Đánh giá triển vọng ngành dầu khí năm 2024 và các mã cổ phiếu tiềm năng của ngành

, , ,
  1. Chuỗi giá trị ngành dầu khí
  • Chuỗi giá trị ngành dầu khí từ khi thăm dò, khai thác để có dầu cho đến lúc chế biến để ra thành phẩm được chia thành 3 khâu thượng - trung - hạ nguồn với hoạt động và nhiệm vụ khác nhau. Với mỗi khâu trong chuỗi giá trị sẽ có một số doanh nghiệp lớn có hoạt động nổi bật:
  • Thượng nguồn: Diễn ra hoạt động khoan, thăm dò, khai thác để có dầu thô, khí ẩm và các hoạt động phụ trợ như cơ khí, lắp đặt giàn khoan, cung cấp dịch vụ khoan. Các doanh nghiệp nổi bật: PVS, PVD.
  • Trung nguồn: Quá trình vận chuyển dầu từ giàn khoan, mỏ về đến nơi xong lưu trữ, lắp đặt các đường ống dẫn dầu. Các doanh nghiệp nổi bật: GAS, PVT.
  • Hạ nguồn: Sau khi có được dầu rồi, tại khâu hạ nguồn sẽ diễn ra hoạt động chế biến, lọc, phân phối và sản xuất các sản phẩm từ dầu. Các doanh nghiệp nổi bật: BSR, PLX, OIL.
  1. Triển vọng của cổ phiếu ngành dầu khí trong năm 2024
  • Các dự án lớn là động lực cho toàn ngành
    Ngành dầu khí trong năm 2023 nổi bật với việc nhiều dự án lớn trọng điểm đã nhận được quyết định triển khai như Sư Tử Trắng GĐ 2B (quy mô 1,1 tỷ USD), Lạc Đà Vàng (quy mô 700 triệu USD) và Lô B – Ô Môn (quy mô 10 tỷ USD). Đây đều là những dự án lớn và triển khai trong thời gian dài, tạo ra khối lượng cộng việc khổng lồ và động lực tăng trưởng cho các công ty trong ngành với hoạt động khoan, xây lắp M&C, vận chuyển và các dịch vụ liên quan.
    Nổi bật trong số các dự án này phải kể đến Dự án Lô B - Ô Môn đã chính thức được triển khai vào cuối tháng 10/2023 sau nhiều vướng mắc được tháo gỡ. Với tổng mức đầu tư gần 10 tỷ USD, dự án này sẽ tạo nên khối lượng công việc cực lớn cho các doanh nghiệp ở thượng nguồn trong giai đoạn phát triển. Dự án dự kiến sẽ được nhận được FID (quyết định đầu tư cuối cùng) vào cuối quý 2/2024.

  • Điểm sáng ở khâu thượng nguồn
    Các dự án lớn được triển khai sẽ bắt đầu từ khâu thượng nguồn với hoạt động cơ khí dầu khí, khoan và thăm dò và tạo ra lượng công việc lớn. Hiện tại, nhiều gói thầu lớn ở khâu thượng nguồn của các dự án đã bắt đầu được triển khai và hứa hẹn sẽ đóng góp cũng như tạo động lực tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu, lợi nhuận cho các doanh nghiệp dầu khí. Ngoài ra, việc giá dầu ổn định trên 70 USD/thùng cũng sẽ góp phần kích thích các hoạt động tìm kiếm, khai thác và thăm dò.

  • Diễn biến giá dầu thế giới đã tăng mạnh trong tgian gần đây:
    Giá dầu Thế Giới vượt mốc 90USD/thùng, nguyên nhân chủ yếu do
    Nguồn cung thắt chặt do cuộc xu.n.g đ.ột Isreal - Iran (NSX lớn thứ 3 OPEC)
    Công suất lọc dầu tại các nhà máy lọc dầu của Nga có thể giảm hơn 15% do ảnh hưởng của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào đây => ảnh hưởng đến sản lượng nhiên liệu.
    OPEC+ giữ nguyên hạn ngạch cắt giảm sản lượng tự nguyện

  • Dự báo giá dầu thế giới thời gian tới:
    Tình hình cuộc xung đột và các điểm nóng trên thế giới còn căng thẳng, nguồn cung vẫn bị thắt chặt.
    Fed có thể trì hoãn việc cắt giảm lãi suất.
    Nhu cầu vẫn tiếp tục tăng cao.

