4,5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 31/8/2022.

SHS: Ngày 22/7 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức và cổ phiếu thưởng của CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS – HNX), ngày đăng ký cuối cùng là 25/7. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:18, cổ phiếu thưởng theo tỷ lệ 100:7.

1 Likes

Nghiên cứu cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech

Ngân hàng nhà nước đang nghiên cứu xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng, trình Chính phủ ban hành trong năm 2022…

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Quyết định số 1124/QĐ-NHNN Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm, các đơn vị chủ trì thực hiện có báo cáo về tiến độ, kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Theo đó, kế hoạch bao gồm 3 nội dung chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Nghị quyết số 54/NQ-CP của Chính phủ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm 3 nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng: Nghiên cứu hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với nguyên tắc thị trường, bảo đảm an toàn, lành mạnh và ổn định của hệ thống; tăng cường tính minh bạch, cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển mới; Tổ chức thực hiện hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện khung pháp luật về xử lý nợ xấu, ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan; Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính, quản trị và chất lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân bảo đảm hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững; Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ngành Ngân hàng.

Nghiên cứu xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng trình Chính phủ ban hành trong năm 2022; Hỗ trợ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp nhận nguồn vốn viện trợ, cho vay ưu đãi nước ngoài để tài trợ cho dự án thuộc danh mục phân loại xanh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật khác có liên quan.

Thứ hai, về cơ cấu lại, phát triển doanh nghiệp nhà nước: Tổ chức thực hiện đúng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Chỉ đạo các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ chủ động xây dựng phương án nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và tổ chức triển khai thực hiện theo các giải pháp phù hợp; Chỉ đạo Agribank chủ động xây dựng phương án để cơ cấu lại toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động và giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn thông qua các giải pháp phù hợp; Tham mưu, thực hiện đúng quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các tổ chức tài chính, tổ chức tài chính và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Ngân hàng Nhà nước quản lý; Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước…;

Thứ ba, về cơ cấu lại đầu tư công và cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp: Thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước nêu tại điểm 1(a) và điểm 1(d) Mục II Chương trình hành động đính kèm Nghị quyết 54/NQ-CP.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và chỉ đạo phân công của Thống đốc, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm triển khai quyết liệt các nhiệm vụ có liên quan nêu tại Kế hoạch hành động; Các đơn vị được giao chủ trì thực hiện nội dung công việc nêu tại Kế hoạch hành động có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện; cụ thể hóa thành nhiệm vụ của đơn vị tại chương trình công tác và chỉ đạo triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ, có hiệu quả, kịp thời báo cáo Thống đốc các khó khăn, vướng mắc phát sinh đột xuất (nếu có); Định kỳ trước ngày 15/11 hàng năm, các đơn vị chủ trì thực hiện có báo cáo về tiến độ, kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao, đề xuất giải pháp xử lý gửi về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng để tổng hợp.

Thống đốc cũng giao Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch hành động, đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả; Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng xây dựng các giải pháp tăng cường năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh; Đầu mối đôn đốc, theo dõi, tổng hợp, xây dựng báo cáo trình Thống đốc về tiến độ, kết quả thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện Kế hoạch hành động và đề xuất các giải pháp xử lý.

Đối với các nhiệm vụ tại Nghị quyết 54/NQ-CP được Chính phủ phân công các bộ, cơ quan khác chủ trì và Ngân hàng Nhà nước là có trách nhiệm phối hợp, các đơn vị thuộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ và phân công của Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để tham mưu trong công tác phối hợp, đảm bảo mục tiêu thực hiện hiệu quả, đồng bộ chương trình hành động đã được Chính phủ ban hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 04/7/2022.

Nguồn bài viết: Nghiên cứu cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý 2/2022?

Theo ước tính của SSI Research, CTG là ngân hàng có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý 2/2022 tiếp theo là MBB…

Đồ họa: A.N.

Trong báo cáo triển vọng lợi nhuận quý 2/2022 vừa cập nhật, SSI Research ước tính kết quả kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp trong đó nhóm ngân hàng lợi nhuận tăng trưởng rất tích cực.

