Đánh giá tình hình vĩ mô và lựa chọn nhóm cổ phiếu cho nửa cuối năm 2022

, , , ,

Thị trường chứng khoán đã trải qua nửa đầu năm 2022 đầy biến động. Nửa còn lại của năm 2022 chúng ta cần quan tâm những vấn đề gì và nhóm ngành nào ? Mời các bác tham khảo bài viết dưới đây.
A. Về vĩ mô thế giới có 4 vấn đề ảnh hưởng tới thị trường tài chính mà ta cần quan tâm.

  1. Tình hình lạm phát tăng cao tại Mỹ và Châu Âu và chính sách siết chặt tiền tệ:

Việc lạm phát của Mỹ và châu Âu leo thang trên 8% trong nửa đầu 2022 là 1 câu chuyện đã xảy ra, do nhiều nguyên nhân như: Lãi suất rẻ, đứt gãy chuỗi cung ứng, giá dầu tăng cao, chiến tranh Nga Ukraina, Trung Quốc đóng cửa. Để đối phó với lạm phát, Mỹ đã nâng lãi suất rất mạnh tay (0.75 % trong lần gần nhất) châu Âu cũng dự kiến tăng lãi suất vào tháng 7 và tháng 9 năm nay sau 11 năm không tăng lãi suất. Đây là câu chuyện đã xảy ra và khi giá hàng hóa giảm, lạm phát sẽ hạ nhiệt và chính sách tiền tệ của Mỹ và châu Âu sẽ bớt thắt chặt hơn.

2. Giá cả hàng hóa giảm mạnh trong tháng qua:

Cụ thể trong vòng 1 tháng qua giá hàng hóa sụt giảm mạnh. (theo trang thitruonghanghoa.com ngày 7/7/2022)

  • Nhóm lương thực : Đường giảm 7%, Lúa mì giảm 30%, gạo giảm 11%, ngô giảm 22 %, đậu nành giảm 14% .

  • Nhóm kim loại : Đồng giảm 20%, Vàng giảm 6%, nhôm giảm 14%, Quặng sắt giảm 19%.

  • Giá dầu – yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới lạm phát của thế giới giảm 16%, giá khí giảm 50%.

Với diễn biến trên của giá hàng hóa, chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng lạm phát thế giới sẽ tạo đỉnh trong tháng 6/2022.

  1. Trung Quốc – mắt xích lớn trong chuỗi cung ứng của thế giới mở cửa trở lại:
  • Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ giảm tắc nghẽn chuỗi cung ứng, thúc đẩy nguồn cung hàng hóa tăng lên giúp phần kiềm chế lạm phát của thế giới.

  • Chính sách nới lỏng tiền tệ với gói kích thích gói kích thích 5000 tỉ USD sẽ tác động tích cực lên thị trường tài chính của Trung Quốc và thế giới.

4. Chiến Tranh Nga – Ukraina giảm dần ảnh hưởng:

  • Chiến tranh Nga – Ukraina nổ ra gây thiếu hụt nguồn cung lớn về dầu, lúa mỳ, phân bón, thủy sản,gỗ… cũng như sự lo ngại trên thị trường tài chính. Tuy nhiên hiện tại thế giới cũng bắt đầu quen với việc này và tìm nguồn cung thay thế. Mọi thứ đã cân bằng trở lại, bằng chứng cụ thể nhất là giá cả các mặt hàng này đã bắt đầu hạ nhiệt. Nên hiện tại chiến sự ko còn ảnh hưởng quá nhiều tới kinh tế thế giới như trước nữa.

B. Vĩ mô của việt nam:

  • Lạm phát: Chỉ số CPI bình quân lũy kế 6 tháng đầu năm là tăng 2,44% so với năm ngoái và thấp hơn so với mục tiêu 4% mà Chính phủ đặt ra. 1 số ý kiến cho rằng con số này ko phản ánh đúng thực tế vì giá xăng đã tăng 50%, giá lương thực tăng và giá thịt lợn cũng bắt đầu tăng. Tuy nhiên giá dầu và giá lương thực thế giới đã giảm mạnh, nên ta vẫn có thể kì vọng lạm phát của Việt Nam 2022 dưới 4% như chính phủ đề ra.

