Sau 2 năm 2020-2021 được đánh giá là giai đoạn khó khăn chưa từng có cho ngành hàng không nói chung do anh hưởng bơi dịch bệnh và các biện pháp giãn cách xã hội, đặt biệt là quý 3/2021 khi việc phong tỏa nghiêm ngặt khiên hoạt động ngưng trệ gần như hoàn toàn. Hệ quả là hầu hết các DN hàng không đều ghi nhận doan thu giảm, lợi huận thua lỗ. Bước sang năm 2022 bối cảnh kinh doanh của ngành có sự thay đổi lớn với việc mở cửa lại các chặng bay quốc tế và đón khách du lịch quốc tế. Thực tế mật độ khách đi lại trong các kỳ nghỉ tết từ đầu năm đến nay rất cao, các hãng bay, chặng bay liên tục trong tình trạng hết vé tương tự giai đoạn trước dịch.
Với sự mở cửa trở lại nền kinh tế, Ngành hàng không đã, đang và dự báo sẽ còn phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy vây mức độ hồi phục cũng như triển vọng đầu tư của các doanh nghiệp sẽ khác nhau đáng kể, trong đó các doanh nghiệp phục vụ mặt đất, logistic hàng hóa sẽ có tốc độ tăng trưởng tốt nhất khi tần suất các chuyến bay được tăng lên, sau đó là các doanh nghiệp phục vụ mặt đất, dịch vụ hàng không và suất ăn hàng không, các doanh nghiệp vận tải hàng không dù bớt khó nhưng còn quá nhiều thách thức để quay trở lại so với giai đoạn trước dịch bệnh.
Cụ thể với Vietnam Airlines và Vietjet, doanh nghiệp vẫn vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm: áp lực tăng chi phí nhiên liệu sẽ ảnh hưởng lớn đến triển vọng phục hồi lợi nhuận cũng như tiến độ phục hồi. Sức ép cạnh tranh khi có thêm các hãng bay mới trong tgian qua. Thị trường bay quốc tế chưa phục hồi. Nền tảng tài chính bị thiệt hại nặng nề sau 2 năm dịch bệnh tàn phá.
Trước tình hình khó khăn Vietnam Airlines đã đưa ra một số giải pháp để giảm thiểu thiệt hại, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh và bổ sung nguồn vốn, dòng tiền cho doanh nghiệp. Tuy vậy với đặ thù DN nhà nước chi phối, bất cứ giải pháp nào của HVN cũng gặp khó khăn là cần nhiều tgian để cơ quan quản lý xem xét, phê duyệt, doanh nghiệp bị hạn chế sự chủ động để có thể thích ứng với điều kiện kinh doanh thay đổi.
Trong khi đó với nhóm DN dịch vụ mặt đất như SCS, NCT, AST, SGN, sự phục hồi đến nhanh hơn và triển vọng cũng sáng hơn rất nhiều. Trong đó, các DN tại sân bay Tân Sơn Nhất đang kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ các dự án mở rộng cảng hàng không T3 Tân Sơn Nhất và dự án sân bay Long Thành.
Cấu trúc tài chinh tốt với Phần lớn nguồn vốn là vốn chủ sở hữu, không có các khoản vay nợ phát sinh chi phí lãi vay. Tổng lượng tiền, tương đương tiền và tiền gửi có kỳ hạn chiểm tỷ trọng cao trong tổng tài sản hằng năm có lãi phân phối cổ tức tiền mặt cho cổ đông ở mức cao là điểm hấp dẫn của các doanh nghiệp này, phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn ưa thích DN có hoạt động an toàn, ổn định và nhận cổ tức tiền mặt.
Chi tiết bài phân tích, mời anh chị tham khảo tại: Đánh giá ngành hàng không: SCS, NCT, AST, SGN triển vọng đầu tư tốt. HVN, VJC chưa khả quan. - YouTube