Cụ thể, 26 công ty trong phạm vi nghiên cứu của SSI Research, có 23 công ty dự kiến tăng trưởng lợi nhuận dương trong Qúy 2 và 3 công ty có dự kiến có lợi nhuận sụt giảm. Các công ty có kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận dương bao gồm: ACB, AST, BID, CTG, DGW, DPM, FPT, GAS, GMD, HAH, HDB, IMP, MBB, NT2, PNJ, REE, TCB, TPB, TRA, VCB, VHC, VIB, VSC.

Cụ thể, với nhóm ngân hàng, ACB đã sử dụng phần lớn hạn mức tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6 năm 2022 tăng 10% so với đầu năm, đồng thời tăng 16% so với cùng kỳ, điều này cho phép ngân hàng đạt được mức tăng trưởng tổng thu nhập hoạt động (TOI) ở mức tương đối tốt. Trong khi đó, áp lực trích lập dự phòng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp đối với ACB do tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt, chỉ ở mức 0,7-0,8%. Theo đó, lợi nhuận trước thuế của ACB dự kiến đạt 5 nghìn tỷ đồng tăng 54% so với cùng kỳ.

Với BID, lợi nhuận trước thuế trong quý 2/2022 của BID ước tính đạt 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 18% so với cùng kỳ), nhờ hệ số LDR tăng lên (tăng trưởng tín dụng đạt 9-10% và tăng trưởng huy động là 2,6%) và chi phí tín dụng giảm. Chất lượng tài sản được kỳ vọng sẽ cải thiện, với nợ xấu ổn định và các khoản nợ tái cơ cấu Covid-19 giảm mạnh.

Với Vietinbank, kỳ vọng lợi nhuận trước thuế của CTG trong quý 2/2022 sẽ đạt 4,6 - 4,7 nghìn tỷ đồng tăng 68% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhóm ngân hàng. Cần lưu ý rằng mức tăng trưởng mạnh mẽ này là do mức cơ sở thấp trong quý 2 năm 2021.

Tại thời điểm cuối quý 2/2022, tăng trưởng tín dụng và huy động tại HDB ở mức khá cao, lần lượt đạt 15% và 12% so với đầu năm, nhờ đó HDB đã đạt được kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước tính đạt 2,5 - 2,7 nghìn tỷ đồng.

SSI Research cũng kỳ vọng MBB sẽ ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5,2 - 5,5 nghìn tỷ đồng (tăng 53-64% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 15% so với đầu năm hoặc tăng 29% so với cùng kỳ) và NIM cao. CASA cao sẽ hỗ trợ cho ngân hàng khi lãi suất có xu hướng tăng.

Đồ họa: A.N.

TCB đã gần sử dụng hết hạn mức tín dụng kể từ quý 1/2022. Do đó, Quý 2/2022 TCB sẽ phải xoay sở trong hạn mức tăng trưởng tín dụng còn lại là khá hạn chế. Hoạt động kinh doanh trái phiếu có khả năng không thuận lợi do giao dịch trên thị trường trầm lắng trong thời gian này. Tuy nhiên, do nguồn cung tín dụng hạn chế, lãi suất cho vay có thể đã được điều chỉnh tăng đối với một số phân khúc để đảm bảo NII tăng trưởng khá. Ước tính TCB có thể đạt lợi nhuận trước thuế là 7-7,2 nghìn tỷ đồng (tăng 20% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022.

Tính đến cuối tháng 5 năm 2022, tổng tiền gửi tại TPB đạt 189 nghìn tỷ đồng, tăng 6,87% so với đầu năm. Trong khi đó, tín dụng tăng với tốc độ nhanh hơn (tăng 11,4% so với đầu năm), đạt 179 nghìn tỷ đồng. Chất lượng tín dụng được kiểm soát ở mức xấp xỉ 1%. Cơ sở khách hàng của TPB đã tăng thêm 1 triệu khách trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2022, và 40% trong số đó là khách hàng giao dịch trực tuyến. Điều này giúp tổng giá trị giao dịch tăng đáng kể. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước tính tăng 37% lên 2,2 nghìn tỷ đồng.

