Đánh giá trạng thái nhóm cổ phiếu vận tải dầu khí

, , , ,

1. Khủng hoảng Nga – Ukraine đang tái định hình dòng chảy dầu thô toàn cầu, giá cước vận tải xăng dầu dự báo tăng mạnh
Để đáp lại việc Nga tấn công Ukraine, EU đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Nga. Theo lệnh trừng phạt mới nhất, hầu hết nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ qua đường biển từ Nga vào EU sẽ bị cấm từ cuối năm 2022. Do đó, EU phải chuyển sang các nguồn cung dầu khác, đặc biệt là từ Mỹ và Trung Đông, khiến dòng chảy thương mại dầu thô toàn cầu bị đảo lộn. Ở chiều ngược lại, Nga đang chuyển hướng xuất khẩu sang các khách hàng châu Á như Trung Quốc và Ấn Độ.
Đối với thị trường vận tải dầu thô, Clarsons Research ước tính nhu cầu vận tải dầu thô sẽ tăng nhẹ trong hai năm tới do việc tái định hình lại các tuyến đường vận chuyển dầu thô. Trong khi đó, nguồn cung tàu chở dầu thô dự kiến sẽ tăng khiêm tốn, tạo điều kiện thuận lợi cho giá cước thuê tàu chở dầu thô. Đối với thị trường vận tải xăng dầu thành phẩm (nhiên liệu), lĩnh vực này dường như có triển vọng tốt hơn do các tuyến đường vận chuyển dài hơn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ toàn cầu phục hồi sau đại dịch. Các tuyến đường vận chuyển dài hơn sẽ làm giảm khối lượng nhiên liệu có thể vận chuyển, có khả năng gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường tàu chở xăng dầu thành phẩm. Do tăng trưởng đội tàu chở nhiên liệu ở mức tương đối thấp so với nhu cầu đang gia tăng, các chuyen gia kỳ vọng thu nhập của đội tàu chở xăng dầu thành phẩm sẽ tăng trưởng đáng kể trong thời gian tới.
Đối với ngành vận tải dầu khí tại Việt Nam, doanh nghiệp (DN) có mức độ tham gia vào thị trường quốc tế cao sẽ là đơn vị được hưởng lợi chính từ đà tăng giá cước tàu chở dầu và nhiên liệu.

2. Trạng thái một số cổ phiếu vận tải dầu khí (Cập nhật đến ngày 28/9/2022):
- PVT:
Đây là DN vận tải dầu khí hàng đầu tại Việt Nam. Hiện PVT đang khai thác 40 tàu chở dầu và nhiên liệu các loại với tổng tải trọng ~1,11 triệu DWT. Đáng chú ý, hầu hết các tàu chở xăng dầu thành phẩm của PVT (trong tổng số 15 tàu xăng dầu thành phẩm với tải trọng trên 300.000 DWT) đang hoạt động trên các tuyến quốc tế. Điều này có thể giúp PVT được hưởng mức giá cước cao hơn trong bối cảnh giá thuê tàu tăng cao như hiện nay trong thời gian tới.
PVT tạo đỉnh ngắn hạn quanh vùng giá 23, giảm 16% từ đỉnh, phiên 28/9 tiếp tục giảm, đóng cửa thấp nhất phiên => Trạng thái yếu
- GSP: Là công ty con của PVT, khai thác 6 tàu chở LPG với tải trọng 18.000 DWT và 2 tàu xăng dầu thành phẩm có tải trọng 40.000 DWT (mới đầu tư trong 2021 và 2022). Với việc giá cước tàu chở xăng dầu thành phẩm đang tăng, GSP sẽ được hưởng lợi trong thời gian tới.
GSP tạo đỉnh ngắn hạn quanh vùng giá 12.3, giảm 14% từ đỉnh, thanh khoản thấp, phiên 28/9 tiếp tục giảm điểm, đóng cửa thấp nhất phiên => Trạng thái yếu
- PVP: Cũng là một công ty con của PVT, chịu trách nhiệm về mảng vận tải dầu thô và mảng FSO / FPSO. Hiện tại, PVT Appollo - tàu chở dầu thô có tải trọng 105.000 DWT (do PVP sở hữu) đang hoạt động trên thị trường quốc tế. Do đó, DN này có thể hưởng lợi từ việc giá tàu chở dầu toàn cầu đang tăng.
PVP tạo đỉnh ngắn hạn quanh vùng giá 13, giảm 10% từ đỉnh, thanh khoản thấp, phiên 28/9 tạo nến rút chân nhẹ, tạm dừng đà rơi => Trạng thái trung bình
- VIP và VTO là 2 thành viên của Tập đoàn Petrolimex, quản lý đội tàu chở xăng dầu thành phẩm với tổng tải trọng trên 300.000 DWT, chủ yếu vận chuyển nhiên liệu cho công ty mẹ - PLX. Điều này sẽ hạn chế khả năng hưởng lợi của 2 DN này theo đà tăng giá cước tàu chở xăng dầu toàn cầu.

Lưu ý: Nhóm cổ phiếu này chỉ nên ưu tiên theo dõi PVT bởi thanh khoản tốt, các mã GSP PVP VIP và VTO thanh khoản thấp, tham gia phải lưu ý tỷ trọng để tránh rủi ro

(Trên đây là quan điểm cá nhân, chỉ mang tính chất tham khảo)