  1. Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS)
  • PVS là một trong những doanh nghiệp nổi bật ở khâu thượng nguồn với các hoạt động xây lắp, cơ khí dầu khí. Xét riêng với chuỗi dự án khí điện Lô B – Ô Môn PVS hiện đã được trao các gói thầu tại khâu thượng nguồn, bao gồm:
  • EPCI#1: đảm nhận thiết kế, xây dựng, lắp đặt giàn công nghệ trung tâm và giàn nhà ở cùng liên danh vs McDermott. Giá trị ước tính: 1.08 tỷ USD.
  • EPCI#2: nhiệm vụ thiết kế, mua sắm, chế tạo và lắp đặt giàn thu gom/giàn đầu giếng vàhệ thống đường ống nội mỏ. Giá trị ước tính: 400 triệu USD.
  • EPCI#3: Liên danh PVS - Lilama 18 đã được nhận gói thầu đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn vào cuối tháng 12/2023 bao gồm: mua sắm vật tư thiết bị và thi công lắp đặt (đường ống bờ); thiết kế chi tiết và chạy thử (đường ống biển, đường ống).
  • PVS cũng đang tham gia đấu thầu hợp đồng EPCI #4 đảm nhận lắp đặt ~300km đường ống ngoài khơi 26 inch. Giá trị ước tính: 400 triệu USD.
  • Khối lượng công việc khổng lồ đến từ dự án quan trọng này sẽ là động lực tăng trưởng doanh thu của PVS trong trung hạn và là yếu tố tích cực tác động đến giá cổ phiếu trong ngắn hạn.
  • Bên cạnh đó, kể từ năm 2022, công ty đã chính thức bước chân vào mảng điện gió. Đây là mảng có tiềm năng rất lớn khi Việt Nam đã cam kết sẽ giảm lượng phát thải ròng còn 0 vào năm 2050 và Quy hoạch điện VIII được thông qua mới đây giúp các dự án NLTT sẽ được thúc đẩy phát triển mạnh. Với việc sở hữu trang thiết bị hiện đại, cùng kinh nghiệm được tích lũy qua các dự án trên thế giới, khả năng cao PVS sẽ được nhận thầu các dự án lớn trong xu hướng chuyển dịch năng lượng này.
  1. Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD)
  • PVD là doanh nghiệp nổi bật ở khâu thượng nguồn với hoạt động chính là cung cấp giàn khoan và dịch vụ kỹ thuật khoan. Với 7 giàn khoan, doanh nghiệp này chiếm đến 80% thị phần dịch vụ khoan và 70% thị phần khoan trực tiếp ở Việt Nam. PVD đồng thời cũng triển khai cho thuê giàn khoan ở các thị trường quốc tế khác.
  • Với việc nhiều dự án lớn được triển khai, kéo theo nhu cầu lớn về dịch vụ cho thuê giàn khoan nhằm khai thác, thăm dò dầu khí, PVD là một trong những doanh nghiệp ở khâu thượng nguồn được hưởng lợi. Bên cạnh đó, giá cho thuê các giàn khoan của PVD vẫn còn dư địa tăng giá. Giá thuê ngày trung bình các giàn khoan của PVD hiện đạt khoảng 92.000 USD/ngày, trong khi tại khu vực Đông Nam Á dao động trong khoảng 100.000 – 125.000 USD/ngày. Hiện lịch trình cho thuê các giàn khoan của PVD đã được lấp đầy tới năm 2025 giúp đảm bảo ổn định doanh thu cho công ty.
  • Với động lực từ các đại dự án trong năm 2024, khối lượng công việc khổng lồ sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho các doanh nghiệp ngành dầu khí, đặc biệt là ở khâu thượng nguồn. Tuy vậy, để đầu tư cổ phiếu nhóm ngành này hiệu quả, nhà đầu tư cần cập nhật liên tục thông tin biến động giá dầu khí trong và ngoài nước, các chính sách phát triển đầu tư liên quan đến lĩnh vực… nhằm đánh giá xu hướng chung của giá cổ phiếu dầu khí.
2 Likes

TechProfit giờ james sang bên nào nhỉ

mình ko thấy rõ phần kỳ vọng lợi nhuận đem lại từ đó dẫn đến tăng trưởng eps để đưa ra kỳ vọng vốn hóa :smiley: thế phân tích tích cực với tiêu cực để làm gì ? hay tích cực là mua còn kỳ vọng thế nào là do thằng khác đem lại?