Với VCB, SSI Research ước tính VCB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế ở mức 7 - 7,3 nghìn tỷ đồng tăng 50% so với cùng kỳ trong quý 2/2022, kết quả này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ (tăng 13-14% so với đầu năm), hệ số LDR tăng lên (tăng trưởng huy động chỉ ở mức 3-4% so với đầu năm), và áp lực trích lập dự phòng thấp. Tỷ lệ nợ xấu ổn định, trong khi các khoản vay tái cấu trúc giảm 62% xuống còn 4 nghìn tỷ đồng.

Với VIB, dự báo VIB sẽ đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất ở mức 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, và lũy kế cho 6 tháng đầu năm 2022 sẽ là 5 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ). Điều này được thúc đẩy bởi tăng trưởng tín dụng cao (hơn 9,5% so với đầu năm) và NIM ổn định khoảng 4,4%

Ở chiều ngược lại, các công ty có ước tính tăng trưởng lợi nhuận âm bao gồm: HPG, MSB, VEA.

Theo đó, SSI Research ước tính HPG sẽ đạt lợi nhuận sau thuế là 6,2 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với mức cơ sở cao của năm ngoái, chủ yếu do biên lợi nhuận giảm trong bối cảnh giá than cốc tăng cao, và sản lượng thép ước tính đi ngang so với cùng kỳ.

MSB sẽ đạt 1,6 - 1,7 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (giảm 14% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022.Cần lưu ý rằng lợi nhuận trước thuế giảm chủ yếu là do hơn 1,5 nghìn tỷ đồng phí trả trước của một hợp đồng bancassurance độc quyền đã được ghi nhận trong quý 2 năm 2021.

VEA sẽ đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 1,19 nghìn tỷ đồng (tăng 12% so với cùng kỳ) và 1,61 nghìn tỷ đồng (giảm 5% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022, do doanh thu của liên doanh xe máy (Honda) giảm 6%, điều này là do ảnh hưởng của tình trạng khan hiếm các sản phẩm xe ga chủ lực như Honda SH, Vision, Lead,… Trong khi đó, liên doanh ô tô đạt mức tăng trưởng doanh thu là 13% so với cùng kỳ.

Nguồn bài viết: Ngân hàng nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong quý 2/2022? - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Casino duy nhất trên sàn chứng khoán đổi chủ?

Casino duy nhất trên sàn chứng khoán đổi chủ?

Royal Ha Long Hotel. Ảnh: RIC.

Trên giấy tờ, nhóm cổ đông ngoại vẫn nắm chi phối RIC khi sở hữu đến 52,49% vốn công ty. Tuy vậy, nhiều khả năng tỷ lệ này chỉ mang tính chất danh nghĩa khi các tờ trình bầu 4 nhân sự của nhóm chủ mới đều được thông qua với tỷ lệ hơn 99%.

Như đã đề cập, sau 3 năm lỗ liên tục, RIC của CTCP Quốc tế Hoàng Gia đã bị hủy niêm yết vào tháng 4/2022, theo điểm e khoản 1 Điều 120, Nghị định số 155 (ngày 31/12/2020) quy định cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết.

Sau đó, RIC xuống giao dịch ở sàn UPCOM kể từ phiên giao dịch 26/5.

Ít ai biết, trước khi bị hủy niêm yết gần 1 năm, đã có những chuyển động kín đáo tại RIC với sự xuất hiện của nhóm lãnh đạo có nhiều liên hệ tới một tập đoàn tư nhân hoạt động đa ngành.

Theo đó, chỉ trong vỏn vẹn 2 tháng (tháng 9/2021 – tháng 11/2021), RIC đã tổ chức thành công 2 ĐHĐCĐ bất thường và “thay máu” gần như toàn bộ dàn lãnh đạo.

Cụ thể, cổ đông RIC tại 2 ĐHĐCĐ bất thường đã miễn nhiệm 4 Thành viên HĐQT với bà Ngô Thu Mật (Wu Chiu Mi), bà Đào Ngọc Hoa, ông Juan Chi Fa và bà Juan Cheng Chih. Đồng thời, bầu bổ sung 4 Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2021-2025 gồm: Ông Lin, Yi Huang; bà Nguyễn Khoa Hoàng Anh; bà Nguyễn Mai Phương; và bà Trần Gia Ngọc Phương.