  • GDP: GDP quý II/2022 tăng trưởng 7,72%, cao nhất trong hơn 1 thập kỷ. GDP 6 tháng cũng tăng 6,42%. Dự kiến năm 2022 vượt mục tiêu tăng trưởng đề ra 6-6,5%.

  • Nới room tín dụng và gói hỗ trợ lãi suất 2%: có thể coi việc này tương đương với nới lỏng tiền tệ, tác động tích cực tới nền kinh tế và thị trường chứng khoán. Việc nới room dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 8/2022

  • Giải ngân vốn đầu tư công: Do giá cả vật liệu xây dựng tăng cao cùng tâm lí sợ trách nhiệm đã làm chậm tiến độ của việc giải ngân đầu tư công , tuy nhiên theo mình chính phủ sẽ có những biện pháp mạnh để giải ngân vào nửa cuối 2022, cùng với đó là sự giảm giá của nhóm vật liệu xây dựng ( thép đã giảm giá mạnh, VLXD khác sẽ giảm giá khi giá dầu tiếp tục giảm) dự kiến Q4 sẽ là thời điểm đầu tư công mạnh.

C. Chiến lược đầu tư cho nửa cuối 2022:

  • Không mua mới nhóm cổ phiếu phân bón, hóa chất, thủy sản, cảng biển: lợi nhuận đã tạo đỉnh, ko còn kì vọng tăng trưởng. Lợi nhuận Quý 3 , 4 vẫn có thể neo cao nhưng sẽ thấp hơn quý 2 và ko còn kì vọng tăng trưởng mạnh như 2 Quý đầu năm.

  • Nhóm tài chính có câu chuyện mới: nhóm này đã giảm sâu trong thời gian qua dù lợi nhuận vẫn tăng trưởng (bank). Câu chuyện nới room tín dụng và gói hỗ trợ lãi suất sẽ là động lực cho việc tăng giá cổ phiếu Bank. Việc giao dịch T2 rồi tiến tới rút ngắn hơn nữa về T1, T0 sẽ là câu chuyện tốt cho nhóm chứng khoán hồi phục, mặc dù hiện nay thanh khoản chỉ bằng 30% thời kì đỉnh cao nhưng mình kì vọng thị trường tài chính thế giới sẽ tạo đáy vào tháng 7/2022 và hồi phục, khi đó thanh khoản chứng khoán sẽ tăng lên. Nhóm chứng khoán trong quý 3 sẽ hồi phục tốt.

  • Nhóm BDS, Đầu tư công hồi phục: BDS có chu kì kinh doanh mạnh vào Quý 4 khi bàn giao cho khách hàng và thu tiền về, cộng với việc nới room bank vào quý 3 nên cuối quý 3 trở đi sẽ là thời điểm nhóm cổ phiếu này bắt đầu chạy mạnh. Đầu tư công dự kiến triển khai tốt trong Q3,4 nên bây giờ là thời điểm tốt để bắt đầu mua vào 2 dòng cổ phiếu này.

  • Nhóm điện vẫn tăng trưởng mạnh: Trong bối cảnh giá dầu và than vẫn neo cao so với mọi năm thì điện là nguồn năng lượng thay thế. Sản lượng điện 5 tháng đầu năm tăng 4.1% so với cùng kì đặc biệt là điện tái tạo, và còn tiếp tục gia tăng trong điều kiện Q3,4 năm nay không bị covid như năm ngoái, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng. Trong Quý 1,2 lợi nhuận ngành điện tăng trưởng tốt. Dự kiến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp điện tái tạo vẫn sẽ tăng trưởng tốt trong Quý 3,4. Hầu hết các công ty này đều đang mở rộng về quy mô nên tiềm năng tăng trưởng trong tương lai là rất lớn. Dự kiến quy hoạch điện 8 được thông qua trong Quý 3, việc này sẽ tác động tích cực lên trển vọng ngành điện tái tạo cũng như giá cổ phiếu.

  • Các nhóm khác không nổi bật nên mình không đề cập vào bài viết này, mọi người có thể đóng góp ý kiến dưới bài viết hoặc đặt câu hỏi, mình sẽ trả lời.

quá xuất sắc, cám ơn rất nhiều, thông tin rất bổ ích cho các nhà đầu tư

1 Likes