Đánh giá trạng thái nhóm cổ phiếu khu công nghiệp

, , , , , , , , ,

:white_check_mark: Tỷ lệ lấp đầy KCN ở mức cao
Theo quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam, hiện có khoảng 563 khu công nghiệp (KCN), với tổng diện tích được bao phủ khoảng 210.900 ha. Tuy nhiên, một số KCN vẫn chưa hoạt động. Đến nay, số KCN thực tế đã công bố là 406, trong đó 361 dự án nằm ngoài khu kinh tế, 37 dự án thuộc các khu kinh tế và 8 dự án điện công nghiệp khác nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. Tỷ lệ lấp đầy của các KCN tại Việt Nam hiện nay đạt 70,9%, tương đương với mức cuối năm 2020.
Số liệu thống kê của Công ty Savills Việt Nam cho thấy, tại 6 tỉnh trọng điểm phía Bắc, nguồn cung KCN đạt mức 11.000 ha. Tỷ lệ lấp đầy đến nay khoảng 83% và chỉ còn trống khoảng 2.000 ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang đã chạm mức 96%, tuy nhiên vẫn có nguồn cung tương lai đến từ một số dự án mới. Các địa phương khác như Hưng Yên với tỷ lệ lấp đầy khoảng 77% và Hải Phòng ở mức 68%. Tại khu vực phía Nam, KCN tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai còn rất ít diện tích trống. Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ là điểm đến đầu tư thay thế nhờ nguồn cung tốt. Nhiều nhà máy dự kiến được xây dựng trong thời gian tới nhờ vị trí thuận tiện gần các cảng lớn. Tại 6 tỉnh thành trọng điểm phía Nam ghi nhận tỷ lệ lấp đầy đạt đến 84%. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu, miền Bắc dự kiến tăng thêm nguồn cung từ 3.600 ha đất KCN mở mới trong giai đoạn 2022 - 2023. Theo đó, diện tích đất khu công nghiệp ở phía Nam dự kiến sẽ tăng thêm hơn 3.500 ha trong 2 năm tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực.

:white_check_mark: Trạng thái một số cổ phiếu khu công nghiệp (Cập nhật đến ngày 26/9/2022):

  • IDC: Tạo đỉnh ở vùng giá 68, giảm 23% từ đỉnh, phiên 26/9 tạo nến rút chân dài kèm khối lượng lớn => Trạng thái yếu
  • VGC: Tạo đỉnh ở vùng giá 69, giảm 19% từ đỉnh, phiên 26/9 tạo nến rút chân dài kèm khối lượng lớn => Trạng thái yếu
  • KBC: Tạo đỉnh ở vùng giá 38, giảm 26% từ đỉnh, phiên 26/9 tiếp tục giảm điểm => Trạng thái yếu
  • ITA: Tạo đỉnh ở vùng giá 8.2, giảm 35% từ đỉnh, phiên 26/9 tiếp tục giảm điểm => Trạng thái yếu
  • LHG: Tạo đỉnh ở vùng giá 41, giảm 25% từ đỉnh, phiên 26/9 rút chân nhẹ cuối phiên => Trạng thái yếu
  • BCM: Tạo đỉnh ở vùng giá 100, giảm 6% từ đỉnh, phiên 26/9 tạo nến rút chân dài kèm khối lượng lớn => Trạng thái trung bình
  • SZC: Tạo đỉnh ở vùng giá 56, giảm 21% từ đỉnh, phiên 26/9 tiếp tục giảm điểm => Trạng thái yếu
  • PHR: Tạo đỉnh ở vùng giá 72, giảm 16% từ đỉnh, phiên 26/9 tạo nến rút chân dài kèm khối lượng lớn => Trạng thái yếu
  • GVR: Tạo đỉnh ở vùng giá 27, giảm 16% từ đỉnh, phiên 26/9 tạo nến rút chân dài kèm khối lượng lớn => Trạng thái yếu
  • DRC: Hình thành tay cầm trong mô hình cốc tay cầm kinh điển, cho điểm mua thăm dò, phiên 26/9 tạo nến rút chân dài kèm khối lượng => Trạng thái khỏe

(Trên đây là quan điểm cá nhân, chỉ mang tính chất tham khảo)