Theo tìm hiểu, cả 4 nhân sự cấp cao mới đều là các thể nhân liên hệ đến Group kể trên.

Hồi tháng 2/2022, HĐQT RIC đã thông qua chủ trương vay vốn với hạn mức tối đa 200 tỷ đồng, thời hạn 36 tháng, để chủ động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện các dự án của công ty.

Trước khi có sự thay đổi lớn ở HĐQT, cơ cấu cổ đông của RIC cũng có sự biến động trong năm ngoái, khi Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Khải Tiệp chuyển nhượng 52,49% cổ phần RIC cho công ty con - Công ty TNHH Đầu tư Khải Việt. Đáng chú ý là tất cả các tờ trình bầu 4 nhân sự cấp cao kể trên đều được thông qua với tỷ lệ hơn 99%.

Ở một diễn biến liên quan, Công ty TNHH Đầu tư Quốc tế Khải Tiệp tính đến tháng 10/2021 là cổ đông lớn nhất nắm đến 50,010% vốn CTCP Quốc tế Lạng Sơn (thành lập năm 2009). Đơn vị này hồi giữa năm 2021 đã xin UBND tỉnh Lạng Sơn chấp thuận chủ trương cho Group tư nhân đang đề cập là đối tác tham gia thực hiện dự án khách sạn sân golf Hoàng Đồng, tổng vốn đầu tư hơn 61 triệu USD.

Lỗ 3 năm liên tiếp, RIC có gì?

BCTC kiểm toán năm 2021 ghi nhận doanh thu RIC đạt 3,2 triệu USD (74,8 tỷ đồng), giảm hơn 40% so với năm 2020; lỗ sau thuế 4,4 triệu USD (102,5 tỷ đồng), tăng 25,7% so với khoản lỗ năm 2020.

Công ty TNHH Deloitte Việt Nam nhấn mạnh, hoạt động kinh doanh của RIC từ tháng 4/2022 bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến khoản lỗ sau thuế thu nhập năm 2021 là 102,5 tỷ đồng, như vậy lỗ lũy kế công ty tại ngày 31/12/2021 là 412 tỷ đồng.

Ngoài ra, nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn 142 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động của công ty phụ thuộc vào dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh và các khoản đi vay trong khi diễn biến của dịch COVID-19 là khó dự đoán và các khoản tiền vay phụ thuộc vào việc tiếp tục được cấp tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Các điều kiện trên khiến kiểm toán nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của công ty.

Trong năm 2022, RIC đặt mục tiêu tổng doanh thu 6,323 triệu USD, tăng 93% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 1,58 triệu USD, giảm 65% so với mức lỗ 4,48 triệu USD năm 2020.

Theo dữ liệu tình hình RIC liên tục suy giảm trong giai đoạn 2018 - 2021.

Casino duy nhất trên sàn chứng khoán đổi chủ? - Ảnh 1.

Việc bị hủy niêm yết bắt buộc gần như không thể tránh khỏi. Trước đó, cổ phiếu này cũng thuộc diện bị kiểm soát từ ngày 8/4/2020.

RIC được biết đến là chủ đầu tư Khách sạn và Biệt thự Hoàng Gia (TP. Hạ Long); Casino Hoàng Gia gồm 4 loại trò chơi và 70 máy giật xèng đánh bài.

Trong năm 2022, RIC cho biết triển khai dự án 1,47ha trước Khách sạn Hoàng Gia, quy hoạch đã phê duyệt, mục đích xây tòa nhà tháp đổi, tiêu chuẩn 5 sao, đang chuẩn bị hồ sơ thiết kế; dự án 6,9ha đồi Lapic phía Tây khách sạn mục đích xây khách sạn 5 sao, khu chung cư cao cấp và khu dịch vụ phức hợp, hiện đang tiến hành các thủ tục pháp lý để xin cấp phép dự án này; và điều chỉnh quy hoạch khu biệt thư, xúc tiến đầu tư xây dựng khu dinh thự cao cấp trên phần diện tích khoảng 2,1ha phía Đông khu biệt thự.

Nguồn bài viết: Casino duy nhất trên sàn chứng khoán đổi chủ?

SHB ước lãi 6 tháng gần 5.900 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của SHB ước tính gần 5.900 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ và thực hiện hơn 50% kế hoạch năm.

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB), lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của ngân hàng ước tính gần 5.900 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ, thực hiện hơn 50% kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh dự kiến đạt hơn 9.400 tỷ đồng, tăng gần 113% so với cùng kỳ. Các chỉ số đều tăng trưởng khả quan.

Trong quý I, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 3.226 tỷ đồng, tăng gần 94% so với cùng kỳ và thực hiện khoảng 27,6% kế hoạch năm.

Chia sẻ về kế hoạch kinh doanh năm 2022, ông Võ Đức Tiến, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm phụ trách điều hành ngân hàng, cho biết SHB đặt mục tiêu lãi trước thuế tối thiểu 11.686 tỷ đồng trong năm 2022, tăng gần 87% so với năm trước và dự kiến chia cổ tức năm 2022 từ 18%.

Tổng tài sản ngân hàng dự kiến tăng 12,4% lên 567.610 tỷ đồng trong đó dư nợ tín dụng tăng 14,4% đạt 421.715 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm về 1,3%.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về cơ sở nào để đặt lợi nhuận tăng hơn 87% trong năm 2022, ông Đỗ Quang Hiển cho biết khi đặt kế hoạch kinh doanh, SHB đã phải tính toán đến các căn cứ cơ sở và dựa trên các phương pháp tính toán hợp lý để đưa ra được một con số cuối cùng.

Trong chiến lược phát triển của SHB có tư vấn BCG, IFC,… đồng hành với mục tiêu phát triển tệp khách hàng hệ sinh thái, chuỗi cung ứng. Trước đây, chúng tôi chưa khai thác hết được các tiềm năng chiến lược mà SHB đang có, SHB sẽ tiếp tục tăng CASA, dịch vụ,… Trên cơ sở đó thì kế hoạch kinh doanh là khả thi.

Phó Chủ tịch HĐQT kiêm phụ trách điều hành, ông Võ Đức Tiến cũng cho rằng khả năng đạt được con số lợi nhuận là khả thi do năm nay dự kiến con số dự phòng trích lập sẽ giảm khoảng 3.000 tỷ đồng so với năm trước, khoảng 4.700 tỷ đồng.

Nguồn: Vietnambiz

Mai lại đua trần

Thủ tướng: Không siết chặt tín dụng bất động sản một cách bất hợp lý

Thủ tướng yêu cầu các ngân hàng tiếp tục cho vay lĩnh vực bất động sản nhưng rà soát với “nghệ thuật mềm dẻo” để vừa kiểm soát rủi ro vừa cấp vốn hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng đánh giá các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, vì mục tiêu chung, đã đánh giá khách quan, trung thực những mặt được là cơ bản trong phát triển thị trường bất động sản từ năm 2000 tới nay, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong điều kiện khó khăn hiện nay và góp phần đưa đất nước phát triển.

Đồng thời, các ý kiến cũng đánh giá những mặt chưa được, tồn tại, hạn chế, đây cũng là điều bình thường trong quá trình phát triển, tại một đất nước đang phát triển, trải qua nhiều năm chiến tranh, còn rất nhiều khó khăn. Các đại biểu cũng đưa ra nhiều ý kiến góp ý để phát triển hệ sinh thái thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững.

Chia sẻ một số suy nghĩ với các đại biểu, Thủ tướng cho rằng càng trong khó khăn, thách thức, vấn đề càng phức tạp, nhạy cảm, chúng ta càng bình tĩnh, giữ vững bản lĩnh, đoàn kết, phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, đánh giá chính xác, khách quan tình hình để xử lý các các vấn đề đặt ra; có cách tư duy, phương pháp luận đúng để giải quyết căn cơ các vấn đề, theo hướng đi từ vấn đề lớn để xử lý vấn đề nhỏ, đi từ vấn để tổng thể để xử lý vấn đề cụ thể.

Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm kiên trì, kiên định, kiên quyết phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững; không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế - dân sự nhưng rà soát, ngăn chặn, phát hiện những hành vi sai phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật, không để đổ vỡ, bảo vệ những người làm đúng, bảo vệ, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản

Rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề vừa trước mắt, vừa lâu dài theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điêm cơ chế chính sách tạo động lực, xung lực mới cho phát triển, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.

Xác định các phân khúc thị trường, các nhu cầu, như bất động sản công nghiệp, nhà ở công nhân, nhà thu nhập thấp để có chính sách phù hợp thúc đẩy thị trường, tập trung cho an sinh xã hội, tạo cơ hội cho người thu nhập thấp, “không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”.

Phát triển hạ tầng chiến lược để tạo không gian phát triển mới, động lực phát triển mới, thúc đẩy hình thành các khu đô thị mới.

Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư các dự án nhà ở để tăng nguồn cung cho thị trường. Ảnh VGP/Nhật Bắc

Xử lý cái sai để bảo vệ cái đúng

Xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để bảo đảm liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để tháo gỡ các vướng mắc, xử lý sai phạm để bảo vệ thị trường, bảo vệ tài sản, bảo vệ con người, dứt khoát không hợp thực hóa cái sai nhưng đánh giá khách quan, tìm hiểu nguyên nhân, có cơ chế tháo gỡ những vướng mắc thực tiễn đặt ra.

Làm tốt công tác truyền thông, đẩy mạnh giáo dục, bồi dưỡng kiến thức tài chính, kiến thức pháp luật trong nhà trường và bằng các hình thức khác.

“Tinh thần là bảo vệ thị trường, thúc đẩy thị trường, bảo vệ những người làm đúng, kiên quyết xử lý những người làm sai. Xử lý cái sai để bảo vệ cái đúng”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản

Phân công cụ thể, Bộ Xây dựng khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản, trong đó có một số luật, đảm bảo đồng bộ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. Trước mắt, nghiên cứu một số vấn đề để làm thí điểm theo thẩm quyền của Chính phủ, vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập tổ công tác để chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đối với nội dung chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của pháp luật, thủ tục pháp lý của dự án.

Cơ cấu lại tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo dõi, kiểm soát, cơ cấu lại tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro cho thị trường, với nghệ thuật điều hành mềm dẻo, linh hoạt, có hiệu quả.

Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng tiếp tục cho vay đối với lĩnh vực bất động sản đảm bảo đúng quy định pháp luật, cho vay đối với các dự án bất động sản đầy đủ tính pháp lý; ưu tiên cho vay đối với các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân đã được cấp phép và khởi công xây dựng để tạo nguồn cung cho thị trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu, rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến việc đấu giá quyền sử dụng đất (pháp luật về đấu giá, pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý thuế) bảo đảm thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Thanh tra, kiểm kiểm tra và chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp với các địa phương phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật.

nguồn bài viết: Thủ tướng: Không siết chặt tín dụng bất động sản một cách bất hợp lý | Vietstock

Dư nợ tín dụng bất động sản tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng

Trong tổng số 2,33 triệu tỷ đồng dư nợ bất động sản, mục đích tự sử dụng chiếm tới 66,3%, tương đương 1,55 triệu tỷ đồng…

Ảnh minh hoạ

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 31/5/2022, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản là 2,33 triệu tỷ đồng, tăng 12,31% so với cuối năm ngoái.

Đây là mức tăng cao so với cùng kỳ các năm trước và cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung, chiếm tỷ trọng 20,66% tổng dư nợ tín dụng chung đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, nếu xét về cơ cấu, dư nợ tín dụng bất động sản chủ yếu tập trung vào mục đích tự sử dụng. Cụ thể, trong số 2,33 triệu tỷ đồng dư nợ, tín dụng lĩnh vực bất động sản tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng (1,55 triệu tỷ đồng, tăng 14,41%, chiếm tỷ trọng 66,3%), dư nợ tín dụng với mục đích kinh doanh bất động sản là hơn 786.000 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cuối năm ngoái và chiếm tỷ trọng 33,7% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản.

Ngoài việc thực hiện cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản từ nguồn vốn huy động của người gửi tiền, trong những năm qua, hệ thống các tổ chức tín dụng còn thực hiện một số chương trình, tín dụng về nhà ở theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được áp dụng các quy định đặc thù về đối tượng, điều kiện vay vốn, lãi suất.

Hiện tại, thị trường bất động sản bao gồm nhiều chủ thể tham gia. Dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản rất đa dạng như nguồn vốn FDI, vốn huy động trên thị trường quốc tế thông qua việc phát hành trái phiếu hoặc vay các tổ chức nước ngoài, nguồn vốn huy động từ thị trường chứng khoán, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và nguồn vốn tự có, tự tích lũy của các tổ chức, cá nhân.

Với các tổ chức tín dụng, theo quy định của pháp luật hiện hành, tham gia thị trường bất động sản với vai trò cho vay đối với các chủ thể tham gia thị trường, trực tiếp mua trái phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, bảo lãnh cho các chủ thể trên thị trường và trong một số trường hợp có thể trực tiếp mua, nắm giữ bất động sản.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế, số liệu trên cho thấy Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương siết chặt tín dụng bất động sản mà cơ quan này cảm thấy lo ngại về dư nợ tín dụng trong 6 tháng đầu năm đã tăng quá cao.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước buộc phải cân nhắc nới room tín dụng, lựa chọn thời điểm này hay đến hết quý 3/2022, định mức nới room với tỷ lệ tín dụng chỉ khoảng 16% và không ảnh hưởng lớn đến lạm phát…

“Từ trước đến nay, có nhiều ý kiến nói Ngân hàng Nhà nước siết chặt tín dụng bất động sản nhưng theo tôi là không đúng bởi ngoài việc tăng chỉ số tính tài sản rủi ro cho bất động sản lên 250% ra thì không có bất kỳ động thái ghê gớm nào. Lý do bởi, Ngân hàng Nhà nước biết rằng, thị trường bất động sản gắn bó rất mật thiết với hệ thống ngân hàng”, TS. Nghĩa nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nghĩa, thời điểm này, khó khăn trên thị trường bất động sản không phải là đến từ phía cầu mà từ phía cung, khi số lượng dự án ít đi và trái phiếu dành cho dự án cũng bị suy giảm đợt vừa rồi. Trong khi đó, thị trường bất động sản về nguyên tắc là “đảo nợ trái phiếu để làm dự án”.

“Tín dụng trung dài hạn dành cho khu vực bất động sản thấp hơn là trái phiếu dành cho bất động sản, bên cạnh đó, ưu thế của trái phiếu bất động sản là linh hoạt hơn khi có thể tái cơ cấu, đảo nợ… Do đó, không thể nói Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng dành cho bất động sản tạo nên những lo ngại trên thị trường. Ngân hàng Nhà nước hiểu rất vững chắc, thị trường bất động sản không được phép sụp đổ vì bất kỳ lý do gì, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, trong đó có hệ thống ngân hàng”, ông Nghĩa nói.

Tại “Hội nghị phát triển thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững” vừa được Chính phủ tổ chức, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho hay, cơ quan này không siết tín dụng bất động sản mà chỉ yêu cầu các tổ chức tín dụng tập trung vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những lĩnh vực ưu tiên theo chủ chương của Chính phủ. Đồng thời, kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán, bất động sản.

Theo bà Hồng, để góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững cần thực hiện các giải pháp tổng thể, đồng bộ với sự phối hợp của nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Vì vậy, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đề xuất Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, ngành, địa phương: tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực bất động sản theo hướng phát triển thị trường lành mạnh, hiệu quả; rà soát, xem xét, đề xuất sửa đổi các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất;

Mặt khác, công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản tại địa phương, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ; nâng cao khả năng huy động vốn từ các nguồn khác như từ thị trường chứng khoán, vốn FDI… phát triển các thị trường này trở thành kênh huy động vốn dài hạn hiệu quả của doanh nghiệp, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn tín dụng…

Nguồn bài viết: Dư nợ tín dụng bất động sản tập trung chủ yếu vào mục đích tự sử dụng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Bà Vũ Đặng Hải Yến từ chức Phó Tổng Giám đốc FLC

Bà Vũ Đặng Hải Yến là người được cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết ủy quyền thực hiện toàn bộ quyền cổ đông Tập đoàn FLC và hãng hàng không Bamboo Airways.
Hôm 13/7 vừa qua, bà Vũ Đặng Hải Yến đã nộp đơn tới Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn FLC, đề nghị được thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc “vì một số lý do cá nhân”.

Một ngày sau, HĐQT Tập đoàn FLC do ông Lê Bá Nguyên làm Chủ tịch đã chấp thuận đề nghị được từ chức của bà Vũ Đặng Hải Yến kể từ ngày 14/7.

Ngày 29/3 vừa qua, bà Yến là người được ông Trịnh Văn Quyết ủy quyền thay mặt và đại diện thực hiện các công việc, quyền của Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Bamboo Airways, cũng như toàn bộ quyền cổ đông của ông Quyết tại hai doanh nghiệp nói trên.

Ngoài ra, ông Quyết còn ủy quyền cho bà Yến toàn bộ các quyền liên quan đến tài sản, quyền tài sản thuộc sở hữu của ông. Các tài sản này bao gồm nhiều bất động sản và cổ phiếu tại các doanh nghiệp niêm yết (FLC, ART, …) cũng như chưa niêm yết (Bamboo Airways, FLCHomes, …).

Trong thực tế, bà Yến chỉ thay mặt ông Quyết thực hiện quyền Chủ tịch FLC và Bamboo Airways trong hai ngày sau khi ông Quyết bị khởi tố. Đến ngày 31/3, Hội đồng quản trị của FLC đã bầu ông Đặng Tất Thắng chính thức làm Chủ tịch mới.


Hai cựu lãnh đạo Tập đoàn FLC: Ông Trịnh Văn Quyết và bà Vũ Đặng Hải Yến. (Ảnh: FLC, Song Ngọc ).

Cả ông Trịnh Văn Quyết và bà Vũ Đặng Hải Yến đều xuất thân từ ngành luật. Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975, cũng là luật sư và tốt nghiệp cử nhân luật từ Đại học Luật Hà Nội. Bà Yến sinh năm 1978, là luật sư, tiến sĩ luật kinh tế, Đại học Luật Hà Nội.

Trong khoảng một năm từ tháng 3/2017 đến tháng 4/2018, bà Yến là Phó Tổng Giám đốc, đồng thời là người công bố thông tin của Tập đoàn FLC. Ngày 19/6/2019, bà Yến lần thứ hai được bổ nhiệm vào chức Phó Tổng Giám đốc FLC.

Ngoài ra, bà Yến cũng từng có thời gian làm Thành viên HĐQT tại hai doanh nghiệp có liên quan đến Tập đoàn FLC là CTCP Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS) và CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD (Mã: AMD, nay đã đổi tên thành FLC Stone). Tuy vậy, đến ngày 22/5/2018, bà Yến đã từ nhiệm tại cả hai doanh nghiệp này.

Trước khi đến với FLC, bà Yến từng là Trưởng Ban Pháp chế của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), giảng viên và Phó trưởng Bộ môn Luật Thương mại - Trường Đại học Luật Hà Nội.

Thời gian gần đây, Tập đoàn FLC có nhiều thay đổi về nhân sự. Đại hội cổ đông bất thường ngày 2/7 đã bầu ba nhân sự bổ sung vào HĐQT gồm ông Lê Bá Nguyên, ông Doãn Hữu Đoàn và ông Lê Thái Sâm. Sau đó, ông Nguyên được HĐQT bầu làm Chủ tịch thay cho ông Đặng Tất Thắng.

Kết phiên 14/7, giá cổ phiếu FLC dừng ở 5.750 đồng/cp, ứng với vốn hóa gần 4.100 tỷ đồng.

image
Giá cổ phiếu FLC hiện nay thấp hơn đầu năm khoảng 68%

Nguồn: Vietnambiz.vn